Hạm đội Nga 'có thể rời Ukraine'
19 Tháng 10 2008 - Cập nhật 09h14 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Hạm đội Nga 'có thể rời Ukraine'
Hạm đội Biển Đen đã đóng ở Sevastopol từ hơn 200 năm
Phó Thủ tướng Nga đã nói với BBC rằng Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ rời căn cứ ở Sevastopol vào năm 2017 nếu chính phủ Ukraine yêu cầu.
Phát biểu riêng với chương trình Panorama, ông Sergei Ivanov nói Nga muốn gia hạn thuê tại cảng này, nhưng sẽ di chuyển hạm đội nếu không thể thuê tiếp.
Việc di chuyển sẽ làm những người dân tộc chủ nghĩa giận dữ vì họ xem Sevastopol thuộc về
Có lo ngại cảng này có thể trở thành điểm nóng trong quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Nga và phương Tây.
Khi được hỏi liệu ông có thấy viễn cảnh Hạm đội không đóng ở Crimea - đại bản doanh từ suốt 225 năm qua - ông Ivanov, người phụ trách quân đội và công nghiệp của Nga, nói:
"Có, tôi có thể tưởng tượng dễ dàng sau 2017. Tại sao không, nếu chính phủ Ukraine khi ấy không kéo dài thời hạn thuê?"
Sau cuộc chiến ở Gruzai, nhiều người ở Tây phương lo ngại Moscow có thể tìm cách lấy lại nhiều nơi của Crimea để bảo đảm tương lai Hạm đội.
'Anh, Mỹ hung hăng'
Nhưng ông Ivanov bác bỏ luận điểm ấy, gọi đó là thứ tuyên truyền Chiến tranh Lạnh.
Ông nói: "Chúng tôi không hung hăng. Chúng tôi thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ của mọi nước từng thuộc Liên Xô. Đó là năm 1991. Nga không có tham vọng lãnh thổ đối với các nước từng thuộc Liên Xô."
Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ không khiêu chiến hay tấn công nước nào. Thực ra hiện nay Nga có tham gia cuộc chiến nào đâu. Nếu anh phân tích bao nhiêu cuộc chiến mà Anh, Mỹ tham dự, rất là khác."
Ông Sergei Ivanov (trái) trả lời phóng viên BBC Mark Franchetti
Tương lai Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol là vấn đề tế nhị và đầy cảm xúc cho đa số người Nga.
Biển Crimea được trao cho Ukraine trong thời kỳ Liên Xô tồn tại - khi đó việc chuyển giao chỉ mang tính thủ tục pháp lý và chẳng ai dự đoán chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô sẽ sụp đổ.
Tại chính Sevastopol, đa số dân cảm thấy gần với Moscow hơn thủ đô Kiev.
Khi được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Ukraine đuổi Hạm đội sau năm 2017 bất chấp sự phản đối của dân địa phương, ông Ivanov, có 20 năm trong KGB, nói:
"Tôi yêu biển Crimea và có họ hàng ở đó, nhưng đấy là vấn đề của Ukraine, không phải của Nga."
Dù mang giọng hòa dịu, nhưng ông Ivanov cũng mạnh mẽ biện hộ cho hành động của Nga ở Gruzia.
Ông cũng bác bỏ tuyên bố của Mỹ rằng kế hoạch lắp đặt lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu chỉ để bảo vệ trước Iran và Bắc Hàn.
Ông nói Nga xem lá chắn - một phần sẽ đặt ở Ba Lan và Czech - là đe dọa cho Nga.
Hiểu nhầm
Thông điệp của ông Ivanov phản ánh cảm giác chung tại Nga lúc này.
Gần 20 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, người Nga cảm giác bị phương Tây bỏ rơi và tin rằng phương Tây muốn Nga suy yếu.
Họ cũng cảm giác bị phương Tây hiểu nhầm và cho rằng phương Tây mới đích thực là những kẻ hiếu chiến.
Nhiều người nước ngoài phê phán ông Putin, người vẫn rất quyền uy dù đã rời chức tổng thống để trở thành thủ tướng.
Nhưng đa số người Nga lại yêu thích ông.
Vladimir Pozner, một trong những nhà bình luận sắc sảo nhất của Nga, nói: "Có nhiều điều phương Tây không hiểu về Nga. Họ không hiểu nếu một nước chưa bao giờ có dân chủ trong lịch sử, thì không thể hy vọng chỉ sau 15, 20 năm sẽ có dân chủ, phải mất nhiều thế hệ. Đất nước này vẫn nằm trong tay của những người lớn lên thời Xô Viết."
Và một trong những người hâm mộ ông Putin là Nikita Mikhailkov, một trong những đạo diễn điện ảnh nổi tiếng nhất.
Ông này nói với BBC: "Nga phải được tôn trọng. Nga có thể nói không. Anh muốn nói chuyện, thì nói chuyện. Anh muốn đánh nhau à, thì đánh. Nhưng đừng có than vãn đấy."
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/10/081019_russia_fleet_ukraine.shtml
06 Tháng 9 2008 - Cập nhật 12h32 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Đầu tư nước ngoài vào Nga sụt giảm
Rupert Wingfield HayesPhóng viên thường trú BBC tại Mát-xcơ-va
Các thương gia Nga đang lo lắng
Sau các mức tụt điểm hôm thứ Sáu, thị trường chứng khoán Nga lại tiếp tục rớt điểm với mức hơn 30% tính từ thời điểm quốc gia này xâm lược Gruzia vào tháng trước.
Niềm tin của nhà đầu tư đã bị tấn công mạnh mẽ bởi cuộc xung đột.
Một số ngân hàng quốc tế dự đoán khoảng 20 tỉ USD giá trị đầu tư nước ngoài đã bị rút khỏi Nga riêng trong tháng trước.
Kể từ thời điểm cuộc xâm lược diễn ra, giá trị đồng rúp đã bất ngờ tụt giảm. Có tin ngân hàng trung ương của nhà nước đã phải can thiệp.
Do đó, trong khi bị châu Âu phản đối mạnh mẽ về cuộc xâm lăng, Mátxcơva còn phải chịu sự trừng phạt trực tiếp hơn nữa từ các nhà đầu tư quốc tế.
Các chuyên gia phân tích ở Mátxcơva nói nước Nga hiện đang được xem như một địa điểm mạo hiểm đối với các nhà đầu tư và sẽ mất nhiều thời gian để lấy lại niềm tin.
Song Nga hiện chưa đối diện nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế to lớn.
Dòng tiền tệ trị giá hơn 1 tỉ USD mỗi ngày vẫn chảy vào nền kinh tế nước này từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Nga hiện đang sở hữu một mức dự trữ ngoại hối trên 500 tỉ đô-la, cao thứ ba trên thế giới.
Thế nhưng suy giảm tài chính có nguồn gốc từ cuộc phiêu lưu Gruzia của Nga nay có thể trở thành lý do để Kremlin phải suy ngẫm.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/09/080906_russian_investors.shtml
Tuesday October 21, 2008 - 09:48am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Căng thẳng Thái Lan Campuchia
17 Tháng 10 2008 - Cập nhật 12h26 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Căng thẳng Thái Lan Campuchia
document.write('
')
document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Ngôi đền cổ Preah Vihear nằm trên mỏm núi ở biên giới chia hai nước Thái Lan và Campuchia. Thế nhưng thay vì không khí thanh bình, ngôi đền này gần đây đã chứng kiến các vụ đọ súng và đổ máu.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Hai nước từ lâu đã tranh chấp quyền sở hữu khu đất bao quanh ngôi đền. Căng thẳng nổ ra thành bạo lực vào hôm thứ Tư, 15/10.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
Ít nhất hai lính Campuchia thiệt mạng trong vụ đụng độ, trong khi binh lính của cả hai bên đều bị thương. Hình ảnh các vụ thương vong làm bùng lên tình cảm dân tộc chủ nghĩa ở cả hai nước.
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Vụ tranh chấp này kéo dài đã vài thập niên. Năm 1962, một phán quyết của toà quốc tế trao ngôi đền này cho Campuchia, nhưng việc chia khu đất bao quanh ngôi đền cho đến nay vẫn chưa được quyết định.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Hôm thứ Năm, hai bên đồng ý thực hiện tuần tra chung nhằm giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tiến bộ nào về vấn đề cốt lõi là làm sao chia chác lãnh thổ này, vốn mang lại thu nhập béo bở về du lịch.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Trong khi đó, tình trạng căng thẳng đã khiến hàng ngàn dân địa phương, chủ yếu là người Campuchia, phải rời bỏ khu vực này.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Cho dù có các buổi lễ cầu nguyện hòa bình như thế này, các phóng viên nhận định chính phủ cả hai bên đều muốn giữ tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng, và do vậy nguy cơ đụng độ là vẫn còn đó.
document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';
Hiện nay, cho dù quang cảnh và không khí ngôi đền vẫn trang nghiêm, căng thẳng giữa hai nước láng giềng vẫn còn tiếp tục.
12345678
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/10/081017_cambodiathaistrife.shtml
Saturday October 18, 2008 - 09:56pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Bữa tiệc thần thánh trên phố Wall
source
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2008/10/3BA076B2/
Bữa tiệc thần thánh trên phố Wall
Chốt phiên 13/10, Dow Jones Index tăng một mạch 936 điểm, mức tăng theo ngày lớn nhất từ trước tới nay. Thị trường phản ứng tích cực sau cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ với lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu tại đây.
Lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu đã có cuộc làm việc với chính phủ Mỹ nhằm xây dựng kế hoạch tiếp cận vốn vay, ứng cứu cho nền kinh tế. Chính phủ các nước châu Âu cũng dành ra 2.000 tỷ USD nhằm bảo vệ khối ngân hàng.
Động thái tích cực trên đây thổi luồng sinh khí mới cho thị trường chứng khoán Mỹ. Tất cả các cổ phiếu đều mở cửa với giá cao hơn nhiều phiên trước và cứ thế leo cao mà không quay đầu trở lại. Dow xuất phát với mức tăng hơn 400 điểm và đến giờ giao dịch buổi trưa, đã tái lập mốc 9.000 điểm vừa đánh mất tuần trước. Biên độ 11% vào lúc kết phiên được xem là mạnh nhất trong 75 năm qua. Mức tăng tuyệt đối - 936 điểm là kỷ lục chưa bao giờ xuất hiện trên phố Wall.
Tăng mạnh nhất là General Motor, hãng đang tính chuyện sáp nhập Chrysler, với mức đi lên 33%. Một số cái tên đình đám khác cũng tăng điểm là Alcoa lên 22,8%, Chevron lên 21%, Microsoft lên 18,6%, và American Express lên 18%.
Đà hứng khởi kéo dài cho đến lúc đóng cửa. Đúng lúc chuông vang lên báo hiệu kết thúc phiên, các giao dịch viên bật dậy hò reo và nổ tràng pháo tay ăn mừng. Cả sàn chứng khoán New York như muốn vỡ tung.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 936 điểm, tương đương 11,08%, đóng cửa tại 9.387,61 điểm. Nasdaq Composite lên thêm 11,81%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 1.844,25 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 cao hơn phiên trước 11,58%, chốt tại 1.003,35 điểm. Khoảng 3.030 cổ phiếu tăng giá, trong khi chỉ 160 đi xuống. Giá trị vốn hóa thị trường tăng thêm 1.200 tỷ USD. Kết quả giao dịch đẹp như mơ sau 8 phiên xuống dốc khiến Dow Jones mất 2.400 điểm (tương đương 22%) và xóa sạch 2.400 tỷ USD khỏi tay các nhà đầu tư.
Cơn bão tăng điểm trên Wall Street hôm qua dường như đã xóa đi bao nỗi u buồn sau 8 phiên liên tiếp thị trường lao dốc thẳng đứng. Nhưng chưa ai có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính đã chạm đáy, mọi điều tồi tệ đã qua.
Kết phiên, khối lượng giao dịch trên toàn sàn đạt 7,1 tỷ cổ phiếu, giảm đáng kể so với con số 11,2 tỷ cổ phiếu hôm thứ sáu tuần trước, cho thấy giới đầu tư còn khá thận trọng. "Màn hình máy tính của tôi xanh rực. Tôi thích điều đó, nhưng chưa muốn ra tay lúc này. Còn quá nhiều thách thức phía trước", John Lynch, chuyên gia phân tích thị trường của hãng Evergreen Investment (Mỹ) bình luận.
Mức lỗ của phố Wall tính theo giá trị sổ sách lên tới 2.400 tỷ đôla sau 8 ngày gần đây đã được giảm một nửa chỉ sau phiên hôm qua. Ảnh: cache.daylife.com.
Đà hồi phục của thị trường nằm trong dự tính của giới đầu tư khi một số nội dung chi tiết của bản kết hoạch giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ đôla vừa được công bố. Kế hoạch sẽ tập trung chủ yếu vào việc mua lại tài sản cầm cố tại các ngân hàng và cổ phiếu của một số tập đoàn tài chính. Các chuyên gia cho rằng, trong những ngày tới, giới đầu tư sẽ nhận được thêm nhiều thông tin cụ thể hơn nữa.
Tiếp theo cuộc họp của 15 nước châu Âu vào chủ nhật, các nhà lãnh đạo thế giới cũng nhóm họp nhằm tìm ra giải pháp bơm tiền cho các ngân hàng cũng như nới lỏng thị trường tín dụng để các nhà băng cho vay trở lại. Đặc biệt, Mỹ tuyên bố rót tiền không giới hạn vào 3 ngân hàng trung tâm để đảm bảo thanh khoản.
Sau khi lãnh đạo của 15 nền kinh tế hàng đầu châu Âu nhóm họp để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tín dụng, thị trường chứng khoán tại khu vực này đã có chuyển biến mạnh mẽ.
Tại Anh, thông tin Chính phủ sẽ bơm 63 tỷ đôla vào ba ngân hàng hàng đầu cùng diễn biến tại Mỹ đã giúp chỉ số FTSE nhảy vọt 8,6%. Chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp cũng có chung niềm vui tăng điểm với số điểm cộng lần lượt là 11,4% và 11,18%.
Cổ phiếu tại châu Á, dù không được hỗ trợ nhiều từ diễn biến tại châu Âu và Mỹ nhưng cũng khởi sắc mạnh mẽ. Ngoại trừ Đài Loan mất 2,12%, giá cổ phiếu tại Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc... cùng hồi phục. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc lên 3,79%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến bước 3,65%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giữ vị trí quán quân khi leo một mạch 10,24%.
Xuân Hòa (Theo CNN, AP)
Tuesday October 14, 2008 - 04:06am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Nhìn lịch sử Ba Lan qua tướng Jaruzelski
30 Tháng 9 2008 - Cập nhật 15h38 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Nhìn lịch sử Ba Lan qua tướng Jaruzelski
Nguyễn Giang www.bbcvietnamese.com
Tướng Wojciech Jaruzelski ban bố Thiết quân luật ngày 13/12/1981
Trong lúc Ba Lan tiếp tục theo dõi vụ xử các lãnh đạo cộng sản vì Thiết quân luật năm 1981, có tiếng nói từ Vatican đề nghị không xử tướng Wojciech Jaruzelski, 85 tuổi.
Ông Joaquin Navarro-Valls, cựu phát ngôn viên của Tòa Thánh, được trích lời hôm 28/09 tiết lộ rằng cố Giáo hoàng John Paul II từng nói với ông tướng Jaruzelski “cũng là một con người”.
Đức Giáo hoàng lúc sinh thời đã gặp tướng Jaruzelski tám lần để bàn thảo các vấn đề của Ba Lan và quốc tế.
Ông Navarro-Valls trả lời báo La Republica của Ý rằng không nên xử ông Jaruzelski vì như thế không khác gì “đem lịch sử ra tòa”, nhất là trong không khí chính trị hiện thời tại Ba Lan.
Cuộc tranh luận về vai trò của tướng Jaruzelski và Thiết quân luật (13/12/1981-22/07/1983) cũng phản ánh cách nhìn của người Ba Lan hiện nay với quá khứ cộng sản.
Đem lịch sử ra tòa
Ngay từ 2006 đã có vụ truy tố ông Jaruzelski nhưng không thành vì các "tội ác cộng sản".
Tướng Jaruzelski chưa bao giờ chối bỏ trách nhiệm cho quyết định năm 1981 và nhiều nguời Ba Lan tin lời giải thích của ông rằng Thiết quân luật do chính quyền Ba Lan áp dụng là cách tốt hơn để Liên Xô đem quân vào như ở Tiệp Khắc năm 1968.
Ông Jaruzelski đầu tiên là một quân nhân, sau đó là một người dân tộc chủ nghĩa, rồi mới là một người cộng sản.
Giáo hoàng John Paul II (1920-2005)
Bản thân tướng Jaruzelski đã chỉ huy các đơn vị Ba Lan đưa quân vào Tiệp Khắc hồi đó và ông đã xin lỗi, gọi đây là một sai lầm cả về quân sự và đạo đức.
Nhà luật học Andrzej Gaberle đuợc báo Wyborcza trích lời nói ông nghi ngờ lý lẽ của công tố viện vì họ muốn chứng minh ban lãnh đạo cộng sản Ba Lan khi đó dùng bộ máy nhà nước để phạm tội hình sự có tính vũ trang.
"Liên hệ tội ác" công tố viện nêu ra chỉ áp dụng với các nhóm phi pháp như băng đảng còn thiết quân luật đuợc ban bố bằng sắc lệnh của ông Jaruzelski với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bộ truởng, Bộ truởng Quốc phòng.
Còn thẩm phán toà phúc thẩm Barbara Skoczkowska nói toà không nên làm thay việc đánh giá Thiết quân luật của các sử gia, giới xã hội học và chính trị học.
Vai trò quan trọng
Gốc quý tộc Ba Lan theo Công giáo, cả gia đình ông Jaruzelski bị Liên Xô đầy đi Siberia nơi cha ông chết vì không đuợc chạy chữa.
Gia nhập quân đội Ba Lan cộng sản do Liên Xô lập ra để giúp Hồng quân đánh phát xít Đức và đối trọng lại quân đội Ba Lan cộng hòa ở phía Tây, ông tham gia trận công phá Berlin năm 1945.
Nhưng vai trò nổi bật hơn cả trong sự nghiệp chính trị của tướng Jaruzelski là quyết định đối thoại với Công đoàn Đoàn kết từ 1988 đến 1989, mở đường cho Hội nghị Bàn tròn.
Tính toán của ông Jaruzelski là dùng đối thoại để chuyển quyền lực từ đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (PZPR) vốn đã mất uy tín khủng khiếp sang cho tổng thống của nước Cộng hòa, vị trí ông sẽ nắm.
Quyền lực đó được phe đối lập công nhận như một bước tiến mới so với cơ chế đảng lãnh đạo toàn diện trước đây. Đổi lại, chính quyền cho phép bỏ phiếu tự do bầu ra Thượng viện, trong lúc Hạ viện vẫn do phe cộng sản nắm 65%.
Điều bất ngờ là cuộc bỏ phiếu đưa đến chỗ phe cộng sản được đúng một ghế trong cả 100 ghế thuợng nghị sĩ.
Liên Xô khi ấy duới thời Gorbachov quyết định bỏ học thuyết Brezhnev
Sử gia Antoni Dudek
Lòng dân đã đổi và bản thân ông Jaruzelski, bậc trưởng lão của phe cộng sản hiểu ra rằng chỉ có thể thay đổi hẳn thể chế thì mới đưa Ba Lan sang một trang sử mới.
Ông từ chức Tổng bí thư đảng Công nhân Thống nhất, mở lối cho đảng này bỏ hẳn đuờng lối Marxist-Leninist để trở thành một đảng Xã hội Dân chủ cánh tả sau đó.
Giữ chức tổng thống, ông Jaruzelski đã hợp tác với Thủ tuớng là một trí thức Công giáo, ông Tadeusz Mazowiecki.
Ông từ chức cuối 1989 và Ba Lan bầu lên nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa làm tổng thống.
Hiện tại Ba Lan có ý kiến cho rằng Hội nghị Bàn tròn cũng chỉ là một âm mưu chia sẻ quyền lực giữa phe cộng sản và các nhân vật chủ chốt của Công đoàn Đoàn kết.
Nhưng theo sử gia Antoni Dudek thì không có "âm mưu" gì vì Liên Xô khi ấy duới thời Gorbachov quyết định bỏ học thuyết Brezhnev và để cho các nuớc nhu Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc chọn các giải pháp khác, làm thí nghiệm cải tổ chính trị cho Moscow.
Dùng từ ngữ như ở Việt Nam hiện nay là “Diễn biến hòa bình” thì phần “diễn biến” là do phe Công đoàn Đoàn kết chủ xướng nhưng ông Jaruzelski đã đảm bảo để mọi việc diễn ra “hòa bình”. Theo ông Joaquin Navarro-Valls thì Đức Giáo hoàng người Ba Lan đã nói về tướng Jaruzelski rằng ông “đầu tiên là một quân nhân, sau đó là một người Ba Lan dân tộc chủ nghĩa, rồi mới là một người cộng sản”. source http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/09/080930_polishistoryjaruzelski.shtml
12 Tháng 9 2008 - Cập nhật 10h48 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Cựu lãnh đạo cộng sản Ba Lan ra toà
Tướng Jaruzelski nói ông buộc phải hành động để tránh can thiệp của Liên Xô
Cựu lãnh đạo cộng sản Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski, đã ra toà vì cáo buộc phạm tội áp đặt lệnh thiết quân luật năm 1981.
Tám cựu quan chức khác cũng sẽ bị xét xử vì siết chặt trấn áp chống lại phong trào Công đoàn Đoàn kết, trong đó đã làm hàng chục người thiệt mạng.
Tướng Jaruzelski, năm nay 84 tuổi và đang trong tình trạng sức khoẻ kém, nói ông phải hành động để ngăn ngừa một cuộc xâm lược của Liên Xô vào Ba Lan.
Nếu bị coi là có tội, ông Jaruzelski sẽ đối diện với bản án 10 năm tù giam.
Mặc dù có một số dư luận phản đối tại Ba Lan về việc bỏ tù ông Jaruzelski, một nhóm đông các nhà báo và công chúng đã đến dự và làm chật kín phòng xử án khi phiên toà khai mạc.
Tướng Jaruzelski và ba đồng bị cáo đã được xác định danh tính trước một hội đồng thẩm phán.
Bốn trong số tám bị cáo nam giới đã vắng mặt, được trích thuật do lý do sức khoẻ.
Khước từ trừng phạt
Trong cáo trạng được đọc, ủy viên công tố nói các bị cáo đã vi phạm hiến pháp của chính thể chế cộng sản.
Họ đã lập ra điều được gọi là "cơ quan quân sự chống tội phạm" nhằm tiến hành lệnh thiết quân luật vào tháng 12/1981.
Phiên toà được mở tại Warsaw, đánh dấu lần đầu tiên việc Ba Lan truy tố trách nhiệm hình sự các cựu lãnh đạo cộng sản về việc thiết lập lệnh giới nghiêm.
Ngay sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1989, tân chính quyền Công đoàn Đoàn kết đã khước từ các kêu gọi trừng phạt chính trị.
Song trong những năm gần đây, đã có những hối thúc trong việc đưa ra xét xử các cựu lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản về trách nhiệm của họ đối với lệnh thiết quân luật năm 1981.
Tướng Jaruzelski đã luôn khăng khăng cho rằng đã chọn một phương án ít tồi tệ hơn khi ra lệnh cho xe tăng tiến vào các đường phố ở thành phố đầy tuyết phủ vào đêm thiết quân luật đó.
Theo lập luận của vị tướng này, nếu ông không hành động chống lại Công đoàn Đoàn kết, quân đội Xô Viết sẽ hành động.
Theo các cuộc khảo sát, nhiều người dân Ba Lan nói họ tin lời ông.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/09/080912_poland_leader.shtml
Saturday October 4, 2008 - 11:00am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Về yếu tố bất ngờ của ứng viên Sarah Palin
Về yếu tố bất ngờ của ứng viên Sarah Palin
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Về yếu tố bất ngờ của ứng viên Sarah Palin
Trần Đông ĐứcGửi tới BBC từ Philadelphia, Hoa Kỳ
Sarah Palin, thống đốc 44 tuổi của Alaska đưa ra hình ảnh 'mẹ hiền' trong đại hội của đảng Cộng HòaDung nhan của Sarah Palin, nữ ứng cử viên phó tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử của đảng Cộng Hòa khiến trong phút chốc dư luận hiếu kỳ dồn con mắt vào thân thế và sự nghiệp của bà.
Bà còn là một người mẹ còn ẵm con trong liên danh tranh cử. Đứa con cuối cùng được sinh ra tại dinh thống đốc bị hội chứng Down. Cậu con đầu đăng lính và đang phục vụ tại Iraq.
Kịch tính hơn, Sarah còn là một người mẹ của đứa con gái 17 tuổi đang mang thai với bạn trai (hôn phu tương lai) mới 18 tuổi lúc đang còn học trung học.
Sự dung hòa ngoài mức này khiến các giới "đồng bào" Mỹ từ cốt cách tới bình dân đều có thể liên tưởng câu chuyện của bà tới vinh quang và khó khăn của mỗi gia đình.
Sarah Palin xuất hiện như điều thần kỳ của sự độc nhất vô nhị trong lịch sử Hoa Kỳ từ khi phụ nữ được quyền tham chính.
Thuộc phái bảo thủ, Sarah Palin chống phá thai tuyệt đối chỉ trừ khi thai nhi làm nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.
Yếu tố mới đổi thế cờ
Trong khối Nato mà một đồng minh bị tấn công thì người ta mong đợi chúng ta vào cuộc và trợ giúp
Sarah Palin khi được hỏi về Nato nhân chuyện Gruzia
Thăm dò cho thấy yếu tố Sarah Palin đã thay đổi ván cờ, giúp cho ứng cử viên John McCain bắt đầu thắng thế trở lại. Có người đã coi liên danh này sống động và thắm thiết như hình ảnh hai bố con.
John McCain hơn Sarah Palin 28 tuổi, đưa ra khả năng nếu cả hai thắng cử và giữa kỳ ông McCain có mệnh hệ gì thì người đàn bà này có thể trở nên người quyền lực nhất trên thế giới.
Truyền hình chiếu nhiều cảnh Sarah Palin thăm binh sĩ ở Iraq chẳng khác gì một cô người mẫu uý lạo binh sĩ và dễ làm người ta quên mất bà là thống đốc Alaska, bang có vị trí chiến lược bậc nhất về năng lượng và quốc phòng.
Nhưng vì chức vụ thống đốc này chỉ được vỏn vẹn 20 tháng, cho nên đây chính là điểm yếu mà đảng Dân Chủ khai thác triệt để.
Tuy thế, Sarah Palin cũng không phải tay vừa, sẵn sàng công kích Barack Obama, cho ông là một người "tổ chức cộng đồng" trách nhiệm còn kém hơn lúc bà làm thị trưởng thành phố có 7000 dân.
Đảng Dân Chủ bị lúng túng trong cách thức đối phó. Thay vì tấn công vào McCain thì đảng Dân Chủ coi Sarah Palin là đối thủ.
Đã có ngay búp bê hình ứng viên phó tổng thống Sarah PalinPhe Cộng Hòa trong lòng có lẽ rất thú vị với sự tấn công này của phía Dân Chủ vì vô tình họ để quên mất rằng John McCain mới là đối thủ chính thức, là phần trên của tờ phiếu.
Các cuộc thăm dò cho thấy đàn ông da trắng bảo thủ nghiêng về phía McCain vì có Sarah Palin. Trong lúc đó số ủng hộ viên cho Hillary Clinton đã quay sang hẳn phiếu Cộng Hòa cũng không ít.
Cho dù xu hướng chính trị của Hillary Clinton và Sarah Palin hoàn toàn trái ngược nhưng nhiều người đi bầu chỉ vì tính cách ứng cử viên mà không hẳn quan tâm đến chính sách.
Chính Barack Obama một thời đã nhận được ủng hộ như thế nên vấn đề kinh nghiệm làm thống đốc hai năm của Palin hay thượng nghị sĩ bốn năm của Obama không còn là mục tiêu công kích.
Chiến lược của đảng Dân Chủ là phải nhắc tới Sarah Palin càng ít chừng nào càng tốt chừng đó và luôn nhắn nhủ cử tri là bầu vào phần trên của lá phiếu tức là Obama đấu với McCain.
Nhưng thực tế không dễ dàng. Trong một lần sơ xuất ứng cử viên Barack Obama đã ẩn dụ chuyện "con lợn đánh son vào cũng là con lợn" mà dư luận dậy lên là Obama ám chỉ Palin.
Tất cả cuộc chơi này đều phải đổi luật vì có sự hiện diện của một người đàn bà.
Cả nước Mỹ đang chờ đợi màn tranh luận truyền hình giữa ông phó của đảng Dân Chủ Joe Biden, người có kinh nghiệm chính trường hàng chục năm ở Washington với Sarah Palin sẽ thú vị ra sao trong những ngày tới.
Dư luận đang hiếu kỳ đón xem các bài diễn văn, cuộc tranh luận và ngay cả những kiểu áo quần của nữ ứng cử viên này trên đường vận động tranh cử.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của ký giả tự do Trần Đông Đức từ Philadelphia. Quý vị quan tâm có thể đọc thêm các bài về Bầu cử tổng thống Mỹ ở đường dẫn bên phải. Ý kiến riêng về bầu cử Mỹ hoặc cơ hội của các ứng viên xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/09/080917_sarahpalin.shtml
16 Tháng 9 2008 - Cập nhật 13h45 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Palin thu hút nữ cử tri da trắng ở Mỹ
Nhiều phụ nữ Mỹ phục bà Palin làm việc chăm chỉ khi đã có năm con
Cho đến nay, việc bà Sarah Palin bất ngờ xuất hiện cùng ông John McCain trên cuộc đua vào nhà trắng đã được cho là một quyết định táo bạo đầy toan tính của Đảng Cộng hoà.
Cách đây hai tuần, lần đầu tiên, có lúc ông McCain đã dẫn điểm trước ông Obama với con số 4% trong một cuộc khảo sát của một hãng thăm dò ý kiến có tiếng ở Mỹ.
Trước đó, nhiều người đã tưởng rằng cơn bão Gustav sẽ làm 'nhấn chìm' chương trình nghị sự của Đảng Cộng hoà và ông McCain.
Bây giờ, nhiều người thấy rằng, bà Sarah Palin, có vẻ đã đem lại nhiều lợi thế cho ông McCain với sự 'tươi trẻ' của mình từ lợi thế của một 'phụ nữ ra tranh cử'.
Tuần này, phóng viên Paul Moss của BBC tìm hiểu một khía cạnh của lợi thế này của bà Palin ở việc coi xem bà có thể hấp dẫn tới đâu các cử tri nữ ở Mỹ.
"Bà ấy đang làm những việc vĩ đại, giúp đỡ, hậu thuẫn cho nhà thờ cũng như gia đình của mình. Năm đứa con là vô cùng nhiều vào thời đại này", một phụ nữ trong nhóm các bà mẹ cổ động bóng đá nói.
Đây là một trong những nhóm thuộc phong trào khá nổi tiếng những bà mẹ theo chân, cổ động con cái của mình thi đấu bóng đá Mỹ ở nhiều tiểu bang trong những dịp cuối tuần.
Nhiều phụ nữ như được thấy họ phản ánh trong hình ảnh của Palin
Christine Dudley
Một bà mẹ cổ vũ bóng đá khác ở Cook County,Illinois nói với phóng viên:
"Bà Palin là một người cần mẫn, và tôi nghĩ bà ấy có những giá trị đạo đức mạnh mẽ."
Nhà báo của BBC nhận định bà Palin đã phải có sức hấp dẫn đến mức nào để các bà mẹ của các trẻ em chơi bóng đá Mỹ nay có vẻ sắp trở thành fan của bà.
Người phụ nữ tiên phong
Sự lựa chọn người phụ nữ 44 tuổi làm ứng viên liên danh tranh chức tổng thống của ông McCain có vẻ có những tác dụng mạnh tới giới cử tri nữ, kể cả những người bảo thủ tôn giáo tại Mỹ.
Từ khi Palin xuất hiện, một số thống kê thăm dò ý kiến, như cuộc mới đây trên ABC/Washington Post cho thấy, tỉ lệ phụ nữ gia trắng nghiêng sang phía ông McCain đã tăng lên tới 20 điểm.
Bà Christine Dudley, một nhà vận động lâu năm của Đảng Cộng hoà, ở Chicago nói: "Nhiều phụ nữ như được thấy họ phản ánh trong hình ảnh của Palin."
Nhiều người Mỹ, theo Christine Dudley, vẫn ưa thích những nhân vật mạnh theo kiểu người hùng, tiên phong, và muốn thấy một nước Mỹ cũng tiên phong như vậy.
Một số phụ nữ cho rằng bà Palin chỉ ủng hộ những giá trị cũ
"Đây là một phụ nữ đến từ một nơi xa xôi nhất trong các tiểu bang xa xôi. Cô ấy bắn súng và câu cá... Cô ấy thực sự là một phụ nữa tiên phong theo nghĩa hiện đại."
Điểm yếu
Thế nhưng không phải tất cả những người thuộc phái tranh đấu cho nữ quyền ở Mỹ đều chào đón bà Palin, mặc dù một số trong số này đều thừa nhận việc ra ứng cử của bà là một bước tiến của bình đẳng phụ nữ.
Nancy Matthews, giáo sư giảng dạy về Phụ nữ học ở Đại học Illinois cho rằng bà Palin thực ra tỏ ra hấp dẫn và kêu gọi nhiều hơn đối với các quan niệm cá nhân chủ nghĩa ở Mỹ.
Giáo sư Matthews nói: "Bạn có những người nói tin rằng phụ nữ cần có quyền tham gia trên mọi vị trí trong chính quyền, nhưng lại không thực hiện điều đó trong tư tưởng phong trào phụ nữ."
Giáo sư Nancy Matthews giải thích quan điểm của mình bằng cách cho rằng bà Palin đã chống lại quyền được phá thai của phụ nữ (trừ trong trường hợp sức khoẻ và tính mạng của người mẹ gặp nguy hiểm.)
Và đây chính là điểm yếu của bà Sarah Palin mà nhiều cây bút hay nhà nghiên cứu nữ quyền nhìn nhận.
Theo họ, Sarah Palin tượng trưng cho những giá trị truyền thông mà không phải là sự thay đổi xã hội.
Tuy vậy, dù là người cổ súy thực hay không cho phụ nữ, Sarah Palin hiện rõ ràng là một thách thức đối với Đảng Dân chủ và liên danh tranh cử toàn nam giới của các ông Obama - Biden.
Nhất là khi, hình vị cựu hoa hậu và đương kim thống đốc bang xinh đẹp này, đang làm nhiều nữ cử tri da trắng Mỹ lưu luyến nhớ tới tới một đại diện phái nữ của họ, qua sự hiện diện của bà Hillary Clinton cách đây không lâu.
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/09/080916_palin_women.shtml
Saturday October 4, 2008 - 04:48am (EDT) Permanent Link 0 Comments
19 Tháng 10 2008 - Cập nhật 09h14 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Hạm đội Nga 'có thể rời Ukraine'
Hạm đội Biển Đen đã đóng ở Sevastopol từ hơn 200 năm
Phó Thủ tướng Nga đã nói với BBC rằng Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ rời căn cứ ở Sevastopol vào năm 2017 nếu chính phủ Ukraine yêu cầu.
Phát biểu riêng với chương trình Panorama, ông Sergei Ivanov nói Nga muốn gia hạn thuê tại cảng này, nhưng sẽ di chuyển hạm đội nếu không thể thuê tiếp.
Việc di chuyển sẽ làm những người dân tộc chủ nghĩa giận dữ vì họ xem Sevastopol thuộc về
Có lo ngại cảng này có thể trở thành điểm nóng trong quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Nga và phương Tây.
Khi được hỏi liệu ông có thấy viễn cảnh Hạm đội không đóng ở Crimea - đại bản doanh từ suốt 225 năm qua - ông Ivanov, người phụ trách quân đội và công nghiệp của Nga, nói:
"Có, tôi có thể tưởng tượng dễ dàng sau 2017. Tại sao không, nếu chính phủ Ukraine khi ấy không kéo dài thời hạn thuê?"
Sau cuộc chiến ở Gruzai, nhiều người ở Tây phương lo ngại Moscow có thể tìm cách lấy lại nhiều nơi của Crimea để bảo đảm tương lai Hạm đội.
'Anh, Mỹ hung hăng'
Nhưng ông Ivanov bác bỏ luận điểm ấy, gọi đó là thứ tuyên truyền Chiến tranh Lạnh.
Ông nói: "Chúng tôi không hung hăng. Chúng tôi thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ của mọi nước từng thuộc Liên Xô. Đó là năm 1991. Nga không có tham vọng lãnh thổ đối với các nước từng thuộc Liên Xô."
Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ không khiêu chiến hay tấn công nước nào. Thực ra hiện nay Nga có tham gia cuộc chiến nào đâu. Nếu anh phân tích bao nhiêu cuộc chiến mà Anh, Mỹ tham dự, rất là khác."
Ông Sergei Ivanov (trái) trả lời phóng viên BBC Mark Franchetti
Tương lai Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol là vấn đề tế nhị và đầy cảm xúc cho đa số người Nga.
Biển Crimea được trao cho Ukraine trong thời kỳ Liên Xô tồn tại - khi đó việc chuyển giao chỉ mang tính thủ tục pháp lý và chẳng ai dự đoán chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô sẽ sụp đổ.
Tại chính Sevastopol, đa số dân cảm thấy gần với Moscow hơn thủ đô Kiev.
Khi được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Ukraine đuổi Hạm đội sau năm 2017 bất chấp sự phản đối của dân địa phương, ông Ivanov, có 20 năm trong KGB, nói:
"Tôi yêu biển Crimea và có họ hàng ở đó, nhưng đấy là vấn đề của Ukraine, không phải của Nga."
Dù mang giọng hòa dịu, nhưng ông Ivanov cũng mạnh mẽ biện hộ cho hành động của Nga ở Gruzia.
Ông cũng bác bỏ tuyên bố của Mỹ rằng kế hoạch lắp đặt lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu chỉ để bảo vệ trước Iran và Bắc Hàn.
Ông nói Nga xem lá chắn - một phần sẽ đặt ở Ba Lan và Czech - là đe dọa cho Nga.
Hiểu nhầm
Thông điệp của ông Ivanov phản ánh cảm giác chung tại Nga lúc này.
Gần 20 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, người Nga cảm giác bị phương Tây bỏ rơi và tin rằng phương Tây muốn Nga suy yếu.
Họ cũng cảm giác bị phương Tây hiểu nhầm và cho rằng phương Tây mới đích thực là những kẻ hiếu chiến.
Nhiều người nước ngoài phê phán ông Putin, người vẫn rất quyền uy dù đã rời chức tổng thống để trở thành thủ tướng.
Nhưng đa số người Nga lại yêu thích ông.
Vladimir Pozner, một trong những nhà bình luận sắc sảo nhất của Nga, nói: "Có nhiều điều phương Tây không hiểu về Nga. Họ không hiểu nếu một nước chưa bao giờ có dân chủ trong lịch sử, thì không thể hy vọng chỉ sau 15, 20 năm sẽ có dân chủ, phải mất nhiều thế hệ. Đất nước này vẫn nằm trong tay của những người lớn lên thời Xô Viết."
Và một trong những người hâm mộ ông Putin là Nikita Mikhailkov, một trong những đạo diễn điện ảnh nổi tiếng nhất.
Ông này nói với BBC: "Nga phải được tôn trọng. Nga có thể nói không. Anh muốn nói chuyện, thì nói chuyện. Anh muốn đánh nhau à, thì đánh. Nhưng đừng có than vãn đấy."
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/10/081019_russia_fleet_ukraine.shtml
06 Tháng 9 2008 - Cập nhật 12h32 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Đầu tư nước ngoài vào Nga sụt giảm
Rupert Wingfield HayesPhóng viên thường trú BBC tại Mát-xcơ-va
Các thương gia Nga đang lo lắng
Sau các mức tụt điểm hôm thứ Sáu, thị trường chứng khoán Nga lại tiếp tục rớt điểm với mức hơn 30% tính từ thời điểm quốc gia này xâm lược Gruzia vào tháng trước.
Niềm tin của nhà đầu tư đã bị tấn công mạnh mẽ bởi cuộc xung đột.
Một số ngân hàng quốc tế dự đoán khoảng 20 tỉ USD giá trị đầu tư nước ngoài đã bị rút khỏi Nga riêng trong tháng trước.
Kể từ thời điểm cuộc xâm lược diễn ra, giá trị đồng rúp đã bất ngờ tụt giảm. Có tin ngân hàng trung ương của nhà nước đã phải can thiệp.
Do đó, trong khi bị châu Âu phản đối mạnh mẽ về cuộc xâm lăng, Mátxcơva còn phải chịu sự trừng phạt trực tiếp hơn nữa từ các nhà đầu tư quốc tế.
Các chuyên gia phân tích ở Mátxcơva nói nước Nga hiện đang được xem như một địa điểm mạo hiểm đối với các nhà đầu tư và sẽ mất nhiều thời gian để lấy lại niềm tin.
Song Nga hiện chưa đối diện nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế to lớn.
Dòng tiền tệ trị giá hơn 1 tỉ USD mỗi ngày vẫn chảy vào nền kinh tế nước này từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Nga hiện đang sở hữu một mức dự trữ ngoại hối trên 500 tỉ đô-la, cao thứ ba trên thế giới.
Thế nhưng suy giảm tài chính có nguồn gốc từ cuộc phiêu lưu Gruzia của Nga nay có thể trở thành lý do để Kremlin phải suy ngẫm.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/09/080906_russian_investors.shtml
Tuesday October 21, 2008 - 09:48am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Căng thẳng Thái Lan Campuchia
17 Tháng 10 2008 - Cập nhật 12h26 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Căng thẳng Thái Lan Campuchia
document.write('
')
document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Ngôi đền cổ Preah Vihear nằm trên mỏm núi ở biên giới chia hai nước Thái Lan và Campuchia. Thế nhưng thay vì không khí thanh bình, ngôi đền này gần đây đã chứng kiến các vụ đọ súng và đổ máu.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Hai nước từ lâu đã tranh chấp quyền sở hữu khu đất bao quanh ngôi đền. Căng thẳng nổ ra thành bạo lực vào hôm thứ Tư, 15/10.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
Ít nhất hai lính Campuchia thiệt mạng trong vụ đụng độ, trong khi binh lính của cả hai bên đều bị thương. Hình ảnh các vụ thương vong làm bùng lên tình cảm dân tộc chủ nghĩa ở cả hai nước.
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Vụ tranh chấp này kéo dài đã vài thập niên. Năm 1962, một phán quyết của toà quốc tế trao ngôi đền này cho Campuchia, nhưng việc chia khu đất bao quanh ngôi đền cho đến nay vẫn chưa được quyết định.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Hôm thứ Năm, hai bên đồng ý thực hiện tuần tra chung nhằm giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tiến bộ nào về vấn đề cốt lõi là làm sao chia chác lãnh thổ này, vốn mang lại thu nhập béo bở về du lịch.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Trong khi đó, tình trạng căng thẳng đã khiến hàng ngàn dân địa phương, chủ yếu là người Campuchia, phải rời bỏ khu vực này.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Cho dù có các buổi lễ cầu nguyện hòa bình như thế này, các phóng viên nhận định chính phủ cả hai bên đều muốn giữ tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng, và do vậy nguy cơ đụng độ là vẫn còn đó.
document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';
Hiện nay, cho dù quang cảnh và không khí ngôi đền vẫn trang nghiêm, căng thẳng giữa hai nước láng giềng vẫn còn tiếp tục.
12345678
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/10/081017_cambodiathaistrife.shtml
Saturday October 18, 2008 - 09:56pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Bữa tiệc thần thánh trên phố Wall
source
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2008/10/3BA076B2/
Bữa tiệc thần thánh trên phố Wall
Chốt phiên 13/10, Dow Jones Index tăng một mạch 936 điểm, mức tăng theo ngày lớn nhất từ trước tới nay. Thị trường phản ứng tích cực sau cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ với lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu tại đây.
Lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu đã có cuộc làm việc với chính phủ Mỹ nhằm xây dựng kế hoạch tiếp cận vốn vay, ứng cứu cho nền kinh tế. Chính phủ các nước châu Âu cũng dành ra 2.000 tỷ USD nhằm bảo vệ khối ngân hàng.
Động thái tích cực trên đây thổi luồng sinh khí mới cho thị trường chứng khoán Mỹ. Tất cả các cổ phiếu đều mở cửa với giá cao hơn nhiều phiên trước và cứ thế leo cao mà không quay đầu trở lại. Dow xuất phát với mức tăng hơn 400 điểm và đến giờ giao dịch buổi trưa, đã tái lập mốc 9.000 điểm vừa đánh mất tuần trước. Biên độ 11% vào lúc kết phiên được xem là mạnh nhất trong 75 năm qua. Mức tăng tuyệt đối - 936 điểm là kỷ lục chưa bao giờ xuất hiện trên phố Wall.
Tăng mạnh nhất là General Motor, hãng đang tính chuyện sáp nhập Chrysler, với mức đi lên 33%. Một số cái tên đình đám khác cũng tăng điểm là Alcoa lên 22,8%, Chevron lên 21%, Microsoft lên 18,6%, và American Express lên 18%.
Đà hứng khởi kéo dài cho đến lúc đóng cửa. Đúng lúc chuông vang lên báo hiệu kết thúc phiên, các giao dịch viên bật dậy hò reo và nổ tràng pháo tay ăn mừng. Cả sàn chứng khoán New York như muốn vỡ tung.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 936 điểm, tương đương 11,08%, đóng cửa tại 9.387,61 điểm. Nasdaq Composite lên thêm 11,81%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 1.844,25 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 cao hơn phiên trước 11,58%, chốt tại 1.003,35 điểm. Khoảng 3.030 cổ phiếu tăng giá, trong khi chỉ 160 đi xuống. Giá trị vốn hóa thị trường tăng thêm 1.200 tỷ USD. Kết quả giao dịch đẹp như mơ sau 8 phiên xuống dốc khiến Dow Jones mất 2.400 điểm (tương đương 22%) và xóa sạch 2.400 tỷ USD khỏi tay các nhà đầu tư.
Cơn bão tăng điểm trên Wall Street hôm qua dường như đã xóa đi bao nỗi u buồn sau 8 phiên liên tiếp thị trường lao dốc thẳng đứng. Nhưng chưa ai có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính đã chạm đáy, mọi điều tồi tệ đã qua.
Kết phiên, khối lượng giao dịch trên toàn sàn đạt 7,1 tỷ cổ phiếu, giảm đáng kể so với con số 11,2 tỷ cổ phiếu hôm thứ sáu tuần trước, cho thấy giới đầu tư còn khá thận trọng. "Màn hình máy tính của tôi xanh rực. Tôi thích điều đó, nhưng chưa muốn ra tay lúc này. Còn quá nhiều thách thức phía trước", John Lynch, chuyên gia phân tích thị trường của hãng Evergreen Investment (Mỹ) bình luận.
Mức lỗ của phố Wall tính theo giá trị sổ sách lên tới 2.400 tỷ đôla sau 8 ngày gần đây đã được giảm một nửa chỉ sau phiên hôm qua. Ảnh: cache.daylife.com.
Đà hồi phục của thị trường nằm trong dự tính của giới đầu tư khi một số nội dung chi tiết của bản kết hoạch giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ đôla vừa được công bố. Kế hoạch sẽ tập trung chủ yếu vào việc mua lại tài sản cầm cố tại các ngân hàng và cổ phiếu của một số tập đoàn tài chính. Các chuyên gia cho rằng, trong những ngày tới, giới đầu tư sẽ nhận được thêm nhiều thông tin cụ thể hơn nữa.
Tiếp theo cuộc họp của 15 nước châu Âu vào chủ nhật, các nhà lãnh đạo thế giới cũng nhóm họp nhằm tìm ra giải pháp bơm tiền cho các ngân hàng cũng như nới lỏng thị trường tín dụng để các nhà băng cho vay trở lại. Đặc biệt, Mỹ tuyên bố rót tiền không giới hạn vào 3 ngân hàng trung tâm để đảm bảo thanh khoản.
Sau khi lãnh đạo của 15 nền kinh tế hàng đầu châu Âu nhóm họp để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tín dụng, thị trường chứng khoán tại khu vực này đã có chuyển biến mạnh mẽ.
Tại Anh, thông tin Chính phủ sẽ bơm 63 tỷ đôla vào ba ngân hàng hàng đầu cùng diễn biến tại Mỹ đã giúp chỉ số FTSE nhảy vọt 8,6%. Chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp cũng có chung niềm vui tăng điểm với số điểm cộng lần lượt là 11,4% và 11,18%.
Cổ phiếu tại châu Á, dù không được hỗ trợ nhiều từ diễn biến tại châu Âu và Mỹ nhưng cũng khởi sắc mạnh mẽ. Ngoại trừ Đài Loan mất 2,12%, giá cổ phiếu tại Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc... cùng hồi phục. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc lên 3,79%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến bước 3,65%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giữ vị trí quán quân khi leo một mạch 10,24%.
Xuân Hòa (Theo CNN, AP)
Tuesday October 14, 2008 - 04:06am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Nhìn lịch sử Ba Lan qua tướng Jaruzelski
30 Tháng 9 2008 - Cập nhật 15h38 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Nhìn lịch sử Ba Lan qua tướng Jaruzelski
Nguyễn Giang www.bbcvietnamese.com
Tướng Wojciech Jaruzelski ban bố Thiết quân luật ngày 13/12/1981
Trong lúc Ba Lan tiếp tục theo dõi vụ xử các lãnh đạo cộng sản vì Thiết quân luật năm 1981, có tiếng nói từ Vatican đề nghị không xử tướng Wojciech Jaruzelski, 85 tuổi.
Ông Joaquin Navarro-Valls, cựu phát ngôn viên của Tòa Thánh, được trích lời hôm 28/09 tiết lộ rằng cố Giáo hoàng John Paul II từng nói với ông tướng Jaruzelski “cũng là một con người”.
Đức Giáo hoàng lúc sinh thời đã gặp tướng Jaruzelski tám lần để bàn thảo các vấn đề của Ba Lan và quốc tế.
Ông Navarro-Valls trả lời báo La Republica của Ý rằng không nên xử ông Jaruzelski vì như thế không khác gì “đem lịch sử ra tòa”, nhất là trong không khí chính trị hiện thời tại Ba Lan.
Cuộc tranh luận về vai trò của tướng Jaruzelski và Thiết quân luật (13/12/1981-22/07/1983) cũng phản ánh cách nhìn của người Ba Lan hiện nay với quá khứ cộng sản.
Đem lịch sử ra tòa
Ngay từ 2006 đã có vụ truy tố ông Jaruzelski nhưng không thành vì các "tội ác cộng sản".
Tướng Jaruzelski chưa bao giờ chối bỏ trách nhiệm cho quyết định năm 1981 và nhiều nguời Ba Lan tin lời giải thích của ông rằng Thiết quân luật do chính quyền Ba Lan áp dụng là cách tốt hơn để Liên Xô đem quân vào như ở Tiệp Khắc năm 1968.
Ông Jaruzelski đầu tiên là một quân nhân, sau đó là một người dân tộc chủ nghĩa, rồi mới là một người cộng sản.
Giáo hoàng John Paul II (1920-2005)
Bản thân tướng Jaruzelski đã chỉ huy các đơn vị Ba Lan đưa quân vào Tiệp Khắc hồi đó và ông đã xin lỗi, gọi đây là một sai lầm cả về quân sự và đạo đức.
Nhà luật học Andrzej Gaberle đuợc báo Wyborcza trích lời nói ông nghi ngờ lý lẽ của công tố viện vì họ muốn chứng minh ban lãnh đạo cộng sản Ba Lan khi đó dùng bộ máy nhà nước để phạm tội hình sự có tính vũ trang.
"Liên hệ tội ác" công tố viện nêu ra chỉ áp dụng với các nhóm phi pháp như băng đảng còn thiết quân luật đuợc ban bố bằng sắc lệnh của ông Jaruzelski với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bộ truởng, Bộ truởng Quốc phòng.
Còn thẩm phán toà phúc thẩm Barbara Skoczkowska nói toà không nên làm thay việc đánh giá Thiết quân luật của các sử gia, giới xã hội học và chính trị học.
Vai trò quan trọng
Gốc quý tộc Ba Lan theo Công giáo, cả gia đình ông Jaruzelski bị Liên Xô đầy đi Siberia nơi cha ông chết vì không đuợc chạy chữa.
Gia nhập quân đội Ba Lan cộng sản do Liên Xô lập ra để giúp Hồng quân đánh phát xít Đức và đối trọng lại quân đội Ba Lan cộng hòa ở phía Tây, ông tham gia trận công phá Berlin năm 1945.
Nhưng vai trò nổi bật hơn cả trong sự nghiệp chính trị của tướng Jaruzelski là quyết định đối thoại với Công đoàn Đoàn kết từ 1988 đến 1989, mở đường cho Hội nghị Bàn tròn.
Tính toán của ông Jaruzelski là dùng đối thoại để chuyển quyền lực từ đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (PZPR) vốn đã mất uy tín khủng khiếp sang cho tổng thống của nước Cộng hòa, vị trí ông sẽ nắm.
Quyền lực đó được phe đối lập công nhận như một bước tiến mới so với cơ chế đảng lãnh đạo toàn diện trước đây. Đổi lại, chính quyền cho phép bỏ phiếu tự do bầu ra Thượng viện, trong lúc Hạ viện vẫn do phe cộng sản nắm 65%.
Điều bất ngờ là cuộc bỏ phiếu đưa đến chỗ phe cộng sản được đúng một ghế trong cả 100 ghế thuợng nghị sĩ.
Liên Xô khi ấy duới thời Gorbachov quyết định bỏ học thuyết Brezhnev
Sử gia Antoni Dudek
Lòng dân đã đổi và bản thân ông Jaruzelski, bậc trưởng lão của phe cộng sản hiểu ra rằng chỉ có thể thay đổi hẳn thể chế thì mới đưa Ba Lan sang một trang sử mới.
Ông từ chức Tổng bí thư đảng Công nhân Thống nhất, mở lối cho đảng này bỏ hẳn đuờng lối Marxist-Leninist để trở thành một đảng Xã hội Dân chủ cánh tả sau đó.
Giữ chức tổng thống, ông Jaruzelski đã hợp tác với Thủ tuớng là một trí thức Công giáo, ông Tadeusz Mazowiecki.
Ông từ chức cuối 1989 và Ba Lan bầu lên nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa làm tổng thống.
Hiện tại Ba Lan có ý kiến cho rằng Hội nghị Bàn tròn cũng chỉ là một âm mưu chia sẻ quyền lực giữa phe cộng sản và các nhân vật chủ chốt của Công đoàn Đoàn kết.
Nhưng theo sử gia Antoni Dudek thì không có "âm mưu" gì vì Liên Xô khi ấy duới thời Gorbachov quyết định bỏ học thuyết Brezhnev và để cho các nuớc nhu Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc chọn các giải pháp khác, làm thí nghiệm cải tổ chính trị cho Moscow.
Dùng từ ngữ như ở Việt Nam hiện nay là “Diễn biến hòa bình” thì phần “diễn biến” là do phe Công đoàn Đoàn kết chủ xướng nhưng ông Jaruzelski đã đảm bảo để mọi việc diễn ra “hòa bình”. Theo ông Joaquin Navarro-Valls thì Đức Giáo hoàng người Ba Lan đã nói về tướng Jaruzelski rằng ông “đầu tiên là một quân nhân, sau đó là một người Ba Lan dân tộc chủ nghĩa, rồi mới là một người cộng sản”. source http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/09/080930_polishistoryjaruzelski.shtml
12 Tháng 9 2008 - Cập nhật 10h48 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Cựu lãnh đạo cộng sản Ba Lan ra toà
Tướng Jaruzelski nói ông buộc phải hành động để tránh can thiệp của Liên Xô
Cựu lãnh đạo cộng sản Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski, đã ra toà vì cáo buộc phạm tội áp đặt lệnh thiết quân luật năm 1981.
Tám cựu quan chức khác cũng sẽ bị xét xử vì siết chặt trấn áp chống lại phong trào Công đoàn Đoàn kết, trong đó đã làm hàng chục người thiệt mạng.
Tướng Jaruzelski, năm nay 84 tuổi và đang trong tình trạng sức khoẻ kém, nói ông phải hành động để ngăn ngừa một cuộc xâm lược của Liên Xô vào Ba Lan.
Nếu bị coi là có tội, ông Jaruzelski sẽ đối diện với bản án 10 năm tù giam.
Mặc dù có một số dư luận phản đối tại Ba Lan về việc bỏ tù ông Jaruzelski, một nhóm đông các nhà báo và công chúng đã đến dự và làm chật kín phòng xử án khi phiên toà khai mạc.
Tướng Jaruzelski và ba đồng bị cáo đã được xác định danh tính trước một hội đồng thẩm phán.
Bốn trong số tám bị cáo nam giới đã vắng mặt, được trích thuật do lý do sức khoẻ.
Khước từ trừng phạt
Trong cáo trạng được đọc, ủy viên công tố nói các bị cáo đã vi phạm hiến pháp của chính thể chế cộng sản.
Họ đã lập ra điều được gọi là "cơ quan quân sự chống tội phạm" nhằm tiến hành lệnh thiết quân luật vào tháng 12/1981.
Phiên toà được mở tại Warsaw, đánh dấu lần đầu tiên việc Ba Lan truy tố trách nhiệm hình sự các cựu lãnh đạo cộng sản về việc thiết lập lệnh giới nghiêm.
Ngay sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1989, tân chính quyền Công đoàn Đoàn kết đã khước từ các kêu gọi trừng phạt chính trị.
Song trong những năm gần đây, đã có những hối thúc trong việc đưa ra xét xử các cựu lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản về trách nhiệm của họ đối với lệnh thiết quân luật năm 1981.
Tướng Jaruzelski đã luôn khăng khăng cho rằng đã chọn một phương án ít tồi tệ hơn khi ra lệnh cho xe tăng tiến vào các đường phố ở thành phố đầy tuyết phủ vào đêm thiết quân luật đó.
Theo lập luận của vị tướng này, nếu ông không hành động chống lại Công đoàn Đoàn kết, quân đội Xô Viết sẽ hành động.
Theo các cuộc khảo sát, nhiều người dân Ba Lan nói họ tin lời ông.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/09/080912_poland_leader.shtml
Saturday October 4, 2008 - 11:00am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Về yếu tố bất ngờ của ứng viên Sarah Palin
Về yếu tố bất ngờ của ứng viên Sarah Palin
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Về yếu tố bất ngờ của ứng viên Sarah Palin
Trần Đông ĐứcGửi tới BBC từ Philadelphia, Hoa Kỳ
Sarah Palin, thống đốc 44 tuổi của Alaska đưa ra hình ảnh 'mẹ hiền' trong đại hội của đảng Cộng HòaDung nhan của Sarah Palin, nữ ứng cử viên phó tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử của đảng Cộng Hòa khiến trong phút chốc dư luận hiếu kỳ dồn con mắt vào thân thế và sự nghiệp của bà.
Bà còn là một người mẹ còn ẵm con trong liên danh tranh cử. Đứa con cuối cùng được sinh ra tại dinh thống đốc bị hội chứng Down. Cậu con đầu đăng lính và đang phục vụ tại Iraq.
Kịch tính hơn, Sarah còn là một người mẹ của đứa con gái 17 tuổi đang mang thai với bạn trai (hôn phu tương lai) mới 18 tuổi lúc đang còn học trung học.
Sự dung hòa ngoài mức này khiến các giới "đồng bào" Mỹ từ cốt cách tới bình dân đều có thể liên tưởng câu chuyện của bà tới vinh quang và khó khăn của mỗi gia đình.
Sarah Palin xuất hiện như điều thần kỳ của sự độc nhất vô nhị trong lịch sử Hoa Kỳ từ khi phụ nữ được quyền tham chính.
Thuộc phái bảo thủ, Sarah Palin chống phá thai tuyệt đối chỉ trừ khi thai nhi làm nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.
Yếu tố mới đổi thế cờ
Trong khối Nato mà một đồng minh bị tấn công thì người ta mong đợi chúng ta vào cuộc và trợ giúp
Sarah Palin khi được hỏi về Nato nhân chuyện Gruzia
Thăm dò cho thấy yếu tố Sarah Palin đã thay đổi ván cờ, giúp cho ứng cử viên John McCain bắt đầu thắng thế trở lại. Có người đã coi liên danh này sống động và thắm thiết như hình ảnh hai bố con.
John McCain hơn Sarah Palin 28 tuổi, đưa ra khả năng nếu cả hai thắng cử và giữa kỳ ông McCain có mệnh hệ gì thì người đàn bà này có thể trở nên người quyền lực nhất trên thế giới.
Truyền hình chiếu nhiều cảnh Sarah Palin thăm binh sĩ ở Iraq chẳng khác gì một cô người mẫu uý lạo binh sĩ và dễ làm người ta quên mất bà là thống đốc Alaska, bang có vị trí chiến lược bậc nhất về năng lượng và quốc phòng.
Nhưng vì chức vụ thống đốc này chỉ được vỏn vẹn 20 tháng, cho nên đây chính là điểm yếu mà đảng Dân Chủ khai thác triệt để.
Tuy thế, Sarah Palin cũng không phải tay vừa, sẵn sàng công kích Barack Obama, cho ông là một người "tổ chức cộng đồng" trách nhiệm còn kém hơn lúc bà làm thị trưởng thành phố có 7000 dân.
Đảng Dân Chủ bị lúng túng trong cách thức đối phó. Thay vì tấn công vào McCain thì đảng Dân Chủ coi Sarah Palin là đối thủ.
Đã có ngay búp bê hình ứng viên phó tổng thống Sarah PalinPhe Cộng Hòa trong lòng có lẽ rất thú vị với sự tấn công này của phía Dân Chủ vì vô tình họ để quên mất rằng John McCain mới là đối thủ chính thức, là phần trên của tờ phiếu.
Các cuộc thăm dò cho thấy đàn ông da trắng bảo thủ nghiêng về phía McCain vì có Sarah Palin. Trong lúc đó số ủng hộ viên cho Hillary Clinton đã quay sang hẳn phiếu Cộng Hòa cũng không ít.
Cho dù xu hướng chính trị của Hillary Clinton và Sarah Palin hoàn toàn trái ngược nhưng nhiều người đi bầu chỉ vì tính cách ứng cử viên mà không hẳn quan tâm đến chính sách.
Chính Barack Obama một thời đã nhận được ủng hộ như thế nên vấn đề kinh nghiệm làm thống đốc hai năm của Palin hay thượng nghị sĩ bốn năm của Obama không còn là mục tiêu công kích.
Chiến lược của đảng Dân Chủ là phải nhắc tới Sarah Palin càng ít chừng nào càng tốt chừng đó và luôn nhắn nhủ cử tri là bầu vào phần trên của lá phiếu tức là Obama đấu với McCain.
Nhưng thực tế không dễ dàng. Trong một lần sơ xuất ứng cử viên Barack Obama đã ẩn dụ chuyện "con lợn đánh son vào cũng là con lợn" mà dư luận dậy lên là Obama ám chỉ Palin.
Tất cả cuộc chơi này đều phải đổi luật vì có sự hiện diện của một người đàn bà.
Cả nước Mỹ đang chờ đợi màn tranh luận truyền hình giữa ông phó của đảng Dân Chủ Joe Biden, người có kinh nghiệm chính trường hàng chục năm ở Washington với Sarah Palin sẽ thú vị ra sao trong những ngày tới.
Dư luận đang hiếu kỳ đón xem các bài diễn văn, cuộc tranh luận và ngay cả những kiểu áo quần của nữ ứng cử viên này trên đường vận động tranh cử.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của ký giả tự do Trần Đông Đức từ Philadelphia. Quý vị quan tâm có thể đọc thêm các bài về Bầu cử tổng thống Mỹ ở đường dẫn bên phải. Ý kiến riêng về bầu cử Mỹ hoặc cơ hội của các ứng viên xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/09/080917_sarahpalin.shtml
16 Tháng 9 2008 - Cập nhật 13h45 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Palin thu hút nữ cử tri da trắng ở Mỹ
Nhiều phụ nữ Mỹ phục bà Palin làm việc chăm chỉ khi đã có năm con
Cho đến nay, việc bà Sarah Palin bất ngờ xuất hiện cùng ông John McCain trên cuộc đua vào nhà trắng đã được cho là một quyết định táo bạo đầy toan tính của Đảng Cộng hoà.
Cách đây hai tuần, lần đầu tiên, có lúc ông McCain đã dẫn điểm trước ông Obama với con số 4% trong một cuộc khảo sát của một hãng thăm dò ý kiến có tiếng ở Mỹ.
Trước đó, nhiều người đã tưởng rằng cơn bão Gustav sẽ làm 'nhấn chìm' chương trình nghị sự của Đảng Cộng hoà và ông McCain.
Bây giờ, nhiều người thấy rằng, bà Sarah Palin, có vẻ đã đem lại nhiều lợi thế cho ông McCain với sự 'tươi trẻ' của mình từ lợi thế của một 'phụ nữ ra tranh cử'.
Tuần này, phóng viên Paul Moss của BBC tìm hiểu một khía cạnh của lợi thế này của bà Palin ở việc coi xem bà có thể hấp dẫn tới đâu các cử tri nữ ở Mỹ.
"Bà ấy đang làm những việc vĩ đại, giúp đỡ, hậu thuẫn cho nhà thờ cũng như gia đình của mình. Năm đứa con là vô cùng nhiều vào thời đại này", một phụ nữ trong nhóm các bà mẹ cổ động bóng đá nói.
Đây là một trong những nhóm thuộc phong trào khá nổi tiếng những bà mẹ theo chân, cổ động con cái của mình thi đấu bóng đá Mỹ ở nhiều tiểu bang trong những dịp cuối tuần.
Nhiều phụ nữ như được thấy họ phản ánh trong hình ảnh của Palin
Christine Dudley
Một bà mẹ cổ vũ bóng đá khác ở Cook County,Illinois nói với phóng viên:
"Bà Palin là một người cần mẫn, và tôi nghĩ bà ấy có những giá trị đạo đức mạnh mẽ."
Nhà báo của BBC nhận định bà Palin đã phải có sức hấp dẫn đến mức nào để các bà mẹ của các trẻ em chơi bóng đá Mỹ nay có vẻ sắp trở thành fan của bà.
Người phụ nữ tiên phong
Sự lựa chọn người phụ nữ 44 tuổi làm ứng viên liên danh tranh chức tổng thống của ông McCain có vẻ có những tác dụng mạnh tới giới cử tri nữ, kể cả những người bảo thủ tôn giáo tại Mỹ.
Từ khi Palin xuất hiện, một số thống kê thăm dò ý kiến, như cuộc mới đây trên ABC/Washington Post cho thấy, tỉ lệ phụ nữ gia trắng nghiêng sang phía ông McCain đã tăng lên tới 20 điểm.
Bà Christine Dudley, một nhà vận động lâu năm của Đảng Cộng hoà, ở Chicago nói: "Nhiều phụ nữ như được thấy họ phản ánh trong hình ảnh của Palin."
Nhiều người Mỹ, theo Christine Dudley, vẫn ưa thích những nhân vật mạnh theo kiểu người hùng, tiên phong, và muốn thấy một nước Mỹ cũng tiên phong như vậy.
Một số phụ nữ cho rằng bà Palin chỉ ủng hộ những giá trị cũ
"Đây là một phụ nữ đến từ một nơi xa xôi nhất trong các tiểu bang xa xôi. Cô ấy bắn súng và câu cá... Cô ấy thực sự là một phụ nữa tiên phong theo nghĩa hiện đại."
Điểm yếu
Thế nhưng không phải tất cả những người thuộc phái tranh đấu cho nữ quyền ở Mỹ đều chào đón bà Palin, mặc dù một số trong số này đều thừa nhận việc ra ứng cử của bà là một bước tiến của bình đẳng phụ nữ.
Nancy Matthews, giáo sư giảng dạy về Phụ nữ học ở Đại học Illinois cho rằng bà Palin thực ra tỏ ra hấp dẫn và kêu gọi nhiều hơn đối với các quan niệm cá nhân chủ nghĩa ở Mỹ.
Giáo sư Matthews nói: "Bạn có những người nói tin rằng phụ nữ cần có quyền tham gia trên mọi vị trí trong chính quyền, nhưng lại không thực hiện điều đó trong tư tưởng phong trào phụ nữ."
Giáo sư Nancy Matthews giải thích quan điểm của mình bằng cách cho rằng bà Palin đã chống lại quyền được phá thai của phụ nữ (trừ trong trường hợp sức khoẻ và tính mạng của người mẹ gặp nguy hiểm.)
Và đây chính là điểm yếu của bà Sarah Palin mà nhiều cây bút hay nhà nghiên cứu nữ quyền nhìn nhận.
Theo họ, Sarah Palin tượng trưng cho những giá trị truyền thông mà không phải là sự thay đổi xã hội.
Tuy vậy, dù là người cổ súy thực hay không cho phụ nữ, Sarah Palin hiện rõ ràng là một thách thức đối với Đảng Dân chủ và liên danh tranh cử toàn nam giới của các ông Obama - Biden.
Nhất là khi, hình vị cựu hoa hậu và đương kim thống đốc bang xinh đẹp này, đang làm nhiều nữ cử tri da trắng Mỹ lưu luyến nhớ tới tới một đại diện phái nữ của họ, qua sự hiện diện của bà Hillary Clinton cách đây không lâu.
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/09/080916_palin_women.shtml
Saturday October 4, 2008 - 04:48am (EDT) Permanent Link 0 Comments
No comments:
Post a Comment