Monday 30 August 2010

Phó TT Biden đến Iraq đánh dấu ngày Mỹ chấm dứt hoạt động chiến đấu


VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Hai, 30 tháng 8 2010 RSS Feeds

Phó TT Biden đến Iraq đánh dấu ngày Mỹ chấm dứt hoạt động chiến đấu

Phó Tổng thống Biden đáp xuống phi trường thủ đô Iraq
Hình: AP

Phó Tổng thống Biden đáp xuống phi trường thủ đô Iraq


Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Iraq hôm thứ Hai trong khi quân đội Mỹ chuẩn bị đánh dấu việc chính quyền Obama chính thức chấm dứt các hoạt động chiến đấu tại nước này.

Một viên chức thuộc Tòa Đại sứ nói với các phóng viên là Phó Tổng thống Biden đáp xuống phi trường thủ đô Iraq vào khoảng 6 giờ chiều, một ngày trước khi Tổng thống Barack Obama đọc bài diễn văn ca ngợi việc hạ giảm lớn trong quân số của Hoa Kỳ tại Iraq.

Chỉ còn dưới 50.000 quân Mỹ tại Iraq so với con số cao nhất gần 170.000 quân vào cao điểm của năm 2007.

Thêm vào đó, quân đội Mỹ sẽ không được phép tham gia các sứ mạng chiến đấu trừ khi được yêu cầu và có các lực lượng Iraq tham gia.

Phó Tổng thống Biden sẽ bắt đầu chuyển qua một vai trò ngoại giao lớn hơn. Theo thời biểu ấn định, ông sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Iraq trong suốt thời kỳ bế tắc về chính trị trong việc thành lập chính phủ kế tiếp của nước này.

source

VOA Tiếng Việt

Thursday 26 August 2010

NGŨ GIÁC ĐÀI CHÍNH THỨC ĐẶT (...) VÀO VỊ THẾ ĐỐI TRỌNG CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ


NGŨ GIÁC ĐÀI CHÍNH THỨC ĐẶT (...) VÀO VỊ THẾ ĐỐI TRỌNG CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ
LÝ ĐẠI NGUYÊN, Aug 20, 2010

Cali Today News - Bản phúc trình của bộ Quốc Phòng Mỹ đưa Quốc Hội ngày 16/08/10, về: “Các diễn biến quốc phòng và an ninh của Trungquốc”.Cho rằng: “Việc bí mật nâng cao năng lực quốc phòng của Trungquốc là điều nguy hiểm, vì có thể gây ra hiểu lầm và tăng cường nguy cơ xung đột”. “Hiện nay Trungquốc đã có khả năng tấn công trên một diện rộng cho tới đảo Okinawa của Nhật và quần đảo Trườngsa của Việtnam”. Bản phúc trình của Ngũ Gìác Đài đánh gía: “Trungquốc sẽ tăng cường tuần tiễu tại Biển Đông. Một điểm nóng trong khu vực”. “Trungquốc đang nâng cấp hệ thống hỏa tiễn, mở rộng các căn cứ tàu ngầm và hiện đại hóa hạt nhân”. “Bắckinh hiện có trong tay 1.150 hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, và một số lượng không xác định tên lửa tầm trung. Bộ Quốc Phòng Mỹ còn cảnh giác: “Trungquốc chi ra hàng tỷ Mỹkim để nâng cấp quân đội mà không cho thế giới biết”. “Việc thiếu minh bạch trong lãnh vực quốc phòng của Trungquốc đang làm gia tăng sự không rõ ràng, gây nguy cơ hiểu lầm và tính toán lầm”.

Ngũ Giác Đài cảnh báo:“Biển Đông nằm trong tầm ngắm của quân đội Trungquốc”. Điều làm cho Mỹ quan ngại bậc nhất là dự án của Trungcộng nhằm phát triển một loại tên lửa tầm xa đủ sức tấn công các hàng không mẫu hạm của Mỹ ở Thái Bình Dương. Việc xây dựng hệ thống hải quân tác chiến xa bờ, thể hiện học thuyết quân sự mới của Trungcộng. Bản phúc trình ghi nhận “Quân đội Trungquốc đang phát triển cơ sở và phương tiện cho phép họ tung lực lượng đến vùng biển Hoa Đông -Biển Nhậtbản- và biển Hoa Nam - tức Biển Đông Việtnam, còn có thể qua cả Ấn Độ Dương và vượt quá dãy đảo thứ 2 tại Tây Thái Bình Dương”. Theo Ngũ Giác Đài: “Tình hình Biển Đông đã bắt đầu căng thẳng trở lại kể từ năm 2007, bởi các cuộc tranh chấp chủ quyền”. Trungquốc muốn bảo đảm các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp Biển Đông, hành xử việc khai thác tài nguyên của khu vực mà họ nhận chủ quyền. Ngoài ra, một sự hiện diện quân sự hùng hậu sẽ cho phép Trungquốc tung lực lượng phong toả hay kiểm soát các tuyến hàng hải trọng yếu trong vùng, vốn là nơi qua lại của 50% lượng hàng vận tải đường thủy trên toàn cầu”.

Rõ ràng là Bộ Quốc Phòng Hoakỳ đã công khai, chính thức đặt Trungcộng vào vị thế ‘Đối Trọng Chiến Lược Quân Sự’ với Mỹ. Mà nưóc Mỹ lại vẫn duy trì Trungquốc trong thế ‘Đối Tác Chiến Lược Kinh Tế’ của mình. Chính nhờ thế mà Trungcộng không dám đánh liều hất đổ chén cơm của mình đi trong lúc này, như kiểu Phát Xít Nhật vào ngày 07/12/1941, bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, mở đầu cuộc Đệ Nhị Thế Chiến tại Á châu. Bởi vậy, trong 50 năm trở lại đây, cuộc chiến tranh nóng giữa Mỹ và Tầu khó có thể xẩy ra. Trừ khi, nền kinh tế Trunghoa không còn cần tới thị trường Mỹ và thế giới Tự do Dân Chủ nữa. Cho nên đây chỉ có thể là hình thái chiến tranh ‘hâm hấp’ không nóng, chẳng lạnh, mà vừa đủ có tác dụng để cho các nước láng giềng Hoalục phải mua vũ khí, tăng cường phòng thủ dưới chiếc dù chiến lược toàn cầu của Mỹ thôi. Cụ thể là ngày 17/08/2010, bộ Quốc Phòng Đàiloan một lần nữa kêu gọi Hoakỳ nhanh chóng cung cấp máy bay F16 CD đời mới, tàu ngầm và trang thiết bị quân sự. Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Đàiloan cho biết: “Chính phủ theo dõi chặt chẽ động thái gia tăng vũ trang của Hoalục”. Các nước Đông Nam Á cũng đổ xô đi trang bị vũ khí, gia tăng quân lực và thiết lập quan hệ quốc phòng với Hoakỳ.

Về phía Nhậtbản thì hầu như tất cả đã quên việc họ muốn quân đội Mỹ phải rời khỏi Okinawa, sau khi thủ tướng Nhật, Hatoyama phải từ chức. Kỷ niệm 65 năm ngày VJ Day, kết thúc chiến tranh thế giới 15/08//1945, lần đầu tiên toàn thể nội các chính phủ cánh tả Nhậtbản đã không tham gia nghi lễ tại đền Yasukuni, tôn thờ tử sỹ Nhậtbản, trong đó có thờ một số tướng lãnh Quân Phiệt. Thủ tướng Naoto Kan đã tới thăm nghĩa trang quốc gia Tokyo, trước khi tham gia lễ tưởng niệm cùng với Nhật Hoàng Akihito, con trai của Hoàng Đế Hirohito của thời chiến tranh Nhật-Mỹ. Thủ tướng Naoto Kan tuyên bố: “Chúng tôi cảm thấy hết sức hối tiếc và bày tỏ sự cảm thông chân thành tới những người bị thiệt hại và gia đình của họ”. Hành động không đến lễ tại đền Yasukuni của nội các, và lời xin lỗi của thủ tướng Nhật đã làm cho Nam Hàn và các nước bị Phátxít Nhật chiếm đóng có thiện cảm, trừ Trungcộng chưa có biểu lộ thái độ.

Trước đây, thường thì những hành động ngang ngược không ai lường trước được của Hàncộng, với một số nhỏ bom nguyên tử, và hỏa tiễn làm cho Nam Hàn, Nhậtbản và Hoakỳ phải lo đề phòng, nhưng cho đến nay, sau những cuộc tập trận đại quy mô của Mỹ và Nam Hàn ngay bên hông Bắc Hàn. Hiện nay với 56 ngàn lính Nam Hàn và 30 ngàn lính Mỹ tập trận từ ngày 16/08/10, nhằm cải thiện hợp tác giữa 2 quân đội Nam Hàn và Mỹ, mà Hàncộng và Trungcộng cũng phải nhắm mắt cho qua, thì sự hù doạ của Bắc Hàn đã hết hiệu lực. Nhất là thái độ của giới chức quân sự Nam Hàn đã tuyên bố: “Sẵn sàng đáp trả, nếu Bắc Triều Tiên thực hiện lời đe dọa tấn công trong các cuộc diễn tập quân sự”. Với chủ trương tái thống nhất Triều Tiên của tổng thống Nam Hàn, Lee Myung-bak đưa ra trong bài diển văn kỷ niệm 65 năm bán đảo này được giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhậtbản, cho thấy Nam Hàn đã sẵn sàng thống thất Triều Tiên. Từ trước tới nay Nam Hàn thuờng tỏ ra không muốn thống nhất với Miền Bắc nghèo đói lạc hậu này, để cho đàn anh Trungcộng của Hàncộng phải đeo cái bao phục rách mướp đó. Chính vì vậy mà vai trò của Bắc Hàn không còn gía trị trong mặt trận Á châu nữa, mà chính Trungcộng giờ đây đã trở thành đối trọng chiến lược quân sự của Hoakỳ và cũng là mối đe dọa an ninh hòa bình của Nam Hàn, Nhậtbản, Asean, kể cả Ấnđộ.

Khi Trungcộng trở thành đối trọng quân sự của Hoakỳ, thì việc Hoakỳ trở lại Á châu. Coi sự tự do lưu thông trên biển Đông và việc giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông nằm trong quyền lợi quốc gia của Hoakỳ. Chủ trương của Mỹ được các nước Asean tán thành. Mỹ đưa hàng không mẫu hạm USS George Washington vào biển Việtnam, cho khu trục hạm USS John S. McCain viếng Đànẵng cùng diễn tập phi tác chiến với quân Việtnam. Hạm đội 7 Hoakỳ tuyên bố hợp tác với hải quân Việtnam là chuyện đương nhiên. Ngày 17/08/2010, Hoakỳ và (...) mở ra các cuộc hội thảo đầu tiên về quốc phòng ở cấp thứ trưởng quốc phòng. Phía Mỹ, cầm đầu bởi ông Robert Scher phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng đặc trách khu vực Đông và Đông Nam Á. Phía (...) là (...), nhân vật này được dư luận cho là cật ruột của (...) từ trước nay. Đối với Mỹ đó không là vấn đề, dù (...) có vẫn còn là tay sai thân tín hàng đầu của (...) ở Việtnam thì việc Mỹ gắn bó quốc phòng với (...) cũng cần để cho Trungcộng phải được biết, nên Hoakỳ: “Hoan nghênh cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việtnam, như là dấu hiệu của một quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh”. Thực sự, những hành động xâm lăng, tham lam, hung bạo của (...) đối với (...), và toàn vùng Biển Đông đã đẩy quân, dân (...) và các nước Áchâu về phía Hoakỳ, giới cầm đầu (...) nếu kẻ nào còn ngu si đi ngược lại chiều hướng đó thì sớm, muộn đều không tránh khỏi bị trả giá, nặng, nhẹ tùy hành vi của mỗi cá nhân.

Little Saigon ngày 17/08/2010.

source

Calitoday

Tuesday 17 August 2010

Bạn có thấy chúng tôi thay đổi?



Bạn có thấy chúng tôi thay đổi?

TT- – TT - Câu nói thường nghe nhất từ nhiều nhà lãnh đạo Singapore là “Đất nước chúng tôi nhỏ bé, không có tài nguyên nên chúng tôi phải lao động cật lực để phát triển”. Và họ đã truyền được nhận thức đó cho cả nước hiểu và làm.

Đến Singapore lần thứ hai sau gần hai năm, câu hỏi xã giao tôi luôn nghe thấy từ những người đón tiếp là “Bạn có thấy đất nước chúng tôi thay đổi?”. Quả là Singapore đã có những đổi thay nhanh chóng. Dễ ghi nhận những thay đổi bên ngoài, nhưng còn trong chiều sâu?

Cuộc chơi của nhân dân

Gần hai năm trước với lá phiếu bầu trên tay, người Mỹ còn băn khoăn tự hỏi liệu nước Mỹ có thể hi vọng những đổi thay gì với nhà lãnh đạo mới hay không. Trong khi đó, người Singapore lại cứ tự tin tiến lên phía trước với những thay đổi đã được đặt nền tảng từ nhiều năm trước đó.

Cuộc diễu binh mừng ngày quốc khánh thứ 45 của Singapore chiều tối 9-8 vừa qua ở khu sân vận động Padang càng cho thấy sự tự tin và niềm tự hào của người dân đảo quốc sư tử về những đổi thay mà chính họ đã làm nên bằng... lao động của mình.

Giản dị nhưng ấn tượng, hoành tráng nhưng trẻ trung. Đó không chỉ là cảm nhận của tôi về màn trình diễn và diễu binh. Nhiều người Singapore cũng nhận xét “trẻ trung và vui nhộn”.

Trước giờ lễ, hơn 26.000 người đã vào chỗ ngồi trong trang phục đỏ và trắng - màu cờ của Singapore - theo như lời dặn được ghi trên tấm vé.

Nhóm dẫn chương trình xuất hiện. Bốn nghệ sĩ mặc trang phục có phần lòe loẹt hai màu đỏ - trắng như những chú hề. Có MC mặc cả quần soọc lửng - điều khó hình dung trong một buổi diễu binh ngày quốc khánh. Họ thay nhau khuấy động bốn mặt khán đài.

Bốn đoàn môtô phân khối lớn từ bốn ngách khán đài rịn rịn nổ máy chạy vòng vào sân khấu chính. Những tay lái ăn bận “hầm hố” như dân chơi môtô bên Mỹ.

Nhiều bạn trẻ Singapore, sau đó khi được hỏi, đều giải thích: một lễ hội trẻ trung. Cứ thế là những màn múa hát nối dài trong nền nhạc trẻ và nhạc rap của các ca sĩ và nghệ sĩ đại diện cho các sắc tộc của đảo quốc sư tử.

Các vị cố vấn, Thủ tướng Lý Hiển Long và Tổng thống S. R. Nathan lần lượt xuất hiện trong tiếng vỗ tay khắp các khán đài. Các nghi thức đón tiếp giản dị cũng như bộ âu phục trắng của các nhân vật này, ngoại trừ Tổng thống Nathan mặc đồ comlê.

Chẳng có những bài diễn văn dài dòng. Trong chương trình dài hơn ba giờ này chỉ có vài phút trích phát biểu (đã đọc vào tối 8-8) của Thủ tướng Lý Hiển Long xuất hiện trên các màn ảnh lớn đặt quanh sân lễ.

Rõ ràng các lãnh đạo chính trị cũng chỉ là những khách mời quan trọng của buổi trình diễn văn nghệ lớn thể hiện tính hòa hợp dân tộc nếu không có phần diễu binh phô diễn các vũ khí hiện đại.

Người dân Singapore vỗ tay rầm rập trong không gian đầy mùi thuốc súng sau những loạt bắn của các đơn vị bộ binh đón chào các nhà lãnh đạo. Họ hò hét sau những tiếng gầm rú đinh tai của các chiến đấu cơ biểu diễn nhào lộn trên bầu trời.

Trong cuộc gặp sau đó tại dinh Istana, Thủ tướng Lý Hiển Long đã giải thích: người dân Singapore phải được tin rằng đất nước của mình đang được bảo vệ tốt.

Có làm, có hưởng

Nhiều thế hệ lãnh đạo của Singapore đã làm người dân tin rằng họ đang có những người cầm lái tốt.

Đêm trước ngày quốc khánh, Thủ tướng Lý Hiển Long đã phát đi thông điệp rất rõ ràng: “Mục tiêu của chúng ta là mọi người dân Singapore đều được thụ hưởng thành quả của phát triển. Khi đất nước thịnh vượng, các bạn sẽ được hưởng lợi từ nhiều chương trình của chính phủ: nhà ở tốt hơn, trường học và bệnh viện chất lượng hơn, nhiều đường tàu điện hơn và nhiều chỗ giải trí mới hơn”.

Không ngôn từ hoa mỹ, không hứa hẹn mơ hồ. Thủ tướng cũng như các bộ trưởng trẻ trung đầy học vấn của ông đang làm đúng theo những gì họ nói với người dân: hãy lao động cật lực, các bạn sẽ được thụ hưởng thành quả của phát triển.

Singapore như đang phô diễn sức mạnh niềm tin và niềm tự hào của mình mà không gây cho nước khác hay thế giới ác cảm. Thủ tướng Lý Hiển Long, trong bài phát biểu tối 8-8, khẳng định kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng 13-15% trong năm nay.

Họ đã có giấc mơ đẹp từ thành quả của đôi tay và khối óc. Và họ đang tiếp tục mơ tới tương lai tốt đẹp hơn như chủ đề chính của cuộc diễu binh ngày quốc khánh: Hãy sống với những giấc mơ của chúng ta, hãy vẫy quốc kỳ của chúng ta.

THANH LIÊM (Singapore - TP.HCM)

source

http://vn.news.yahoo.com/tto/20100818/twl-ban-co-thay-chung-toi-thay-doi-5727bc2.html

Wednesday 11 August 2010

Hướng lên của Trung Quốc và đường đến chiến tranh




John Lee (WSJ Asia) - Trà Mi lược dịch


Bốn năm trước Thế chiến I, tác giả và chính khách người Anh Norman Angell, xuất bản “The Great Illusion,” lý luận rằng cuộc chinh phục quân sự đã trở thành lỗi thời giữa các nền kinh tế hiện đại. Ngày nay, nhiều người làm chính sách cũng dùng cùng logic đó để dự đoán rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể tránh được chiến tranh. Giống như những người đi trước (Norman Angell chẳng hạn), họ có thể sai.


Gs. John Mearsheimer (University of Chicago)
Nguồn: uchicago.edu
Đó là các lý luận của nhà khoa học chính trị John Mearsheimer Đại học Chicago trong bài thuyết trình Michael Hintze hàng năm tại Đại học Sydney trong tuần này. Chính trị, hơn là kinh tế, dứt khoát sẽ định hình tương lai của châu Á chỉ như nó đã ảnh hưởng Châu Âu trong thế kỷ trước, giáo sư Mearsheimer tin như vậy. Hướng đi lên của Trung Quốc có thể sẽ châm ngòi một cuộc chạy đua bảo đảm an ninh mạnh mẽ với Mỹ, dẫn đến khả năng lớn xẩy ra chiến tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Lập luận này đi ngược lại lý luận thông thường ngày nay, chỉ nhìn thấy một tương lai an lành trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Quan điểm này, vẫn còn phổ biến ở Washington, dựa trên ý tưởng rằng Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc bằng cách để Bắc Kinh đi lên như là một “quốc gia quyết định có trách nhiệm” trong trật tự toàn cầu hiện nay do Mỹ dẫn đầu. Cũng giống như các tầng lớp ưu tú ở châu Âu mà Angell đã viết về và những người cách đây một thế kỷ đã hết sức miễn cưỡng để tưởng tượng một cuộc chiến tranh lớn có thể bùng nổ của, các nhà hoạch định chính sách ngày nay không thể nghĩ rằng chiến tranh sẽ xẩy ra tại Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng các cảnh báo của ông Mearsheimer cần được chú ý. Trước Thế chiến I, theo logic của Angell ‒ sự gián đoạn tín dụng quốc tế và hệ thống mậu dịch sẽ có nghĩa là tất cả mọi người đều thua thiệt trong trường hợp có chiến tranh là điều không thể chối cãi được. Trước năm 1914, khối lượng thương mại hàng năm của Anh, Đức và Pháp là 52%, 38% và 54% GDP tương ứng, phần lớn số thương mại này là mậu dịch giữa các cường quốc vừa kể. Đến năm 1913, Anh đã trở thành thị trường hàng đầu cho hàng xuất khẩu của Đức, và cả hai nước đều hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế đó. Trong mười năn trước Thế chiến vĩ đại, thương mại và dòng vốn giữa các cường quốc này tăng tương ứng 65% và 84%. Tuy nhiên, phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế là không đủ để ngăn chặn sự leo thang bi thảm của tình hình ngay sau vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand của Áo (Austria).

Hôm nay, Trung Quốc tự công bố “phát triển hòa bình” và được chấp nhận khắp nơi dường như cũng dựa trên mặt bằng kinh tế vững chắc. Trung Quốc đã phát triển như một quốc gia mậu dịch tuyệt vời, nhưng vẫn là một nước nghèo về GDP bình quân đầu người. Mực xuất khẩu của Trung Quốc đã tạo ra hàng trăm triệu công ăn việc làm, nhưng Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc sâu đậm vào công nghệ, và kiến thức của nước ngoài. Để tiếp tục nhanh chóng phát triển kinh tế quốc gia, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần một môi trường hòa bình và ổn định ở châu Á. Về phía Mỹ, không có ai ở Washington muốn nhìn thấy một cuộc xung đột với Trung Quốc bùng nổ, đặc biệt là vào thời điểm Mỹ đang phải có mặt ở hai cuộc chiến và những lo ngại về ý định của Iran.

Tuy nhiên, sự lạc quan của Angell cuối cùng dẫn đến sai lầm vì nó dựa trên một giải thích không đầy đủ về các động lực đằng sau mối quan hệ giữa các cường quốc. Trong khi mối quan hệ kinh tế tạo ra động lực thúc đẩy cho hoà bình, Angell đã không tính đến độ cạnh tranh mãnh liệt về mặt chiến lược —đặc biệt là sự đối đầu hải quân đang tăng— giữa cường quốc hiện tại như Anh và một thế lực đang lên nhanh chóng và xét lại như Đức. Và suy luận của Angell cũng không tính đến yếu tố con người của những hành động sai lầm chiến lược và tính sai— đặc biệt là sai lầm của Đại đế Đức Kaiser Wilhelm II —và cuối cùng chiến tranh bùng nổ ở châu Âu.

Những bài học cho châu Á là gì? Trong khi phụ thuộc kinh tế lẫn nhau và nỗ lực của Mỹ để “quản lý” mức đi lên củaTrung Quốc đến nay đã thành công trong việc ngăn ngừa chiến tranh, gần đây những miếng võ ngoại giao trước sự việc Trung Quốc tái xác định biển Nam Trung Hoa là một phần “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh lại Trung Quốc đã xác nhận những gì các học giả, như Aaron Friedberg, đã nói tữ cả 10 năm nay: Đông Á ngày nay có khả năng tái tạo tình hình châu Âu ở khúc quanh của thế kỷ trước. Khi nói đến mục tiêu chiến lược, Trung Quốc đang nhập đi vào một trật tự khu vực, không do Trung Quốc chủ động, sau nhiều chục năm tự cô lập. Vì những bất mãn cơ bản của Bắc Kinh về biên giới trên đất liền và biên giới hàng hải, Trung Quốc là một cường quốc (theo chủ nghĩa) xét lại. Càng tăng lên hàng cường quốc lớn, tham vọng của Trung Quốc để đảm vệ “lợi ích cốt lõi” lại càng sâu đậm thêm.

Chiến lược lớn của Trung Quốc kể từ những ngày của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình là tránh xung đột với một đối thủ đáng gờm hơn nhiều (ví dụ, Mỹ) trong khi Trung Quốc xây dựng “sức mạnh toàn diện của quốc gia.” Ngả theo hướng “chiến thắng châu Á mà không chiến đấu,” như Tướng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian) đã một từng nói, là những lãnh đạo của thế hệ già hơn quan niệm thận trọng là không ngoan, ngay cả khi họ không ngừng tìm kiếm “cơ hội” để mở rộng quyền lực của Bắc Kinh trước sự thua thiệt của Mỹ. Họ vẫn còn nhớ những đau khổ và nhục nhã của thời Mao Trạch Đông, khi Trung Quốc trong cô lập đã cố gắng để đạt được quá nhiều quá nhanh.


Norman Agell (Nobel Hoà bình 1933)
Nguồn: northeyisland.co.uk
Tuy nhiên, như lịch sử khẳng định, một nền hòa bình xây dựng trên khả năng chính trị, khéo léo và kiềm chế hơn là một sự hài hòa vì lợi ích chiến lược là nền hoà bình mong manh, không bền vững. Nếu không có những kinh nghiệm lịch sử thương đau của Trung Quốc gần đây, thế hệ các nhà lãnh đạo tương lai sẽ tự tin và quyết đoán hơn. Ngay cả bây giờ, Đảng Cộng sản và Quân đội Giải phóng Nhân dân cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang hành động quá chậm để đạt được mục tiêu của chính sách ngoại giao của mình. Mối nguy hiểm là, chỉ cần như Đức đã làm ở châu Âu trong thế kỷ trước, đánh giá quá cao khả năng riêng của mình, và đánh giá thấp những điểm mạnh và quyết tâm của Mỹ —kết hợp với sự không hài lòng chiến lược và thiếu kiên nhẫn— là cách nhanh chóng nhất để Trung Quốc đi dến những tính toán sai lầm tai hại.

Một vài năm trước khi bùng nổ Thế chiến I, Đại đế Wilhelm II công khai tuyên bố rằng ông xem triển vọng một cuộc chiến với Anh Quốc là “một điều không thể tưởng tượng được nhất.” Mặc dù phụ thuộc lẫn nhau sâu đậm về mặt kinh tế, châu Âu đã không thể ngăn chặn một thảm họa. Các nhà lãnh đạo tại Washington và trên toàn châu Á không nên tưởng tượng sai lầm thêm một lần nữa.






© DCVOnline


John Lee là một thành viên thỉnh giảng của Viện Hudson và người nghiên cứu về chính sánh ngoại giao ở Trung tâm Nghiên cứu Độc lập tại Sydney. Ông là tác giả của cuốn “Trung Quốc sẽ thất bại?” (CIS, 2008).


Nguồn: China's Rise and the Road to War, John Lee, Wall Street Journal Asia, August 5, 2010.
source
DCV Online

Sunday 8 August 2010

Hoa Kỳ-Việt Nam: ‘Cựu thù’ nay thành ‘chiến hữu’ Sunday, August 08, 2010 Bookmark and Share Ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh USS GEORGE WASHINGTO


Hoa Kỳ-Việt Nam: ‘Cựu thù’ nay thành ‘chiến hữu’
Sunday, August 08, 2010







Ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh


USS GEORGE WASHINGTON (NV)
- Hai kẻ từng là ‘cựu thù’, Hoa Kỳ và Việt Nam, đang biểu lộ cho thấy mối quan hệ quân sự đang phát triển khi hàng không mẫu hạm USS George Washington di chuyển ngang khu vực ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

Theo bản tin phân tích của nữ ký giả Margie Mason, hãng thông tấn AP, khi tháp tùng, hôm Chủ Nhật 8 tháng 8 năm 2010, phái đoàn quan chức quân sự, chính trị của Việt Nam được hướng dẫn xuống thăm mẫu hạm USS G. Washington ở một địa điểm nằm giữa Ðà Nẵng và quần đảo Hoàng Sa. Hành động này nhằm gửi một thông điệp cho Bắc Kinh biết rằng họ không phải là ông trùm duy nhất ở khu vực biển Ðông.





Chiến đấu cơ F18 chuẩn bị cất cánh trên mẫu hạm nguyên tử USS George Washington khi chiến hạm dừng ở khu vực cách xa ngoài khơi Ðà Nẵng 320km (khoảng 200 dặm) hôm Chủ Nhật 8 tháng 8 năm 2010. Khu vực này nằm giữa Ðà Nẵng và quần đảo Hoàng Sa. Một phái đoàn ‘liên ngành của Việt Nam’ được mời xuống thăm mẫu hạm như một thông điệp gửi cho Trung Quốc biết họ không phải là ông trùm duy nhất của khu vực. (Hình: AP/Photo/Margie Mason)


Cuộc thăm viếng của phái đoàn Việt Nam, bề ngoài đánh dấu 15 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng diễn ra vào dịp nhiều tin tức liên quan đến sự tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông, các cuộc tập trận bắn đạn thật qui mô dương oai của Trung Quốc ở các vùng biển đảo tranh chấp với Việt Nam, và tin tức thương thuyết hợp tác hạt nhân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, càng làm tăng thêm sức chú ý cho vấn đề.

Thời điểm của cuộc thăm viếng phản ảnh chủ đích của Hoa Thịnh Ðốn muốn duy trì sự ổn định và an ninh khu vực Á Châu Thái Bình Dương, mà nói riêng biển Ðông, tiếp theo biến cố chiến hạm Nam Hàn bị Bắc Hàn bắn chìm và mới tuần trước, Trung Quốc tập trận hải quân qui mô trên biển Ðông.

Tháng trước, khi tham dự Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực ASEAN tổ chức ở Hà Nội, Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã làm Trung Quốc tức giận khi bất ngờ kêu gọi Bắc Kinh giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.

“Sự hiểu ngầm về chiến thuật và về sự quan trọng của vùng nước biển Ðông cũng như sự tự do hải hành là quan trọng cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ.” Ðại Tá Ross Myers, phi đoàn trưởng phi đoàn của mẫu hạm G.W., nói với AP hôm Chủ Nhật khi các máy bay chiến đấu gầm rú cất cánh biểu diễn.

“Tôi tin chính quyền Bắc Kinh và người Trung Quốc đang cố gắng bảo vệ lợi ích của họ.” Ông nói như thế khi được hỏi về sự gia tăng hung hăng của hải quân Trung Quốc ở khu vực. “Nó còn quan trọng hơn cho Việt Nam và các đối tác có các hành động cho thấy mình cũng có quyền ngang bằng như thế để đạt thịnh vượng kinh tế và hòa bình trong khu vực.”

Ký giả Mason thuật lời viên chức Hải Quân Hoa Kỳ trên mẫu hạm cho hay, “một số tàu chiến của Trung Quốc thấy bám theo mẫu hạm USS George Washington suốt mấy ngày qua khi mẫu hạm di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam của biển Ðông.”

Ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần hết biển Ðông dù nước họ nằm lọt hẳn về hướng Bắc. Các nước trong khu vực Ðông Nam Á, từ Việt Nam, Phi Luật Tân đến Mã Lai, Nam Dương chỉ còn chút rẻo biển sát bờ. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, mãi đến năm 1988 đến 1995 mới cướp một số đảo trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Phi Luật Tân xác định chủ quyền.

Quần đảo Trường Sa hiện đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Ðài Loan, Mã Lai và Brunei. Khu vực biển này, ngoài tiềm năng hải sản, theo các khảo cứu khoa học ước lượng chứa đựng dầu khí quan trọng dưới lòng biển. Bà Clinton tuyên bố ở Hà Nội ngày 23 tháng 7 năm 2010 là Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia nên muốn thấy các tranh chấp chủ quyền biển Ðông được giải quyết qua đường lối thương thuyết ngoại giao.

“Cái rắc rối là Trung Quốc công khai công bố chủ quyền toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển chung quanh, nên để đẩy lùi được cái đó, cho dù chỉ ở mức độ chỉ có tuyên bố chủ quyền mà không có thi hành, sẽ rất khó khăn.” Arthur Waldron, chuyên viên về quan hệ quốc tế tại đại học Pennsylvania nhận xét.

“Nay thì chúng ta đang cố đuổi theo biến cố thời sự, nhắc cho người Trung Quốc biết chúng ta chưa suy sụp và chúng ta cũng có các bạn hữu trong khu vực”.

Việt Nam từng nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc trên biển Ðông nhưng chẳng có tác dụng gì. Từ chuyện tổ chức du lịch, xây dựng cơ sở quân sự và hành chính, phi trường, cảng ở các quần đảo tranh chấp hay dò tìm dầu khí các vùng biển chung quanh, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành.

“Việt Nam không ủng hộ chặn giữ Trung Quốc mà cũng giống như phần lớn các nước ASEAN khác, chỉ muốn thấy có các siêu cường khác hiện diện cân bằng lực lượng trong khu vực.” Giáo Sư Carl Thayer, một chuyên viên các vấn đề Việt Nam của nước Úc nhận xét. “Không phải tinh tế lắm cũng nhìn thấy Việt Nam chỉ muốn Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực để cân bằng lực lượng với Trung Quốc.”

Mẫu hạm nguyên tử USS George Washington, căn cứ ở Nhật Bản, hiện diện thường trực trên biển Á Châu Thái Bình Dương. Nó là một trong những chiến hạm lớn nhất của Hoa Kỳ. Như một thành phố nổi, có thể mang hơn 70 phi cơ, hơn 5 ngàn thủy thủ và đoàn viên phi hành, mang theo 1.8 triệu kg bom.

Báo điện tử Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) chỉ vắn tắt loan báo quan chức “liên ngành” của chế độ có chuyến thăm mẫu hạm nói trên mà không đưa ra thành phần. Chuyến thăm viếng được nói là theo “lời mời của Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam” và “Ðây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ (ngày 12 tháng 7)”.

Hồi tuần trước, báo Trung Quốc đăng một bài viết dài bày tỏ bất mãn cao độ nếu như Hoa Kỳ thỏa thuận cung cấp kỹ thuật giúp Việt Nam tự tinh luyện các thanh nhiên liệu hạt nhân.

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ P.J. Crowley xác nhận Bắc Kinh không được tham khảo vấn đề này vì nó không liên quan gì tới Trung Quốc. Một số nhà lập pháp sau khi được báo cáo về diễn tiến thương thuyết với Việt Nam tiết lộ thỏa hiệp có thể sẽ không áp đặt Việt Nam lời cam kết không tự làm giàu uranium mà Hoa Kỳ từng coi như “tiêu chuẩn vàng” cho các sự hợp tác năng lượng hạt nhân phục vụ dân sự.

Mục đích là tránh các nước khác dùng kỹ thuật của Hoa Kỳ để chế tạo bom nguyên tử. Hà Nội phủ nhận rằng họ không có kế hoạch nào tự làm giàu uranium ở Việt Nam.

Trong tuần này, khu trục hạm USS John S McCain, (mang tên ông nội và ông bố Thượng Nghị Sĩ John McCain vốn là thủy sư đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ) sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng. Theo tin tức, sĩ quan của chiến hạm sẽ cùng tập huấn với các sĩ quan hải quân Việt Nam về một số hoạt động không có tính “nhạy cảm”. (T.N.)

source

NGUOI-VIET Online