Monday, 2 November 2009

Đông Đức lên tiếng



Cổng Brandenburg

Sự mất lòng tin qua lại giữa hai miền Đông và Tây Đức sau sự kiện sụp đổ bức tường Berlin đang mất dần và các giá trị xã hội của Đông Đức được đánh giá cao hơn, như phát hiện của nhà báo BBC William Horsley.

Phải mất nhiều thời gian thì dự báo của Willy Brandt mới trở thành sự thật.

Sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, cựu thủ tướng Tây Đức từng có lời tuyên bố nổi tiếng: "Những gì thuộc về nhau sẽ cùng nhau phát triển."

Nhưng bây giờ, nếu quí vị đứng ở Cổng Brandenburg, được xây dựng năm 1791 để ghi nhận hòa bình, và nhìn về phía đông của con đương Unter den Linden, bạn sẽ thấy điều đó ở Berlin đã trở thành sự thực.

Nhịp sống của thành phố đã rời bỏ các khu cửa hàng sang trọng và quán cà phê phía Tây sang khu mới phát triển ở bên Đông và trung tâm giải trí ở Alexanderplatz, nơi từng là phía bóng đêm cộng sản của thành phố.

Một trong số những anh hùng văn hóa mới của miền Đông là nhà văn đẻ ở Dresden, Ingo Schulze, cáo buộc miền Tây hành xử "cứ như tự do là điều họ đem cho chúng tôi".

Một số các lập luận của ông có vẻ dị biệt, nhưng được nhiều người lắng nghe.

Ông nói rằng với nhiều người thì cuộc sống dưới thời chủ nghĩa xã hội của Đông Đức mà hiện đang bị chửi rủa - những vấn đề như việc làm và trợ cấp xã hội - tốt hơn nhiều so với những gì diễn ra sau này và tự do mà không có công bằng xã hội thì không phải là tự do.

Ông thách thức nước Đức thống nhất tranh luận về điều đó, vì chưa bao giờ có cuộc tranh luận kiểu như vậy cách đây 20 năm. Miền Đông đang đáp trả.

"Biển mặt người"

Ảnh hưởng của miền Đông đang thay đổi nước Đức một cách thầm lặng nhưng rõ ràng.

Angela Merkel, thủ tướng mới tái đắc cử, là con gái của một mục sư Tin lành từ một vùng xa xôi của Đông Đức mà nay vẫn chưa hồi phục sau cơn sốc thống nhất - tư nhân hóa bắt buộc đối với các tập đoàn nhà nước đã giết chết một số cộng đồng dân cư.

Và trên bản đồ chính trị sau bầu cử cách đây một tháng, Đông Berlin và khu phụ cận được tô màu hồng của Đảng cánh Tả, tức là tiếng nói của những người bị bỏ mặc sau ngày hai nửa nước Đức thống nhất.

Bức tường Berlin

Tường Berlin sụp đổ là hệ quả của nhiều làn sóng

Có một người đàn ông đã biểu tượng hóa cuộc cách mạng Đông Đức là Jens Reich, lãnh đạo của phong trào dân sự hòa bình đã làm tan chảy nhà nước cảnh sát.

Tôi gặp ông ở một nơi được coi là từng diễn ra các cuộc biểu tình chống cộng sản quan trọng nhất, là nhà thờ Zion ở Đông Đức.

"Lúc đó có chừng nửa triệu người," ông nhớ lại những gì đã diễn ra. "Một biển mặt người kéo dài đến tận đường chân trời, và âm thanh từ loa vọng lại chỗ tôi đứng từ cả ba phía."

"Tôi không nhớ tôi đã nói to và nhanh đến thế nào, tôi chỉ có mảnh giấy này trong tay và một vài ghi chú."

Jens Reich nói rằng đám đông phải đòi lấy tự do mà Đảng cộng sản đã lấy mất của họ.

Ông nói về cuộc tuần hành ở Alexanderplatz vào ngày 4 tháng Mười Một năm 1989.

Và dòng người nổi loại không gì có thể cưỡng lại được.

Nhưng ông khẳng định rằng chỉ riêng lực tác động từ bên ngoài - ngay cả trong trường hợp tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã quyết định để cho Đông Âu tự đi theo con đường của mình - thì không đủ để làm bức tường sụp đổ.

Những sự phản kháng ở cấp cơ sở đã tăng dần trong nhiều năm như khu vực nhà thờ Zion.

Nơi đó có một "thư viện môi trường", nơi dân cư địa phương ghi lại những hành động phá hoại đất của chính quyền, dùng hóa chất động hại, khai thác mỏ uranium cho vũ khí hạt nhân của Nga nhưng khiến dân địa phương bị ung thư, và bỏ rơi các di sản kiến trúc ở Dresden và Đông Đức.

Và họ cũng có hệ thống nhà in chui gọi là samizdat để tiếp thêm sức cho cuộc cách mạng của sức dân.

Trong một cuộc đàn áp đẫm máu của an ninh cộng sản gọi là Stasi, những người phản kháng bị đánh và bắt khi ra khỏi nhà thờ. Thời điểm đó là hai năm trước ngày sụp đổ Bức Tường.

Nhưng các cuộc xung đột như vậy cùng những cuộc thể hiện ở nhiều nơi khắp Đông Đức, cuối cùng đã đem hàng triệu người ra mạo hiểm tính mạng để hạ bệ chế độ độc đảng cùng bộ máy đàn áp dã man của nó.

An ninh cộng sản Stasi

Sự đàn áp của mật vụ Stasi đã là quá khứ

Hôm nay đã 70 tuổi, ông Jens vẫn còn, như ngày xưa, là một nhà khoa học đáng kính.

Ông vẫn còn là người phản kháng theo một cách nào đó, giống như những người khác trong phong trào từng muốn một cuộc thống nhất từ từ và công bằng, hơn là con đường lịch sử đã đi, khiến Đông Đức bị nuốt chửng trong hệ thống luật và hiến pháp của Cộng hòa liên bang.

Không có gì khó hiểu tại sao ký ức thống nhất lại vừa ngọt ngào vừa cay đắng, chưa đầy hai năm sau ngày sụp bức tường, ít nhất một nửa số người dân Đông Đức ở độ tuổi lao động, tức là chừng 5 triệu người, không có việc làm phù hợp.

Các bệnh xá và nhóm xã hội từng được đánh giá cao trong thời cộng sản nay đóng cửa.

Nhưng miền đông đã có tự do và đồng mác Tây Đức.

Jens Reich hạnh phúc khi thấy bức tường đã sụp, vui mừng cho thế hệ mới, trong đó có các con ông, là công dân của thế giới, tự do đi lại, sang Anh, Tây Ban Nha và Mỹ.

Nhưng cái giá phải trả cho tự do không ngọt ngào như ông tưởng tượng.

"Những gì theo sau đó lẽ ra phải nên tích cực hơn. Bây giờ nó là vấn đề cho một nước Đức thống nhất."

**********************

source

BBC Vietnamese

No comments:

Post a Comment