December 04, 2009
NGUYỄN TƯỜNG TÂM
Cựu lãnh đạo nhà tù diệt chủng nổi tiếng Tuol Sleng tại Kampuchia có tên thật là Kaing Guek Eav, nhưng bí danh là ông Duch. Ông ta từng là giáo viên dạy toán. Theo bản tin ngày 27 /11/2009 của đài BBC, trước phiên toà được Liên Hiệp Quốc bảo trợ, cựu lãnh đạo nhà tù Tuol Sleng này đã nhận trách nhiệm về cái chết của 15 ngàn người đã trải qua nhà tù này nhưng đồng thời ông ta cũng xin toà trả tự do cho ông ta. Lời yêu cầu của ông ta khiến cả toà sửng sốt.
Tôi đã tới thăm nhà tù Tuol Sleng tại Kampuchia vào ngày mùng 8/8/2006.
Với những hình ảnh phòng giam và tra tấn thẩm cung thì chế độ Pol Pot không tàn ác hơn chế độ giam giữ tù cải tạo của (...) mà tôi đã trải qua hơn 9 năm qua 4 trại giam. Những người tù cải tạo bị đưa ra (...) còn trải qua nhiều điều khủng khiếp hơn nhà tù này.
Dưới đây là những tấm hình tôi chụp ngày hôm đó kèm theo những bảng chú thích tại chỗ.
Giá treo cổ
Cái cột này trước đây được học sinh dùng làm cột tập thể dục. Khờ Me Đỏ đã dùng chỗ này làm địa điểm thẩm vấn. Các thẩm vấn viên trói hai bàn tay tù nhân ra sau lưng rồi kéo ngược tù nhân lên. Chúng làm như thế cho tới khi tù nhân bị bất tỉnh. Sau đó chúng nhúng đầu tù nhân vào cái bình chứa nước bẩn hôi thối (nước tiểu) mà chúng dùng để bón cây trên các mảnh đất bên ngoài. Làm như thế các nạn nhân sẽ mau chóng tỉnh lại, và các tên thẩm vấn có thể tiếp tục cuộc thẩm vấn.
Bản Nội Qui An Ninh
Bản Nội Qui An Ninh
1- Bạn phải trả lời đúng đắn mọi câu hỏi. Không được lấp liếm (Don’t turn them away).
2- Không được cố che dấu mọi sự kiện bằng những viện cớ này nọ. Bạn bị tuyệt đối cấm thách thức chúng tôi.
3- Đừng có điên vì bạn là một kẻ dám cản trở cách mạng.
4- Bạn phải trả lời ngay tức khắc mọi câu hỏi, không được mất thì giờ suy nghĩ.
5- (Không dịch vì không hiểu ý.) Don’t tell me either about your immoralities or the essence of the revolution.
6- Khi bị đánh hay bị tra điện tuyệt đối không được la khóc.
7- Không được làm gì hết, ngồi yên và đợi lệnh. Nếu chưa có lệnh thì im lặng. Khi được lệnh làm một việc gì thì phải làm ngay tức khắc mà không được phản đối.
8- Không được viện cớ Kampuchea Krom (người dịch không hiểu ý này) để che dấu bí mật hay sự phản bội của bạn.
9- Nếu bạn không tuân theo tất cả mọi qui tắc ở trên thì bạn sẽ bị đánh nhiều roi điện.
10- Nếu bạn không tuân hành bất cứ điểm nào của nội qui này thì bạn sẽ hoặc đánh 10 roi hoặc bị giật điện 5 lần.
Bảo tàng viện Diệt chủng Tuol Sleng
Trong quá khứ, “TUOL SLENG” Museum là một trong những trường trung học cấp hai (đệ nhất cấp / secondary school) tại Thủ đô, có tên là trường trung học “Tuol Svay prey”
Sau ngày 17 tháng 4-1975, bè lũ Pol Pot đã biến trường này thành nhà tù có tên là “S.21” (viết tắt của chữ Văn phòng an ninh số 21-Security office 21). Đây là nhà tù lớn nhất tại Nước Cambodia Dân Chủ.
Một hình nhân bị cùm trên giường sắt
Những phòng học ở tầng trệt và tầng thứ nhì được phân ra thành từng sà lim giam cá nhân. Trong khi những phòng học ở tầng trên được dùng làm phòng giam tập thể.
Nhiều ngàn nạn nhân (nông dân, công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, học sinh, tu sĩ phật giáo, cán bộ của Pol Pot và binh sĩ mọi cấp bậc, viên chức ngoại giao, ngoại kiều, v..v) bị giữ và sát hại cùng với vợ con họ.
Có rất nhiều bằng chứng ở đây cho thấy sự diệt chủng của bè lũ Pol Pot: Phòng biệt giam, dụng cụ tra tấn, hồ sơ, danh sách tù nhân cùng quần áo và tư trang của họ.
Người ta cũng tìm thấy những ngôi mộ tập thể ở những khu vực xung quanh…
Điều tôi thấy tàn ác nhất mà tôi không hiểu là tại sao Pol Pot lại tàn sát cả những phụ nữ và trẻ em. Tại bảo tàng viện Toul Sleng, tôi thấy rất nhiều hình các phụ nữ và trẻ em nạn nhân. Nhưng những tấm hình đó quá nhỏ nên tôi không chụp.
Tác giả trong khuôn viên nhà tưởng niệm Cánh Đồng Chết tại Campuchia ngày 8 tháng 8, 2006 lúc 12 giờ trưa.
Tại một khu lưu niệm Cánh Đồng Chết nằm tại một địa điểm khác ở Campuchia, tôi thấy đầu lâu chất đống trong một căn phòng trưng bày. Quá nhiều và quá ghê sợ nên tôi không chụp tấm ảnh nào vì tôi không muốn thấy lại hình ảnh ấy lần nữa và tôi cũng không nghĩ ai muốn được xem tấm hình chụp những đầu lâu chất đống như vậy. Hình ảnh đó khiến tôi nhớ tới tấm hình cả trăm cái đầu lâu nạn nhân bị (...) tàn sát khi chúng chiếm (...).[NTT]
Tất cả các hình trong bài này được chụp bởi tác giả
tại bảo tàng viện Nhà Tù Tuol Sleng ngày 8-8-06 lúc 1:00 PM
source
Viet Tribune
No comments:
Post a Comment