Thursday, 29 April 2010

thế này mới là tình nghĩa dân tộc



Binh sỹ liên bang tại Appomattox Courthouse, tháng Tư 1865
Hình: Timothy O'Sullivan

Binh sỹ liên bang tại Appomattox Courthouse, tháng Tư 1865


Tin liên hệ


Ðường dẫn liên hệ

Mùa hè năm 2005, tôi có dịp thăm thị xã Appomattox, bang Virginia, gần thủ đô Hoa Kỳ Washington DC. Đây là một địa điểm lịch sử, quanh năm đông khách du lịch. Sân bay, ga xe lửa ở gần. Bãi xe bus rộng. Khắp các bang nước Mỹ đổ về đây. Và mỗi ngày, hàng trăm khách quốc tế, đổ đến, từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ la tinh, Úc …

Nơi đây, hơn 140 năm trước, vào năm 1865, Bắc – Nam, cuộc nội chiến bi thảm Bắc - Nam Hoa Kỳ, sau 4 năm diễn ra quyết liệt, đã kết thúc với cuộc đầu hàng của quân phía Nam trước đại diện quân phía Bắc. Từ đó, thị trấn nhỏ Appomattox trở thành di tích lịch sử lớn, đánh dấu thời điểm chấm dứt nội chiến, mở ra thời kỳ thống nhất đất nước, để từ đó Hoa Kỳ gắn bó dân tộc và mở rộng bờ cõi, trở nên cường quốc số 1, hùng mạnh nhất thế giới cả về chính trị, quân sự, kinh tế - tài chính lẫn văn hóa, giáo dục.

Cả thị trấn Appomattox trở thành bảo tàng sống, mang tên Công viên Quốc gia Lịch sử - National Historical Park.

Trung tâm là ngôi nhà Courthouse, nơi đại diện 2 bên gặp nhau, được giữ nguyên như cũ, nằm ngay giữa thị trấn, cạnh là nhà lưu niệm, giữ lại vô vàn kỷ vật: quân phục, giày mũ, vũ khí, huân chương, quân hàm, quân hiệu, cờ từng đơn vị, bản đồ, tranh vẽ các trận chiến, chân dung, đồ họa, ảnh… về cuộc nội chiến. Cạnh đó là cửa hàng lưu niệm luôn đông khách, bán sách, tranh, tượng, đĩa DVD, băng ghi âm, áo thể thao, đĩa, cốc in hình lịch sử, bưu ảnh. Còn có phòng chiếu phim và một sân khấu ngoài trời để xem kịch, nghe hòa nhạc…

Cuộc đi thăm Appomattox để lại trong tôi một ấn tượng rất sâu, rất đậm. Anh bạn đại tá hải quân Mỹ Collins và anh bạn nhà báo Mỹ Andrew say sưa kể cho tôi những chuyện xúc động về cuộc nội chiến, về tác dụng lịch sử của việc chấm dứt nội chiến, xóa bỏ nguy cơ chia thành 2 quốc gia, tạo nên sự thống nhất và củng cố quốc gia Hoa Kỳ một cách vững chắc và mạnh mẽ liên tục cho đến ngày nay.

Từ sau khi thăm bảo tàng sống này, đã 5 năm nay, cứ đến tháng 4, nhớ đến ngày (...) , tôi lại nhớ đến tháng 4 năm 1865 ở Hoa Kỳ, cách nhau đúng 110 năm. Cùng vào tháng 4, cùng vào cuối mùa xuân, tiếng súng nội chiến bi thảm, quân miền Bắc và quân miền Nam bắn giết nhau chấm dứt, quân miền Nam đầu hàng quân miền Bắc. Nhiều điểm giống nhau. Nhưng cũng nhiều điều khác hẳn nhau. So sánh, đối chiếu thấy có khá nhiều điều bổ ích.

Hoa Kỳ lập quốc từ ngày 4 tháng 7 năm 1776 với bản Tuyên Ngôn Độc Lập lịch sử, kết thúc cuộc chiến chống đế quốc Anh, giải thoát 13 vùng đất thuộc địa của nước Anh. George Washington là Tổng thống đầu tiên của Hợp Chúng Quốc Mỹ (United States of America). Hiến pháp Hoa Kỳ do Thomas Jefferson khởi thảo được thông qua ngày 17-9-1787.

Hoa Kỳ được tạo nên bởi nhiều vùng khác biệt, do dân tứ xứ nhập cư, chủ yếu là từ hơn gần chục nước châu Âu: Anh, Ireland, Pháp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Ba Lan, Hy Lạp… cùng với hàng chục thổ dân bản địa tạo thành, với nhiều tiếng nói khác nhau…

Do đất rộng, lại tốt, chăn nuôi, trồng trọt phát triển nhanh, các chủ trại đưa đông đảo dân nghèo châu Phi sang khai khẩn, mở ra những nông trại lớn ở phìa Nam, tạo nên cuộc buôn bán nô lệ quy mô lớn với những công ty chuyên tuyển mộ, vận chuyển, mua, nhượng, thuê, bán nhân lực lao động, gồm hàng trăm, hàng nghìn rồi hàng vạn, chục vạn người da đen từ châu Phi...

Dẩn dần 2 vùng Bắc và Nam có những đặc điểm khác nhau. Miền Bắc phát triển mạnh công nghiệp, điện lực, cơ khí, đường xá, giao thông, vận tải, đường bộ, đường sắt, hải cảng, thu hút hầu hết dân di cư từ châu Âu.

Miền Nam đất rộng, phì nhiêu, mở nhiều nông trại lớn dùng hơn 85% dân nô lệ nhập cư, trồng lúa mì, trồng bông, chăn nuôi quy mô lớn ngựa, cừu, bò. Tôn giáo, dân tộc giữa Bắc Nam cũng có những khác biệt.

Vào những năm 1850, quốc hội Mỹ thảo luận vấn đề thực hiện giải phóng nô lệ, nghiêm cấm việc buôn bán con người. Thế là có sự phân hóa. Các đại biểu các bang miền Bắc muốn nghiêm cấm ngay, triệt để. Các đại biểu miền Nam không phản đối, nhưng muốn trì hoãn để kéo dài, vin cớ nạn buôn bán nô lệ tuy không hợp đạo lý nhưng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, có lợi cho mọi người, cứu cả người nô lệ khỏi chết đói; cho nên chỉ cần làm ngay là đối xử nhân đạo, không đánh đập chửi bới nô lệ, sau này sẽ hay.

Cuộc tranh luận gay gắt, đến hồi bế tắc khi Abraham Lincoln trúng cử Tổng thống Liên bang. Ông là người đề xướng dứt khoát việc hủy bỏ ngay nạn phi nhân này. Thế là đại diện 11 bang phía Nam tuyên bố ly khai thành các Cộng đồng phía Nam – Confederations - tách khỏi 23 bang phía Bắc vẫn ở trong Union - Hợp Chúng quốc.

Trận chiến diễn ra suốt 4 năm, trên những chiến tuyến di động, nằm khoảng giữa và ở về phía Đông Hoa Kỳ. Có hồi miền Nam thắng thế, kéo theo 7 bang về phía mình là: Bắc Carolina, Alabama, Florida, Georgia, Louisana, Mississipi và Texas. Từ đầu năm 1865 thắng lợi nghiêng hẳn về phía Bắc đông người hơn, lại do công nghiệp cung cấp nhiều vũ khí trang bị tốt, xe lửa, tầu chiến, pháo binh mạnh hơn.

Mùa Xuân 1865, quân miền Bắc do tướng Ulysses S. Grant là tổng chỉ huy, lúc ấy ông 43 tuổi, đánh chiếm thành phố Richmond, thủ phủ bang Virginia, cũng là thủ phủ của Miền Nam, (gần cuối tháng 3), và 2 tuần lễ sau vây chặt đội quân lớn của đại tướng Robert F. Lee, tổng chỉ huy quân miền Nam, giáng đòn quyết định ở hẻm núi gần Appomattox, khiến quân miền Nam bị cạn lương thực, không thể chờ quân tiếp viện còn ở xa, buộc phải đầu hàng ngày 9-4-1865.

Trong 4 năm nội chiến, số quân của 2 bên lúc cao nhất lên đến 2 triệu 800 ngàn quân, quân miền Bắc chừng 1 triệu 6, quân miền Nam chừng 1 triệu 2. Tổn thất cả 2 bên là 628 ngàn binh lính tử trận. Số dân miền Bắc chừng 24 triệu, số dân miền Nam chừng 11 triệu, khi chiến tranh kết thúc.

Cuộc viếng thăm khu Vườn Lịch sử Quốc gia Appomattox để lại ấn tượng sâu đậm nhất là cảnh đầu hàng đã diễn ra rất cảm động, gây bất ngờ lớn cho quân miền Nam bại trận. Cảnh này được kể lại, tái tạo bằng nhiều tranh vẽ, phóng sự, tường thuật tại chỗ bởi các phóng viên báo chí hồi ấy. Chỉ tiếc rằng hồi ấy máy ảnh còn thô sơ, nặng nề, chưa có máy quay phim, máy ghi âm.

Đại thể cuộc nội chiến Hoa Kỳ kết thúc rất độc đáo, không giống bất kỳ cuộc chiến nào khác, rất đẹp, cảm động, rất có hậu.

Đó là đêm 8-4-1865, đội quân chủ lực của miền Nam do tướng Gordon chỉ huy ở trong tình trạng tuyệt vọng, Tướng Gordon gửi báo cáo cho tướng R. Lee ở gần đó: "Chúng tôi đã chiến đấu bằng mọi khả năng. Thưa Đại tướng, chúng tôi không thể làm gì hơn". Tướng Lee triệu tập gấp bộ Tham mưu, lắc đầu rầu rĩ: "Tình hình này, tôi không thể làm gì hơn là đến gặp tướng Grant để đầu hàng". Nơi hẹn gặp nhau là ngôi nhà nhỏ mang tên Courthouse giữa thị trấn Appomattox gần đó.

Nửa giờ sau tướng Grant có mặt. Ông cố tình mặc cực kỳ giản dị, không quân phục, không huân chương, không mang kiếm, ủng đầy bùn, áo khoác đen. Tướng Lee mặc quân phục tươm tất chào trình diện. Tướng Grant bắt tay, mời ngồi. Tướng Lee đề nghị tướng Grant đề ra những điều kiện đầu hàng. Tướng Grant đã nghĩ kỹ, liền thảo xong ngay rồi đưa cho tướng Lee yêu cầu xem lại và có ý kiến gì không. Tướng Lee đọc to, chậm rãi: "… vũ khí, đại bác, tài sản công phải liệt kê, sắp xếp, giao nộp đủ, trừ kiếm, súng ngắn cá nhân của sỹ quan; lừa ngựa và tư trang của sỹ quan, binh lính được phép giữ lại. Giao nộp xong, mọi sỹ quan binh sỹ đều được trở về nguyên quán. Họ sẽ không bị cơ quan công quyền nào quấy nhiễu với điều kiện tôn trọng lệnh đầu hàng và mọi luật lệ địa phương…". Lừa ngựa rất cần cho nghề nông ở miền Nam ai mang theo được phép mang về.

Tướng Lee tươi tỉnh hẳn lên, vui mừng hiểu ra rằng quân lính của mình không bị giam giữ như tù binh chiến tranh, không bị làm nhục, hành hạ, cũng không ai bị ra tòa về tội phản loạn.

Cuối cùng tướng Grant hỏi tướng Lee có cần điều gì không? Tướng Lee cám ơn: “Thưa những điều này sẽ làm quân lính tôi rất lên tinh thần. Chỉ có một vấn đề khẩn cấp là chúng tôi cạn sạch lương thực …”. Tướng Grant đáp ứng ngay, ra lệnh xuất lập tức 25 ngàn khẩu phần cho đội quân phía Nam.

Họ siết chặt tay nhau, dơ tay chào nhau để từ biệt.

Trên chiến tuyến còn khói lửa, tin chấm dứt chiến tranh lan cực nhanh, binh sỹ miền Bắc hò hét, tung mũ, ôm nhau, hôn nhau, nhiều nơi bắn súng loạn xạ ăn mừng chiến thắng. Đại tướng U. Grant liền ra lệnh ngừng ngay những biểu hiện ồn ào. Ông ra nghiêm lệnh “Quân miền Nam đã đầu hàng; Chúng ta không được phép reo vui trên thất bại đau buồn của họ.” Ông giải thích cho toàn quân: “Chúng ta phải giữ trọn vẹn tình anh em trong cộng đồng dân tộc Hoa Kỳ”. Ông nói thêm "Điều cả nước ăn mừng là các bang miền Nam đã trở về lại trong Union - Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ - gồm các bang anh em bình đẳng".

Thủ tục chấm dứt chiến tranh được cử hành sau đó 3 ngày, vào sáng 12-4, trong một khu rừng cạnh Appomattox. Tướng Chamberlain chỉ huy đội quân miền Bắc. Tướng Gordon, 4 lần bị thương, chỉ huy 28 ngàn quân miền Nam đến nộp súng, đại bác, xe cộ, quân kỳ các đơn vị…

Khi mọi việc bàn giao xong, tướng Chamberlain đột nhiên hô lớn: "Tập họp! Nghiêm! Bồng súng! Chào!". Tiếng kèn vang lên, thế là quân lính miền Bắc thẳng người bồng súng tay phải đặt ngang ngực, mắt nhìn thẳng, nhiều đôi mắt đẫm lệ vì xúc động, kính chào những người anh em miền Nam của mình vừa buông súng.

Một bức tranh màu tuyệt đẹp hình tướng Gordon cưỡi con ngựa trắng quỳ gối, tuốt gươm trần chúc mũi chào đội quân thắng trận, và đội quân thắng trận bồng súng chào tạm biệt những người anh em miền Nam của mình.

Vâng, thực tế lịch sử tháng 4 – 1865, 145 năm về trước trên đất Hoa Kỳ là như thế. Phải là một dân tộc trưởng thành, chuộng tình nghĩa, đậm tình nhân ái, ngấm sâu tình tự dân tộc, mới có những cung cách xử sự cao thượng đến vậy. Điều này giải thích vì sao một dân tộc rất trẻ, mới hình thành có vài trăm năm, qua nội chiến bi thảm, đã cố kết chung lòng chung sức xây dựng thành công một cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới.

(...)rất nên tìm hiểu sự kiện lịch sử tháng 4-1865 trên đất Hoa Kỳ, đối chiếu với những gì họ đã làm sau(...), sẽ có vô vàn bài học thấm thía và bổ ích.


* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

source

VOA Vietnamese

Friday, 16 April 2010

Trung Quốc tiếp tục nỗ lực cứu hộ


Thế Giới Cập nhật Thứ Sáu, 16 tháng 4 2010


Các nhà sư Tây Tạng đã cùng với nhân viên cứu hộ ra sức đào xới để tìm người sống sót ở thị trấn Kết Cổ

Các nhà sư Tây Tạng cùng với nhân viên cứu hộ ra sức đào xới để tìm người sống sót ở thị trấn Kết Cổ


Nhân viên cứu hộ đang chật vật cung cấp trợ giúp cho nhưng người bị thương và bị mất nhà cửa trong vụ động đất ở miền tây Trung Quốc.

Số tử vong của trận địa chấn xảy ra hôm thứ tư giờ đây đã lên tới 791 người.

Các Bác sĩ đang ra sức chữa trị cho khoảng 11,000 người bị thương khi trận động đất 6.9 độ richter tàn phá huyện Ngọc Thụ của tỉnh Thanh hải, giáp với Tây Tạng.

Trận động đất đã làm sập nhà cửa, phá hư đường sá, và gây gián đoạn cho dịch vụ điện nước.

Những người sống sót và nhân viên cứu hộ đang đối phó với khí hậu lạnh giá và những chứng bệnh ở vùng cao.

Khu vực lâm nạn nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao hơn mực nước biển khoảng 4,000 mét.

Các nhà sư Tây Tạng đã cùng với nhân viên cứu hộ ra sức đào xới để tìm người sống sót ở thị trấn Kết Cổ, một trong những nơi bị thiệt hại nặng.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang trên đường về nước sau khi hủy bỏ chuyến công du Mỹ châu La tinh.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ngỏ lời chia buồn với dân chúng trong vùng lâm nạn, phần lớn là người Tây Tạng, trong lúc ông đến thị sát tình hình ở huyện Ngọc Thụ hôm thứ Năm.

source

VOA Vietnamese

Sunday, 11 April 2010

Nay, thành phần tinh hoa tử nạn khi đi tưởng niệm những người bị giết


CHÂU ÂU -
Bài đăng : Thứ bảy 10 Tháng Tư 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 10 Tháng Tư 2010
Máy bay rơi, tổng thống Ba Lan và nhiều viên chức cao cấp tử nạn
Máy bay của Tổng thống Ba Lan bị nạn ngày 10/4/2010
Reuters
Thanh Hà / Tú Anh

Tai nạn xảy ra lúc 10 giờ 50 giờ địa phương cách thành phố Smolensk -Nga vài cây số. Không một ai sống sót. Tổng thống Ba Lan và phái đoàn trên đường đến Katyn tưởng niệm nạn nhân bị Stalin thủ tiêu cách nay 70 năm.

Vào sáng sớm hôm nay, thứ bảy 10 tháng 4 năm 2010, chiếc máy bay của tổng thống Ba Lan loại Tubulev-154 lâm nạn vào lúc chuẩn bị đáp xuống phi trường gần Smolensk, miền tây nước Nga.

Chính quyền Nga xác nhận tổng thống Ba Lan, cùng toàn phái đoàn hơn 96 người trên máy bay đều thiệt mạng. Trên máy bay, ngoài vợ chồng tổng thống Lech Kaczynski, còn có nhiều nhân vật quan trọng khác.

Bộ ngoại giao Ba Lan cho biết trong phái đoàn 85 người có cựu thủ tướng Jaroslov Kaczynski, phó chủ tịch Hạ viện Quốc hội, tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Franciszek Gagor, thống đốc Ngân hàng nhà nước Slavomir Skrypek và thứ trưởng Ngoại giao cùng với nhiều khách mời gồm dân biểu, sử gia và thân nhân của một số sĩ quan bị Stalin thủ tiêu. Phái đoàn tổng thống Ba Lan sang rừng Katyn, miền Tây nước Nga, tưởng niệm 22 ngàn sĩ quan bị Stalin hành quyết cách nay 70 năm .

Nhận được tin này, cựu tổng thống Lech Walesa than rằng : "cách nay 70 năm, Liên Xô đã thủ tiêu thành phần tinh hoa của Ba Lan. Nay, thành phần tinh hoa tử nạn khi đi tưởng niệm những người bị giết"

Một viên chức Nga thuộc ủy ban điều tra nói rằng tai nạn xảy ra trong tình trạng thời tiết « nhiều sương mù ». Máy bay chạm vào ngọn cây, rơi xuống đất và vỡ tan.

Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã gởi bộ trưởng bộ Tình hình khẩn cấp Serguei Choigu đến tận nơi . Thông tin đầu tiên không loại trừ « sai lầm » của phi công.

Theo Hiến pháp Ba Lan, Chủ tịch Quốc hội được chỉ định vào chức vụ tổng thống lâm thời. Đại sứ Ba Lan tại Paris cho AFP biết chính quyền phải đợi ít nhất ba tháng nữa mới có thể tổ chức bầu cử tổng thống.

Tiểu sử tổng thống Lech Kaczynski:

Ông Lech Kaczynski 60 tuổi, nguyên là một luật gia thuộc trường phái bảo thủ công giáo. Từ cuối những năm 1970 cùng với người anh song sinh là Jaroslaw Kaczynski ông đã tham gia phong trào ly khai chống lại chủ nghĩa Cộng sản.

Ông cũng từng là một thành viên tích cực của phong trào Công Đoàn Đoàn Kết Solidarnosc và là một cố vấn của lãnh đạo Lech Walesa. Khi chính quyền của tướng Jaruzelski ban hành thiết quân luật vào tháng 12/1981 tổng thống tương lai Ba Lan đã bị bắt giam cùng với hàng ngàn thành viên khác của Solidarnosc và được trả tự do 11 tháng sau đó.

Sau khi chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ, hai anh em Lech và Jaroslaw Kaczynski đã liên tục hoạt động trong hậu trường. Họ trở thành những cố vấn hàng đầu của tổng thống Walesa. Năm 1990 trong cuộc tuyển cử dân chủ đầu tiên của Ba Lan từ sau Thế chiến thứ hai, tổng thống Lech Walesa đã chỉ định ông Lech Kaczynski làm bộ trưởng An ninh. Tuy nhiên hai anh em nhà Kaczynski sau đó đã bất đồng với tổng thống Walesa về « liệu pháp sốc » trong chính sách kinh tế.

Đến năm 2001 ông Lech Kaczynski đã cùng với Jaroslaw thành lập đảng Pháp luật và Công lý. Một năm sau ông trở thành đô trưởng Varsava. Tháng 10 năm 2005, ông được bầu vào chức vụ tổng thống.

Cũng cùng với Jaroslaw, Lech Kaczynski đã lãnh đạo Ba Lan từ tháng sáu 2006 cho đến tháng 11/2007. Lech ở cương vị tổng thống và Jaroslaw là người đứng đầu nội các. Sau thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11/2007 tổng thống Ba Lan, Lech Kaczynski phải chia sẻ quyền lực với thủ tướng Donald Tusk thuộc cánh trung tả.
source
RFI Vietnamese