Thursday 8 May 2014

TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn


TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn

Cập nhật: 03:22 GMT - thứ hai, 5 tháng 5, 2014
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc
Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Đáp lại, Trung Quốc tăng phạm vi cấm tiếp cận giàn khoan 981 thêm 2 hải lý nữa.

Đây là vị trí nằm sâu trong EEZ của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý (221km), thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam.Báo trong nước dẫn thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc nói trong thời gian hơn ba tháng từ ngày 2/5 đến ngày 15/8, giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29' N/111 độ 12’E.
Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cũng cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát tuy Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, 18 hải lý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói tối hôm Chủ nhật 4/5: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Ông Bình nói: "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”.
Cùng ngày 4/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư tới chủ tịch và tổng giám đốc của CNOOC phản đối hành động của Trung Quốc và yêu cầu CNOOC "dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam".

Khẳng định đường chín đoạn

Cảnh báo của Cục Hải sự Trung Quốc còn cấm các loại phương tiện "không được xâm nhập" vào khu vực giàn khoan nói trên hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.
Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, nhà chức trách Trung Quốc tăng phạm vi bán kính này lên thành 3 hải lý.
Hành động của Trung Quốc, theo Tiến sỹ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, "là chỉ dấu rằng Trung Quốc đang khẳng định quyền thăm dò và khai thác tài nguyên trong đường chín đoạn của mình cho dù nguồn tài nguyên đó có nằm trong EEZ của quốc gia khác hay không".
"Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc."
Tiến sỹ Ian Storey
Vị trí giàn khoan 981 nằm bên trong đường yêu sách chủ quyền còn được gọi là đường 'lưỡi bò'.
Ông Storey cảnh báo rằng sự kiện này có thể dẫn tớ́i một đợt bùng phát căng thẳng mới về chủ quyền Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà trong năm 2013 dường như đã lắng xuống đáng kể.
Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội phản đối mạnh mẽ hơn nếu như Philippines thắng trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế.
"Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc."
Giàn khoan 981 là giàn khoan dạng nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m.
Giàn khoan này dài 114m, rộng 90m, gồm năm tầng cao 136m và có trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn.
Đây là giàn khoan siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất.
Vị trí mà Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động

Nguy cơ căng thẳng mới?

Giàn khoan 981 đã được đưa xuống Biển Đông từ năm 2011, gây quan ngại cho các nước trong khu vực.
Tốn gần 1 tỷ đôla để xây dựng, giàn khoan này có thể được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích như kho học, dầu khí và quân sự.
Lúc đó, các chuyên gia Việt Nam đã cảnh báo về ý đồ dần dần chiếm hữu Biển Đông thông qua hoạt động dầu khí của Trung Quốc, nhất là khi vị trí đặt giàn khoan nằm trong vùng EEZ của các nước xung quanh.
Họ gọi đây là "thách thức chủ quyền" mà Trung Quốc "ngang ngược" áp đặt.
Trong một bài viết năm 2011, nhóm Nghiên cứu Biển Đông cho rằng việc Trung Quốc mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức "thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò".
Họ cho rằng giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới "ai đến trước, được hưởng trước" đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông và từ đó Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược "gác tranh chấp, cùng khai thác" theo kiểu Trung Quốc.
Thực tế, Trung Quốc đã tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam từ tháng 5/2010.
Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối, nhưng các hoạt động dầu khí của Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra.
Năm 2011 là năm có nhiều căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Liệu với sự kiện giàn khoan 981, hai nước có lâm vào một đợt căng thẳng mới?
source
BBC Vietnamese

Monday 14 April 2014

Biển Đông tiếp tục nổi sóng


Biển Đông tiếp tục nổi sóng


Tin RFI


Hai hôm sau khi Philippines chính thức nộp hồ sơ kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc về các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông, ngày 01/04/2014, báo chí Trung Quốc cực lực tố cáo hành vi « khiêu khích » của Manila. Đại sứ Philippines tại Trung Quốc đã bị triệu mời lên Bộ Ngoại giao để nhận lời phản đối.
Trong một bài xã luận gay gắt, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên án động thái của Philippines, xem đấy là một hành động « vi phạm luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử, đồng thời trái với đạo đức và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế ».
Bài báo cho là Manila đã « khiêu khích Trung Quốc » bằng cách đưa hồ sơ ra trước « cái gọi là trọng tài quốc tế, một động thái vừa phi pháp, vừa phi lý » và là « một hành động không đáng tincậy ».
Theo hãng tin Pháp AFP, bài xã luận được hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc là Tân Hoa Xã đăng lại bằng tiếng Anh, cho thấy là chính quyền Bắc Kinh muốn tuyên truyền rộng rãi cho lập luận đả kích trên đây.
Ngày 30/03/2014, đúng trong thời hạn được quy định, Philippines đã chuyển đến Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển tập hồ sơ dày gần 4.000 trang, bao gồm các bằng chứng cho thấy là các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông đều bất hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, và vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trên thềm lục địa của mình.
Cả Trung Quốc lẫn Philippines đều đã ký kết UNCLOS, nhưng Bắc Kinh lập luận rằng Công ước Liên Hiệp Quốc không có giá trị trong tranh chấp Biển Đông, và chủ quyền của Trung Quốc bắt nguồn từ lịch sử.
Bài xã luận của Nhân dân Nhật báo ngày 01/04/2014 tố cáo Philippines là « tìm cách tranh thủ cảm tình quốc tế bằng cách đội lốt một quốc gia nhỏ và yếu ». Thực tế là Manila cố gắng « hợp thức hóa việc xâm lược các hòn đảo của Trung Quốc thông qua cơ chế trọng tài » Liên Hiệp Quốc.
Ngày 31/01/2014, đại sứ Philippines tại Bắc Kinh đã được triệu mời lên Bộ Ngoại giao để nhận lời phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Trên trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) đã khẳng định lại với đại diện Philippines rằng Trung Quốc không công nhận thẩm quyền trọng tài quốc tế và cũng không tham gia vụ kiện.
Về phần mình, Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định quyết tâm thúc đẩy vụ kiện. Phát biểu với giới báo chí, ông xác định rằng vụ kiện không nhằm thách thức hay khiêu khích Trung Quốc, mà là để Bắc Kinh nhận thức được rằng Manila cũng có quyền bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Mỹ tố cáo Trung Quốc khiêu khích Philippines

Philippines tiếp viện cho lính trên Bãi Cỏ Mây - Second Thomas Shoal. Ảnh ngày 31/03/2014.
Philippines tiếp viện cho lính trên Bãi Cỏ Mây – Second Thomas Shoal. Ảnh ngày 31/03/2014.
Reuters
Sau vụ tàu tuần duyên Trung Quốc lại tìm cách ngăn chặn tàu tiếp tế Philippines tại khu vực bãi Second Thomas Shoal, Hoa Kỳ ngày 31/03/2014 phê phán một hành động « khiêu khích ». Đối với Washington, Manila hoàn toàn có quyền tiếp tế cho đơn vị quân đội Philippines đồn trú trong khu vực này.
Phát biểu với các phóng viên báo chí, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho rằng mưu toan ngăn chặn tàu tiếp tế Philippines đến bãi Second Thomas Shoal, ngày 29/03/2014, là « một hành động khiêu khích và gây bất ổn định ».
Second Thomas Shoal (Philippines gọi là Ayungin, Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây, Trung Quốc gọi là Nhân Ái) là một bãi ngầm thuộc vùng quần đảo Trường Sa, đang là đối tượng tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan.
Philippines đã giành quyền kiểm soát thực tế bãi này từ năm 1999, nhưng trong thời gian gần đây, Trung Quốc luôn cho tàu tuần tra trong khu vực nhằm chặn đường tiếp tế cho đơn vị thủy quân lục chiến Philippines đóng trên một chiếc tàu mắc cạn trên bãi.
Theo bà Harf, Philippines được quyền tiếp tế cho binh lính đồn trú trên rạn san hô này, vì lẽ sự hiện diện đó đã có từ trước năm 2002, năm Trung Quốc và ASEAN ký kết bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông.
Phát ngôn viên ngoại giao Mỹ khẳng định : « Là một đồng minh kết ước với Cộng hoà Philippines, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc tránh những hành vi khiêu khích mới, bằng cách để yên cho Philippines tiếp tục duy trì sự hiện diện ở bãi Second Thomas Shoal ».
Sự cố bị Washington gọi là hành vi khiêu khích xảy ra hôm 29/303/2014 khi 2 tàu tuần duyên Trung Quốc đuổi theo một chiếc tàu dân sự Philippines, chở hàng tiếp tế đến cho đơn vị thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên chiếc tàu cũ trên bãi Second Thomas Shoal.
Tàu Philippines rốt cuộc đã thoát khỏi sự phong tỏa của Trung Quốc để đến được Bãi Cỏ Mây và chuyển hàng tiếp tế cho đơn vị quân đội đồn trú tại đấy. Đây là lần thứ hai mà lực lượng tuần duyên Trung Quốc tìm cách ngăn không cho tàu tiếp tế Philippines đến bãi Second Thomas Shoal. Lần trước là vào ngày 09/03/2014, khi hai chiếc tàu dân sự Philippines bị tàu Trung Quốc đe dọa, bị buộc phải quay về.
SOURCE
TREDEPONLINE

Friday 11 April 2014

Đòi xử Gorbachev 'vì để Liên Xô tan rã'


Đòi xử Gorbachev 'vì để Liên Xô tan rã'

Cập nhật: 09:27 GMT - thứ sáu, 11 tháng 4, 2014

Thành viên đảng của ông Putin (phải) muốn đưa ông Gorbachev (trái) ra xét xử
Năm nghị sỹ Nga kêu gọi đưa cựu Chủ tịch Mikhail Gorbachev ra xử vì đã để Liên Xô sụp đổ.
Đáp trả họ, ông Gorbachev nói ý tưởng đó là ‘phi lý’ và có mục tiêu đánh bóng tên tuổi.

Ukraine là một trong 14 nước giành độc lập khỏi Moscow khi Liên Xô giải tán năm 1991.Năm dân biểu gồm hai người thuộc đảng của Tổng thống Vladimir Putin nói họ bị tác động bởi cuộc khủng hoảng diễn ra ở Ukraine.
Ông Gorbachev khi đó đã không còn cầm quyền nhưng là kiến trúc sư của chính sách cải cách và công khai (perestroika và glasnost), bắt đầu mấy năm trước khi Liên Xô tan vỡ.
Một trong số năm dân biểu nói trên, ông Ivan Nikitchuk, thuộc đảng Cộng sản, nói về ông Gorbachev với hãng AFP rằng:
“Chúng tôi muốn đem ông ta và những người giúp ông ta tàn phá Liên Xô ra xử vì phản bội lại các lợi ích dân tộc.”
Theo họ, ông Gorbachev đã bác bỏ ý nguyện của người dân muốn “gìn giữ Liên Xô qua cuộc trưng cầu dân ý”.
Ông Nikitchuk cho rằng Liên Xô tan rã đã dẫn tới xung đột giữa các nước thuộc Liên bang cũ, gồm cả Ukraine.
Ông Gorbachev bác bỏ chuyện này, coi đó là “yêu cầu hoàn toàn vô lý từ góc độ lịch sử”.
"Chúng tôi muốn đem ông ta và những người giúp ông ta tàn phá Liên Xô ra xử vì phản bội lại các lợi ích dân tộc"
Dân biểu Nga Ivan Nikitchuk
Công tố viện Nga không bình luận về chuyện này và nhiều nỗ lực trước đây của đảng Cộng sản Nga muốn xét xử ông Gorbachev đều không thành.

'Công và tội'

Hiện tại Liên bang Nga các ý kiến về vai trò của ông Mikhail Gorbachev vẫn còn rất chia rẽ, gồm bên lên án ông để 'Liên Xô tan rã' và phái tự do dân chủ ủng hộ ông.
Riêng tổng thống đương nhiệm, ông Vladimir Putin ngày càng tỏ ra nuối tiếc Liên Xô và có ý định phục hồi lại vị thế lớn của Nga trong một không gian hậu Xô - Viết.
Sinh năm 1931, ông Mikhail Gorbachev thăng tiến trong hệ thống đảng Cộng sản Liên Xô và trở thành Tổng Bí thư đảng này từ 1985 đến 1991.
Giai đoạn cầm quyền của ông đánh dấu quá trình 'tan băng' và hòa hoãn trong quan hệ với Phương Tây cùng một số cải cách thể chế tại Liên Xô.
Nhưng các nước cộng hòa thuộc Liên bang lại coi các cuộc cải tổ nới lỏng kiểm soát từ Moscow đó là cơ hội để hướng tới độc lập, tách khỏi Liên Xô.
Các nước cộng sản Đông Âu từ Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary đều từ bỏ hệ thống Xô-Viết.
Trong nội bộ, dù giữ các chức vụ cao nhất, ông Gorbachev cũng bị thách thức từ nhiều phe phái.
Tháng 5/1989, ông trở thành Chủ tịch của Xô-Viết Tối cao, tức nguyên thủ quốc gia.
Sau đó, trong cuộc bầu cử đầu tiên từ 1917 tại quốc gia cộng sản lớn nhất hành tinh, ngày 15/3/1990, ông trở thành Tổng thống của Liên Xô.

Cuộc gặp Gorbachev - Thatcher đánh dấu quá trình tan băng Đông - Tây
Bị phái dân tộc chủ nghĩa Nga của ông Boris Yeltsin coi là 'cải tổ không đủ nhanh' và bị cả những người cộng sản bảo thủ ngăn chặn, vị thế của Gorbachev suy yếu.
Ông bị tước quyền và tự do cá nhân khi đang đi nghỉ ở Crimea tháng 8/1991 trong lúc tại Moscow xảy ra chính biến.
Trở lại Moscow sau đó, dù danh nghĩa vẫn là tổng thống, ông không còn làm chủ được hệ thống quyền lực sau khi bị chính phái của ông Yeltsin tấn công.
Ông Gorbachev tuyên bố từ chức tổng thống Liên Xô ngày 25/12 năm 1991.
Trả lời Bấmphỏng vấn BBC hồi tháng 8/2011, ông nói với phóng viên Bridget Kendall rằng ban đầu "các khẩu hiệu perestroika của ông có mục tiêu làm cải thiện chế độ chứ không nhằm thay đổi nó".
Nhưng các diễn biến tiếp theo đã ập đến và ông Gorbachev không kiểm soát được tình hình, điều khiến ông nay thừa nhận "tôi đã chậm trễ nhưng có thể không chậm đủ".
Ở Phương Tây còn nhiều ý kiến ca ngợi ông Gorbachev đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh nhưng cũng có những người phê phán ông không giải tán đảng Cộng sản nhanh hơn và không làm chủ được nhịp độ cải tổ mà ông mở đường.
SOURCE
BBC VIETNAMESE

Sunday 6 April 2014

Nhìn Crimea, châu Á phải lo mối nguy Trung Quốc?



Nhìn Crimea, châu Á phải lo mối nguy Trung Quốc?


Nhìn Crimea, châu Á phải lo mối nguy Trung Quốc?

Việt-Long, viết theo Jonathan Eyal, Singapore’s The Straits Times
2014-03-31
us-navy
Hải quân Hoa Kỳ chiếm vai trò chính yếu trong chiến lược chuyển trục sang châu Á
Courtesy of veteranstoday.com
Các nhà ngoại giao Trung Quốc có đủ mọi lý do để hài lòng về phương cách họ ứng xử với cuộc khủng hoảngUkraine.
Một mặt, Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, như ngụ ý thống trách Liên Bang Nga trong việc chiếm giữ Crimea. Nhưng cùng lúc, Bắc Kinh lại vắng mặt trong các cuộc biểu quyết chống Nga tại Liên Hiệp Quốc, để ai cũng biết là Trung Quốc không ủng hộ những việc trừng phạt, cấm vận Nga về kinh tế.
Chính sách nước đôi này, để cả hai phía phương Tây và Nga không ai bắt bẻ được, dựa trên nhận thức ước đoàn là Trung Quốc sẽ thủ lợi, cho dù cuộc khủng hoảng được giải quyết cách nào chăng nữa.
Nhận thức ấy sai từ căn bản. Màn kịch Ukraine là sự bất hạnh cho toàn thể châu Á. Trung Quốc có thể sớm nhìn ra rằng thay vì đem lại lợi ích gián tiếp, cuộc khủng hoảng ở xứ Ukraine xa xôi sẽ khiến Bắc Kinh phải đương đầu với những thách đố mới về an ninh, với chi phí tốn kém.
Thật dễ thấy vì sao Trung Quốc có thể thủ lợi qua những sự kiện diễn tiến ở Ukraine, ít nhất là trong ngắn hạn. Nước Nga bị cô lập và bị phương Tây trừng phạt, sẽ rất sẵn lòng bán cho Trung Quốc dầu khí và vũ khí với những điều kiện ưu đãi. Đó là điều đã được cố vấn thân cận của Tổng thống Putin, ông trùm dầu khí Nga Igor Sechin, nguyên phó Thủ tướng, chủ tịch công ty quốc doanh dầu khí Rosneft, nhìn nhận với giới truyền thông hồi tuần trước.

Trung Quốc sẽ sao chép kiểu mẫu Nga?

Nước Mỹ phải chú tâm đối phó với một cuộc khủng hoảng ở châu Âu sẽ không thể có đủ thời gian chăm lo chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á. Trong khi đó thì, tuy không ai nói đến việc Bắc Kinh sẽ theo gương nước Nga trong hành động lấn chiếm lãnh thổ, hành động của Moscow không gặp phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ hẳn phải kích thích các nhà chiến lược Trung Quốc rộn lên mối hy vọng xứ sở của họ một ngày nào đó sẽ giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo cùng đường lối với Liên Bang Nga.
Nếu Nga có thể chiếm giữ lãnh thổ Crimea rộng lớn với 2 triệu dân chỉ trong mấy ngày không cần một phát súng chiến tranh nào, thì tại sao Trung Quốc không thể làm như vậy với mấy dải đất đá không người cư ngụ?
pipeline-epa
Hệ thống đường ống dẫn dầu khí ở biên giới Nga-Kazakhstan do Trung Quốc đầu tư – Courtesy of EPA

Tất cả nghe đều rất thật, nhưng chỉ là một phần câu chuyện. Càng nhìn sâu vào cuộc phân rẽ của Ukraine, người ta càng lo sợ rằng mọi quốc gia châu Á, kể cả Trung Quốc, sẽ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở châu Âu.
Việc dùng võ lực để thay đổi biên giới ở châu Âu có thể không làm Trung Quốc cảnh giác đúng lúc, nhưng những biện pháp được Nga sử dụng để chiếm lấy Crimea cùng với những điều biện minh của họ cho hành động này phải gợi nên mối quan ngại sâu xa cho mọi nước, ngay cả tại Bắc Kinh.
Người Nga tự cho quyền sử dụng võ lực với bất kỳ lân bang nào có người thuộc sắc tộc Nga cư ngụ mà có thể chịu nguy hiểm, và phân phát hộ chiếu Nga cho tất cả cộng đồng ấy để củng cố quyền tự nhận như vậy. Moscow cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý chớp nhoáng để biện minh cho sự sáp nhập một tỉnh thành của Ukraine vào nước Nga, nâng cao điều mà họ thích gọi là “tự quyết” thành một nguyên tắc biện minh cho sự đổi thay lãnh thổ.
Cả hai ý tưởng ấy, tự quyền dùng võ lực và tự quyết để tách ra, đều độc hại cho nền an ninh châu Á. Khuôn mẫu “bảo vệ cho đồng chủng” của Nga có thể hấp dẫn một số người Hoa có tinh thần “quốc gia” sẳn sàng biện luận rằng Bắc Kinh đã không hành động đủ để bảo vệ người Hoa ở các nước khác. Tuy nhiên khi Bắc Kinh càng bị lôi cuốn để sao chép khuôn mẫu Nga, càng thêm nhiều người sắc tộc Trung Hoa ở khắp châu Á bị các nước nơi họ cư trú đối xử với nhiều nghi ngại; mối quan hệ nhân quả giữa các cộng đồng sắc tộc thiểu số  với xứ sở gọi là “tổ quốc” của họ đã phải mang trách nhiệm cho hai cuộc chiến tranh thế giới phát khởi từ châu Âu.
Thêm vào đó, tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định biên giới là loại nguyên tắc mà Trung Quốc không muốn có. Có thể thấy trước kết quả chắc chắn nếu trưng cầu dân ý được tổ chức ở Tân Cương hay Tây Tạng. Và trong khi Bắc Kinh có đủ điều kiện cần thiết để bảo đảm những cuộc bỏ phiếu như vậy không bao giờ xảy ra, liệu họ có thể làm gì nếu kiểu cách “trưng cầu” như thế được Đài Loan và Hồng Kông  chọn lựa?

Thách đố chiến lược cho Bắc Kinh

Không phải những lợi ích chiến lược mà Trung Quốc cho là có thể chiếm được từ vụ khủng hoảng Ukraine đều là thật.
Thừ nhìn qua viễn ảnh Nga chuyển nhượng dầu khí nhiều hơn sang phía Trung Quốc làm ví dụ. Quả là khi châu Âu tìm cách chuyển hướng nguồn cung cấp ra khỏi nước Nga thù nghịch, thì người Nga sẽ buộc phải bán các sản phẩm năng lượng cho Trung Quốc, là thị trường lớn thứ nhì sau châu Âu. Và kế đó, cũng đúng là người Trung Quốc sẽ là phía định giá trong một thị trường của người mua. Đó là hai điều lợi lập tức cho xứ khát dầu này.
Song song với những điều lợi đó, chuyển mối cung cấp khỏi châu Âu sang châu Á là cả một trách vụ khổng lồ. Nga-Trung Quốc sẽ phải kiến tạo mạng lưới đường ống y như họ đã có với châu Âu. Phí tổn sẽ không dưới 50 tỉ đô la, thời gian hoàn tất đòi hỏi nhiều năm, nếu không phải là hằng chục năm.
slave-population-in-kazakhstan
Tỉ lệ sắc dân Slavic tại miền Bắc Kazakhstan- Màu đỏ đậm là trên 50%, giảm dần đến màu trắng là 0% – Courtesy of Wikipedia

Cùng lúc, Trung Quốc có thể bị thôi thúc phải bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng họ đã bảo đảm cho mình ở Trung Á. Đến nay Bắc Kinh đang thắng thế trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Trung Á với Nga, người chủ thực dân cũ của khu vực, bằng một đường lối kiên nhẫn, ôn hòa, với những cơ hội thương mại cho Trung Á mà nước Nga không thể nào sánh kịp.
Thế nhưng chiến thắng ở Ukraine có thể khuyến khích người Nga tiến tới xác định thêm nữa ảnh hưởng ở Trung Á, nơi có những người thuộc sắc tộc Nga sống quây quần trong những cộng đồng lớn rải rác ở nhiều nơi.
Lãnh thổ phía bắc Kazakhstan, xứ sở lớn nhất và giàu nhất Trung Á, là vùng hoàn toàn do người sắc tộc Nga chi phối, rất dễ bị sáp nhập vào Liên Bang Nga theo đúng cách thức như với Crimea. Người Nga có thể sử dụng những căn cứ quân sự họ đã có trên khắp khu vực này vào mục đích đó, hệt như sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea. Nói vắn tắt, cuộc khủng hoảng Ukraine khiến biên giới giữa Trung Quốc với Trung Á bị mất an ninh hơn thay vì an ninh được bảo đảm hơn.

Tác động vào chính sách chuyển trục?

Thực ra sai lầm quan trọng nhất mà Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác ở châu Á có thể phạm phải là dự toán rằng cuộc khủng hoảng Ukraine khiến Hoa Kỳ phải giảm đi sự hiện diện ở châu Á, hay khiến tiếng tăm trên toàn cầu của người Mỹ bị suy kém.
Dù không để xảy ra chiến tranh với Nga như mọi người không ai trông đợi, Hoa Kỳ vãn có thể kiềm chế sức mạnh của Liên Bang Nga ở châu Âu mà không cần tuôn vào đó những tài nguyên quân sự mới. Người Mỹ chỉ cần khuyến khích đồng minh châu Âu trong khối NATO thay đổi một vài sách lược. Chuyển những căn cứ và binh đội của NATO đang ở Tây Âu sang lãnh thổ Trung Âu và Đông Âu sẽ là một kế hoạch nhanh chóng và không mấy tốn kém, mà vẫn đủ để ghìm chân lực lượng quân sự Nga trong nhiều năm sắp tới.
Rốt cuộc vụ Ukraine-Crimea chẳng tác động gì đến chiến lược tái cân bằng lực lượng Hoa Kỳ sang châu Á; người Mỹ vẫn có thể tiếp tục thực hiện nó. Trên thực tế, chiến lược này còn có thể được củng cố vững mạnh hơn. Thế đối đầu với Nga hiện nay có thể khiến Quốc hội Hoa Kỳ bác bỏ những khoản cắt giảm ngân sách quốc phòng mà Tổng thống Obama đã phác họa.

Châu Á nhích lại gần Mỹ hơn

Một số nhà phân tích Trung Quốc kín đáo cho rằng quyết định của Hoa Kỳ không phản ứng quân sự với cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine đã làm giảm uy tín của Washington trong lời cam kết bảo đảm an ninh cho các nước khác.
Thực ra Ukraine không phải thành viên của NATO hay EU. Sự cam kết của Hoa Kỳ bảo đảm an ninh cho xứ ấy có tính cách yểm trợ về tinh thần nhiều hơn tính pháp lý.
Siêu cường Hoa Kỳ với sức mạnh hiện nay đã không cam kết đầy đủ cho nền an ninh của Ukraine bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự vô song để bảo vệ lãnh thổ toàn vẹn cho xứ ấy. Tuy nhiên, bài học mà các nước châu Á có thể rút ra từ sự kiện này là không phải sự bảo đảm an ninh của Mỹ nay trở thành vô giá trị.  Để đạt mục đích chắc chắn sự bảo đảm đó có hiệu lực, các quốc gia châu Á đối tác của người Mỹ phải làm sao củng cố mạnh mẽ lời cam kết của Washington đối với nền an  ninh của họ. Đó chính là điều mà Nhật Bản và Nam Hàn, trong số các nước châu Á, đang làm.
Người ta chỉ nên coi sự kiện Ukraine như một điều không may, và phản ứng có thể là siết chặt mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ song song với sự tìm tòi cho ra những kế hoạch an ninh chung cho toàn khu vực. Đó là kiến trúc an ninh duy nhất có thể ngăn ngừa Trung Quốc lặp lại kịch bản Ukraine ở châu Á.
Điều này đã trở nên sáng sủa rõ ràng thêm nhiều, khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuần trước đã chấp thuận nghị quyết ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chỉ một nước duy nhất bỏ phiếu ủng hộ Nga: Bắc Hàn. Bạn bè đồng minh như Bắc Hàn quá đủ để Liên Bang Nga chẳng cần có một kẻ thù nào khác! World Map

Không có tin liên quan.
SOURCE
TREDEPONLINE

Sunday 14 July 2013

THUỞ HÀN VI CỦA 14 TỔNG THỐNG MỸ



THUỞ HÀN VI CỦA 14 TỔNG THỐNG MỸ
3274903-1373623784_500x0.jpg
Herbert Hoover – Kinh doanh giặt là và khai mỏ
Khi còn theo học tại Standford, Hoover tự mở dịch vụ giặt là dành cho sinh viên rồi sau đó làm thư ký trong một phòng đăng kiểm. Khi tốt nghiệp, tân sinh viên chuyên ngành địa chất dành 10 tiếng mỗi ngày để làm trong một mỏ vàng gần Nevada.
garfield-2-1373623784_500x0.jpg
James Garfield – Lái thuyền và thợ mộc
15 tuổi, Garfield đến Cleveland với hy vọng trở thành một thủy thủ trên biển. Ước mơ bất thành nên ông chọn nghề lái thuyền trên kênh đào, chuyên vận chuyển quặng đồng qua lại giữa Cleveland và Pittsburgh. Công việc có vẻ không hợp với James khi trong 16 tuần làm việc ngắn ngủi ông rớt khỏi tàu tới 14 lần. Khi theo học tại một ngôi trường ở Ohio, ông tự nuôi thân bằng nghề thợ mộc và trông nhà.
grant-1-1373623784_500x0.jpg
Ulysses S. Grant – Huấn luyện ngựa
Khi Grant không làm việc trong nông trại của cha mình, ông dành thời gian để cưỡi và huấn luyện ngựa. Tài nghệ của Grant trở nên nổi tiếng và nhiều nông dân ở các vùng khác xa xôi đã mang những con ngựa bất kham của mình đến cho ông thuần hóa.
ajohnson-0-1373623784_500x0.jpg
Andrew Johnson – Thợ may học việc
Bắt đầu từ khoảng 14 tuổi, Johnson và anh trai theo học nghề thợ may và chỉ sau 3 năm họ đã thành thạo. Andew khởi nghiệp tại Greeneville, nơi ông gặp vợ tương lai của mình và chính bà là người dạy ông học chữ.
2668892-1373623784_500x0.jpg
Abraham Lincoln – Công nhân đường ray và hoa tiêu
Lincoln có nhiệm vụ tách gỗ và dựng hàng rào cho đường ray tàu hỏa. Thu nhập từ công việc này giúp ích rất nhiều cho gia đình của ông. Năm 19 tuổi, Lincoln trở thành hoa tiêu tàu đáy bằng, dẫn tàu đi từ Mississippi đến New Orleans. Ông cũng làm nghề chạy phà và còn phát minh thiết bị giúp tàu vượt qua được các vùng cạn. Lincoln là Ttổng thống Mỹ duy nhất đến nay sở hữu bằng sáng chế.
fillmore-1-1373623785_500x0.jpg
Millard Fillmore – Học việc may khăn
Xuất thân từ một gia đình nghèo, Millard được học hành rất ít. Năm 14 tuổi, cha ông thu xếp đưa ông đi học nghề may khăn. Thay vì dùng tiền để mua kẹo như nhiều đứa trẻ khác, Fillmore đã mua một quyển từ điển rồi mang đến cửa hàng. Mỗi khi ông chủ không để ý, vị tổng thống tương lai lại giở từ điển ra đọc.
jackson-1373623832_500x0.png
Andrew Jackson – Học làm yên ngựa và giáo viên cấp I
Nóng lòng được ra chiến trận trong cuộc chiến giành độc lập Mỹ (1775 – 1783), Jackson gia nhập quân đội từ năm 13 tuổi. Nhưng chiến tranh đã biến ông thành mồ côi nên một năm sau đó, “cựu binh” 14 tuổi đã đến ở với một người họ hàng, rồi học nghề làm yên ngựa và duy trì được 6 tháng. Năm 16 tuổi, Jackson trở thành giáo viên tiểu học.
obama-0-1373623783_500x0.jpg
Barack Obama – Bán kem và làm bánh mỳ sandwich
Giữa những năm 70 của thế kỷ XX, chàng thanh niên Obama làm nghề bán kem tại cửa hàng Baskin-Robbins ở Honolulu. Đây là công việc đầu đời của đương kim tổng thống Mỹ. Vài năm sau đó, ông chuyển sang nghề bán hàng lưu niệm rồi phục vụ bánh mỳ sandwich trong tiệm ăn.
bush-oilfield-1373623783_500x0.jpg
George W. Bush – Công nhân dàn khoan dầu và bán quả bóng bàn
Mùa hè năm 1965, Bush trở thành công nhân một dàn khoan dầu ngoài biển gần Louisiana. Ông nói: “Đây là một công việc nặng nhọc và nóng bức. Tôi làm đủ để nhận ra đây không phải làm điều mình muốn trong cuộc đời”. Cựu tổng thống cũng chia sẻ, việc làm ưu thích nhất của ông là trưởng nhóm bán quả bóng bàn tại Sears.
bill-hillary-1373623783_500x0.jpg
Bill Clinton – Bán tạp phẩm và truyện tranh
Năm 13 tuổi, Bill Clinton có việc làm đầu tiên trong đời tại một cửa hàng bán tạp phẩm ở Arkansas. Cũng chính tại đây, ông đã thuyết phục chủ hàng cho phép bán thêm truyện tranh, sản phẩm giúp Bill kiếm được 100 USD.
ronald-reagan-as-lifeguard-1927-wikimedi
Ronald Reagan – Nhân viên rạp xiếc và vệ sĩ
Năm 1925, Reagan làm một vài việc lặt vặt trong rạp xiếc Ringling Brothers với tiền công 0,25 USD mỗi giờ. Một năm sau, ông chuyển sang làm nghề vệ sĩ, mỗi ngày làm 12 tiếng và không có ngày nghỉ. Trong thời gian này, ông đã cứu sống được 77 người. Khi vào Đại học Eureka, Ronald làm bánh hamburger và lau rửa bàn trong ký túc xá nữ.
geraldford-rangerbig-from-national-park-
Gerald Ford – Nhân viên bảo vệ tại công viên
Hè năm 1936 là quãng thời gian Ford đợi nhập học trường luật Yale. Ông cũng tranh thủ khoảng thời gian này để làm nhân viên bảo vệ làm thời vụ tại Công viên Quốc gia Yellowstone. Một trong những nhiệm vụ của ông là hộ tống những chiếc xe mang thức ăn cho gấu.
3134429-1373623783_500x0.jpg
Richard Nixon – Bán thịt gà và người hô trò “Bánh xe may mắn”
Trong giai đoạn 1928 – 1929, Richard đến thăm mẹ và anh trai mình tại Prescott, bang Arizona. Suốt quãng thời gian ở đây, Nixon làm nghề giết mổ và bán thịt gà. Nhưng với ông, công việc ưu thích nhất vẫn là người hô trò “Bánh xe may mắn” tại lễ hội Slippery Gulch.
johnson-6-1373623784_500x0.jpg
Lydon B. Johnson – Đánh giày và chăn cừu
Năm 9 tuổi, Johnson đã biết dành kỳ nghỉ hè của mình để đi đánh giày kiếm tiền. Khi lớn hơn, ông đã có lúc dành thời gian nghỉ để chăn dê và làm cả trên những cánh đồng bông của
SOURCE
TRE DEP ONLINE

Thursday 30 May 2013

Thăm tàu chiến USS Iowa ở Cảng San Pedro – Los Angeles



Thăm tàu chiến USS Iowa ở Cảng San Pedro – Los Angeles
(VienDongDaily.Com - 28/05/2013)
Bài và hình: Khanh Vy

Tàu chiến USS Iowa (còn có biệt danh là "The Big Stick") là chiếc tàu dẫn đầu của đoàn thiết giáp hạm Iowa và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải Quân Hoa Kỳ được đặt tên nhằm vinh danh tiểu bang thứ 29 của Hoa Kỳ. Iowa là tàu chiến duy nhất của Hoa Kỳ được trang bị một bồn tắm, và là chiếc duy nhất trong loại của nó từng hoạt động tại Đại Tây Dương trong Thế Chiến II. Hạ thuỷ vào tháng 8 năm 1942 và sau đó tham gia Thế Chiến II. Khi hoạt động tại Đại Tây Dương, chiếc tàu này đã đưa đón Tổng thống Roosevelt tham dự Hội Nghị Tehran. USS Iowa ngưng hoạt động vào tháng 10 năm 1990. Sau đó tàu được đưa vào bảo tàng chiến tích, đậu tại cảng San Fedro ở Los Angeles, để mọi người trên thế giới có thể viếng thăm.



                                                      Một phần trên của tàu chiến Iowa



Phần lớn những nhân viên làm việc trên chiếc tàu chiến xưa này là những cựu quân nhân. Họ từng tham chiến cùng con tàu vào những năm chiến tranh ác liệt. Nhiều du khách cảm thấy thích thú khi được nhìn thấy những nhân chứng chiến tranh giờ đây vẫn còn có mặt trên con tàu để hướng dẫn du khách.
Trước khi lên con tàu này, du khách đều được kiểm tra cẩn thận. Ai muốn chụp ảnh lưu niệm với con tàu thì chụp còn ai không chụp ảnh thì lên thẳng cầu tàu để lên tàu. Điểm dừng chân đầu tiên là một hệ thống pháo hạng nặng với ba khẩu đại bác. Từ trên cao du khách có thể nhìn thấy bên dưới tàu có nhiều neo và dây xích thật to. Sau khi xem phần bên ngoài du khách lần lượt vào bên trong con tàu. Khu đầu tiên là buồng lái, vào sâu bên trong là phòng ngủ, phòng khách, phòng chỉ huy, phòng điều khiển, phòng ăn, quán bar, phòng chiếu phim, phòng tập thể dục…


                                            Tên lửa sử dụng trên tàu chiến ngày xưa


Tàu Iowa có trong tải 45.000 tấn, dài 861 ft., chạy với vận tốc hơn 64km/h và có thể chạy liên tục 23.960km, sức chứa 2.700 người, sau năm 1980 còn 1.800 người.
Vào năm 1944 Iowa được chuyển sang hạm đội Thái Bình Dương, và đã tham chiến tại Nhật Bản, khi đó tàu đã bắn phá các bãi biển tại Kwajalein và Eniwetok trước các cuộc tấn công đổ bộ của lực lượng Đồng Minh. Tàu hộ tống các tàu sân bay hoạt động tại quần đảo Marshall. Trong chiến tranh Triều Tiên, Iowa tham gia bắn phá dọc theo bờ biển Bắc Triều Tiên. Trước khi được cho dừng hoạt động tàu chuyển về Hạm Đội Dự Bị Đại Tây Dương. Nó được hoạt động trở lại vào năm 1984 như một phần của Kế Hoạch 600 tàu chiến Hải Quân, và hoạt động trong các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để đối phó lại sự bành trướng của Hải Duân Xô Viết.


                                                                     Đài radar



Vào tháng 4 năm 1989, tháp súng số 2 trên chiếc Iowa phát nổ mà không xác định được nguyên nhân, làm thiệt mạng 47 thủy thủ. Iowa cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào năm 1990. Nó được rút khỏi danh sách đăng bạ Hải Quân vào năm 1995. Nhưng nó lại được trở lại năm 1999 đến năm 2006 theo một đạo luật liên bang buộc phải giữ lại và duy trì hai thiết giáp hạm loại Iowa.

Dàn pháo chính của Iowa bao gồm chín khẩu Mark 7/50-caliber 406 mm (16-inch) có khả năng bắn đạn xuyên thép nặng 1.200 kg (2.700 lb), đạn bắn đi xa được khoảng 37 km (20 dặm). Pháo hạng hai gồm hai mươi khẩu pháo 5-inch (127 mm)/38-caliber bố trí trong các tháp súng đôi, có tầm bắn khoảng 22 km (12 hải lý). Iowa được trang bị một loạt các pháo phòng không Bofors 40 mm 56 cal. và Oerlikon 20 mm 70 cal. Tàu còn mang theo 3 máy bay trực thăng, 6 máy bay không người lái, hệ thống radar hiện đại quan sát cả trên không, trên mặt nước và dưới lòng biển…
Cuối tàu Iowa là một căn phòng rộng lớn bán đồ lưu niệm, trong đó có những quyển sách nói về chiến tranh Việt Nam.



Du khách trên tàu


Hệ thống đường dây điện trên tàu chiến



Du khách trên tàu chiến



Dây thừng thật to



Tên lửa



6 khẩu đại bác lớn



Sơ đồ hoạt động của đại bác



Dây xích thả neo của tàu





Phòng khách của chỉ huy trưởng

Bài và hình: Khanh Vy
source
Vien Dong Daily

Saturday 19 January 2013

Adolf Hitler



Adolf Hitler

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Adolf Hitler
Hitler năm 1937
Hitler năm 1937
Nhiệm kỳ2 tháng 8, 1934 – 30 tháng 4, 1945
Tiền nhiệmPaul von Hindenburg
(Tổng thống)
Kế nhiệmKarl Dönitz
(Tổng thống)
Nhiệm kỳ30 tháng 1, 1933 – 30 tháng 4, 1945
Tiền nhiệmKurt von Schleicher
Kế nhiệmJoseph Goebbels
ĐảngĐảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (NSDAP, Nazi, Quốc xã)
Sinh20 tháng 41889
Braunau am InnÁo-Hung
Mất30 tháng 41945 (56 tuổi)
BerlinĐức
Nghề nghiệpchính trị giahọa sĩquân nhân
Chữ kýHitler signature.svg
Vợ hay chồngEva Braun
(thành hôn 29 tháng 4, 1945)

source
http://vi.wikipedia.org/wiki/Adolf_Hitler