Những trận hỗn chiến ác liệt trên đường phố Bangkok
Những trận hỗn chiến ác liệt trên đường phố Bangkok của Thái Lan khiến cho 2 người chết và hơn 100 người khác bị thương
Trần Vũ theo AP, Apr 13, 2009
Một cảnh cảnh sát chống bạo động. Photo courtesy: APCali Today News – Hàng ngàn binh sĩ Thái đã bắn khói cay và bắn cảnh cáo khi các cuộc biểu tình chống chính phủ Thái Lan lên cao điểm vào tối thứ hai 13/4.Khi những người biểu tình rút lui vào một khu phố thi chính cư dân Thái đã hết sức tức giận vì các cuộc biểu tình gây rối này, đã xung đột đẫm máu với họ.Những người biều tình yêu cầu TT Thái là A. Vejjajiva từ chức. Họ đã xung đột với cảnh sát chống bạo động suốt ngày thứ hai 13/4. Những người này là các cảm tình viên của cựu TT Shinawatra.Nhưng các cư dân khác của Bangkok hết sức bất bình vì chuyện biểu tình này và đã đánh nhau với đám biểu tình chống chính phủ, làm cho 2 người chết và trên 100 bị thương trong một chiến trận kéo dài đến 12 giờ.Nhiều trung tâm mua bán và các cửa tiệm phải đóng cửa. Hơn 10 quốc gia, kể cả Mỹ, ra lời cảnh báo công dân họ không nên du lịch đến Thái Lan.Đến tối thứ hai có đến 6,000 binh sĩ đã được huy động đến khu văn phòng của chính phủ, nơi những người biểu tình, đông đến 5,000 người, đã hiện diện từ ngày 26/3 đến nay.Nhưng khi những người này bắt đầu rút lui thì các cuộc xung đột đẫm máu xảy ra vì một số cư dân trong các khu phố gần đó không dằn được sự tức giận.Một viên chức Thái cho hay 2 người chết là đàn ông, tuổi 19 và 53 và có hơn 133 người khác đã bị thương trong các cuộc ấu đả.Nhiều người biểu tình đã tấn công một khu phố của người Hồi giáo, ném đá và đốt vỏ xe, đốt tiệm thực phẩm. Cư dân khu này dùng gậy đánh trả.Các quan sát viên cho là những cuộc biểu tình triền miên từ 2 năm nay đang gây ảnh hưỏng tai hại đến kinh tế và nền du lịch Thái Lan.Trần Vũ theo APsource
Calitoday
Monday April 13, 2009 - 10:52pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Thượng đỉnh và trật tự mới
Thượng đỉnh và trật tự mới
Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune
Chuỗi thượng đỉnh trong tuần này đang muốn lập nên một trật tự mới
Hãy có đôi dòng về bối cảnh đã...Cách đây hơn bảy tháng, trong những tuần cuối của Chính quyền George W. Bush, nhóm G20 đã họp thượng đỉnh tại thủ đô Hoa Kỳ dưới sự chủ tọa của vị Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ.Ngày 15 tháng 11 đó, ông Bush đã là “con vịt què”, một tổng thống về chiều và không còn nhiều ảnh hưởng. Tại thượng đỉnh ấy, lãnh tụ của 19 quốc gia hàng đầu về kinh tế và Liên hiệp Âu Châu mới chỉ ưu lo về viễn ảnh kinh tế đầy u ám và sự lan rộng của vụ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ. Các nước đã hội họp rồi ra về mà không gây được một tiếng vang.
Siêu cường các nước G20 gặp gỡ ngày 1 tháng 4, 2009 tại London.SAUL LOEB/GETTY IMAGE
Quyết định đáng chú ý nhất của G20 lần đó là kêu gọi thế giới đừng dại dột lui về phản ứng bảo hộ mậu dịch (protectionism) và cố gắng khởi động vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO nhằm đạt kết quả trước cuối năm. Vô vọng.Sau đó, kinh tế thế giới suy trầm hơn và mấp mé suy thoái trong khi một vụ khủng hoảng tài chính khác đã bùng nổ tại Đông Âu và đe dọa dội ngược vào các quốc gia thủ phạm tại Tây Âu. Vì hồ hởi chào mừng một kỷ nguyên mới của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Barack Obama, truyền thông Mỹ ít nhắc đến vụ khủng hoảng này. Thản hoặc như có loan tin thì lại coi như một hậu quả của khủng hoảng tài chánh Mỹ. Hoa Kỳ vốn có lắm tội… Trong khi ấy, Liên bang Nga đã xiết xong vòng đai trên đầu Georgia và bước qua khống chế xứ Ukraine bằng võ khí năng lượng là khí đốt, khiến cả khối Âu Châu bủn rủn và nói chuyện hoà giải. Thật ra, nói chuyện hoà giải mạnh mẽ nhất là Chính quyền Barack Obama nhậm chức ngày 20 tháng Giêng. Hoà giải với Nga và với cả Iran, nhằm giải quyết cho sớm hồ sơ A Phú Hãn và mở ra một kỷ nguyên hoà bình toàn cầu. Từ ngữ hắc ám là “khủng bố” trở thành cấm kỵ để khỏi mất lòng khối Hồi giáo, thay vào đó là chữ... “những tai hoạ do con người gây ra”! Ai muốn hiểu sao thì hiểu.Từ đó đến nay, nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như trong thời Tổng khủng hoảng 1929-1933 đã không xảy ra. Kinh tế Hoa Kỳ vẫn suy trầm (recession) và mấp mé suy thoái (depression), trầm trọng như vào thời 1981-1982, nhưng đã có vài dấu hiệu đụng đáy để phục hồi. Chính quyền mới của Obama đã hài hoà nắm tay Quốc hội đưa ra hàng loạt chương trình gọi là cứu nguy kinh tế mà thực chất là tăng chi để cải tạo xã hội và mua phiếu. Trong khi Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt lãi suất tới số không và bơm cả ngàn tỷ vào nền kinh tế. Ở bên ngoài, tình hình chưa được như vậy nên thượng đỉnh G20 lần này tập trung chú ý vào chuyện kinh tế theo cách “lắm thầy thối ma”, với nhiều dị biệt giữa các nước về phương thuốc chữa trị, thí dụ như “bổ” cho kinh tế bằng tăng chi hay “tả” cho hệ thống tài chánh ngân hàng bằng tăng cường kiểm soát? Ngoài chuyện kinh tế, thượng đỉnh G20 còn trùng vào một… tấm lịch. Mùng bốn tháng Tư năm 1949, Chiến tranh lạnh đã nối tiếp Thế chiến II và Hoa Kỳ, Canada cùng 10 nước Tây Âu đã lập ra Minh ước Bắc Đại tây dương NATO. Năm nay, NATO tròn sáu chục tuổi và vừa nhận lại một thành viên cũ là Pháp. Vì vậy, nối tiếp thượng đỉnh kinh tế của nhóm G20 tại thủ đô Anh là thượng đỉnh của NATO tại Đức và Pháp. Sau đó là thượng đỉnh của Hoa Kỳ với Liên hiệp Âu Châu tại Cộng hoà Tiệp (Chủ tịch Luân phiên của Liên Âu cho tới giữa năm nay). Sau cùng là thượng đỉnh Mỹ-Thổ, trong hai ngày thăm viếng xứ nước Thổ (Turkey) của ông Obama, mùng sáu mùng bảy tháng Tư. Qua tám ngày bận rộn, lãnh tụ của những quốc gia có thế lực nhất đã họp hành đa phương hay song phương đến hơn chục lần… Và họ nói chuyện về việc sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới.
***Chúng ta hãy nói về dự tính ghê gớm ấy…Thông thường, thượng đỉnh là cơ hội bắt tay chụp hình sau những tuyên bố chung rất chung chung. Thí dụ như Thượng đỉnh G20 để giải quyết chuyện kinh tế đầy nguy ngập của toàn cầu thì cũng chỉ tiến hành trong năm tiếng ngày mùng hai tháng Tư và sẽ có những tấm ảnh “hoành tráng” để đời. Chuyện quan trọng là việc chuẩn bị trước, rồi tới các cuộc gặp gỡ song phương giữa từng lãnh tụ với nhau. Sau đó là những phiên họp cấp chuyên môn để khai triển những thỏa thuận có khi không được thông báo ra ngoài, hoặc để khai thông những bế tắc mà bên ngoài ít ai nhìn thấy. Những thượng đỉnh Âu-Mỹ, nhóm G-7 hay G-8, hay APEC đều đã tiến hành rồi kết thúc như vậy. Nhưng lần này thì khác vì địa cầu đã chuyển trục. Lần này, tình hình cũng nghiêm ngặt như cách đây hai chục năm, khi Liên Xô sắp tan rã, Đức sẽ thống nhất và Chiến tranh lạnh kết thúc… Lần này, tất cả những phản ứng xương tủy về quyền lợi quốc gia đều bung ra và sau đó được tráng men ngoại giao bằng những tuyên cáo từ tốn, để lập ra một trật tự mới. Vì thế, chuỗi thượng đỉnh này mới đáng chú ý...Trước hết là về hồ sơ kinh tế tài chánh của thế giới. Người ta đã thấy nhiều bất toàn của kinh tế thị trường và sự bất cẩn của hệ thống kinh doanh lẫn chế độ kiểm soát hay điều tiết bất cập của nhà nước. Của ngần ấy nhà nước, không riêng gì Hoa Kỳ do những sai lầm lưu cữu từ thời Carter, Reagan đến Clinton và Bush 43. Khi cả thế giới đều hốt hoảng hay tuyệt vọng trong cơn giông bão tài chánh, định chế có trách nhiệm cứu nguy tài chánh và điều tiết được luồng giao dịch tư bản cho quân bình là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì thiếu tiền cấp cứu. Châm tiền cho IMF – nhân đó gia tăng sức mạnh của mình trong cơ chế quốc tế này – trở thành đề mục hấp dẫn. Nhân đó, lên tiếng đả kích Hoa Kỳ, đòi hạ bệ đồng Mỹ kim hoặc lập ra một ngoại tệ dự trữ khác để giảm thiểu cái thế thống trị ác ôn của Hoa Kỳ là một phản ứng chung của tinh thần quốc gia dân tộc… chống Mỹ.Giữa những ồn ào đó, làm sao tìm ra một giải pháp thực tiễn và hữu hiệu để từ nay thế giới sẽ tránh được tai họa? G20 sẽ gây thất vọng vì không thể làm ra phép lạ trong một ngày hội họp tiệc tùng và chụp hình linh tinh. Nhưng từ thượng đỉnh này, thế giới cũng sẽ thay đổi trong hệ thống luật lệ và kiểm soát, sẽ được khai triển về sau.Và nói gì thì nói, ngần ấy quốc gia đều đồng thanh chửi Mỹ hoặc dạy Mỹ chứ đều mong rằng kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi trước tiên để thị trường tiêu thụ trị giá mười ngàn tỷ lại hồi sinh, để giới tiêu thụ Mỹ sẽ lại tiêu xài… như Mỹ. Thị trường này lớn hơn tổng số tiêu thụ của sáu thị trường đứng sau Hoa Kỳ và là đầu máy cho nhiều nền kinh tế trên thế giới, kể cả Trung Quốc hay Nhật hay Đức.
Ta bước qua chuyện Âu-Mỹ...Khi tranh cử, Tổng thống Obama đả kích vị tiền nhiệm và nhiệt liệt ngợi ca Âu Châu với lời hứa hẹn là từ nay Hoa Kỳ sẽ tham khảo ý kiến của các đồng minh bên kia đại dương. Có kinh nghiệm vài tháng làm Nghị sĩ trước khi tranh cử, Obama tin rằng thái độ ấy sẽ khiến Âu Châu vui lòng mà kê vai gánh vác nhiều trách nhiệm hơn về thiên hạ sự. Ông lầm to!Chỉ vì bên kia Đại tây dương, các nước Âu Châu đã tung hô ông tới trời xanh và mong rằng Hoa Kỳ dưới triều đại Obama sẽ ăn nói dịu dàng hơn – và đòi hỏi ít hơn. Đôi bên đều hiểu lầm nhau. Dù có Bush hay không, Âu Châu không thể và không muốn cáng đáng thêm trách nhiệm – tiền đâu, lính đâu khi mà cả xã hội đều chủ hòa và chỉ muốn no đủ cho mình? Khi khu vực Balkans bốc lửa vì sự tan rã của Cộng hoà Liên bang Nam Tư – nằm trong ruột gan Âu Châu – thì các nước Âu Châu không giải quyết nổi. Cho tới khi NATO phải nhập trận, tức là Hoa Kỳ phải nhảy vào can thiệp, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, vốn ăn nói ngọt ngào hơn Bush trăm lần.Sau thượng đỉnh Âu-Mỹ, Tổng thống Obama sẽ hiểu ra việc đó khi thấy ngần ấy thành viên Âu Châu trong NATO đều thoái thác để khỏi gom thêm quân vào lực lượng NATO tại chiến trường A Phú Hãn. Không còn lý cớ là George Bush, Âu Châu có nhiều lý do khác. Thi dụ như chiến lược vô vọng của Hoa Kỳ tại A Phú Hãn…Các đồng minh Âu Châu càng ngần ngại thì Obama càng phải tìm giải pháp khác. Thỏa hiệp với Liên bang Nga và Iran hoặc chiêu dụ Turkey góp phần giải quyết là chiều hướng mới… Với kết quả là sẽ thả nổi cho các nước Trung Âu và Đông Âu bay về quỹ đạo của Nga. Georgia hay Ukraine thì đã xong, kế tiếp sẽ là Ba Lan, Cộng hoà Tiệp với lá chắn chiến lược BMD sẽ được hạ xuống. Sau đó có thể là ba nước Cộng hoà vùng Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia.Chuyện ấy có xảy ra hay không, người ta phải tìm thấy trong những buổi gặp gỡ tuần này. ***Ngày xưa, khi Liên Xô thời Gorbachev đang hấp hối, Hoa Kỳ thời Geroge H. Bush (Bush 41) đã khuyên giải nhiều nước Đông Âu dưới gót chân của Hồng quân là đừng vội đòi độc lập. Vậy mà phản ứng quốc gia dân tộc đã dẫn tới cơn chấn động lịch sử và phân nửa Âu Châu được giải phóng, hoặc đúng hơn, đã tự giải phóng trên đà sụp đổ của Liên Xô.
Trong gần hai chục năm sau đó, Hoa Kỳ (thời Clinton và Bush 41) đã thừa thắng xông lên và đẩy lá chắn NATO về hướng Đông, tới sát biên vực của Liên bang Nga. Đằng sau lá chắn này là một ngọn triều cách mạng muôn màu, để chuyển hoá các nước trong quỹ đạo Liên Xô thực thi dân chủ, đi theo kinh tế thị trường, gia nhập Liên hiệp Âu Châu và trở thành hội viên NATO. Điều V của Hiến chương NATO quy định rằng “tấn công một nước là tấn công cả khối”.Bây giờ, đã là hội viên NATO như Ba Lan, Tiệp hay các nước Baltic, hoặc sắp là hội viên như Georgia và Ukraine, bỗng thấy lá chắn ấy ụp lên đầu mình. Nhiều chính quyền đã đổ vì khủng hoảng tài chánh hoặc vì quá trông cậy vào Hoa Kỳ. Bên kia chiến hào, Liên bang Nga phất cờ đi tới, và nói chuyện tay đôi với Hoa Kỳ về an ninh của toàn cõi Âu Châu, từ thoả ước tài giảm võ khí nguyên tử SALT tới hệ thống phòng thủ chiến lược BMD hay hoả tiển chống phi đạn ABM… Đằng sau là các Giáo chủ Iran vẫn lặng lệ tiến hành kế hoạch võ khí nguyên tử khiến các nước Á Rập Hồi giáo Sunni hết hồn, và sẽ phản ứng. Một thành viên Hồi giáo của NATO là Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ tính sao?
Lúc ấy ta mới để ý là trong cái trớn của các cuộc họp hành tại Âu Châu, xứ Thổ đã tổ chức thượng đỉnh tay ba với lãnh đạo A Phú Hãn và Pakistan vào mùng một. Turkey là thành viên lâu đời của NATO, là cường quốc kinh tế kế thừa sự nghiệp của đế quốc Ottoman, có thế lực còn lớn hơn xứ Iran của dân Ba Tư theo hệ phái Shia hay khối Á Rập theo hệ phái Sunni. Nằm trên lằn ranh Âu Á hay Đông Tây, xứ này còn đóng chốt tại Hắc hải n ên có thể chặn đường Liên bang Nga trổ ra Địa trung hải. Chính quyền Ankara nghĩ sao về những chuyển động này của Mỹ?
Thế giới có thể đang chứng kiến sự hình thành của một trật tự mới. Đầy bất trắc. (NXN)
source
Việt Tribune
Tuesday April 7, 2009 - 12:37am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Bom phá thủng tượng Lenin ở Nga
Bom phá thủng tượng Lenin ở Nga
Vụ nổ xảy ra vào sáng sớm hôm Thứ Tư, 01.04.2009
Một trong những bức tượng Vladimir Lenin nổi tiếng nhất tại Nga đã bị đánh bom, khiến cho nhà cách mạng Bôn-sê-vich bị thủng một lỗ to tướng phía sau người.
Bức tượng đồng đặt tại thành phố St Petersburg đã bị hư hại nghiêm trọng trước lúc trời sáng hôm Thứ Tư, sau khi một vụ nổ xé toang một lỗ hổng trên chiếc áo khoác của Lenin.
Không ai bị thương trong vụ việc; hiện chưa rõ động cơ của vụ đánh bom là gì.
Bức tượng được đặt ngoài Nhà Ga Phần Lan nhằm đánh dấu lần vị lãnh tụ Bôn-sê-vich từ nước ngoài trở về hồi tháng Tư 1917.
Phát ngôn viên của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga tại St Petersburg nói với hãng tin AFP: "Hôm nay, vào lúc 0430 (tức 0030GMT), đã xảy ra một vụ nổ tại tượng đài Lenin ở Nhà Ga Phần Lan tại trung tâm thành phố."
Ông nói thêm: "Vụ nổ đã để lại lỗ hổng chừng 80-100cm ở tượng đài."
Lenin đã có bài phát biểu tại nhà ga xe lửa này sau khi lưu vong từ nước ngoài trở về.
Cuối năm đó, ông đã lãnh đạo cách mạng lật đổ chính quyền và đưa Cộng sản lên nắm quyền trên 70 năm.
St Petersburg là cái nôi của phong trào Cách Mạng Nga và được đổi tên thành Leningrad sau khi Lenin qua đời năm 1924.
Thi hài Lenin hiện vẫn được đặt tại lăng ở Moscow.
source
BBC Vietnamese
Friday April 3, 2009 - 12:25am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Vòi phun nước và cần câu móc
Vòi phun nước và cần câu móc
Nguyễn Kỳ Phong
Viết riêng cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ
Sau cuộc "ẩu đả" ngày 8 tháng 3-2009 giữa Hải Quân Hoa Kỳ (HQHK) và Hải Quân Trung Quốc (HQTQ) ở phía nam Đảo Nam Hải, vài thập niên sau này khi các nhà quân sử ghi lại cuộc chạm trán đầu tiên giữa hai lực lượng hải quân, họ sẽ không có nhiều chi tiết hấp dẫn để viết.
Và nếu các sử gia không giải thích rõ, đọc giả hậu thế có thể hiểu lầm "vũ khí" của hải quân hai cường quốc xử dụng trong cuộc đụng độ đó quá thô sơ, nếu không nói là giống như vũ khí thời Trung Cổ. Cuộc đụng độ đầu tiên có thể được ghi lại như sau: "... HQTQ dùng cần câu móc để cố gắng giựt đứt dây kéo máy truy tầm điện tử mà tàu HQHK đang dùng để thám thính. ... Và về phía HQHK, họ dùng vòi phun nước bắn ngăn chận các hải đỉnh Trung Cộng, khi tàu của Trung Quốc tiến đến quá gần. ..."
Bỏ đi tính chất khôi hài trong vụ đụng chạm vừa xảy ra ở gần đảo Hải Nam, đây có thể có thể mở màn cho một chạy đua tranh giành ảnh hưởng ở một vùng biển đang có nhiều quốc gia tranh chấp, nhưng Hoa Kỳ cho đó là hải phận quốc tế, và khẳng định mọi thuyền bè có quyền tự do di chuyển qua lại. Hoa Kỳ cho biết, ngày 8 tháng 3-2009, trong khi tàu thám thính hải hình USNS Impeccable (T-AGOS 23) đang làm nhiệm vụ thám sát địa hình lòng biển ngoài hải phận quốc tế, khoảng 110 cây số phía nam Đảo Hải Nam, thì bị năm tàu của HQTQ tiến đến gần, rồi di hành qua lại trước hướng đi của tàu Impeccable một cách rất nguy hiểm. Có lúc tàu HQTQ đã tiến sát vào tàu Hoa Kỳ không hơn 10 thước. Thủy thủ đoàn tàu Impeccable đã dùng vòi nước chửa lửa xịt vào thủy thủ Trung Quốcđể ngăn cản không cho họ cập tàu gần hơn. Phía Trung Quốc cho biết họ có toàn quyền ngăn chận hoạt động trái phép của HQHK, vì Hoa Kỳ xâm phạm lãnh hải của họ.
Trong khi Hoa Kỳ công nhận đặc quyền kinh tế của một quốc gia từ bờ biển ra đến ngoài khơi 200 dặm (300km); nhưng Hoa Kỳ chủ trương quyền tự do hải hành chỉ cách 12 dặm (18km) ngoài khơi bờ biển của mọi quốc gia.
Công tác của tàu Impeccable là gì? Tại sao HQTQ lại có thái độ mạnh (nhưng áp dụng phương tiện yếu) với một tàu không võ trang? Và trong tương lai, nếu hộ tống hạm của HQHK lai vãng trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, thì phản ứng của HQTQ ra sao?
Điệp Vụ của Tàu USNS Impeccable (T-AGOS 23)
USNS là tên viết tắt của United States Naval Ship. T là ký hiệu cho loại tàu bán quân sự và thuộc quyền điều khiển của Bộ Tư Lệnh Quân Vận Đường Biển (Military Sealift Command). Bán quân sự là vì tàu hải quân Hoa Kỳ nhưng do dân sự điều khiển.
Mỹ nói tàu Impeccable đang làm nhiệm vụ thám sát địa hình lòng biển ngoài hải phận quốc tế
Các tàu loại T phần lớn là loại tàu yểm trợ (như tàu cứu thương, công xưởng hạm, vận tải hạm, tàu tiếp dầu, nước ...) thuộc quyền xử dụng Bộ Tư Lệnh Military Sealift Command. AGOS là ký hiệu chỉ loại tàu thám thính, vẽ bản đồ lòng biển, thâu thập âm thanh dưới nước, và tuần hành để yểm trợ cho các điệp vụ chống tàu ngầm.
T-AGOS 23 chính thức được ghi là Ocean Research Ship trong danh bộ tàu của HQHK - nhưng cộng thêm khả năng yểm trợ tác chiến chống tàu ngầm.
Ngày 8 tháng 3, chúng ta biết tàu Impeccable đang kéo máy truy tầm điện tử (hay thả máy truy tầm điện tử xuống đáy biển) ở phía nam đảo Hải Nam, khi cuộc chạm trán xảy ra. Trước vụ chạm trán ngày chủ nhật 8/03, Hải quân TQ đã khiêu khích một tàu khảo sát khác của Hải quân HK vài ngày trước đó. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết, thứ Tư ngày 4, một tàu thuộc Sở Tuần Tiễu Ngư Nghiệp Trung Quốc đã dùng đèn pha chiếu vào tàu khảo sát địa dư USNS Victorious (tương tự như tàu USNS Impeccable) trong khi tàu này đang hoạt động 180 cây số ngoài khơi Hoàng Hải, vùng biển giữa Trung Quốc và Đại Hàn. Hôm sau, một phi cơ trinh sát Y-12 của Không Quân Trung Quốc bay qua lại thật thấp ngang tàu USNS Victorious 12 lần. Sự có mặt của tàu Impecable ở Hải Nam không phải ngẫu nhiên; và công tác của tàu không đơn thuần như chỉ quan sát địa dư dưới lòng biển. Hoa Kỳ không lạ gì đối với tất cả địa hình miền duyên hải Trung Quốc từ nơi đối diện với Móng Cái đến phía bắc của Bắc Hải. Từ năm 1963, qua Kế Hoạch DeSoto, HQHK vừa thám sát vùng duyên hải Trung Cộng, vừa khẳng định lại chủ thuyết tự do di chuyển 12 dặm ngoài khơi bờ biển của mọi quốc gia.
Hải quân Trung Quốc cũng không lạ gì với những vụ thám thính của Mỹ: chỉ trong năm 1964 Trung Quốc lên tiếng phản đối HQHK đã xâm phạm lãnh hải của họ hơn 200 lần! Cũng từ kế hoạch trinh sát hải phận DeSoto này, chiến đỉnh Maddox của HQHK đã đi quá sâu và bờ biển của Bắc Việt, để gây ra vụ hải chiến Vịnh Bắc Việt vào tháng 8-1964 giữa Hoa Kỳ và Hải Quân CSVN.
Gần đây nhất, giới quan tâm không quên vụ đụng nhau trên không giữa một phi cơ thám sát điện tử EP-3 của HQHK và chiến đấu cơ F-8 của Không Quân Trung Quốcvào đầu tháng 4-2001. Hai bên đã biết ý định của nhau quá rõ.
Như vậy, tàu Impeccable đang có công tác gì khác hơn ở chung quanh căn cứ tàu ngầm của HQTQ ở Đảo Hải Nam?
Hoa Kỳ Lo Ngại Khả Năng Nào của HQTQ?
Nói một cách tổng quát, Hoa Kỳ chưa quan tâm về HQTQ như là một lực lượng đáng ngại - không phải trong lúc này, hay là trong tương lai gần.
Tài liệu Quốc Phòng Hoa Kỳ cho thấy, tổng cộng lực lượng của ba Hạm Đội Bắc Hải, Đông Hải, và Nam Hải của HQTQ, chỉ bằng một Hải Đoàn Hạm Đội Xung Kích (Carrier Strike Group) của HQHK - và HQHK có ba Hải Đoàn Hạm Đội Xung Kích ở Tây Thái Bình Dương. HQHK cho biết họ không lo ngại khả năng vũ khí của HQTQ trên mặt nước, như chiến đỉnh, hàng không mẫu hạm, pháo hạm, không lực hải quân. ...
Hoa Kỳ quan tâm về những vũ khí Trung Quốc đang thử nghiệm và áp dụng dưới mặt nước, như mìn dưới nước, thủy lôi, và tàu ngầm.
Nguyễn Kỳ Phong
Nhưng Hoa Kỳ quan tâm về những vũ khí HQTQ đang thử nghiệm và áp dụng dưới mặt nước, như mìn dưới nước, thủy lôi, và tàu ngầm. Đây là những loại vũ khí rẻ tiền, dễ sản xuất và dễ ngụy trang - nhưng rất hiệu nghiệm để ngăn chặn đối phương, trong giai đoạn đối phương có thế mạnh.Từ năm 2004 HQHK đã lên tiếng báo động về hai loại vũ khí HQTQ đang phát triển và kiện toàn: Mìn nước và thủy lôi; và, tàu ngầm chạy bằng điện (qua máy phát điện diesel). Năm 2004 Đô Đốc Vermon Clark, Tư Lệnh HQHK, cho biết HQTQ đã gia tăng sản xuất, mua, hay nhờ sự giúp đỡ của các quốc gia tây phương (Pháp và Đức), để hạ thủy tiềm thủy đỉnh chạy bằng điện (battery-powered submarines). Tiềm thủy đỉnh chạy bằng điện có nhiều bất lợi và giới hạn, nhưng lợi điểm tối hậu là chạy rất êm, ít tiếng động, nên khó phát giác và truy lùng.
Sự kiện này được nhắc lại vào tháng 1-2007, khi Đô Đốc Micahel G. Mullen, Tư Lệnh HQHK (bây giờ là Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ) tiết lộ trước Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện, là vào tháng 10-2006, một tàu ngầm chạy bằng điện của Trung Quốc đã tiến sát đến Hàng Không Mẫu Hạm Kitty Hawk ở vùng biển Đảo Okinawa, trước khi bị khám phá. Đô Đốc Mullen cho biết ưu tiên của HQHK trong tương lai là phải cấp bách phát triển khả năng truy tầm tàu ngầm của Trung Cộng.
Giới quan sát HQTQ cho biết thêm, chỉ trong 12 năm, từ 1995 đến 2007 năm, HQTQ đã hạ thủy tất cả 31 tàu ngầm, trong đó có ít nhất là 2 tàu ngầm nguyên tử. Theo dự đoán của Hoa Kỳ, đến năm 2020, HQTQ sẽ có ít nhất là 60 tiềm thủy đỉnh, trong đó hơn 30 tàu được xếp vào loại tối tân.Một loại vũ khí thứ hai của HQTQ gây chú ý cho HQHK là mìn dưới nước và thủy lôi (Trong định nghĩa quân sự, mìn nước và thủy lôi khác nhau ở chổ, thủy lôi có thể di chuyển đến mục tiêu; trong khi mìn nằm cố định ở một vị trí.). Trong chiến lược hải quân, mìn nước là một phương tiện thích hợp nhất để ngăn cản, hay ít nhất gây nhiều đình trệ cho hướng tiến quân của đối phương lên miền duyên hải. Mìn rất rẻ để sản xuất, và dể dàng ứng dụng.
Hoa Kỳ quan tâm đến một lọai thủy lôi-mìn mà HQTQ đặt tên là "tự hành thủy lôi" (zihang shuilei). Loại mìn này được bắn ra từ tàu ngầm hay thả từ chiến đỉnh xuống biển. Mìn có trang bị động cơ để tự di chuyển. Khi đến một tọa độ đã định, động cơ ngừng và mìn chìm xuống lòng biển. Mìn-thủy lôi đó có ngòi nổ bằng từ trường (magnetic), âm thanh của sóng nước (wave-activated), hay điều khiển bằng vô tuyến. Mìn nước là một chiến lược của HQTQ để chống lại lọai chiến đỉnh duyên hải (Littoral Combat Ship, chiến đỉnh có khả năng hoạt động sát bờ biển và vùng nước cạn) mà HQHK sắp trang bị.Nhưng mìn nước trang bị bằng chất nổ quy ước không làm cho các tư lệnh HQHK mất ngủ bằng mìn hay thủy lôi có đầu đạn nguyên tử chiến thuật (bom/ đạn nguyên tử chiến thuật có sức tàn phá trong chu vi hai, ba hai cây số vuông).
Đây không phải là một chiến lược mới lạ - HQTQ học lại từ chiến lược quân sự của Nga và Hoa Kỳ. Trong cao điểm của thời Chiến Tranh Lạnh của thập niên 50 và 60, Hoa Kỳ đã sản suất nhiều đại bác bắn đạn nguyên tử chiến thuật để trang bị cho quân đội NATO. Lý do Đồng Minh Tây Âu phải trang bị đại bác nguyên tử chiến thuật vì Nga và đồng minh Đông Âu có số lượng quân và xe tăng hơn gấp bốn lần khối NATO. Đối với HQTQ, việc xử dụng mìn nước nguyên tử là chuyện "chẳng đặng đừng," nhưng đó là một khả thể nếu tình hình bắt buộc. Về khả thể nguyên tử chiến thuật này, các tư lệnh HQHK không có câu trả lời.
Lực lượng hải quân hiện nay của Mỹ vẫn trội hơn Trung Quốc
Chiến Lược "Biển Xanh" Của Hải Quân Trung Quốc
Để những độc giả không rành về thuật ngữ của hải quân, từ "biển xanh" như trong câu văn "hải quân biển xanh," có ý chỉ hải quân có khả năng hoạt động xa ra ngoài đại dương (nước biển càng xa bờ thì càng xanh).
Hàng không mẫu hạm là trung tâm của một hạm đội; và hạm đội là cột trụ của hải quân của một quốc gia. Để có một hạm đội có thể hoạt động vài ngàn cây số cách hải phận nhà, là một chuyện không đơn giản cho HQTQ trong lúc này. Nhất là khi họ chưa có được một hàng không mẫu hạm.
Năm 1998 Trung Quốc mua lại từ Ukraine một hàng không mẫu hạm đang đóng chưa hoàn tất - mẫu hạm chỉ có vỏ bên ngoài, chưa có máy móc hay trang bị bên trong. Sau khi mua mẫu hạm Varyag, Trung Quốcký hợp đồng để mua khoảng 50 phi cơ Su-33K, để thực tập cất cánh và đáp trên mẫu hạm.
Theo các nhà quan sát quân sự, HQTQ mua mẫu hạm Varyag về để huấn luyện, biến chế thêm, hay dựa vào đó sản suất một hàng không mẫu hạm tương tự. Tuy nhiên ngay cả nếu HQTQ thành công tự đóng lấy một mẫu hạm loại Varyag, thì khả năng hạm đội của HQTQ chưa có gì đáng nói.
Chưa có hàng không mẫu hạm nên HQTQ không thể hoạt động xa căn cứ tiếp liệu. Chiến lược của HQTQ, như vậy, đặt trọng tâm vào hoạt động bảo vệ miền duyên hải - có nghĩa là sản xuất thêm nhiều tàu ngầm, mìn nước và thủy lôi.
Tin tức tình báo HQHK cho biết, Trung Quốc mua kỹ thuật chế mìn từ Nga; máy phát điện cho tàu ngầm, từ Pháp và Đức. HQTQ hy vọng số lượng nhiều sẽ thay cho khiếm khuyết kỹ thuật. Đúng như vậy: và số lượng là một trong những vấn đề gây trở ngại cho HQHK.
Để đối phó với số lượng mìn, thủy lôi và tàu ngầm, Đô Đốc Vermon Clark ra lệnh HQHK gia tăng thí nghiệm và sản xuất thêm "hàng ngàn, hàng chục ngàn máy báo động" để truy tầm và đánh dấu mọi di chuyển dưới nước của HQTQ.
Qua quân lệnh của Đô Đốc Clark, đến đây chúng ta có thể đoán được sự hiện diện và mục đích của hai tàu "khảo sát địa dư biển" USNS Impeccable ở Nam Hải, và USNS Victorious ở Bắc Hải: rải máy truy tầm và định vị (đánh dấu vị trí) mìn nước hoạt động tàu ngầm ở vùng duyên hải Trung Cộng.
Giả định Trung Quốc hạ thủy được một hàng không mẫu hạm vào năm 2012, HQTQ vẫn còn nhiều khiếm khuyết trong tương quan đối với hải quân của các cường quốc. Những khuyết điểm quan trọng như, thiếu hoàn hảo về hệ thống C4ISR (Control, Command, Communication, Computer, Intelligence, Surveillance and reconnaisance/ chỉ huy, điều khiển, truyền tin, điện toán, tình báo, canh chừng và thám sát). HQTQ còn yếu về chiến tranh chống tàu ngầm, chống không kích, và chống thủy lôi.
Quan trọng hơn hết, khả năng của HQTQ bị giới hạn toàn diện khi kỹ thuật đóng tàu chiến của Trung Quốc còn bị phụ thuộc vào các quốc gia Tây phương. Hiện nay Không Quân Trung Quốc đã mua được máy bay tiếp tế xăng trên không và đang thực tập kỹ thuật này.
Phải có khả năng tiếp tế xăng trên không thì Không Lực HQTQ mới có thể hoạt động song song với mẫu hạm trên một mặt trận vài ngàn cây số.
Trong tương quan quá chênh lệch so với đối phương, HQTQ cố gắng thực tập và trang bị những gì họ có thể làm thuần thạo nhất: sản suất tàu ngầm nhỏ, chế thêm mìn nước và thủy lôi, và dùng tàu ngầm làm phương tiện thả mìn.
Nguyễn Kỳ Phong
Như đã nói ở trên, tổng cộng hỏa lực ba Hạm Đội của HQTQ chỉ tương đương bằng một Hải Đoàn Mẫu Hạm Xung Kích (Carrier Strike Group) của Mỹ. Như là một Quân Chủng, HQTQ có 59 tiềm thủy đỉnh, trong đó chỉ có 5 chiếc chạy bằng nguyên tử; 62 chiến đỉnh; 54 vận tải hạm đổ bộ; và, 46 phi cơ tuần tiễu biển có trang bị hỏa tiễn.
Để so sánh, Hoa Kỳ có 3 Hải Đoàn Mẫu Hạm Xung Kích ở Tây Thái Bình Dương (là vùng biển từ Đảo Guam đến eo biển Malacca của Singapore).
Trong tương quan quá chênh lệch so với đối phương, HQTQ cố gắng thực tập và trang bị những gì họ có thể làm thuần thạo nhất: sản suất tàu ngầm nhỏ, chế thêm mìn nước và thủy lôi, và dùng tàu ngầm làm phương tiện thả mìn.
Phản Ứng Của Hải Quân Hoa Kỳ Đối Với Chiến Lược Của HQTQ
Trong hai tường trình mới nhất về khả năng của HQTQ, một tường trình do chính Quốc Hội Hoa Kỳ soạn thảo (China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities - Background and Issues for Congress, November 19, 2008), và một đến từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (Annual Report to Congress, Military Power of the People's Republic of China 2008), cả hai tường trình đều cổ vũ chiến lược canh chừng, định vị và trinh sát thường trực hoạt động của HQTQ.
HQHK cổ võ một chiến lược thụ động như vậy, vì trên thực tế, HQTQ chưa hoạt động được xa, và chưa có những thái độ gây hấn rõ ràng ở Thái Bình Dương - cho đến khi HQTQ thật sự có được một lực lượng hàng không mẫu hạm.
Hải Quân Thế giới không ngạc nhiên hay bàn tán khi những quốc gia như Ấn Độ, Á Căn Đình, hay Ba Tây có hàng không mẫu hạm. Nhưng thế giới quan tâm khi HQTQ có được khả năng đó. Vì khi có hàng không mẫu hạm, Trung Quốcsẽ ngự trị vùng biển Tây Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á.
Lặp lại lời tuyên bố của Đô Đốc Vermon Clark, để đối phó với HQTQ, Hoa Kỳ phải chế biến và thử nghiệm, "hàng ngàn, hàng chục ngàn" máy truy tầm để canh chừng, trinh sát và định vị những vũ khí dưới mặt nước của HQTQ. Thử nghiệm có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rải những máy truy tầm ở những miền duyên hải Trung Quốcvà những vùng có tàu ngầm hoạt động.
Trước đây, HQHK dùng một số sensor (máy truy tầm và báo động) cần có sự hoạt động song song của phi cơ: Sensors thả xuống biển, nằm trôi nổi trên mặt nước, hay lưng chừng trên đáy biển. Hàng ngày hải quân phải cho loại máy bay P-3 Orion bay sát trên mặt biển để thâu lại những tín hiệu được máy sensors thâu lại trong 24 giờ qua.
Trong thời gian gần đây HQHK đã thử nghiệm hai loại sensors mới, tối tân và hữu hiệu hơn: hai loại có tên là Twin-line Thin-line (TLTL), và vector-sensor towed arrays (VSTA). Máy có khả năng truy tầm chu vi rộng, phân lọai mục tiêu, và xác định vị trí mục tiêu chính xác hơn, và có thể tắt mở từ xa để tiết kiệm pin. Nhưng tiện lợi nhất, là máy có thể tự gởi đi tin tức thẳng lên vệ tinh bay trên trời, không còn cần phi cơ bay qua lại hàng ngày để thu lượm tin tức như trước.
Với một sự suy đoán e dè của người viết, nhiệm vụ của hai tàu USNS Immpeccable và USNS Victorious trong hai ngày 4 và 8 tháng 3 vừa qua, không gì khác hơn là kéo (và có thể thả xuống lòng biển) những máy VSTA đã nói trên.Trong lúc HQTQ chưa có được hàng không mẫu hạm để ra uy, họ tạm thời dùng cần câu móc để "chọt" hải đỉnh Hoa Kỳ. Tương tự, khi thực lực của HQTQ chưa lộ liễu và đáng ngại, súng phun nước là đối phó vừa đủ của HQHK trong hoàn cảnh nhất thời.
Nhưng có thể hai bên sẽ không xài đồ chơi này lâu: Ngày 10 tháng 3, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết họ sẽ gởi chiến hạm có trang bị hỏa tiễn USS Chung-Hoon (ĐG 93) đến vùng biển nam Đảo Hải Nam, để hộ tống USNS Imppeccable.
Đây là một lối "chơi chữ" của HQHK. Chiến đỉnh USS Chung-Hoon là tên của Đề Đốc Gordon Pai'ea Chung Hoon. Đề Đốc Chung Hoon là người Mỹ gốc Tàu, sinh ra ở Hawaii, tốt nghiệp Võ Bị Hải Quân Annapolis năm 1943.
Nghe nói Trung Quốccũng sẽ gởi một tuần dương đỉnh đến vùng biển Nam Hải, với lời tuyên bố là họ sẽ bảo vệ lãnh hải đến cùng trong trường hợp cần thiết.
Về tác giả: Nhà biên khảo Nguyễn Kỳ Phong, hiện sống ở Mỹ, là tác giả nhiều bài báo và sách viết về chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm gần đây của ông là Vũng lầy Bạch ốc - Người Mỹ và chiến tranh Việt Nam (Tiếng Quê Hương, Virginia 2006).
source
BBCVietnamese.com
Friday March 20, 2009 - 04:21am (EDT) Permanent Link 0 Comments
REMINISCENCE OF SAIGON, PEARL OF THE FAR EAST
Monday March 16, 2009 - 05:12am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Những trận hỗn chiến ác liệt trên đường phố Bangkok của Thái Lan khiến cho 2 người chết và hơn 100 người khác bị thương
Trần Vũ theo AP, Apr 13, 2009
Một cảnh cảnh sát chống bạo động. Photo courtesy: APCali Today News – Hàng ngàn binh sĩ Thái đã bắn khói cay và bắn cảnh cáo khi các cuộc biểu tình chống chính phủ Thái Lan lên cao điểm vào tối thứ hai 13/4.Khi những người biểu tình rút lui vào một khu phố thi chính cư dân Thái đã hết sức tức giận vì các cuộc biểu tình gây rối này, đã xung đột đẫm máu với họ.Những người biều tình yêu cầu TT Thái là A. Vejjajiva từ chức. Họ đã xung đột với cảnh sát chống bạo động suốt ngày thứ hai 13/4. Những người này là các cảm tình viên của cựu TT Shinawatra.Nhưng các cư dân khác của Bangkok hết sức bất bình vì chuyện biểu tình này và đã đánh nhau với đám biểu tình chống chính phủ, làm cho 2 người chết và trên 100 bị thương trong một chiến trận kéo dài đến 12 giờ.Nhiều trung tâm mua bán và các cửa tiệm phải đóng cửa. Hơn 10 quốc gia, kể cả Mỹ, ra lời cảnh báo công dân họ không nên du lịch đến Thái Lan.Đến tối thứ hai có đến 6,000 binh sĩ đã được huy động đến khu văn phòng của chính phủ, nơi những người biểu tình, đông đến 5,000 người, đã hiện diện từ ngày 26/3 đến nay.Nhưng khi những người này bắt đầu rút lui thì các cuộc xung đột đẫm máu xảy ra vì một số cư dân trong các khu phố gần đó không dằn được sự tức giận.Một viên chức Thái cho hay 2 người chết là đàn ông, tuổi 19 và 53 và có hơn 133 người khác đã bị thương trong các cuộc ấu đả.Nhiều người biểu tình đã tấn công một khu phố của người Hồi giáo, ném đá và đốt vỏ xe, đốt tiệm thực phẩm. Cư dân khu này dùng gậy đánh trả.Các quan sát viên cho là những cuộc biểu tình triền miên từ 2 năm nay đang gây ảnh hưỏng tai hại đến kinh tế và nền du lịch Thái Lan.Trần Vũ theo APsource
Calitoday
Monday April 13, 2009 - 10:52pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Thượng đỉnh và trật tự mới
Thượng đỉnh và trật tự mới
Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune
Chuỗi thượng đỉnh trong tuần này đang muốn lập nên một trật tự mới
Hãy có đôi dòng về bối cảnh đã...Cách đây hơn bảy tháng, trong những tuần cuối của Chính quyền George W. Bush, nhóm G20 đã họp thượng đỉnh tại thủ đô Hoa Kỳ dưới sự chủ tọa của vị Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ.Ngày 15 tháng 11 đó, ông Bush đã là “con vịt què”, một tổng thống về chiều và không còn nhiều ảnh hưởng. Tại thượng đỉnh ấy, lãnh tụ của 19 quốc gia hàng đầu về kinh tế và Liên hiệp Âu Châu mới chỉ ưu lo về viễn ảnh kinh tế đầy u ám và sự lan rộng của vụ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ. Các nước đã hội họp rồi ra về mà không gây được một tiếng vang.
Siêu cường các nước G20 gặp gỡ ngày 1 tháng 4, 2009 tại London.SAUL LOEB/GETTY IMAGE
Quyết định đáng chú ý nhất của G20 lần đó là kêu gọi thế giới đừng dại dột lui về phản ứng bảo hộ mậu dịch (protectionism) và cố gắng khởi động vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO nhằm đạt kết quả trước cuối năm. Vô vọng.Sau đó, kinh tế thế giới suy trầm hơn và mấp mé suy thoái trong khi một vụ khủng hoảng tài chính khác đã bùng nổ tại Đông Âu và đe dọa dội ngược vào các quốc gia thủ phạm tại Tây Âu. Vì hồ hởi chào mừng một kỷ nguyên mới của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Barack Obama, truyền thông Mỹ ít nhắc đến vụ khủng hoảng này. Thản hoặc như có loan tin thì lại coi như một hậu quả của khủng hoảng tài chánh Mỹ. Hoa Kỳ vốn có lắm tội… Trong khi ấy, Liên bang Nga đã xiết xong vòng đai trên đầu Georgia và bước qua khống chế xứ Ukraine bằng võ khí năng lượng là khí đốt, khiến cả khối Âu Châu bủn rủn và nói chuyện hoà giải. Thật ra, nói chuyện hoà giải mạnh mẽ nhất là Chính quyền Barack Obama nhậm chức ngày 20 tháng Giêng. Hoà giải với Nga và với cả Iran, nhằm giải quyết cho sớm hồ sơ A Phú Hãn và mở ra một kỷ nguyên hoà bình toàn cầu. Từ ngữ hắc ám là “khủng bố” trở thành cấm kỵ để khỏi mất lòng khối Hồi giáo, thay vào đó là chữ... “những tai hoạ do con người gây ra”! Ai muốn hiểu sao thì hiểu.Từ đó đến nay, nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như trong thời Tổng khủng hoảng 1929-1933 đã không xảy ra. Kinh tế Hoa Kỳ vẫn suy trầm (recession) và mấp mé suy thoái (depression), trầm trọng như vào thời 1981-1982, nhưng đã có vài dấu hiệu đụng đáy để phục hồi. Chính quyền mới của Obama đã hài hoà nắm tay Quốc hội đưa ra hàng loạt chương trình gọi là cứu nguy kinh tế mà thực chất là tăng chi để cải tạo xã hội và mua phiếu. Trong khi Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt lãi suất tới số không và bơm cả ngàn tỷ vào nền kinh tế. Ở bên ngoài, tình hình chưa được như vậy nên thượng đỉnh G20 lần này tập trung chú ý vào chuyện kinh tế theo cách “lắm thầy thối ma”, với nhiều dị biệt giữa các nước về phương thuốc chữa trị, thí dụ như “bổ” cho kinh tế bằng tăng chi hay “tả” cho hệ thống tài chánh ngân hàng bằng tăng cường kiểm soát? Ngoài chuyện kinh tế, thượng đỉnh G20 còn trùng vào một… tấm lịch. Mùng bốn tháng Tư năm 1949, Chiến tranh lạnh đã nối tiếp Thế chiến II và Hoa Kỳ, Canada cùng 10 nước Tây Âu đã lập ra Minh ước Bắc Đại tây dương NATO. Năm nay, NATO tròn sáu chục tuổi và vừa nhận lại một thành viên cũ là Pháp. Vì vậy, nối tiếp thượng đỉnh kinh tế của nhóm G20 tại thủ đô Anh là thượng đỉnh của NATO tại Đức và Pháp. Sau đó là thượng đỉnh của Hoa Kỳ với Liên hiệp Âu Châu tại Cộng hoà Tiệp (Chủ tịch Luân phiên của Liên Âu cho tới giữa năm nay). Sau cùng là thượng đỉnh Mỹ-Thổ, trong hai ngày thăm viếng xứ nước Thổ (Turkey) của ông Obama, mùng sáu mùng bảy tháng Tư. Qua tám ngày bận rộn, lãnh tụ của những quốc gia có thế lực nhất đã họp hành đa phương hay song phương đến hơn chục lần… Và họ nói chuyện về việc sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới.
***Chúng ta hãy nói về dự tính ghê gớm ấy…Thông thường, thượng đỉnh là cơ hội bắt tay chụp hình sau những tuyên bố chung rất chung chung. Thí dụ như Thượng đỉnh G20 để giải quyết chuyện kinh tế đầy nguy ngập của toàn cầu thì cũng chỉ tiến hành trong năm tiếng ngày mùng hai tháng Tư và sẽ có những tấm ảnh “hoành tráng” để đời. Chuyện quan trọng là việc chuẩn bị trước, rồi tới các cuộc gặp gỡ song phương giữa từng lãnh tụ với nhau. Sau đó là những phiên họp cấp chuyên môn để khai triển những thỏa thuận có khi không được thông báo ra ngoài, hoặc để khai thông những bế tắc mà bên ngoài ít ai nhìn thấy. Những thượng đỉnh Âu-Mỹ, nhóm G-7 hay G-8, hay APEC đều đã tiến hành rồi kết thúc như vậy. Nhưng lần này thì khác vì địa cầu đã chuyển trục. Lần này, tình hình cũng nghiêm ngặt như cách đây hai chục năm, khi Liên Xô sắp tan rã, Đức sẽ thống nhất và Chiến tranh lạnh kết thúc… Lần này, tất cả những phản ứng xương tủy về quyền lợi quốc gia đều bung ra và sau đó được tráng men ngoại giao bằng những tuyên cáo từ tốn, để lập ra một trật tự mới. Vì thế, chuỗi thượng đỉnh này mới đáng chú ý...Trước hết là về hồ sơ kinh tế tài chánh của thế giới. Người ta đã thấy nhiều bất toàn của kinh tế thị trường và sự bất cẩn của hệ thống kinh doanh lẫn chế độ kiểm soát hay điều tiết bất cập của nhà nước. Của ngần ấy nhà nước, không riêng gì Hoa Kỳ do những sai lầm lưu cữu từ thời Carter, Reagan đến Clinton và Bush 43. Khi cả thế giới đều hốt hoảng hay tuyệt vọng trong cơn giông bão tài chánh, định chế có trách nhiệm cứu nguy tài chánh và điều tiết được luồng giao dịch tư bản cho quân bình là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì thiếu tiền cấp cứu. Châm tiền cho IMF – nhân đó gia tăng sức mạnh của mình trong cơ chế quốc tế này – trở thành đề mục hấp dẫn. Nhân đó, lên tiếng đả kích Hoa Kỳ, đòi hạ bệ đồng Mỹ kim hoặc lập ra một ngoại tệ dự trữ khác để giảm thiểu cái thế thống trị ác ôn của Hoa Kỳ là một phản ứng chung của tinh thần quốc gia dân tộc… chống Mỹ.Giữa những ồn ào đó, làm sao tìm ra một giải pháp thực tiễn và hữu hiệu để từ nay thế giới sẽ tránh được tai họa? G20 sẽ gây thất vọng vì không thể làm ra phép lạ trong một ngày hội họp tiệc tùng và chụp hình linh tinh. Nhưng từ thượng đỉnh này, thế giới cũng sẽ thay đổi trong hệ thống luật lệ và kiểm soát, sẽ được khai triển về sau.Và nói gì thì nói, ngần ấy quốc gia đều đồng thanh chửi Mỹ hoặc dạy Mỹ chứ đều mong rằng kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi trước tiên để thị trường tiêu thụ trị giá mười ngàn tỷ lại hồi sinh, để giới tiêu thụ Mỹ sẽ lại tiêu xài… như Mỹ. Thị trường này lớn hơn tổng số tiêu thụ của sáu thị trường đứng sau Hoa Kỳ và là đầu máy cho nhiều nền kinh tế trên thế giới, kể cả Trung Quốc hay Nhật hay Đức.
Ta bước qua chuyện Âu-Mỹ...Khi tranh cử, Tổng thống Obama đả kích vị tiền nhiệm và nhiệt liệt ngợi ca Âu Châu với lời hứa hẹn là từ nay Hoa Kỳ sẽ tham khảo ý kiến của các đồng minh bên kia đại dương. Có kinh nghiệm vài tháng làm Nghị sĩ trước khi tranh cử, Obama tin rằng thái độ ấy sẽ khiến Âu Châu vui lòng mà kê vai gánh vác nhiều trách nhiệm hơn về thiên hạ sự. Ông lầm to!Chỉ vì bên kia Đại tây dương, các nước Âu Châu đã tung hô ông tới trời xanh và mong rằng Hoa Kỳ dưới triều đại Obama sẽ ăn nói dịu dàng hơn – và đòi hỏi ít hơn. Đôi bên đều hiểu lầm nhau. Dù có Bush hay không, Âu Châu không thể và không muốn cáng đáng thêm trách nhiệm – tiền đâu, lính đâu khi mà cả xã hội đều chủ hòa và chỉ muốn no đủ cho mình? Khi khu vực Balkans bốc lửa vì sự tan rã của Cộng hoà Liên bang Nam Tư – nằm trong ruột gan Âu Châu – thì các nước Âu Châu không giải quyết nổi. Cho tới khi NATO phải nhập trận, tức là Hoa Kỳ phải nhảy vào can thiệp, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, vốn ăn nói ngọt ngào hơn Bush trăm lần.Sau thượng đỉnh Âu-Mỹ, Tổng thống Obama sẽ hiểu ra việc đó khi thấy ngần ấy thành viên Âu Châu trong NATO đều thoái thác để khỏi gom thêm quân vào lực lượng NATO tại chiến trường A Phú Hãn. Không còn lý cớ là George Bush, Âu Châu có nhiều lý do khác. Thi dụ như chiến lược vô vọng của Hoa Kỳ tại A Phú Hãn…Các đồng minh Âu Châu càng ngần ngại thì Obama càng phải tìm giải pháp khác. Thỏa hiệp với Liên bang Nga và Iran hoặc chiêu dụ Turkey góp phần giải quyết là chiều hướng mới… Với kết quả là sẽ thả nổi cho các nước Trung Âu và Đông Âu bay về quỹ đạo của Nga. Georgia hay Ukraine thì đã xong, kế tiếp sẽ là Ba Lan, Cộng hoà Tiệp với lá chắn chiến lược BMD sẽ được hạ xuống. Sau đó có thể là ba nước Cộng hoà vùng Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia.Chuyện ấy có xảy ra hay không, người ta phải tìm thấy trong những buổi gặp gỡ tuần này. ***Ngày xưa, khi Liên Xô thời Gorbachev đang hấp hối, Hoa Kỳ thời Geroge H. Bush (Bush 41) đã khuyên giải nhiều nước Đông Âu dưới gót chân của Hồng quân là đừng vội đòi độc lập. Vậy mà phản ứng quốc gia dân tộc đã dẫn tới cơn chấn động lịch sử và phân nửa Âu Châu được giải phóng, hoặc đúng hơn, đã tự giải phóng trên đà sụp đổ của Liên Xô.
Trong gần hai chục năm sau đó, Hoa Kỳ (thời Clinton và Bush 41) đã thừa thắng xông lên và đẩy lá chắn NATO về hướng Đông, tới sát biên vực của Liên bang Nga. Đằng sau lá chắn này là một ngọn triều cách mạng muôn màu, để chuyển hoá các nước trong quỹ đạo Liên Xô thực thi dân chủ, đi theo kinh tế thị trường, gia nhập Liên hiệp Âu Châu và trở thành hội viên NATO. Điều V của Hiến chương NATO quy định rằng “tấn công một nước là tấn công cả khối”.Bây giờ, đã là hội viên NATO như Ba Lan, Tiệp hay các nước Baltic, hoặc sắp là hội viên như Georgia và Ukraine, bỗng thấy lá chắn ấy ụp lên đầu mình. Nhiều chính quyền đã đổ vì khủng hoảng tài chánh hoặc vì quá trông cậy vào Hoa Kỳ. Bên kia chiến hào, Liên bang Nga phất cờ đi tới, và nói chuyện tay đôi với Hoa Kỳ về an ninh của toàn cõi Âu Châu, từ thoả ước tài giảm võ khí nguyên tử SALT tới hệ thống phòng thủ chiến lược BMD hay hoả tiển chống phi đạn ABM… Đằng sau là các Giáo chủ Iran vẫn lặng lệ tiến hành kế hoạch võ khí nguyên tử khiến các nước Á Rập Hồi giáo Sunni hết hồn, và sẽ phản ứng. Một thành viên Hồi giáo của NATO là Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ tính sao?
Lúc ấy ta mới để ý là trong cái trớn của các cuộc họp hành tại Âu Châu, xứ Thổ đã tổ chức thượng đỉnh tay ba với lãnh đạo A Phú Hãn và Pakistan vào mùng một. Turkey là thành viên lâu đời của NATO, là cường quốc kinh tế kế thừa sự nghiệp của đế quốc Ottoman, có thế lực còn lớn hơn xứ Iran của dân Ba Tư theo hệ phái Shia hay khối Á Rập theo hệ phái Sunni. Nằm trên lằn ranh Âu Á hay Đông Tây, xứ này còn đóng chốt tại Hắc hải n ên có thể chặn đường Liên bang Nga trổ ra Địa trung hải. Chính quyền Ankara nghĩ sao về những chuyển động này của Mỹ?
Thế giới có thể đang chứng kiến sự hình thành của một trật tự mới. Đầy bất trắc. (NXN)
source
Việt Tribune
Tuesday April 7, 2009 - 12:37am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Bom phá thủng tượng Lenin ở Nga
Bom phá thủng tượng Lenin ở Nga
Vụ nổ xảy ra vào sáng sớm hôm Thứ Tư, 01.04.2009
Một trong những bức tượng Vladimir Lenin nổi tiếng nhất tại Nga đã bị đánh bom, khiến cho nhà cách mạng Bôn-sê-vich bị thủng một lỗ to tướng phía sau người.
Bức tượng đồng đặt tại thành phố St Petersburg đã bị hư hại nghiêm trọng trước lúc trời sáng hôm Thứ Tư, sau khi một vụ nổ xé toang một lỗ hổng trên chiếc áo khoác của Lenin.
Không ai bị thương trong vụ việc; hiện chưa rõ động cơ của vụ đánh bom là gì.
Bức tượng được đặt ngoài Nhà Ga Phần Lan nhằm đánh dấu lần vị lãnh tụ Bôn-sê-vich từ nước ngoài trở về hồi tháng Tư 1917.
Phát ngôn viên của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga tại St Petersburg nói với hãng tin AFP: "Hôm nay, vào lúc 0430 (tức 0030GMT), đã xảy ra một vụ nổ tại tượng đài Lenin ở Nhà Ga Phần Lan tại trung tâm thành phố."
Ông nói thêm: "Vụ nổ đã để lại lỗ hổng chừng 80-100cm ở tượng đài."
Lenin đã có bài phát biểu tại nhà ga xe lửa này sau khi lưu vong từ nước ngoài trở về.
Cuối năm đó, ông đã lãnh đạo cách mạng lật đổ chính quyền và đưa Cộng sản lên nắm quyền trên 70 năm.
St Petersburg là cái nôi của phong trào Cách Mạng Nga và được đổi tên thành Leningrad sau khi Lenin qua đời năm 1924.
Thi hài Lenin hiện vẫn được đặt tại lăng ở Moscow.
source
BBC Vietnamese
Friday April 3, 2009 - 12:25am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Vòi phun nước và cần câu móc
Vòi phun nước và cần câu móc
Nguyễn Kỳ Phong
Viết riêng cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ
Sau cuộc "ẩu đả" ngày 8 tháng 3-2009 giữa Hải Quân Hoa Kỳ (HQHK) và Hải Quân Trung Quốc (HQTQ) ở phía nam Đảo Nam Hải, vài thập niên sau này khi các nhà quân sử ghi lại cuộc chạm trán đầu tiên giữa hai lực lượng hải quân, họ sẽ không có nhiều chi tiết hấp dẫn để viết.
Và nếu các sử gia không giải thích rõ, đọc giả hậu thế có thể hiểu lầm "vũ khí" của hải quân hai cường quốc xử dụng trong cuộc đụng độ đó quá thô sơ, nếu không nói là giống như vũ khí thời Trung Cổ. Cuộc đụng độ đầu tiên có thể được ghi lại như sau: "... HQTQ dùng cần câu móc để cố gắng giựt đứt dây kéo máy truy tầm điện tử mà tàu HQHK đang dùng để thám thính. ... Và về phía HQHK, họ dùng vòi phun nước bắn ngăn chận các hải đỉnh Trung Cộng, khi tàu của Trung Quốc tiến đến quá gần. ..."
Bỏ đi tính chất khôi hài trong vụ đụng chạm vừa xảy ra ở gần đảo Hải Nam, đây có thể có thể mở màn cho một chạy đua tranh giành ảnh hưởng ở một vùng biển đang có nhiều quốc gia tranh chấp, nhưng Hoa Kỳ cho đó là hải phận quốc tế, và khẳng định mọi thuyền bè có quyền tự do di chuyển qua lại. Hoa Kỳ cho biết, ngày 8 tháng 3-2009, trong khi tàu thám thính hải hình USNS Impeccable (T-AGOS 23) đang làm nhiệm vụ thám sát địa hình lòng biển ngoài hải phận quốc tế, khoảng 110 cây số phía nam Đảo Hải Nam, thì bị năm tàu của HQTQ tiến đến gần, rồi di hành qua lại trước hướng đi của tàu Impeccable một cách rất nguy hiểm. Có lúc tàu HQTQ đã tiến sát vào tàu Hoa Kỳ không hơn 10 thước. Thủy thủ đoàn tàu Impeccable đã dùng vòi nước chửa lửa xịt vào thủy thủ Trung Quốcđể ngăn cản không cho họ cập tàu gần hơn. Phía Trung Quốc cho biết họ có toàn quyền ngăn chận hoạt động trái phép của HQHK, vì Hoa Kỳ xâm phạm lãnh hải của họ.
Trong khi Hoa Kỳ công nhận đặc quyền kinh tế của một quốc gia từ bờ biển ra đến ngoài khơi 200 dặm (300km); nhưng Hoa Kỳ chủ trương quyền tự do hải hành chỉ cách 12 dặm (18km) ngoài khơi bờ biển của mọi quốc gia.
Công tác của tàu Impeccable là gì? Tại sao HQTQ lại có thái độ mạnh (nhưng áp dụng phương tiện yếu) với một tàu không võ trang? Và trong tương lai, nếu hộ tống hạm của HQHK lai vãng trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, thì phản ứng của HQTQ ra sao?
Điệp Vụ của Tàu USNS Impeccable (T-AGOS 23)
USNS là tên viết tắt của United States Naval Ship. T là ký hiệu cho loại tàu bán quân sự và thuộc quyền điều khiển của Bộ Tư Lệnh Quân Vận Đường Biển (Military Sealift Command). Bán quân sự là vì tàu hải quân Hoa Kỳ nhưng do dân sự điều khiển.
Mỹ nói tàu Impeccable đang làm nhiệm vụ thám sát địa hình lòng biển ngoài hải phận quốc tế
Các tàu loại T phần lớn là loại tàu yểm trợ (như tàu cứu thương, công xưởng hạm, vận tải hạm, tàu tiếp dầu, nước ...) thuộc quyền xử dụng Bộ Tư Lệnh Military Sealift Command. AGOS là ký hiệu chỉ loại tàu thám thính, vẽ bản đồ lòng biển, thâu thập âm thanh dưới nước, và tuần hành để yểm trợ cho các điệp vụ chống tàu ngầm.
T-AGOS 23 chính thức được ghi là Ocean Research Ship trong danh bộ tàu của HQHK - nhưng cộng thêm khả năng yểm trợ tác chiến chống tàu ngầm.
Ngày 8 tháng 3, chúng ta biết tàu Impeccable đang kéo máy truy tầm điện tử (hay thả máy truy tầm điện tử xuống đáy biển) ở phía nam đảo Hải Nam, khi cuộc chạm trán xảy ra. Trước vụ chạm trán ngày chủ nhật 8/03, Hải quân TQ đã khiêu khích một tàu khảo sát khác của Hải quân HK vài ngày trước đó. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết, thứ Tư ngày 4, một tàu thuộc Sở Tuần Tiễu Ngư Nghiệp Trung Quốc đã dùng đèn pha chiếu vào tàu khảo sát địa dư USNS Victorious (tương tự như tàu USNS Impeccable) trong khi tàu này đang hoạt động 180 cây số ngoài khơi Hoàng Hải, vùng biển giữa Trung Quốc và Đại Hàn. Hôm sau, một phi cơ trinh sát Y-12 của Không Quân Trung Quốc bay qua lại thật thấp ngang tàu USNS Victorious 12 lần. Sự có mặt của tàu Impecable ở Hải Nam không phải ngẫu nhiên; và công tác của tàu không đơn thuần như chỉ quan sát địa dư dưới lòng biển. Hoa Kỳ không lạ gì đối với tất cả địa hình miền duyên hải Trung Quốc từ nơi đối diện với Móng Cái đến phía bắc của Bắc Hải. Từ năm 1963, qua Kế Hoạch DeSoto, HQHK vừa thám sát vùng duyên hải Trung Cộng, vừa khẳng định lại chủ thuyết tự do di chuyển 12 dặm ngoài khơi bờ biển của mọi quốc gia.
Hải quân Trung Quốc cũng không lạ gì với những vụ thám thính của Mỹ: chỉ trong năm 1964 Trung Quốc lên tiếng phản đối HQHK đã xâm phạm lãnh hải của họ hơn 200 lần! Cũng từ kế hoạch trinh sát hải phận DeSoto này, chiến đỉnh Maddox của HQHK đã đi quá sâu và bờ biển của Bắc Việt, để gây ra vụ hải chiến Vịnh Bắc Việt vào tháng 8-1964 giữa Hoa Kỳ và Hải Quân CSVN.
Gần đây nhất, giới quan tâm không quên vụ đụng nhau trên không giữa một phi cơ thám sát điện tử EP-3 của HQHK và chiến đấu cơ F-8 của Không Quân Trung Quốcvào đầu tháng 4-2001. Hai bên đã biết ý định của nhau quá rõ.
Như vậy, tàu Impeccable đang có công tác gì khác hơn ở chung quanh căn cứ tàu ngầm của HQTQ ở Đảo Hải Nam?
Hoa Kỳ Lo Ngại Khả Năng Nào của HQTQ?
Nói một cách tổng quát, Hoa Kỳ chưa quan tâm về HQTQ như là một lực lượng đáng ngại - không phải trong lúc này, hay là trong tương lai gần.
Tài liệu Quốc Phòng Hoa Kỳ cho thấy, tổng cộng lực lượng của ba Hạm Đội Bắc Hải, Đông Hải, và Nam Hải của HQTQ, chỉ bằng một Hải Đoàn Hạm Đội Xung Kích (Carrier Strike Group) của HQHK - và HQHK có ba Hải Đoàn Hạm Đội Xung Kích ở Tây Thái Bình Dương. HQHK cho biết họ không lo ngại khả năng vũ khí của HQTQ trên mặt nước, như chiến đỉnh, hàng không mẫu hạm, pháo hạm, không lực hải quân. ...
Hoa Kỳ quan tâm về những vũ khí Trung Quốc đang thử nghiệm và áp dụng dưới mặt nước, như mìn dưới nước, thủy lôi, và tàu ngầm.
Nguyễn Kỳ Phong
Nhưng Hoa Kỳ quan tâm về những vũ khí HQTQ đang thử nghiệm và áp dụng dưới mặt nước, như mìn dưới nước, thủy lôi, và tàu ngầm. Đây là những loại vũ khí rẻ tiền, dễ sản xuất và dễ ngụy trang - nhưng rất hiệu nghiệm để ngăn chặn đối phương, trong giai đoạn đối phương có thế mạnh.Từ năm 2004 HQHK đã lên tiếng báo động về hai loại vũ khí HQTQ đang phát triển và kiện toàn: Mìn nước và thủy lôi; và, tàu ngầm chạy bằng điện (qua máy phát điện diesel). Năm 2004 Đô Đốc Vermon Clark, Tư Lệnh HQHK, cho biết HQTQ đã gia tăng sản xuất, mua, hay nhờ sự giúp đỡ của các quốc gia tây phương (Pháp và Đức), để hạ thủy tiềm thủy đỉnh chạy bằng điện (battery-powered submarines). Tiềm thủy đỉnh chạy bằng điện có nhiều bất lợi và giới hạn, nhưng lợi điểm tối hậu là chạy rất êm, ít tiếng động, nên khó phát giác và truy lùng.
Sự kiện này được nhắc lại vào tháng 1-2007, khi Đô Đốc Micahel G. Mullen, Tư Lệnh HQHK (bây giờ là Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ) tiết lộ trước Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện, là vào tháng 10-2006, một tàu ngầm chạy bằng điện của Trung Quốc đã tiến sát đến Hàng Không Mẫu Hạm Kitty Hawk ở vùng biển Đảo Okinawa, trước khi bị khám phá. Đô Đốc Mullen cho biết ưu tiên của HQHK trong tương lai là phải cấp bách phát triển khả năng truy tầm tàu ngầm của Trung Cộng.
Giới quan sát HQTQ cho biết thêm, chỉ trong 12 năm, từ 1995 đến 2007 năm, HQTQ đã hạ thủy tất cả 31 tàu ngầm, trong đó có ít nhất là 2 tàu ngầm nguyên tử. Theo dự đoán của Hoa Kỳ, đến năm 2020, HQTQ sẽ có ít nhất là 60 tiềm thủy đỉnh, trong đó hơn 30 tàu được xếp vào loại tối tân.Một loại vũ khí thứ hai của HQTQ gây chú ý cho HQHK là mìn dưới nước và thủy lôi (Trong định nghĩa quân sự, mìn nước và thủy lôi khác nhau ở chổ, thủy lôi có thể di chuyển đến mục tiêu; trong khi mìn nằm cố định ở một vị trí.). Trong chiến lược hải quân, mìn nước là một phương tiện thích hợp nhất để ngăn cản, hay ít nhất gây nhiều đình trệ cho hướng tiến quân của đối phương lên miền duyên hải. Mìn rất rẻ để sản xuất, và dể dàng ứng dụng.
Hoa Kỳ quan tâm đến một lọai thủy lôi-mìn mà HQTQ đặt tên là "tự hành thủy lôi" (zihang shuilei). Loại mìn này được bắn ra từ tàu ngầm hay thả từ chiến đỉnh xuống biển. Mìn có trang bị động cơ để tự di chuyển. Khi đến một tọa độ đã định, động cơ ngừng và mìn chìm xuống lòng biển. Mìn-thủy lôi đó có ngòi nổ bằng từ trường (magnetic), âm thanh của sóng nước (wave-activated), hay điều khiển bằng vô tuyến. Mìn nước là một chiến lược của HQTQ để chống lại lọai chiến đỉnh duyên hải (Littoral Combat Ship, chiến đỉnh có khả năng hoạt động sát bờ biển và vùng nước cạn) mà HQHK sắp trang bị.Nhưng mìn nước trang bị bằng chất nổ quy ước không làm cho các tư lệnh HQHK mất ngủ bằng mìn hay thủy lôi có đầu đạn nguyên tử chiến thuật (bom/ đạn nguyên tử chiến thuật có sức tàn phá trong chu vi hai, ba hai cây số vuông).
Đây không phải là một chiến lược mới lạ - HQTQ học lại từ chiến lược quân sự của Nga và Hoa Kỳ. Trong cao điểm của thời Chiến Tranh Lạnh của thập niên 50 và 60, Hoa Kỳ đã sản suất nhiều đại bác bắn đạn nguyên tử chiến thuật để trang bị cho quân đội NATO. Lý do Đồng Minh Tây Âu phải trang bị đại bác nguyên tử chiến thuật vì Nga và đồng minh Đông Âu có số lượng quân và xe tăng hơn gấp bốn lần khối NATO. Đối với HQTQ, việc xử dụng mìn nước nguyên tử là chuyện "chẳng đặng đừng," nhưng đó là một khả thể nếu tình hình bắt buộc. Về khả thể nguyên tử chiến thuật này, các tư lệnh HQHK không có câu trả lời.
Lực lượng hải quân hiện nay của Mỹ vẫn trội hơn Trung Quốc
Chiến Lược "Biển Xanh" Của Hải Quân Trung Quốc
Để những độc giả không rành về thuật ngữ của hải quân, từ "biển xanh" như trong câu văn "hải quân biển xanh," có ý chỉ hải quân có khả năng hoạt động xa ra ngoài đại dương (nước biển càng xa bờ thì càng xanh).
Hàng không mẫu hạm là trung tâm của một hạm đội; và hạm đội là cột trụ của hải quân của một quốc gia. Để có một hạm đội có thể hoạt động vài ngàn cây số cách hải phận nhà, là một chuyện không đơn giản cho HQTQ trong lúc này. Nhất là khi họ chưa có được một hàng không mẫu hạm.
Năm 1998 Trung Quốc mua lại từ Ukraine một hàng không mẫu hạm đang đóng chưa hoàn tất - mẫu hạm chỉ có vỏ bên ngoài, chưa có máy móc hay trang bị bên trong. Sau khi mua mẫu hạm Varyag, Trung Quốcký hợp đồng để mua khoảng 50 phi cơ Su-33K, để thực tập cất cánh và đáp trên mẫu hạm.
Theo các nhà quan sát quân sự, HQTQ mua mẫu hạm Varyag về để huấn luyện, biến chế thêm, hay dựa vào đó sản suất một hàng không mẫu hạm tương tự. Tuy nhiên ngay cả nếu HQTQ thành công tự đóng lấy một mẫu hạm loại Varyag, thì khả năng hạm đội của HQTQ chưa có gì đáng nói.
Chưa có hàng không mẫu hạm nên HQTQ không thể hoạt động xa căn cứ tiếp liệu. Chiến lược của HQTQ, như vậy, đặt trọng tâm vào hoạt động bảo vệ miền duyên hải - có nghĩa là sản xuất thêm nhiều tàu ngầm, mìn nước và thủy lôi.
Tin tức tình báo HQHK cho biết, Trung Quốc mua kỹ thuật chế mìn từ Nga; máy phát điện cho tàu ngầm, từ Pháp và Đức. HQTQ hy vọng số lượng nhiều sẽ thay cho khiếm khuyết kỹ thuật. Đúng như vậy: và số lượng là một trong những vấn đề gây trở ngại cho HQHK.
Để đối phó với số lượng mìn, thủy lôi và tàu ngầm, Đô Đốc Vermon Clark ra lệnh HQHK gia tăng thí nghiệm và sản xuất thêm "hàng ngàn, hàng chục ngàn máy báo động" để truy tầm và đánh dấu mọi di chuyển dưới nước của HQTQ.
Qua quân lệnh của Đô Đốc Clark, đến đây chúng ta có thể đoán được sự hiện diện và mục đích của hai tàu "khảo sát địa dư biển" USNS Impeccable ở Nam Hải, và USNS Victorious ở Bắc Hải: rải máy truy tầm và định vị (đánh dấu vị trí) mìn nước hoạt động tàu ngầm ở vùng duyên hải Trung Cộng.
Giả định Trung Quốc hạ thủy được một hàng không mẫu hạm vào năm 2012, HQTQ vẫn còn nhiều khiếm khuyết trong tương quan đối với hải quân của các cường quốc. Những khuyết điểm quan trọng như, thiếu hoàn hảo về hệ thống C4ISR (Control, Command, Communication, Computer, Intelligence, Surveillance and reconnaisance/ chỉ huy, điều khiển, truyền tin, điện toán, tình báo, canh chừng và thám sát). HQTQ còn yếu về chiến tranh chống tàu ngầm, chống không kích, và chống thủy lôi.
Quan trọng hơn hết, khả năng của HQTQ bị giới hạn toàn diện khi kỹ thuật đóng tàu chiến của Trung Quốc còn bị phụ thuộc vào các quốc gia Tây phương. Hiện nay Không Quân Trung Quốc đã mua được máy bay tiếp tế xăng trên không và đang thực tập kỹ thuật này.
Phải có khả năng tiếp tế xăng trên không thì Không Lực HQTQ mới có thể hoạt động song song với mẫu hạm trên một mặt trận vài ngàn cây số.
Trong tương quan quá chênh lệch so với đối phương, HQTQ cố gắng thực tập và trang bị những gì họ có thể làm thuần thạo nhất: sản suất tàu ngầm nhỏ, chế thêm mìn nước và thủy lôi, và dùng tàu ngầm làm phương tiện thả mìn.
Nguyễn Kỳ Phong
Như đã nói ở trên, tổng cộng hỏa lực ba Hạm Đội của HQTQ chỉ tương đương bằng một Hải Đoàn Mẫu Hạm Xung Kích (Carrier Strike Group) của Mỹ. Như là một Quân Chủng, HQTQ có 59 tiềm thủy đỉnh, trong đó chỉ có 5 chiếc chạy bằng nguyên tử; 62 chiến đỉnh; 54 vận tải hạm đổ bộ; và, 46 phi cơ tuần tiễu biển có trang bị hỏa tiễn.
Để so sánh, Hoa Kỳ có 3 Hải Đoàn Mẫu Hạm Xung Kích ở Tây Thái Bình Dương (là vùng biển từ Đảo Guam đến eo biển Malacca của Singapore).
Trong tương quan quá chênh lệch so với đối phương, HQTQ cố gắng thực tập và trang bị những gì họ có thể làm thuần thạo nhất: sản suất tàu ngầm nhỏ, chế thêm mìn nước và thủy lôi, và dùng tàu ngầm làm phương tiện thả mìn.
Phản Ứng Của Hải Quân Hoa Kỳ Đối Với Chiến Lược Của HQTQ
Trong hai tường trình mới nhất về khả năng của HQTQ, một tường trình do chính Quốc Hội Hoa Kỳ soạn thảo (China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities - Background and Issues for Congress, November 19, 2008), và một đến từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (Annual Report to Congress, Military Power of the People's Republic of China 2008), cả hai tường trình đều cổ vũ chiến lược canh chừng, định vị và trinh sát thường trực hoạt động của HQTQ.
HQHK cổ võ một chiến lược thụ động như vậy, vì trên thực tế, HQTQ chưa hoạt động được xa, và chưa có những thái độ gây hấn rõ ràng ở Thái Bình Dương - cho đến khi HQTQ thật sự có được một lực lượng hàng không mẫu hạm.
Hải Quân Thế giới không ngạc nhiên hay bàn tán khi những quốc gia như Ấn Độ, Á Căn Đình, hay Ba Tây có hàng không mẫu hạm. Nhưng thế giới quan tâm khi HQTQ có được khả năng đó. Vì khi có hàng không mẫu hạm, Trung Quốcsẽ ngự trị vùng biển Tây Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á.
Lặp lại lời tuyên bố của Đô Đốc Vermon Clark, để đối phó với HQTQ, Hoa Kỳ phải chế biến và thử nghiệm, "hàng ngàn, hàng chục ngàn" máy truy tầm để canh chừng, trinh sát và định vị những vũ khí dưới mặt nước của HQTQ. Thử nghiệm có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rải những máy truy tầm ở những miền duyên hải Trung Quốcvà những vùng có tàu ngầm hoạt động.
Trước đây, HQHK dùng một số sensor (máy truy tầm và báo động) cần có sự hoạt động song song của phi cơ: Sensors thả xuống biển, nằm trôi nổi trên mặt nước, hay lưng chừng trên đáy biển. Hàng ngày hải quân phải cho loại máy bay P-3 Orion bay sát trên mặt biển để thâu lại những tín hiệu được máy sensors thâu lại trong 24 giờ qua.
Trong thời gian gần đây HQHK đã thử nghiệm hai loại sensors mới, tối tân và hữu hiệu hơn: hai loại có tên là Twin-line Thin-line (TLTL), và vector-sensor towed arrays (VSTA). Máy có khả năng truy tầm chu vi rộng, phân lọai mục tiêu, và xác định vị trí mục tiêu chính xác hơn, và có thể tắt mở từ xa để tiết kiệm pin. Nhưng tiện lợi nhất, là máy có thể tự gởi đi tin tức thẳng lên vệ tinh bay trên trời, không còn cần phi cơ bay qua lại hàng ngày để thu lượm tin tức như trước.
Với một sự suy đoán e dè của người viết, nhiệm vụ của hai tàu USNS Immpeccable và USNS Victorious trong hai ngày 4 và 8 tháng 3 vừa qua, không gì khác hơn là kéo (và có thể thả xuống lòng biển) những máy VSTA đã nói trên.Trong lúc HQTQ chưa có được hàng không mẫu hạm để ra uy, họ tạm thời dùng cần câu móc để "chọt" hải đỉnh Hoa Kỳ. Tương tự, khi thực lực của HQTQ chưa lộ liễu và đáng ngại, súng phun nước là đối phó vừa đủ của HQHK trong hoàn cảnh nhất thời.
Nhưng có thể hai bên sẽ không xài đồ chơi này lâu: Ngày 10 tháng 3, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết họ sẽ gởi chiến hạm có trang bị hỏa tiễn USS Chung-Hoon (ĐG 93) đến vùng biển nam Đảo Hải Nam, để hộ tống USNS Imppeccable.
Đây là một lối "chơi chữ" của HQHK. Chiến đỉnh USS Chung-Hoon là tên của Đề Đốc Gordon Pai'ea Chung Hoon. Đề Đốc Chung Hoon là người Mỹ gốc Tàu, sinh ra ở Hawaii, tốt nghiệp Võ Bị Hải Quân Annapolis năm 1943.
Nghe nói Trung Quốccũng sẽ gởi một tuần dương đỉnh đến vùng biển Nam Hải, với lời tuyên bố là họ sẽ bảo vệ lãnh hải đến cùng trong trường hợp cần thiết.
Về tác giả: Nhà biên khảo Nguyễn Kỳ Phong, hiện sống ở Mỹ, là tác giả nhiều bài báo và sách viết về chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm gần đây của ông là Vũng lầy Bạch ốc - Người Mỹ và chiến tranh Việt Nam (Tiếng Quê Hương, Virginia 2006).
source
BBCVietnamese.com
Friday March 20, 2009 - 04:21am (EDT) Permanent Link 0 Comments
REMINISCENCE OF SAIGON, PEARL OF THE FAR EAST
Monday March 16, 2009 - 05:12am (EDT) Permanent Link 0 Comments
No comments:
Post a Comment