McCain: Stand up and fight with me
McCain: Stand up and fight with me
September 5, 2008 -- Updated 0538 GMT (1338 HKT)
Top Stories »
Analysis: McCain sincere, short on answers
McCain just part of Washington, Democrats say
Ticker: Delegates chant 'USA' to drown out protests
Slideshow: McCain accepts nomination
Cindy McCain: Trust John Full speech
Lindsey Graham: Obama doesn't get it
Transcripts: John McCain Cindy McCain Graham
Police use tear gas against RNC protesters
Will Palin's tough talk win over undecideds?
SOURCE:
http://edition.cnn.com/POLITICS/
05 Tháng 9 2008 - Cập nhật 08h45 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
McCain cam kết thay đổi nước Mỹ
document.write(' ') document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Chấp nhận đề cử làm ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa, ông John McCain hứa sẽ mang lại thay đổi cho nước Mỹ nếu đắc cử.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Các nhân viên tổ chức đã phải đưa ra ngoài một số người biểu tình phản đối chiến tranh muốn quấy rối ông McCain.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
Sau bài diễn văn của ông McCain, bạn cùng tranh cử Sarah Palin đã lên sân khấu cùng ông trong tiếng vỗ tay của cử tọa.
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Giấy trang kim và bóng bay được tung ra đại sảnh sau bài diễn văn, trong lúc ông John McCain và phu nhân Cindy nhận sự ủng hộ của mọi người.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Những người ủng hộ đảng Cộng hòa phấn khích còn mang trên đầu biểu tượng con voi của đảng tại đại hội.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Trước bài diễn văn của ông McCain, vợ ông cũng có bài nói chuyện ca ngợi các phẩm chất của chồng.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Mẹ của ông McCain, bà Roberta năm nay 96 tuổi, đã có mặt tại buổi tập dượt từ sớm để xem con trai mình thử phát biểu trên sân khấu.
document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';
Ca sĩ nhạc đồng quê, Trace Adkins, tập bài quốc ca Mỹ để trình diễn sau đại hội.
document.getElementById('picGalleryNoScript_8').style.display = 'none';
Những đại biểu từ Texas cúi đầu khi bài quốc ca vang lên.
document.getElementById('picGalleryNoScript_9').style.display = 'none';
Những người chống chiến tranh Iraq thì biểu tình bên ngoài trụ sở đại hội. Trong ảnh là một người biểu tình trao cho cảnh sát chống bạo động một bông hoa.
document.getElementById('picGalleryNoScript_10').style.display = 'none';
Ở rất xa đại hội, tại Madrid, những người ủng hộ ông McCain mang tấm hình của người mà họ muốn thành Tổng thống tương lai của Mỹ đi qua thủ đô Tây Ban Nha.
1234567891011
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/09/080905_republicancon...
05 Tháng 9 2008 - Cập nhật 13h13 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
McCain gây ấn tượng ở đại hội
Ông McCain nói ông sẽ là đại diện của thay đổi
Thượng nghị sỹ John McCain đã tiếp nhận đề cử chính thức của phe Cộng hòa cho cuộc bầu cử vào tháng 11.
Ông McCain hứa hẹn sẽ có thay đổi trong khi trình bày về viễn kiến của mình cho vị trí Tổng thống trong bài diễn văn tại đại hội đảng Cộng hòa ở St Paul, Minnesota.
Trong bài diễn văn, ông cam kết hướng tới mọi người dân để nước Mỹ có thể tiến lên phía trước.
'Thay đổi'
Ông Thượng nghị sỹ tiểu bang Arizona đứng trước một cử tọa phấn khích sau sự ra mắt của người cùng ông tranh cử, bà Sarah Palin.
Ông McCain, trong diễn văn của mình, nói nếu ông làm Tổng thống, thay đổi thực sự sẽ đến:
"Tôi không có thói quen phá bỏ lời hứa với tổ quốc, thống đốc Palin cũng vậy. Khi chúng tôi nói chúng tôi sẽ thay đổi Washington, không còn để các vấn đề đất nước cho thế hệ bất hạnh sau này gánh chịu, quý vị có thể tin vào chúng tôi."
John McCain có thể không thuyết phục lắm khi ăn nói, nhưng vô cùng thuyết phục khi hành động
Henry Kissinger
Diễn văn của ông John McCain trầm tĩnh, không có giọng điệu châm biếm, lên án ứng cử viên Barack Obama như trong mấy đêm trước.
Thượng nghị sỹ McCain nói ông căm ghét chiến tranh, và rằng sẽ dùng mọi công cụ - ngoại giao, quân sự và kinh tế - để xây dựng điều mà ông gọi là nền tảng cho hòa bình lâu dài và ổn định.
Ông hứa thay đổi và thực thi cách tiếp cận đa đảng trong điều hành chính phủ để vượt qua các trở ngại trong việc giải quyết vấn đề chính trị.
Giọng điệu này hoàn toàn khác với chính trị Cộng hòa tám năm qua, khác cả với nhiều diễn giả khác tại hội nghị.
Chính sách không mới
Các đề xuất chính sách của ông không cụ thể cũng không mới, đều nói về sự độc lập năng lượng, thuế thấp, chính phủ hiệu quả hơn.
Bà Palin có vẻ được lòng những người bảo thủ
Và một lần nữa, Tổng thống Bush hầu như không được nhắc tới - chỉ một lần trong diễn văn.
Ông John McCain muốn chứng tỏ ông là người độc lập, có thể đại diện cho việc tách khỏi những năm cầm quyền của ông Bush.
Tại hội nghị, vợ ông, bà Cindy, nói nếu nước Mỹ muốn một Tổng thống trung thực, thì đó là chồng bà.
Khi chỉ còn 60 ngày nữa là đến cuộc bầu cử, đảng Cộng hòa muốn chứng tỏ một bộ mặt đoàn kết.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đã ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông John McCain năm 2000.
Ông nói với BBC đây là người sẽ phục hồi uy tín đạo đức của Hoa Kỳ: "Anh phục hồi uy tín đạo đức của một đất nước thông qua hành động chứ không phải ngôn ngữ khoa trương."
"Tôi tin nếu John McCain trở thành Tổng thống, ông có thể không thuyết phục lắm khi ăn nói, nhưng vô cùng thuyết phục khi hành động."
Nhận định này sẽ được kiểm nghiệm trong những tuần sắp tới.
Kể từ Thế chiến thứ hai, chỉ mới có một lần khi một đảng nắm giữ Nhà Trắng ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Và các thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ nghĩ rằng đất nước đang đi sai đường - một dấu hiệu nguy hiểm cho đảng cầm quyền.
Nhưng cuộc đua vẫn chưa chấm dứt.
Rõ ràng ứng viên đảng Dân chủ, Barack Obama, chưa thuyết phục được toàn bộ người Mỹ về kinh nghiệm của ông.
Trong khi đó, ông John McCain cũng có vấn đề, rõ nhất là chuyện sức khỏe của một người đã 72 tuổi.
SOURCE:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/09/080905_mccain_analysi...
Saturday October 4, 2008 - 04:45am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Cuộc chiến Việt Nam và chính giới Mỹ
Cuộc chiến Việt Nam và chính giới Mỹ
Page last updated at 15:23 GMT, Friday, 29 August 2008 16:23 UK
E-mail this to a friend
Printable version
McCain picks woman running mate
Sarah Palin has been serving her first term as governor of Alaska
US Republican presidential hopeful John McCain has picked Sarah Palin, the female governor of Alaska, as his surprise running mate, US media say.
At 44, she is younger than Barack Obama and is credited with reforms during her first term, but she is relatively unknown in US politics.
Mr McCain is due to present her on stage at a rally in Dayton, Ohio, as he celebrates his 72nd birthday.
Analysts say the Republican is keen to wrest back headlines from Mr Obama.
Ms Palin is perhaps the most daring vice-presidential choice for Mr McCain, the BBC's Kim Ghattas reports from Dayton.
The two most likely choices were, until recently, former Governor of Massachusetts Mitt Romney and Governor of Minnesota Tim Pawlenty.
Broad appeal
The youngest governor of Alaska and the first woman to hold that position, Ms Palin is married with five children.
SARAH PALIN
Elected Alaska’s youngest and first woman governor in 2006
Grew up in Wasilla, near Anchorage, and was voted Miss Wasilla in 1984
Studied journalism and political science at University of Idaho
Likes hunting and fishing
Profile: Sarah Palin
Analysts say she may have been chosen by the McCain campaign as a tactic to win over Democratic women voters, disappointed by the defeat of Hillary Clinton to Barack Obama.
Her relative youth and reforms as governor may also go some way to match Mr Obama's appeal, and boost Mr McCain's chances.
"She will be his partner in reforming Washington," a senior McCain official told Reuters news agency, speaking on condition of anonymity.
But Ms Palin lacks foreign policy experience and while being a Washington outsider can be an asset for the McCain ticket, it also means she has not been tested on the national stage, our correspondent says.
At the same time, Ms Palin is a strong conservative, fiscally and socially.
She also opposes abortion and one of her sons has Down's Syndrome.
Abortion has been a key issue cited by Republican voters who feel the Arizona senator is not conservative enough, our correspondent says.
SOURCE:
http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7588435.stm
Page last updated at 15:11 GMT, Friday, 29 August 2008 16:11 UK
E-mail this to a friend
Printable version
Profile: Sarah Palin
Sarah Palin is seen as having a strong conservative recordAs the first woman and the youngest person to be elected Alaska's state governor, Sarah Palin is used to breaking new ground.
The 44-year-old was elected in 2006 and has been credited with bringing in reforms in her two years in office.
She also has a reputation for tackling corruption, having led an investigation into ethics violations by state Republicans while serving on the Alaska Oil and Gas Conservation Commission.
She is seen as having a strong conservative record, opposing abortion and holding a life membership of the National Rifle Association.
The first-term governor describes herself as a political maverick and is perceived as being outside the circle of Washington politics.
To win election to the state, she beat the incumbent governor in the Republican primary and then defeated a former Democratic Alaskan governor in the general election.
Before being elected as governor, she served on the council of Wasilla City Council, a town outside Anchorage, and was its mayor from 1996 to 2002.
A 2004 census gave Wasilla City, where Ms Palin grew up after moving from Idaho aged three months, a population of 7,738.
She was crowned Miss Wasilla in 1984 and competed in the Miss Alaska contest. She graduated from the University of Idaho in 1987, having studied journalism and political science.
A keen sportswoman, she made occasional appearances as a television sports broadcaster.
She is married and gave birth in April to her fifth child, a son who has Downs syndrome.
Another son is in the army and is to deploy to Iraq next month, the Politico website says.
SOURCE
http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7588542.stm
28 Tháng 8 2008 - Cập nhật 12h11 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Cuộc chiến Việt Nam và chính giới Mỹ
Tiến sĩ Gordon Arnold Gửi cho BBC từ Massachusetts, Hoa Kỳ
John McCain và Barack Obama đánh giá cuộc chiến Việt Nam khác nhau
Trong lúc diễn ra cuộc vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ, quá khứ tham chiến ở Việt Nam của ứng viên John McCain vẫn tiếp tục được nhắc đến. BBC xin giới thiệu bài của nhà nghiên cứu Gordon Arnold để lý giải cuộc chiến Việt Nam vẫn còn tác động đến chính trị Hoa Kỳ ra sao:
Cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam chấm dứt hơn 30 năm trước, nhưng di sản cuộc xung đột vẫn ảnh hưởng đến chính sách và chính trị Mỹ.
Để hiểu được sự quan trọng của di sản này, người ta phải quay lại lịch sử. Thật ngạc nhiên, người Mỹ ngày nay thường chỉ hiểu biết hạn hẹp lịch sử của cuộc chiến này, và nói chung, những gì họ biết chỉ mơ hồ và ít ỏi.
Với những người còn quá trẻ, kiến thức về cuộc chiến đôi khi bị lẫn với sự mô tả trong các bộ phim Hollywood. Nó dẫn tới một sự diễn giải bỏ qua những chi tiết quan trọng, những thông tin nền tảng, và thường đi kèm là nhiều hiểu lầm.
Có lẽ trở ngại lớn nhất cho sự hiểu biết của họ là do ký ức cuộc chiến đã “bị Mỹ hóa” hoàn toàn.
Chúng ta thua ở Việt Nam vì để mất ý chí chiến đấu
Thượng nghị sĩ John McCain
Mặc dù chiến tranh diễn ra ở Việt Nam, nhưng người Việt hay cái nhìn của người Việt không được chú ý. Thành ra người Mỹ gần như lúc nào cũng chỉ bàn tới cuộc chiến đã tác động thế nào đến đất nước họ. Người Việt Nam đóng vai trò tương đối nhỏ trong cách người Mỹ nghĩ về sự kiện.
Vì thế có lẽ chẳng ngạc nhiên khi những diễn giải của người Mỹ thường tập trung vào kết cuộc của chiến tranh, mà Mỹ đã bị thua. Từ thập niên 1970, các lãnh đạo chính trị phải vật lộn tìm kiếm sự giải thích thỏa đáng cho sự thua trận.
Di sản cuộc chiến
Trong thập niên 1980, Tổng thống Ronald Reagan nói chiến tranh ở Việt Nam là “chính nghĩa cao cả”, dù cho Mỹ đã không thắng. Theo ông, Mỹ lẽ ra đã thắng nếu quân đội được quê nhà ủng hộ hơn và có tự do hơn khi tiến hành cách đánh.
Quả thực một số lượng lớn người Mỹ hôm nay tin rằng Hoa Kỳ có thể đã thắng lợi. Họ tin chỉ vì đất nước mình thiếu ngoan cường nên đã bị đánh bại.
Ronald Reagan gọi chiến tranh ở Việt Nam là “chính nghĩa cao cả"
Quan điểm này vẫn có ảnh hưởng trong chính trị Mỹ, đặc biệt trong phe bảo thủ.
John McCain, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, trong nhiều năm bày tỏ quan niệm tương tự.
Năm 1998, ông nói: “Tôi tin cuộc chiến có thể thắng được.” Phát biểu năm 2003, ông giải thích thêm: “Chúng ta thua ở Việt Nam vì để mất ý chí chiến đấu, vì không hiểu tính chất cuộc chiến, và vì chúng ta chỉ có những công cụ hạn chế.”
Trải nghiệm cá nhân của ông McCain củng cố suy nghĩ của ông về chiến tranh Việt Nam và những cuộc chiến khác mà Mỹ can dự.
Ông xuất thân từ gia đình chiến binh và là phi công trong cuộc chiến. Khi máy bay bị bắn rơi ở Hà Nội năm 1967, ông bị bắt làm tù binh.
Kinh nghiệm khắc nghiệt của một tù binh ảnh hưởng sâu sắc tới cách nghĩ sau này của ông về các vấn đề quốc phòng và quân sự của Mỹ.
Như nhiều lãnh đạo quốc gia khác của Mỹ, ông McCain chỉ trích cách thức tiến hành chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông nghĩ Hoa Kỳ lẽ ra phải có nỗ lực bền bỉ hơn.
Mặc dù ông nói ông trở nên “căm ghét chiến tranh”, nhưng việc sử dụng vũ lực áp đảo, dài lâu có vẻ là trung tâm trong học thuyết quân sự của ông McCain. Và ông đã cổ vũ cho sách lược này tại Iraq và Afghanistan.
Ảnh hưởng với đảng Dân chủ
Tác động của sự can dự của Mỹ ở Việt Nam có hơi khác đối với các lãnh đạo chính trị phóng khoáng ở Mỹ.
Khác với những người bảo thủ, các chính khách phóng khoáng thường cho rằng cuộc chiến có kết quả xấu vì chính ra Hoa Kỳ chẳng nên tham chiến làm gì. Họ nghĩ Mỹ thua trận là vì lỗi lầm của Mỹ.
Trong trường hợp của Barack Obama, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, ảnh hưởng của cuộc chiến Việt Nam không rõ bằng ông McCain.
Đảng Dân chủ muốn sớm rút quân khỏi Iraq
Có lẽ là vì ông Obama trẻ hơn ông McCain và không có kinh nghiệm trực tiếp về quân đội.
Tuy nhiên, nếu xem cách ông Obama nói về những cuộc chiến hiện nay của Mỹ, dường như ông chịu ảnh hưởng từ cách nghĩ về cuộc chiến Việt Nam của các chính khách Mỹ mấy thập niên qua.
Điều kỳ lạ là trong nhiều lúc khác nhau, ông Obama dường như thể hiện suy nghĩ tương đồng với cả những người ủng hộ và người phản đối cuộc chiến Việt Nam.
Sự phân tích của ông về cuộc chiến Iraq, cách ông nói về nó, tương tự với ngôn ngữ phản chiến của thập niên 1960 và 1970. Ông thường nói Mỹ lẽ ra không nên dính líu ở Iraq và cần triệt thoái ngay khi có thể.
Nhưng trong trường hợp cuộc chiến ở Afghanistan, ông Obama lại nói giống như những lãnh đạo từng ủng hộ sự can dự của Mỹ tại Việt Nam.
Gần đây ông phát biểu: “Đây là cuộc chiến mà chúng ta phải chiến thắng.” Ông Obama có vẻ tin rằng cuộc chiến ở Afghanistan rất quan trọng cho tương lai an ninh của Mỹ.
Nhưng hơn thế nữa, ông Obama trình ra viễn kiến về nước Mỹ giữa quốc tế mà có nhiều điểm tương tự với viễn kiến của các lãnh đạo Mỹ thập niên 1960 và 1970. Ông cũng nói: “Chúng ta có thể giữ Hoa Kỳ được an toàn bằng cách mở rộng phạm vi an ninh và quảng bá cơ hội ra thế giới. Chúng ta có thể trung thành với các giá trị của mình, và nhờ đó, thúc đẩy các giá trị đó ở nước ngoài.”
Các lãnh đạo Mỹ cũng nói y như vậy khi biện hộ cho sự tham gia của Mỹ tại Việt Nam.
Mỹ là trung tâm?
Như vậy, các chính sách và hành động của Mỹ ở Iraq và Afghanistan vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc chiến Việt Nam.
Cả hai đảng lớn của Mỹ vẫn dựa nhiều vào kinh nghiệm ở Việt Nam để định hình chính sách mà họ muốn cổ vũ tại nhiều nơi trên thế giới ngày nay.
Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995
Cả hai đảng nói chung tiếp tục nhìn thế giới qua lăng kính mà trong đó, quan điểm của Mỹ chiếm phần trung tâm giữa thế giới.
Ảnh hưởng dai dẳng từ thất bại ở Việt Nam càng hiện rõ trong quan hệ của Mỹ với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Mối quan hệ đã cải thiện qua năm tháng, nhưng căng thẳng giữa hai nước chưa bao giờ biến mất.
Mặc dù quan hệ ngoại giao được phục hồi trong thập niên 1990, nhiều người Mỹ vẫn hơi nghi ngờ Việt Nam.
Sau cuộc xung đột, một số chính khách Mỹ tập trung chú ý vào số phận của những người lính mà quân đội nói là “mất tích trong chiến trận”.
Họ tin rằng dù cuộc chiến đã kết thúc, Việt Nam vẫn giấu thông tin liên quan những người lính này.
Vấn đề làm chậm lại sự bình thường hóa quan hệ song phương. Vấn đề lính Mỹ mất tích hầu như được giải quyết trong mấy năm gần đây. Sư nghi ngại đã chầm chậm giảm bớt.
Nhưng phần nào sự nghi ngờ mà vấn đề này khơi dậy vẫn còn ở Mỹ. Có lẽ chỉ có thời gian mới xóa hết dấu vết những cảm giác này.
Di sản cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam vẫn là một sức mạnh. Nó đã ảnh hưởng đến cách Hoa Kỳ nhìn và quan hệ với thế giới, cho dù những sự kiện gần đây hơn cũng có ảnh hưởng.
Nhìn về phía trước, chúng ta không biết ảnh hưởng cuộc chiến sẽ giúp định hình tương lai thế nào.
Có lẽ những thế hệ sau này sẽ tái xem xét các vấn đề từ những góc nhìn mới.
__________
Về tác giả: Tiến sĩ Gordon Arnold là giáo sư tại Montserrat College of Art, Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốn sách The Afterlife of America's War in Vietnam (McFarland & Company Publishers, 2006) và Conspiracy Theory in Film, Television, and Politics (Praeger Publishers, 2008). Đây là bài tác giả viết riêng cho BBC Việt ngữ.
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080828_vietnam_war_effe...
Saturday October 4, 2008 - 04:42am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Olympics - day seven photos
Olympics - day seven photos
pix-source
http://news.bbc.co.uk/sport1/hi/olympics/7562245.stm
15 Tháng 8 2008 - Cập nhật 11h20 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Siêu sao bơi Olympics Michael Phelps
Vận động viên Michael Phelps đi vào lịch sử Thế vận hội với huy chương vàng thứ sáu tại Bắc Kinh trong cuộc đua bơi 200 mét.
Cuộc đua đem lại huy chương vàng thứ sáu cho Phelps
Kình ngư người Mỹ 23 tuổi này được so sánh thú vị rằng nếu là một quốc gia, Phelps sẽ đứng thứ tư về số huy chương vàng.
Anh đạt thành tích mới nhất là 1phút 54.23 giây, tự phá kỷ lục hồi tháng Bảy của chính mình với 0.57 giây ngắn hơn.
Cho đến 15/08, bản thân Phelps đã phá sáu kỷ lục về các loại bơi.
Người ta nay xoay sang tìm hiểu về thể chất của Phelps và hỏi vì sao anh có thể bơi nhanh thế.
Khỏe như cá kình
Theo Steve Parry, vận động viên Anh từng đạt huy chương Olympics viết trên BBC Sport thì cấu trúc cơ thể của Michael Phelps tạo lợi thế đặc biệt khi bơi.
Với chiều cao 6 foot 4 inch tính theo hệ Anh-Mỹ, sải tay của Phelps đáng ra chỉ khoảng 196 cm. Trên thực tế nó là 208cm.
Lưng dài và ngực rộng hơn bình thường cũng giúp Phelps bơi nhanh hơn các vận động viên khác.
Theo quan sát của bình luận viên đài NBC Bob Costas thì chỉ bữa sáng của Phelps đã có nhiều món đầy năng lượng khủng khiếp.
Đó là ba bánh kẹp (sandwich) với trứng rán, pho mát, rau, cà chua, hành rán và mayonnaise. Ngoài ra là một món trứng tráng, một bát cháo lúa mạch, ba lát bánh mì Pháp nướng có rắc thêm đường bột, và ba bánh rán rắc sô-cô-la.
Chỉ bữa sáng thôi, Michael Phelps có thể ăn vào 3000 calories.
Có người so sánh rằng sức ăn của Phelps khiến cơ thể của anh như một chiếc tàu chiến đầy năng lượng.
Jacques Rogge, Chủ tịch Ủy ban Olympics Quốc tế bình luận hôm 14/08 rằng cho tới nay, Phelps trở thành biểu tượng của vận động viên Olympics.
Còn Steve Parry cho rằng với số huy chương như hiện nay và thể lực đặc biệt, Phelps có thể là "nhà thể thao vĩ đại nhất" từ xưa tới nay.
Sinh ở Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ, Phelps lần đầu dự Olympics ở Sydney tám năm trước nhưng không đạt huy chương.
Tại Athens năm 2004, anh nổi bật lên với sáu huy chương vàng.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2008/08/080815_phelpsbody...
15 Tháng 8 2008 - Cập nhật 06h52 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
VĐV Việt Nam dương tính với chất cấm
VĐV Bắc Hàn Kim Jong-su bị thu hồi huy chương
Ủy ban Olympics Quốc tế hôm 15/8 cho hay, vận động viên thể dục dụng cụ Đỗ Thị Ngân Thương của Việt Nam không vượt qua kiểm tra doping.
Ngân Thương, 18 tuổi, đứng thứ 59 trong vòng loại thể dục dụng cụ toàn năng cá nhân hôm 10/8.
Cô từng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games).
Cô là vận động viên Việt Nam đầu tiên thi đấu ở môn thể dục dụng cụ tại một Olympics từ trước tới nay.
Đây là lần đầu tiên một vận động viên Việt Nam thử dương tính với chất cấm tại Olympics.
Theo báo Việt Nam, đó là chất thuốc lợi tiểu mà "Ngân Thương không biết".
Cùng với Ngân Thương, Kim Jong-su, vận động viên bắn súng của Bắc Hàn cũng thử dương tính với chất kích thích.
Kim bị thu hồi hai huy chương và đuổi khỏi Olympics.
Trước đó, một vận động viên người Tây Ban Nha là người đầu tiên tại Thế vận hội Bắc Kinh lần này thử dương tính với doping.
Cho tới nay, Việt Nam mới giành được một huy chương bạc duy nhất tại Olympics Bắc Kinh nhờ công của vận động viên cử tạ Hoàng Anh Tuấn.
Hơn 20 vận động viên Việt Nam tham dự Thế vận hội 2008 ở chín môn thi đấu.
Thể dục dụng cụ không phải là môn được Việt Nam kỳ vọng nhiều tại Olympics lần này.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080815_positive_dopingt...
15 Tháng 8 2008 - Cập nhật 02h34 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Người biểu tình bị bắt ở Bắc Kinh
Một biểu ngữ vì Tây Tạng cạnh một quảng cáo Olympics
Cảnh sát Trung Quốc đã bắt một công dân Anh sau khi ông này giăng biểu ngữ ủng hộ Tây Tạng trên một tòa nhà ở Bắc Kinh.
Philip Kirk, 24 tuổi và Nicole Rycroft, 41 tuổi, công dân người Canada gốc Australia, đã trèo lên tòa nhà trụ sở của Truyền hình Trung ương Trung Quốc để biểu tình.
Hai người thuộc nhóm Sinh viên vì Tây Tạng tự do cùng ba người ủng hộ khác bị bắt hôm 15/8.
Han Shan, phát ngôn viên của nhóm, cho biết biểu ngữ có dòng chữ ‘Tây Tạng tự do’ được viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Kate Woznow, cũng thuộc nhóm trên, cho biết ông Kirk và bà Rycroft bị bắt sau khi trèo lên được một phần tòa nhà để giăng biểu ngữ.
Tuần trước, hai người Anh ủng hộ Tây Tạng cũng bị trục xuất vì trèo lên cột điệt cao hơn 30 mét để chăng biểu ngữ với nội dung, “Một thế giới, một giấc mơ, Tây Tạng tự do” và “Tây Tạng sẽ được tự do”.
Các nhà hoạt động vì Tây Tạng cho biết cho dù việc biểu tình của họ bị ngăn chặn, sẽ còn có các cuộc phản đối khác trong khi Olympics diễn ra.
Tám người biểu tình từ tổ chức Sinh viên vì Tây Tạng tự do cũng đã bị bắt hôm 13/8 sau khi biểu tình.
Ông Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cảnh báo các nhà hoạt động tuân thủ luật pháp Trung Quốc, theo đó không cho phép bất kỳ một cuộc biểu tình trái phép nào.
Ông Cương nói: “Bất kể công dân Trung Quốc hay người nước ngoài, khi đã ở Trung Quốc, nếu muốn diễu hành hay biểu tình, thì phải tuân thủ luật lệ Trung Quốc”.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/08/080815_moreprotibe...
15 Tháng 8 2008 - Cập nhật 01h00 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Mỹ - Ba Lan ký thỏa thuận quốc phòng
Các tên lửa ở Ba Lan sẽ tương tự như những tên lửa ở Alaska và California
Mỹ và Ba Lan ký một thỏa thuân sơ bộ về kế hoạch phòng thủ tên lửa gây tranh cãi, vốn bị Nga phản đối kịch liệt.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ thiết lập 10 tên lửa đánh chặn tại một căn cứ trên bờ biển Baltic nhằm giúp tăng cường khả năng phòng không của Ba Lan.
Washington nói hệ thống này sẽ bảo vệ Mỹ và châu Âu trước các vụ tấn công tên lửa tầm xa từ ‘các quốc gia ngỗ ngược’.
Các phóng viên cho rằng thỏa thuận này sẽ càng làm căng thẳng quan hệ giữa Mỹ và Nga, vốn lên án kế hoạch này.
Moscow nói dự án sẽ làm mất cân bằng quân sự ở châu Âu, và cảnh báo rằng nước này có thể bị buộc phải hướng tên lửa vào Ba Lan.
Quan hệ giữa Washington và Moscow giờ khá căng thẳng quanh chuyện Nga tham chiến ở Gruzia.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói với chương trình World Tonight của BBC rằng thời điểm ký thỏa thuận trên không dính dáng gì tới căng thẳng hiện thời.
Ông nói: “Chúng tôi đồng ý đàm phán một tuần trước, thậm chí còn trước cả khi các sự kiện xảy ra ở Gruzia”.
“Nhưng điều quan trọng quyết định thành công của cuộc đối thoại một vài ngày gần đây là Mỹ đưa ra các đề xuất mới”.
Chúng tôi đồng ý đàm phán một tuần trước, thậm chí còn trước cả khi các sự kiện xảy ra ở Gruzia
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski
Phóng viên BBC Adam Easton ở Warsaw nói rằng không giống như Mỹ, Ba Lan coi Nga là một mối đe dọa tới an ninh nước này lớn hơn cái gọi là 'các quốc gia ngỗ ngược' như Iran.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã hoãn chuyến thăm dự kiến tới Ba Lan ngay sau khi thỏa thuận trên được công bố.
Hiện đại hóa
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk công bố tin trên truyền hình quốc gia ngay trước khi Thứ trưởng Ngoại giao Andrzej Kremer và nhà đàm phán chính của Mỹ John Rood ký vào thỏa thuận.
Ông Tusk nói rằng Washinton đã đồng ý đáp ứng các đề nghị chính từ Warsaw để đổi lại sẽ thiết lập 10 tên lửa đánh chặn ở một nơi từng là căn cứ quân sự gần bờ biển Baltic của Ba Lan.
Đổi lại, Mỹ đồng ý giúp hiện đại hóa quân đội Ba Lan và đưa tên lửa Patriot cũng như một đơn vị tới đồn trú ở Ba Lan nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia này.
Ba Lan được coi là đã yêu cầu Mỹ tăng cường thêm an ninh sau khi Moscow đe dọa sẽ hướng tên lửa vào bất kỳ căn cứ nào của Ba Lan.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói Tổng thống Mỹ Bush “rất hài lòng với bước tiến này”.
Mỹ ký thỏa thuận với Cộng hòa Czech hồi tháng Bảy nhằm thiết lập các radar ở nước này, vốn là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa.
Mỹ muốn các địa điểm này đi vào hoạt động năm 2012.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/08/080815_us_poland_miss...
Saturday October 4, 2008 - 04:34am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Hình ảnh lính Nga ở Gruzia
Hình ảnh lính Nga ở Gruzia
Hành trình đến Gruzia của tàu chiến Mỹ
Chiến hạm thứ ba của Mỹ USS Mount Whitney làm nhiệm vụ chở hàng cứu trợ đã hoàn thành chuyến hành trình khi cập cảng Poti của Gruzia hôm qua, nơi vẫn có sự hiện diện của một số quân Nga.> Chiến hạm Mỹ giáp mặt quân Nga / Ảnh quân Nga tại cảng Poti
Tàu đô đốc USS Mount Whitney trên lãnh hãi của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 3/9. Đây là con tàu thứ ba làm nhiệm vụ chuyên chở hàng cứu trợ từ Mỹ đến Gruzia sau khi nước Cộng hòa này trải qua cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Nga hồi đầu tháng 8. Ảnh: AFP.
Chiến hạm USS Mount Whitney chuẩn bị đi qua một cây cầu trên eo biển Bosporus thuộc Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để tiến về phía Gruzia. Tàu chở khoảng 17 tấn hàng cứu trợ bao gồm thức ăn trẻ em, chăn và một số vật dụng vệ sinh. Ảnh: AP.
Đây là chiến hạm đầu tiên chở hàng cứu trợ cho Gruzia của Hải quân Mỹ cập cảng Poti, nơi hàng trăm binh sĩ Nga đang đồn trú. Ảnh: AP.
Tàu USS Mount Whitney thuộc Hạm đội 6 của Mỹ đóng ở Địa Trung Hải đang thẳng tiến về phía lãnh hải Gruzia. Ảnh: AP.
Tàu chuẩn bị cập cảng Poti của Gruzia hôm 5/9. Ảnh: Reuters.
Chiến hạm USS Mount Whitney lừng lững tiến vào Poti. Ảnh: Reuters.
Người dân Gruzia tranh thủ ghi lại những hình ảnh của khu trục hạm USS Mount Whitney tại cảng Poti hôm qua. Ảnh: AFP.
Thuyền trưởng John Moore (phải) vẫy tay chào những người dân Gruzia khi con tàu tiến vào cảng. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia David Kezerashvili trả lời phỏng vấn ngay trên chiến hạm Mỹ sau khi nó cập cảng nước này. Ảnh: Reuters.
Các kiện hàng cứu trợ đang được dỡ từ tàu USS Mount Whitney xuống đất liền. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vẫn triển khai tại các trạm kiểm soát quân sự xung quanh thành phố cảng Poti của Gruzia. Ảnh: Reuters.
Ngọc Quỳnh
SOURCE
http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2008/09/3BA06307/
31 Tháng 8 2008 - Cập nhật 12h22 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Thái độ của Hà Nội và Bắc Kinh về vụ Gruzia
Trung Quốc và Việt Nam đều có thái độ thận trọng trước vụ xung đột Nga - Gruzia
Thái độ của Trung Quốc và Việt Nam trước hoạt động của Nga ở Gruzia tuy khác về chi tiết nhưng đều tỏ ra lo ngại hơn là hoan nghênh Moscow.
Tại Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Nga đã chỉ nhận được sự ủng hộ ít ỏi từ Trung Quốc và các nước Trung Á về vai trò của Moscow trong chiến sự Gruzia.
Việt Nam, qua phát biểu của phát ngôn viên chính phủ Lê Dũng hôm 29/08 cũng chỉ nói chung về nhu cầu tuân thủ luật lệ quốc tế cho vấn đề xung quanh Gruzia.
Cả Bắc Kinh và Hà Nội, dù thường chia sẻ quan điểm của Nga trong nhiều vấn đề quốc tế, lần này đã không hề lên tiếng công nhận 'độc lập' của hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia.
Trung Quốc có phản ứng lạnh nhạt vì chúng tôi ý thức được về hoạt động ly khai ở Tân Cương và Tây Tạng
Chu Phong, Nhà nghiên cứu ĐH Bắc Kinh
Bước đi của Tổng thống Dmitry Medvedev vội vàng công nhận độc lập cho hai vùng này đã tỏ ra hoàn toàn thiếu chuẩn bị, kể cả trong cuộc vận động ngoại giao với các nước còn thân thiện với Nga.
Hoa Kỳ và EU thì đã cực lực bác bỏ việc công nhận độc lập đơn phương đó của Moscow.
Lo ngại khác nhau
Thế nhưng, thái độ của Bắc Kinh và Hà Nội trước vấn đề Gruzia phản ánh hai cách nhìn và thế đứng khác trước Nga.
Với Trung Quốc, như lời nhà nghiên cứu Chu Phong từ Viện quan hệ quốc tế, đại học Bắc Kinh được hãng UPI trích lời, Trung Quốc không muốn có tiền lệ công nhận các vùng ly khai:
Người dân Gruzia lo lắng theo dõi chiến sự
"Trung Quốc có phản ứng lạnh nhạt vì chúng tôi ý thức được về hoạt động ly khai ở Tân Cương và Tây Tạng. Các nước Trung Á cũng có lo ngại tương tự vậy."
Còn Việt Nam qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng hôm 28/09 nêu chủ trương "thúc đẩy giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc."
Điều phía Việt Nam không nói ra là toàn bộ diễn biến quanh xung đột Nga-Gruzia là một thách thức lớn cho luật pháp quốc tế và LHQ.
Dù không công nhận độc lập cho Abkhazia và Nam Ossetia, Việt Nam cũng không muốn làm mất lòng Nga, đối tác chính trị quan trọng của Hà Nội ở khu vực Đông Âu và Liên Xô cũ và cũng là nhà đầu tư lớn trong ngành dầu khí ở Biển Đông.
Tuy vậy, đây là lần đầu tiên kể từ khi có mặt trong Hội đồng Bảo an LHQ, Hà Nội tỏ thái độ khác Moscow về một vấn đề quốc tế quan trọng.
Gần đây nhất, Việt Nam đứng về phía Nga và Trung Quốc để bác bỏ nghị quyết của Phương Tây về Zimbabwe.
Trước đó, Việt Nam cũng ủng hộ Nga trong việc không công nhận Kosovo như nhiều nước EU.
Trong ngày 29/08 tại Dushanbe, Tajikistan, nguyên thủ quốc gia Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và đã họp và ra tuyên bố chung của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải về xung đột Nga-Gruzia.
Tổng thống Medvedev đã đến dự trong chuyến công du quan trọng nhất kể từ khi ông lên làm tổng thống Nga.
Nhưng sự ủng hộ của khối Thượng Hải dành cho ông Medvedev đã không được như ông trông đợi.
Như lời bình của hãng tin UPI, dù ủng hộ vai trò "gìn giữ hòa bình" của Nga ở vùng Kavkaz, Trung Quốc và các nước Trung Á hiểu rằng họ không thể giúp Nga lập một khối chống lại Hoa Kỳ.
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/08/080831_gruzia_attitud...
19 Tháng 8 2008 - Cập nhật 13h22 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Hình ảnh lính Nga ở Gruzia
document.write(' ') document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Các xe tăng Nga vẫn ở sâu bên trong lãnh thổ Gruzia cho dù đã có lệnh ngừng bắn. Quân đội Nga được cho là vẫn kiểm soát đa phần xa lộ đông tây tại Gruzia.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Quân Nga vẫn hiện diện trên đất Gruzia cho dù thoả thuận ngừng bắn nói rõ là các lực lượng phải rút về vị trí ban đầu như trước khi xung đột nổ ra vào ngày 7/8.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
Hoa Kỳ, vốn ủng hộ cho Gruzia, đã yêu cầu lính Nga phải rút ngay lập tức khỏi đất Gruzia. Tuy nhiên, Moscow nói họ cần phải đảm bảo bố trí đủ an ninh trước đã.
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Hàng chục ngàn người đã rời đi lánh nạn. Những người này đã chạy từ Nam Ossetia lên thủ đô Tbilisi của Gruzia.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Nhiều người, như gia đình trong ảnh này tại bệnh viện ở Gori, kể những câu chuyện đau buồn. Họ phải chứng kiến nhiều xác người hay cảnh nhà cửa bị đốt cháy dọc đường.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Ở Gori, quang cảnh trở nên hỗn loạn khi các xe chở đồ cứu trợ nhân đạo bị bao vây bởi các đám đông đang rất cần giúp đỡ.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Đằng sau mỗi câu chuyện ghê rợn về sự phá hủy, các phân tích gia lại nhìn thấy sự đụng độ giữa Nga và Mỹ, giống như thời Chiến tranh Lạnh trước đây.
1234567
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/08/080819_russiansingeo...
Saturday October 4, 2008 - 04:31am (EDT) Permanent Link 0 Comments
VN 'không chấp nhận' quan điểm của TQ
VN 'không chấp nhận' quan điểm của TQ
27 Tháng 8 2008 - Cập nhật 05h19 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
VN 'không chấp nhận' quan điểm của TQ
Trung Quốc từng thừa nhận đã ép công ty ExxonMobil
Trong một động thái được các nhà quan sát nhìn nhận là khá mạnh mẽ, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng nói Việt Nam có quyền khai thác dầu ở khu vực mà Trung Quốc coi là có tranh chấp.
Phát biểu với phóng viên sau cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc Vũ Đại Vĩ hôm 26/8, ông Dũng cho biết đã "nói rõ quan điểm với Trung Quốc như vậy”.
Khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc đối với các dự án của Việt Nam với tập đoàn BP và ExxonMobil, ông Dũng nói: “Tất cả các dự án Việt Nam đang tiến hành đều nằm trong vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam.
Ông nhấn mạnh: “Quyền của chúng ta thì chúng ta làm”.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng được báo điện tử VietNamNet trích lời nói rằng Trung Quốc cho rằng đó là vùng biển tranh chấp “nhưng Việt Nam không chấp nhận”.
Trước đó, ông Dũng cùng ông Vĩ trao đổi về vấn đề biên giới lãnh thổ hai nước trong ba ngày.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết Hà Nội và Bắc Kinh sẽ hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên đất liền trước cuối năm nay, cho thấy ‘mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước anh em xã hội chủ nghĩa’.
Quyền của chúng ta thì chúng ta làm
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam
Theo Thứ trưởng Dũng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến công du tới Trung Quốc cuối năm nay.
‘Ủng hộ chủ quyền’
Hồi tháng Bảy, Bắc Kinh yêu cầu công ty ExxonMobil rút khỏi thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam vì cho rằng dự án xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PetroVietnam và ExxonMobil trước đó đã đạt thỏa thuận sơ bộ về việc thăm dò ở vùng biển Đông ngoài khơi bờ biển miền nam và trung Việt Nam.
Khu biển xung quanh quần đảo Trường Sa đang được sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền.
Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối Việt Nam cho các đối tác nước ngoài khai thác dầu khí tại đây.
Tập đoàn BP của Anh đã quyết định thôi thăm dò tại thềm lục địa Việt Nam hồi tháng 6/2007 trước sức ép từ Bắc Kinh.
Thời gian gần đây, chủ đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa được nhắc tới nhiều.
Tuần trước, Đại sứ Mỹ trong cuộc gặp mặt với các phóng viên tại Hà Nội đã tái khẳng định Washington ủng hộ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Courage VN Tôi đồng ý với quan điểm của bạn Nguyen,Saigon "vừa mừng, vừa lo cho ngài thứ trưởng ngoại giao VN". Mừng vì lâu lắm mới có một tuyên bố "đầy tính mạnh mẽ và đầy tự hào dân tộc" của một quan chức cấp cao VN. Tôi ngưỡng mộ ông, nhưng cũng lo cho ông vì không biết lời tuyên bố cứng rắn của ông có phải là quan điểm về lãnh hải, lãnh thổ hiện nay của NN, hay chỉ là quan điểm riêng của một công dân yêu nước. Tuyên bố này chắc chắn làm ông bạn láng giềng TQ phật lòng rồi, nhưng nếu thêm trái ý Bộ CT và ý Đảng thì e rằng ông sẽ..."về hưu non"?
Anh Hung, SG VN lại muốn học lại "bài học" sau gần 30 năm kể từ 1979?
Tri Quoc, HN Nhân dân Việt Nam còn ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam chừng nào Đảng còn lên tiếng bảo vệ nhân dân, bảo vệ chủ quyền, và còn phân biệt được thế nào là lợi ích cho nhân dân. Quan hệ với Trung Quốc là lợi hay hại cho dân thì Đảng phải biết cân nhắc và phải có hành động rõ ràng và dứt khoát - trường hợp này có thể là Bạn nhưng trường hợp khác lại có thể là Thù. Về vấn đề chủ quyền lãnh thổ,có lẽ rằng: Trung Quốc mãi mãi là kẻ thù.
Khong can biet, HN Nước Mỹ có thể đánh nhau với chúng ta, nhưng chắc chắn sẽ không chiếm đất của chúng ta. Còn đồng chí "Xã hội chủ nghĩa" Trung Quốc thì sao? Lịch sử vài nghìn năm của dân tộc Việt Nam đã nói lên tất cả
Song Long, HCMC Lần đầu tiên tôi cảm thấy hưng phần với 1 câu nói của quan chừac chính phủ: "Quyền của chúng ta thì chúng ta làm" đúng ! Việt Nam cần phải tỏ rỏ quan điểm để TQ mỗi khi có đưa ra tuyến bố gì thì cũng phải cân nhắc. Đơn phương đối đầu với TQ thật không dễ tuy nhiên VN có thể thừa gió bẻ măng bằng cách kêu gọi hợp tác khai thác dầu trong vùng lãnh hải trên biển Đông với các tập đòan lớn có thể tăng tỉ lệ lợi nhuận cho họ ở mức cao. Khi xây dựng các dàn khoang đồng nghĩa với VN cắm mốc chủ quyền biên giới biển, chỉ có chấp nhận hy sinh 1 phần tài nguyên để đổi lấy chủ quyền quốc gia.
Nguyen, Saigon Phát biểu của Thứ trưởng làm tôi vừa lo vừa mừng!
Tony, Viet Nam Cuối cùng rồi Việt Nam cũng đã phát biểu đuợc những câu nghe co dũng khí cái mà Trung Quốc rất sợ nơi người Việt Nam ta.
Aiguoren, Nghe An Tôi rất hài lòng với quan điểm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Chúng ta phải có nhưng động thái mạnh mẽ để khẳng định chủ quyền của đất nước!
Hoang Viet, HN Không thể có cái gọi là "anh em xã hội chủ nghĩa", nhất là với Trung Quốc và chủ nghĩa bành trướng đại Hán của phương Bắc. Người Việt Nam khắc cốt ghi xương lich sử nghìn năm chống đô hộ phương Bắc, làm gì có cái gọi là láng giềng hữu nghị, 4 tốt hay gì gì đó với Trung Quốc, không, ngàn đời sau cũng không có.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080827_vn_exxonmobil_bp...
27 Tháng 8 2008 - Cập nhật 03h15 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Xăng xuống thêm 1.000 đồng
Đây là đợt giảm giá xăng thứ hai trong tháng Tám
Bộ Công Thương Việt Nam ra thông báo quyết định giảm giá xăng từ 10 giờ sáng thứ Tư 27/8, xuống còn 17 nghìn đồng một lít.
Quyết định này chỉ áp dụng với xăng A92, còn giá các loại xăng A90 và A95 sẽ do các doanh nghiệp tự quyết định, nhưng không được giảm thấp hơn 500 đồng/lít.
Dầu diesel không điều chỉnh giá bán và nhà nước vẫn thực hiện công việc trợ giá
Giá xăng giảm đợt này do 'giá dầu thế giới đứng ở mức thấp nhất trong nhiều tháng qua’.
Đây là lần thứ hai trong tháng này, giá xăng giảm, tổng cộng hai đợt là 2.000 đồng/lít.
Cho dù giảm giá hai đợt, giá xăng hiện thời vẫn cao hơn so với hồi đầu năm khoảng 20%.
Lần giảm giá xăng mới nhất này được coi là sẽ có tác động nhất định tới chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín.
Không tăng giá
Hôm 27/8, giá dầu thế giới tăng nhẹ lên mức 116.27 một thùng, nhưng vẫn thấp hơn mức giá kỷ lục hồi tháng Bảy, khi đó là hơn 147 đôla/thùng.
Quyết định tăng giá đột ngột hơn 30% lên 19.000 đồng/lít hôm 21/7 đã khiến người dân bức xúc.
Nhưng ngay đầu tháng Tám, quan chức chính phủ VN lên tiếng trấn an dư luận với khẳng định rằng không tăng giá xăng dầu cho tới cuối năm 2008.
Năm 2006 Việt Nam điều chỉnh giá xăng dầu bốn lần, năm 2007 tới năm lần (ba lần tăng giá và hai lần giảm giá).
Dù là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ ba Đông Nam Á với sản lượng lên tới 300 nghìn thùng một ngày, Việt Nam vẫn dựa gần như hoàn toàn vào nhập khẩu xăng dầu.
Trong một nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào xăng dầu nhập và biến động giá cả thế giới, tập đoàn dầu khí nhà nước Petrovietnam hiện đang cùng các đối tác xây hai nhà máy lọc dầu lớn.
White Rice, Mekong Delta Tin mừng cho mọi người VN. Lần đầu tiên tôi thấy nền kinh tế thị trường "có định hướng XHCN" biết linh động theo thị trường mặc dù còn quá chậm chạp. Hành động tăng hay giảm giá xăng lúc nào cũng cần phải được cập nhật theo giá xăng dầu thế giới hơn là để "chống lỗ" cho các doanh nghiệp hay để "yên lòng dân" vì VN đã có cơ chế để giá xăng dầu trong nước thay đổi theo giá dầu thế giới rồi mà.
Poorman, VN Cứ mỗi đợt tăng giá xăng là giá sinh họat mọi thứ tăng lên vùn vụt. NN tăng 1 thì giá sinh hoạt ở ngoài tăng 2 hoặc 3 lần. Đợt trước xăng giảm giá 1000đ/l, nhưng giá cả nào có xuống xu nhỏ nào! Bây giờ giá xăng giảm thêm 1000đ/l, chắc chắn giá sinh hoạt cũng vẫn không giảm.
Nhưng dù sao kéo được giá xăng dầu xuống đôi chút cũng là điều đáng mừng cho dân nghèo và cũng nên biểu dương Bộ Công Thương một lần, chẳng lẽ từ trước đến giờ cứ "chê" hoài, như thế là không công bằng. Ta phải hiểu Bộ luôn theo sát tình hình giá cả trên thế giới, và mai này nếu rũi giá dầu thế giới tăng lại thì ta cũng sửa soạn tư tưởng chờ Bộ ra thông báo tăng giá và đừng kêu ca, trách cứ!
Dai vu Mừng quá, đỡ chết đói rồi!
Anh Tho, BMT Theo tôi nhận định thì giá xăng sẽ còn giảm xuống nữa khi mà nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục, nhất là Kinh tế Mỹ. Đầu cơ sẽ ít có điều kiện hơn để làm cho giá cả hàng hóa tăng đột biến, giá dầu thế giới sẽ trở lại mức khoảng 80USD/thùng. Lúc này cuộc sống của nhiều tầng lớp trong xã hội sẽ đỡ gánh nặng hơn, tỷ lệ thất nghiệp được giảm đi...
Keith Tran, Hanoi Giảm như vậy chẳng đáng kể là bao nhưng vẫn được tiếng là giảm giá xăng. Tổng 2 lần giảm giá chưa bằng một nửa lần tăng giá.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080827_petrol_downagain...
pix-source
BEN BACH DANG
http://blog.360.yahoo.com/blog-G7A904o5f6dQww10RrcKSfVm4iqldoHCQ_o-?cq=1&p=57...
27 Tháng 8 2008 - Cập nhật 14h22 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Gặp 'Nhân vật Số Một' của Nga
Bridget Kendall Phóng viên ngoại giao BBC viết từ Sochi
Tổng thống Nga Medvedev đã dành riêng cho BBC cuộc phỏng vấn
Lời mời BBC tới Khu nghỉ Sochi trên Biển Đen để phỏng vấn Tổng thống Nga Dmitry Medvedev được đưa ra với đề nghị phóng viên phải tới trong vòng 24h.
Khi chúng tôi tới nơi, chẳng mất nhiều thời gian chúng tôi đã hiểu lý do mà bỗng nhiên ông tổng thống mở cửa đón truyền thông quốc tế.
Ông muốn có cơ hội để biện minh cho quyết định thách thức của Nga mà ông ký công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.
''Một ngày trọng đại,'' ông nói khi ngồi xuống trả lời phỏng vấn.
''Và một quyết định bất ngờ?'' tôi dò hỏi.
Một số nhà bình luận ở Nga và nước ngoài đã cho rằng Tổng thống Medvedev sẽ không vội phê chuẩn quyết định của quốc hội.
Họ nghĩ rằng ông sẽ chờ đợi và đánh giá xem việc đơn phương công nhận các vùng ly khai của Gruzia có khiến Nga phải trả cái giá ngoại giao quá đắt không.
Dấu ấn
''Không, không bất ngờ,'' ông chỉnh tôi. ''Nhưng vẫn mạnh mẽ. Vì thế nó có cảm giác như sự ngạc nhiên.
Và ông nở nụ cười nửa miệng vốn đã trở thành dấu ấn của ông trong lúc ông kiên nhẫn chờ cuộc phỏng vấn bắt đầu.
Đó là lần đầu tiên tôi mặt đối mặt với tân tổng thống Nga.
Tính tình điềm đạm và đi đứng hơi cứng nhắc, người ta có thể cảm thấy kiểu cách lãnh đạo rất khác so với người tiền nhiệm của ông.
Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga.
Tổng thống Nga Medvedev
Nhiều năm luyện tậpvà những hiệp đấu judo căng thẳng cộng với tám năm ở vị trí đứng đầu tại Nga đã khiến ông Vladimir Putin có vẻ nghênh ngang của một vận động viên chiến thắng.
Vẻ tự tin của ông Medvedev không lộ hẳn ra ngoài như vậy.
Khả năng hiểu tiếng Anh của ông tốt - ông rõ ràng không cần tới người phiên dịch mỗi khi tôi hỏi ông.
Ông nhìn một cách khó đoán được ông đang nghĩ gì mỗi khi ông chuẩn bị câu trả lời và trả lời câu hỏi rất bình tĩnh và có phương pháp, điều khiến người ta nghĩ tới những năm học làm luật sư của ông.
Cũng không có những tuyên bố hoa mỹ và mạnh mẽ gói trong ngôn từ thực dụng của ông Putin.
Nhưng sau cuộc phỏng vấn người ta vẫn khó biết là ông muốn trấn an phương Tây hay làm tăng cảm giác bất an của họ.
'Bóp nghẹt xâm lăng'
Việc công nhận Nam Ossetia và Abkhazia, ông nói, là điều Nga buộc phải làm vì tình trạng bạo lực hồi đầu tháng Tám đã làm thay đổi mọi thứ.
Nam Ossetia và Abkhazia
Nam Ossetia
Dân số: Khoảng 70.000
Thủ phủ: Tskhinvali
Lãnh đạo: Eduard Kokoity
Abkhazia
Dân số: Khoảng 250.000
Thủ phủ: Sukhumi
Lãnh đạo: Sergei Bagapsh
Ông đổ lỗi cho cái mà ông gọi là mưu toan ''diệt chủng'' người Ossetia vô tội của chế độ Gruzia (mặc dù con số người chết chính thức đã giảm từ hàng ngàn xuống vài trăm).
Vì điều này, ông giải thích, Gruzia phải từ bỏ quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.
Ông cũng bác bỏ chuyện sự công nhận của Nga với hai vùng ly khai vi phạm hiệp định ngừng bắn mà Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã làm trung gian.
Và ông kiên quyết rằng sự hiện diện của quân Nga ở sâu trong lãnh thổ Gruzia bao gồm cả ở vùng xung quanh cảng Poti - nằm xa các vùng đệm - nằm trong khuôn khổ hiệp định.
Đây là cách duy nhất, ông nói, Nga có thể đảm bảo vai trò giữ gìn an ninh và rằng Gruzia không thể tái vũ trang và bắt đầu tấn công trở lại.
''Mục tiêu của chúng tôi là bóp nghẹt sự xâm lăng,'' ông nói.
Người ta có cảm giác là Nga không phải đang trấn an mà đang cảnh báo rằng Nga sẽ từ bỏ mục tiêu và các quốc gia khác trong vùng phải cẩn thận khi động tới Nga vì họ có sức mạnh quân sự và chính trị để ra tay.
Phô trương cơ bắp
Khi được hỏi tại sao Nga lại hành động đơn phương như vậy, ông Medvedev nói đương nhiên là Nga sẽ bảo vệ lợi ích của họ, nhất là khi nó có liên quan tới sự an toàn của công dân Nga.
Nhiều người Nam Ossetia cảm thấy gần với Nga hơn với Gruzia
Tôi hỏi ông nếu nghĩa vụ của ông là bảo vệ các công dân Nga thì các nước cộng hòa với số dân nói tiếng Nga đông như Ucraine, Moldova hay các nước vùng Baltic có thể sẽ bị đối xử tương tự.
Ông chỉ nói rằng Nga có quyền tự vệ và với tư cách là tổng thống ông phải đảm bảo an toàn cho công dân Nga.
Khi được hỏi ông có nghĩ là sẽ có chiến tranh lạnh hay khôngông trả lời rằng Nga không muốn quay lại sự đối đầu mà không có ai được lợi gì từ tình huống như vậy cả.
Ông muốn có quan hệ thực tế và hiệu quả với phương Tây dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, ông nói.
Nhưng ông cũng không loại trừ sẽ lại có Chiến tranh Lạnh và cũng không đưa ra cách để giảm những căng thẳng đang ngày càng tăng.
Không khó để nhận ra rằng trong khi Nga quan ngại về chuyện thiếu sự ủng hộ quốc tế đối với hành động của họ nhưng Nga cũng thích thú với sự sợ hãi mà họ gây ra.
Đây là đất nước dường như không có ý định lùi bước trước sức ép ngoại giao của phương Tây mặc dù vẫn muốn giữ sự ổn định ngoại giao nhất định để có thể phát triển và ổn định.
Chính vì cách ứng xử như thế này mà các nhà lãnh đạo G8 đều cảm thấy khó hiểu ông Medvedev tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Bẩy - liệu ông là đối tác hay đối thủ?
Số Một?
Một trong những câu hỏi cuối cùng của tôi là: ai đang thực sự lãnh đạo nước Nga? Ông Medvedev ngồi thẳng lên và giọng trịnh trọng hơn.
''Nếu bất kỳ quốc gia nào để cho các hành động quân sự được quyết định bằng một ủy ban, đó sẽ là thảm họa,'' ông nói.
''Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga.''
Ông đoán trước được câu hỏi. Ông thích câu trả lời của mình.
Nhưng tôi có cảm tưởng rằng có khi nào đó ông Medvedev không thực sự nghĩ rằng ông đã là Số Một ở Nga.
Và dường như đứng đằng sau ông, cựu Tổng thống Vladimir Putin, ngay cả khi ông đã không xuất đầu lộ diện nhiều trong những ngày gần đây vẫn cầm cương.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/08/080827_medvedev_inter...
28 Tháng 8 2008 - Cập nhật 01h50 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Nga tiếp tục bị chỉ trích
Nga vẫn tuyên bố không muốn đối đầu với phương Tây
Bảy nước còn lại trong khối G8 chỉ trích quyết định của Nga công nhận các khu vực ly khai vốn thuộc Gruzia.
Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Anh quốc nói việc Moscow thừa nhận Nam Ossetia và Abkhazia là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia.
Trướcđó, ngoại trưởng Anh nói các nước phương Tây cần xem xét lại quan hệ của họ đối với Nga.
Ông David Miliband cũng cảnh báo Nga không nên khơi gợi một cuộc Chiến tranh lạnh mới.
Phát biểu trong một chuyến thăm tới Ukraina, ông Miliband nói Moscow đã không đặt mình vào bản đồ mới của khu vực và phương Tây cần tìm kiếm các cách thức bớt phụ thuộc vào dầu khí của Nga.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trong khi đó mô tả quyết định của Nga là nỗ lực thay đổi đường biên không thể chấp nhận được.
Nga tuyên bố không hề muốn chiến tranh lạnh.
Chiến sự giữa Nga và Gruzi anổ ra hôm 7 tháng Tám sau khi quân đội Gruzia tìm cách đánh chiếm tỉnh ly khai Nam Ossetia.
Quân Nga đã phản công và cuộc xung đột chấm dứt bằng việc Gruzia phải rút quân khỏi cả Nam ossetia và Abkhazia, cùng một thỏa thuận ngừng bắn do châu Âu dàn xếp.
Quá tay
Trong một thông cáo, nhóm bảy nước công nghiệp phát triển nói rằng họ lên án 'hành động của thành viên khối G8 " và tái khẳng định sự ủng hộ của họ đếi với chính phủ Gruzia.
Thông cáo viết rõ: "Việc Nga thừa nhận sự độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia đã vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Gruzia và trái với nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ mà chính Nga cũng đã thông qua".
QUỐC GIA ĐỘC LẬP?
Nam Ossetia
Dân số: 70.000 (trước xung đột)
Thủ đô: Tskhinvali
Tổng thống: Eduard Kokoity
Abkhazia
Dân số: 250.000 (2003)
Thủ đô: Sukhumi
Tổng thống: Sergei Bagapsh
Nhóm này cũng nói không tán thành việc Nga quá tay trong việc sử dụng vũ lực chống lại Gruzia và tiếp tục xâm chiếm nhiều nơi tại Gruzia.
Thông cáo nói thêm: "Chúng tôi cùng kêu gọi chính phủ Nga thực hiện toàn bộ kế hoạch hòa bình gồm sáu điểm mà Tổng thống Sarkozy đã thay mặt EU làm trung gian, đặc biệt là rút quân về lại các vị trí trước xung đột".
"Chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ và lâu dài của chúng tôi đối với chủ quyền của Gruzia trong khu vực lãnh thổ được quốc tế công nhân và nhấn mạnh sự tôn trọng và hỗ trợ của chúng tôi cho chính phủ dân chủ và hợp hiến của Gruzia trong khi theo đuổi việc tìm kiếm giải pháp hòa bình và lâu dài cho cuộc xung đột này."
Chính phủ Nga đã đáp lại chỉ trích trước đó của lãnh đạo phương Tây bằng tuyên bố rằng Moscow không thấy có đe dọa gì của một cuộc Chiến tranh lạnh mới.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Vladimir Putin nói Nga đã có biện pháp phòng bị trước hiện diện của tàu chiến Nato tại Hắc Hải, nhưng hy vọng không có đối đầu.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói ông buộc phải thừa nhận quyền đôc lập của Nam Ossetia và Abkhazia sau việc Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili ra lệnh diệt chủng ở Nam Ossetia hồi tháng Tám.
Ông cũng chỉ trích Gruzia không thực thi hòa đàm.
sourcehttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/08/080828_russia_condemn...
Saturday October 4, 2008 - 04:24am (EDT) Permanent Link 0 Comments
No comments:
Post a Comment