Nếu không bớt hung hăng, Trung Quốc có khả năng “vung đao tự thiến”!
Rajan Menon – Nguyên Hân lược dịch
Trung Quốc cần kềm chế sự nóng nảy của mình
Phản ứng quá mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với những tranh chấp không lấy gì làm quá quan trọng trong thời gian gần đây - sự thường hẳn sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng - đã làm cho các nước láng giềng của họ quan ngại. Nếu Trung Quốc trở nên siêu cường quốc mạnh nhất thế giới, thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc nổi giận về một điều gì đó quan trọng đối với họ?
Trung Quốc thường hành xử cái uy thế ngoại hạng trên trường quốc tế của mình với sự khéo léo, bảo đảm với các nước láng giềng là Trung Quốc vẫn đang là một nước đang phát triển và được gắn liền với một sự “vươn mình, trổi dậy trong hoà bình.” Cái chính sách khôn ngoan này có được từ quá khứ. Là người thừa kế của một nền văn minh cổ xưa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có một cảm nhận lịch sử sâu sắc, và những nhà chiến lược Trung Hoa đã nghiên cứu kinh nghiệm sự trổi dậy của các quyền lực khác một cách chăm chú.
Sự điều chỉnh để nhường ngôi nhẹ nhàng của nước Anh nhằm cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vượt qua trong đầu thế kỷ thứ 20 là một trường hợp điển hình làm Trung Quốc chú ý. Một trường hợp khác, rất khác biệt, điển hình là trường hợp Đức thách đố vai trò của châu Âu và sự thống trị của Anh trên mặt biển trong cuối thế kỷ thứ 19. Nước cờ của Đức đã gây nên một liên minh giữa Anh, Pháp và Nga, đưa đến sự bao vây nước Đức vào giữa, và cuối cùng là một cuộc thế chiến mang đến cho châu Âu một sự thảm hoạ và nước Đức bị đánh bại. Nhưng sự việc không hẳn cần phải xảy ra như thế. Otto von Bismark, người đã thống nhất nước Đức sau khi Phổ (Prussia) đánh bại quân Áo năm 1866 và Pháp năm 1871, hiểu tầm quan trọng của cái thế mong manh này và ông đã làm vơi nỗi lo âu của các nước láng giềng của Đức để từ đó, những nước này không hợp lực cùng nhau và vây nước Đức. Nhưng một khi ông Kaiser Wilhelm hạ bệ ông Bismark năm 1890, ông Wilhelm vất cái chiến lược của ông Thủ tướng Thép vào sọt rát và tiến hành cái điều đã được chứng minh là con đường đưa đến sự hủy diệt vào năm 1914.
Cái bài học mà Trung Quốc tuồng như học được ở đây, từ những trường hợp thí dụ này là Trung Quốc nên học hỏi từ nước Anh, mà không là nước Đức thời Wilhelmine.
Nhưng có điều gì đó mới thay đổi sau này. Chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đã mất tính khôn ngoan, khéo léo của mình.
Hãy xét hai thí dụ vừa xảy ra gần đây. Hôm tháng Chín, Nhật Bản, sợ hãi trước sự giận dữ của Trung Quốc, đã thả vị thuyền trưởng tàu đánh cá họ bắt giam sau khi chiếc tàu này đi lạc vào vùng lãnh hải gần với một chùm đảo (Senkaku theo cách gọi của người Nhật, và người Trung Hoa gọi là Diaoyu) mà cả Bắc Kinh lẫn Đông Kinh đều cho mình có chủ quyền nhưng Đông Kinh nắm phần kiểm soát. Nhưng chuyện thả ông thuyền trưởng người Hoa chưa đủ làm nguôi ngoai những nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người này đã không bỏ nhỡ cơ hội để trừng trị và làm nhục người Nhật Bản ngay cả sau khi ông thủ tướng Nhật đã nhượng bộ và làm ông bị chính người dân Nhật chỉ trích vì oằn mình trước sự đe doạ của Bắc Kinh. Và Trung Quốc không ngưng lại ở đây màn trình diễn mang tính ngoại giao bày tỏ sự bất bình của mình. Trung Quốc đã cấm bán cho Nhật Bản loại đất hiếm (tối quan trọng cho ngành chế tạo thiết bị điện tử công nghệ cao). Và mặc dù có những tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ bỏ lệnh cấm này, việc chuyển vận hàng đất hiếm vẫn chưa được tiến hành lại. Bắc Kinh tuồng như không thèm quan tâm đến chuyện những nước khác cũng sẽ lo sợ cho chuyện cấm đoán này, vì Trung Quốc nắm hơn 90 phần trăm nguồn cung cấp hiện nay trên toàn thế giới cho loại vật liệu nguyên chất cực kỳ quan trọng này.
Thí dụ thứ nhì là cơn thịnh nộ Bắc Kinh bày tỏ hôm tháng Mười sau khi nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền ông Liu Xiaobo được trao giải Nobel Hoà bình. Ông Liu bị gièm pha như một người có âm mưu lật đổ nhà nước và một tội phạm hình sự đơn thuần là vì ông Liu đã viết một bản hiến chương kêu gọi nền dân chủ cho Trung Quốc. Giới lãnh đạo của một đất nước được chào hàng như là một siêu cường mới của thế giới, sắp lên ngôi đã miêu tả một người đàn ông bệnh tật và yếu đuối mà họ đã bỏ tù như là một sự hăm dọa khốc liệt cho chính họ. Nhưng còn nữa. Bắc Kinh đã cảnh cáo chính phủ Na Uy - vốn không liên quan đến cái quyết định ai sẽ được trao giải Nobel Hoà bình - rằng mối quan hệ của họ với Trung Quốc có thể bị tổn hại. Và Bắc Kinh đã khởi động một chiến dịch, hiện vẫn đang tiến hành, nhằm hăm doạ các chính phủ Âu châu bắt họ phải tẩy chay buổi lễ trao giải thưởng này vào tháng Mười Hai sắp tới ở Oslo, thủ đô Na Uy nơi ông Liu sẽ được vinh danh.
Có lẽ sự mất thăng bằng của Trung Quốc chỉ mang tính tạm thời. Có lẽ, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang chơi lá bài tinh thần quốc gia được quần chúng ưa thích ở nước họ nơi mà chủ nghĩa xã hội chỉ còn là một điều vô nghĩa đối với người dân. (Nhưng đó là một trò chơi nguy hiểm; họ có thể bị tẩu hỏa nhập ma, không còn có khả năng để tiết giảm những khủng hoảng trong tương lai có cùng một bản chất nghiêm trọng hơn.) Ai biết? Những gì người ta thấy được rõ ràng là cái phản ứng lỗ mãng, rõ lồ lộ của Trung Quốc đối với những tranh chấp không đáng kể - mà sự thường có thể được giải quyết một cách ôn hoà, nhẹ nhàng - giờ đã làm cho các nước láng giềng lấy làm quan ngại.
Nếu Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường mạnh nhất thế giới, điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc nổi giận về một điều gì đó thật sự quan trọng? Đây là câu hỏi được người ta đặt ra ở Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản và Nam Dương - là chính những nước mà không cần biết những gì họ nói ngược lại - đang theo dõi sự trỗi mình của Trung Quốc với một sự lẫn lộn vừa thán phục mà cũng vừa băn khoăn, lo lắng.
Về phương diện địa lý, những nước này cũng nằm ở những vị trí thuận lợi để cùng với Hoa Kỳ trong một chiến lược bao vây Trung Quốc. Chúng ta hiện khó mà đạt tới điểm này – Trung Quốc có nhiều củ cà rốt và gậy, và các nước láng giềng của Trung Quốc cũng rất khôn ngoan không dại gì đứng về phía Hoa Kỳ một cách máy móc – nhưng hiện đang có những dấu hiệu nghiêm trọng.
Ấn Độ và Hoa Kỳ, lạnh nhạt với nhau gần suốt cả thời Chiến tranh Lạnh, giờ nói về một liên minh “chiến lược”. Vũ khí do Hoa Kỳ chế tạo giờ tha hồ đổ vào Ấn Độ trong thời gian gần đây. Tổng thống Obama mới tuần nay đã tán thành con đường tìm kiếm lâu dài để có được một ghế ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Ấn Độ. Trong nhiều năm qua, Ấn Độ và Nhật Bản, về mặt an ninh quốc gia ít có gì để hai bên cộng tác với nhau, giờ đã tiếp cận với nhau trong cuộc đối thoại an ninh, và cùng với Hoa Kỳ, đã có những cuộc tập trận hải quân cùng nhau. Hoa Thạnh Đốn đã không chỉ thuần nối lại mối quan hệ với Việt Nam; nhưng đang làm cho mối quan hệ này ngày càng sâu đậm hơn một cách có hệ thống. Mối quan tâm chung về Trung Quốc là một lý do. Sự cấm bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Nam Dương (là một nước khác nghi ngờ Trung Quốc rất thâm trầm) đã được hủy bỏ.
Những sự tái tập hợp, sắp xếp mới này đi kèm theo với những rủi ro. Xem Trung Quốc như đó là một nước có tiềm năng trở nên một kẻ thù có thể trở nên một lời tiên tri của chính mình, điều này làm cho hết thảy mọi người ở trong tình trạng xấu, bất ổn. Nhưng nếu cái đoạn kết này sẽ tránh được, chừng đó cũng không đủ làm cho các nước khác tránh không nghĩ đến cái trường hợp xấu xa nhất. Trung Quốc cần lấy lại cái tư thế của chính mình và trở về lại nguyên thể với nguyên bản bài “vươn mình trổi dậy trong hoà bình, cho hoà bình” – và Trung Quốc cần suy gẫm lại bài học của Bismarck.
© DCVOnline
Trung Quốc cần kềm chế sự nóng nảy của mình
Phản ứng quá mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với những tranh chấp không lấy gì làm quá quan trọng trong thời gian gần đây - sự thường hẳn sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng - đã làm cho các nước láng giềng của họ quan ngại. Nếu Trung Quốc trở nên siêu cường quốc mạnh nhất thế giới, thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc nổi giận về một điều gì đó quan trọng đối với họ?
Trung Quốc thường hành xử cái uy thế ngoại hạng trên trường quốc tế của mình với sự khéo léo, bảo đảm với các nước láng giềng là Trung Quốc vẫn đang là một nước đang phát triển và được gắn liền với một sự “vươn mình, trổi dậy trong hoà bình.” Cái chính sách khôn ngoan này có được từ quá khứ. Là người thừa kế của một nền văn minh cổ xưa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có một cảm nhận lịch sử sâu sắc, và những nhà chiến lược Trung Hoa đã nghiên cứu kinh nghiệm sự trổi dậy của các quyền lực khác một cách chăm chú.
Sự điều chỉnh để nhường ngôi nhẹ nhàng của nước Anh nhằm cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vượt qua trong đầu thế kỷ thứ 20 là một trường hợp điển hình làm Trung Quốc chú ý. Một trường hợp khác, rất khác biệt, điển hình là trường hợp Đức thách đố vai trò của châu Âu và sự thống trị của Anh trên mặt biển trong cuối thế kỷ thứ 19. Nước cờ của Đức đã gây nên một liên minh giữa Anh, Pháp và Nga, đưa đến sự bao vây nước Đức vào giữa, và cuối cùng là một cuộc thế chiến mang đến cho châu Âu một sự thảm hoạ và nước Đức bị đánh bại. Nhưng sự việc không hẳn cần phải xảy ra như thế. Otto von Bismark, người đã thống nhất nước Đức sau khi Phổ (Prussia) đánh bại quân Áo năm 1866 và Pháp năm 1871, hiểu tầm quan trọng của cái thế mong manh này và ông đã làm vơi nỗi lo âu của các nước láng giềng của Đức để từ đó, những nước này không hợp lực cùng nhau và vây nước Đức. Nhưng một khi ông Kaiser Wilhelm hạ bệ ông Bismark năm 1890, ông Wilhelm vất cái chiến lược của ông Thủ tướng Thép vào sọt rát và tiến hành cái điều đã được chứng minh là con đường đưa đến sự hủy diệt vào năm 1914.
Cái bài học mà Trung Quốc tuồng như học được ở đây, từ những trường hợp thí dụ này là Trung Quốc nên học hỏi từ nước Anh, mà không là nước Đức thời Wilhelmine.
Trước hết là cái lưỡi bò, "lưõi không xương nhiều đường lắt léo". Nguồn: UNCLOS and CIA |
Hãy xét hai thí dụ vừa xảy ra gần đây. Hôm tháng Chín, Nhật Bản, sợ hãi trước sự giận dữ của Trung Quốc, đã thả vị thuyền trưởng tàu đánh cá họ bắt giam sau khi chiếc tàu này đi lạc vào vùng lãnh hải gần với một chùm đảo (Senkaku theo cách gọi của người Nhật, và người Trung Hoa gọi là Diaoyu) mà cả Bắc Kinh lẫn Đông Kinh đều cho mình có chủ quyền nhưng Đông Kinh nắm phần kiểm soát. Nhưng chuyện thả ông thuyền trưởng người Hoa chưa đủ làm nguôi ngoai những nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người này đã không bỏ nhỡ cơ hội để trừng trị và làm nhục người Nhật Bản ngay cả sau khi ông thủ tướng Nhật đã nhượng bộ và làm ông bị chính người dân Nhật chỉ trích vì oằn mình trước sự đe doạ của Bắc Kinh. Và Trung Quốc không ngưng lại ở đây màn trình diễn mang tính ngoại giao bày tỏ sự bất bình của mình. Trung Quốc đã cấm bán cho Nhật Bản loại đất hiếm (tối quan trọng cho ngành chế tạo thiết bị điện tử công nghệ cao). Và mặc dù có những tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ bỏ lệnh cấm này, việc chuyển vận hàng đất hiếm vẫn chưa được tiến hành lại. Bắc Kinh tuồng như không thèm quan tâm đến chuyện những nước khác cũng sẽ lo sợ cho chuyện cấm đoán này, vì Trung Quốc nắm hơn 90 phần trăm nguồn cung cấp hiện nay trên toàn thế giới cho loại vật liệu nguyên chất cực kỳ quan trọng này.
Trung Quốc đã không bỏ nhỡ cơ hội để trừng trị và làm nhục người Nhật Bản ngay cả sau khi ông thủ tướng Nhật đã nhượng bộ... Nguồn: Globalcartoon |
Có lẽ sự mất thăng bằng của Trung Quốc chỉ mang tính tạm thời. Có lẽ, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang chơi lá bài tinh thần quốc gia được quần chúng ưa thích ở nước họ nơi mà chủ nghĩa xã hội chỉ còn là một điều vô nghĩa đối với người dân. (Nhưng đó là một trò chơi nguy hiểm; họ có thể bị tẩu hỏa nhập ma, không còn có khả năng để tiết giảm những khủng hoảng trong tương lai có cùng một bản chất nghiêm trọng hơn.) Ai biết? Những gì người ta thấy được rõ ràng là cái phản ứng lỗ mãng, rõ lồ lộ của Trung Quốc đối với những tranh chấp không đáng kể - mà sự thường có thể được giải quyết một cách ôn hoà, nhẹ nhàng - giờ đã làm cho các nước láng giềng lấy làm quan ngại.
Nếu Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường mạnh nhất thế giới, điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc nổi giận về một điều gì đó thật sự quan trọng? Đây là câu hỏi được người ta đặt ra ở Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản và Nam Dương - là chính những nước mà không cần biết những gì họ nói ngược lại - đang theo dõi sự trỗi mình của Trung Quốc với một sự lẫn lộn vừa thán phục mà cũng vừa băn khoăn, lo lắng.
Về phương diện địa lý, những nước này cũng nằm ở những vị trí thuận lợi để cùng với Hoa Kỳ trong một chiến lược bao vây Trung Quốc. Chúng ta hiện khó mà đạt tới điểm này – Trung Quốc có nhiều củ cà rốt và gậy, và các nước láng giềng của Trung Quốc cũng rất khôn ngoan không dại gì đứng về phía Hoa Kỳ một cách máy móc – nhưng hiện đang có những dấu hiệu nghiêm trọng.
Giới lãnh đạo của một đất nước được chào hàng như là một siêu cường mới của thế giới, sắp lên ngôi đã miêu tả một người đàn ông bệnh tật và yếu đuối mà họ đã bỏ tù như là một sự hăm dọa khốc liệt cho chính họ... Nguồn: Globalcartoon |
Những sự tái tập hợp, sắp xếp mới này đi kèm theo với những rủi ro. Xem Trung Quốc như đó là một nước có tiềm năng trở nên một kẻ thù có thể trở nên một lời tiên tri của chính mình, điều này làm cho hết thảy mọi người ở trong tình trạng xấu, bất ổn. Nhưng nếu cái đoạn kết này sẽ tránh được, chừng đó cũng không đủ làm cho các nước khác tránh không nghĩ đến cái trường hợp xấu xa nhất. Trung Quốc cần lấy lại cái tư thế của chính mình và trở về lại nguyên thể với nguyên bản bài “vươn mình trổi dậy trong hoà bình, cho hoà bình” – và Trung Quốc cần suy gẫm lại bài học của Bismarck.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Tựa đề do NH đặt.
(2) China needs to lengthen its short fuse. Los Angeles Times, 12 November 2010.
(3) Tác giả Rajan Menon là giáo sư môn khoa học chính trị ở City College of New York/City University of New Y
source
CDV Online
No comments:
Post a Comment