Saturday 10 March 2012

Nhật Bản suy tính 'các thành phố của tương lai' cho các cộng đồng bị tàn phá


Thứ Sáu, 02 tháng 3 2012

Nhật Bản suy tính 'các thành phố của tương lai' cho các cộng đồng bị tàn phá

Nhật Bản đang lập kế hoạch xây dựng 6 thành phố tiết kiệm năng lượng, gọi là ‘các thành phố của tương lai’ tại những vùng bị tàn phá bởi trận động đất mạnh 9 độ richter và sóng thần một năm trước. Nhưng hiện có các quan ngại về quy mô và tính bền vững của các dự án, và rằng liệu các công ty quốc tế có cơ hội tham gia hay không.

Ofunato, một trong các thị trấn bị tàn phá trong thiên tai tháng 3 năm ngoái. Nhật Bản đang lập kế hoạch xây dựng lại các thị trấn này thành những cộng đồng tiết kiệm năng lượng với một số ý tưởng khá
Hình: AFP
Ofunato, một trong các thị trấn bị tàn phá trong thiên tai tháng 3 năm ngoái. Nhật Bản đang lập kế hoạch xây dựng lại các thị trấn này thành những cộng đồng tiết kiệm năng lượng với một số ý tưởng khá táo bạo

Sau khi trận sóng thần hôm 11/3 năm ngoái cuốn sạch một số cộng đồng duyên hải và nhiều cư dân ở các cộng đồng này, nhiều người lo ngại rằng một số thị trấn sẽ biến mất mãi mãi. Nhưng Nhật Bản hiện đang lập kế hoạch hồi sinh một số nơi, biến chúng thành các cộng đồng tiết kiệm năng lượng. Một số các khái niệm khá táo bạo.

Bộ ba thị trấn bị tàn phá – Ofunato, Rikuzentakata và Sumida Kesen - sẽ cùng trở thành nơi triển khai dự án năng lượng mặt trời khổng lồ đầu tiên trên thế giới với nguồn pin do địa phương cung cấp.

Kamaishi có kế hoạch cung cấp năng lượng riêng cho dân cư địa phương tiêu thụ và thiết lập các ngành công nghiệp mới. Higashi Matsushima sẽ sử dụng các công nghệ xây dựng hiện đại nhất để tạo dựng cộng đồng có khả năng chống chọi thảm họa. Iwanuma có thể sử dụng các đống đổ nát từ thảm họa tự nhiên để tái tạo môi trường tự nhiên. Nó sẽ có một mạng lưới điện năng lượng mặt trời thông minh.

Và thị trấn Shinichi có kế hoạch trở thành một ‘trung tâm hạ tầng thông tin’ trong khi Minamisoma muốn trở thành thành phố với chủ đề ‘lương thông năng lượng’, có thể sử dụng năng lượng gió.

Các nguồn năng lượng hóa thạch nhập khẩu vẫn được sử dụng phần lớn cho nền kinh tế Nhật Bản, nhất là kể từ khi gần như toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân của nước này hiện ngưng hoạt động vì nhiều lý do. Giới hữu trách đang tìm kiếm các ý tưởng táo bạo về năng lượng thay thế.

Tại một cuộc hội thảo ở Fukushima, một số người từ các cộng đồng bị ảnh hưởng, các nhà quy hoạch đô thị quốc tế và các nhà ngoại giao đã được chủ tịch một nhóm học thuật tường trình về thẩm định một số dự án tối tân.

Kiến trúc sư kiêm kỹ sư Shuzo Murakami nói các cư dân ‘thành phố tương lai’ sẽ không những kiểm soát việc sử dụng năng lượng mà còn có thể tạo ra và lưu trữ năng lượng trong chính các ngôi nhà của mình.

Nhưng ông Murakami khuyến cáo rằng các cộng đồng mới không thể được thiết kế theo cách chỉ đổ tiền vào việc xây dựng. Theo ông, các thành phố mới cần phải có khả năng tự túc và tự duy trì để người dân muốn sống tại những nơi đó về lâu về dài.

Thậm chí trước khi xảy ra thảm họa năm ngoái, một số cộng đồng cũng đã phải đối phó với các thách thức lớn. Các cư dân trẻ tuổi đổ về các thành phố lớn, bỏ lại các công việc đồng áng và đánh bắt cá.

Những người sống sót và các nhà quy hoạch lo ngại rằng các dự án có thể sẽ trở thành bản sao mới nhất của các dự án khổng lồ, tiêu tốn nhiều tỷ đôla. Nhật Bản đã chứng kiến nhiều dự án kiểu như vậy trong vài thập kỷ qua, khi các chính trị gia và các công ty xây dựng cấu kết với nhau, chủ yếu vì nguồn lợi tài chính của mỗi bên.

Nhật Bản khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia vào việc tái thiết. Nhưng các tổ chức hải ngoại phàn nàn rằng họ thấy ít hứng thú thực sự đối với khả năng và các sản phẩm của họ, cả với vấn đề thu dọn khổng lồ lẫn các nỗ lực tái thiết tính cho đến này. Một số nói với đài VOA rằng các tay trung gian Nhật Bản chỉ đề nghị hỗ trợ nếu được đút lót.

Một diễn giả chính tại hội thảo Fukushima là ông Richard Jones, phó giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Ông nói với đài VOA rằng các nhà thực hiện quyết định của Nhật Bản cần phải tập trung vào nhu cầu của người dân thay vì tham vọng của các công ty lớn của Nhật Bản:

“Dĩ nhiên trong các tình huống như thế này, luôn luôn có sự thèm muốn, vì suy cho cùng, họ đang chi nhiều tiền công quỹ để tập trung vào các nguồn lực địa phương. Nhưng tôi kêu gọi mọi người hãy cố gắng nghĩ đến tương lai lâu dài cũng như về nhu cầu của người dân trong khu vực".

Và ông Jones nói rằng nhu cầu quan trọng nhất ở các khu vực bị tàn phá là tái thiết càng nhanh càng tốt:

“Tôi cho rằng họ không nên cố gắng sáng chế ra một điều gì mới lạ vì đã có nhiều gương điển hình về các cộng đồng khác và các dự án đã đạt được nhiều thành quả khá tốt.”

Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại 4 nước nói rằng các cộng đồng thông minh ở Đan Mạch, Anh, Đức và Thụy Điển là các mô hình khả thi để Nhật Bản học hỏi.

Những người ủng hộ cho rằng các bài học đó bao gồm cách thức công tác quy hoạch và xây dựng phải có sự tham gia như thế nào của các cư dân tương lai và những người có quyền lợi trong đó để bảo đảm rằng chúng vừa tiết kiệm năng lượng, vừa khiến người ta phải mơ ước sống ở đó.

source
VOA Vietnamese

Bắc Kinh ngăn chận người Tây Tạng tưởng niệm cuộc khởi nghĩa 10/03/1959


TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ bảy 10 Tháng Ba 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 10 Tháng Ba 2012

Bắc Kinh ngăn chận người Tây Tạng tưởng niệm cuộc khởi nghĩa 10/03/1959

Người Tây Tạng tại Kathmandu kỷ niệm cuộc khởi nghĩa ngày 10/03/1959.
Người Tây Tạng tại Kathmandu kỷ niệm cuộc khởi nghĩa ngày 10/03/1959.
REUTERS/Rajendra Chitrakar

Tú Anh

Từ nhiều tháng qua, chính quyền Trung Quốc phát động chiến dịch trấn áp người Tây Tạng. Mục tiêu của Bắc Kinh là không cho người Tây Tạng kỷ niệm ngày tổng khởi nghĩa 10/03/1959. Các biện pháp kềm kẹp này chỉ làm gia tăng phong trào tự thiêu phản kháng của người dân.

Từ vùng Tây Tạng tự trị đến bốn tỉnh miền Tây Trung Quốc có đông đảo dân cư Tây Tạng sinh sống thì việc tưởng niệm ngày nổi dậy chống Trung Quốc xâm lăng 10/03/1959 luôn được ghi nhận bằng những hành động phản kháng.

Theo phóng viên của AFP tại Thanh Hải thì đặc biệt năm nay biện pháp kiểm soát các tu viện đã được tăng cường hầu tránh mọi bất ổn. Một tu sĩ tại tu viện Kumbum nói với phóng viên Tây phương là tu viện đang bị giám sát chặt chẽ và không phải lúc thuận tiện để trao đổi với nhà báo về vấn đề này.

Từ những tuần qua, các biện pháp gia tăng kềm kẹp đã được thi hành, đặc biệt là kiểm duyệt thông tin và giới hạn tự do đi lại tại vùng tự trị, cũng như ở bốn tỉnh miền Tây Trung Quốc. Cán bộ tôn giáo « trụ » ngay trong chùa để theo dõi sinh hoạt và tổ chức « học tập cải tạo chính trị ». Tuy nhiên, chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn được tôn thờ chứng tỏ các biện pháp cấm đoán không làm người dân Tây Tạng lo sợ.

Đối với người dân Tây Tạng thì ngày 10/03 là một ngày lịch sử bi hùng, ghi dấu tinh thần bất khuất của một dân tộc bé nhỏ của xứ Phật ôn hòa, một mình đương đầu với đoàn quân xâm lược của láng giềng Trung Quốc.

Vào năm 1951, chỉ hai năm sau ngày thống trị Trung Quốc, chế độ Mao Trạch Đông gây sức ép buộc Tây Tạng phải ký « hiệp ước 17 điểm » từ bỏ chủ quyền quốc gia.

Đây chỉ là bước đầu trong chính sách « sống chung hòa bình » giữa Tây Tạng Phật giáo và Trung Hoa Cộng sản. Kéo dài được khoảng 9 năm thì những đơn vị quân đội « giải phóng » của Mao tràn qua biên giới phá hủy chùa chiền, hạ sát tu sĩ, gây sức ép lên tinh thần dân chúng, làm hàng trăm ngàn người phải di tản về thủ đô Lhassa với tâm trạng hoài nghi « thiện chí hòa bình » của ban lãnh đạo Bắc Kinh.

Ngày 10/03/1959, hàng chục ngàn dân kể cả phụ nữ và tu sĩ đã tuần hành tại Lhassa đòi Trung Quốc phải trả tự do cho Tây Tạng.

Phong trào tranh đấu bị đàn áp trong biển máu. Trong vòng ba ngày « giải phóng quân » đã dẹp tan cuộc khởi nghĩa với gần 87.000 người thiệt mạng kể cả tu sĩ nam nữ. Tuy nhiên phong trào kháng chiến đã lan khắp Tây Tạng và những nơi có cộng đồng Tây Tạng sinh sống ở Trung nguyên.

Hậu quả của chính sách đàn áp là Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc đó tuổi mới đôi mươi đã phải cùng toàn bộ chính phủ và 80 ngàn dân chạy sang Ấn Độ tị nạn. Từ đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo cuộc tranh đấu bất bạo động chống Trung Quốc xâm lăng, và từ cuộc tranh đấu này đã phát sinh phong trào đòi tự do cho Tây Tạng lan tỏa khắp thế giới.

Trong ngày 10/03 năm nay, tại châu Âu có 49 thành phố kết nghĩa với 49 thành phố Tây Tạng, trong đó quận 11 Paris đã chọn Lhassa.

Ngược lại, từ Bắc Kinh, chủ tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi phải duy trì « ổn định và hài hòa » tại Tây Tạng. Lãnh đạo Trung Quốc đã từng nổi danh với cuộc đàn áp đẫm máu vào tháng 3/1989 khi ông chỉ huy đảng Cộng sản tại Tây Tạng.

Từ một năm nay, hơn 26 thanh niên nam nữ Tây Tạng, phần đông là tu sĩ tại Tứ Xuyên đã dụng giải pháp biến thân làm đuốc để cảnh tỉnh đảng Cộng sản Trung Quốc.

source

RFI Vietnamese

Tuesday 6 March 2012

Welcome to the Western Europe Timeline!

source
http://www.worldwar-2.net/timelines/war-in-europe/western-europe/western-europe-index.htm
Worldwar-2.net - A complete World War 2 Timeline, detailing every event, day by day from 1939 through to 1945.
Worldwar-2.net - The most complete World War 2 Timeline available.
Home
Prelude to War
World War 2 on Film
Famous Quotes
Casualties
Forum
Links
Feedback
Timelines - Worldwar-2.net - The most complete World War 2 Timeline available.
War in Europe
War in Britain
Western Europe
1939 - 1940 - 1941
1942 - 1943 - 1944
1945
Southern Europe
Eastern Europe
Scandinavia
European Air War
The Holocaust
War at Sea
War in the Desert
Asia and the Pacific
The Americas
Worldwar-1.net a Timeline of the First World War
World War 1 Timelines
World War 1 on Film
World War 1 Links
World War 2
on Film

Video Universe - Hot Movies At Low Prices!



HomePrelude to WarTimelinesWorld War 2 on FilmResourcesWorldwar-1.net
In a captured French town, a German Pzkpfw II grinds across an improvised bridge.
Welcome to the Western Europe Timeline!
Introduction - Worldwar-2.net - The Most Complete World War 2 Timeline Available
This timeline covers all the political and military events that occurred within Western Europe between the years 1939 and 1945. The countries encompassed within the timeline are France, Low Countries, Spain, Portugal and Switzerland. Germany and Austria are also covered, but only in respect to the part they played in the Western European theatre of war.
Famous Quotes - Worldwar-2.net - The Most Complete World War 2 Timeline Available
"Dunkirk has fallen... with it has ended the greatest battle of world history. Soldiers! My confidence in you knew no bounds. You have not disappointed me."

Adolf Hitler
Order of the Day - 5th June 1940
France - World War 2 Flag

United Kingdom - World War 2 Flag

Netherlands - World War 2 Flag

Belgium - World War 2 Flag

Luxembourg - World War 2 Flag

Germany - World War 2 Flag

Italy - World War 2 Flag

USA - World War 2 Flag

Canada - World War 2 Flag

Poland - World War 2 Flag

Free France - World War 2 Flag


American Commander - Worldwar-2.net - The Most Complete World War 2 Timeline Available German Commander - Worldwar-2.net - The Most Complete World War 2 Timeline Available
General George Patton
General
George
Patton
Field Marshal Gerd von Rundstedt
Field Marshal
Gerd von
Rundstedt
American M24 Chaffee
World War 2 Equipment - American M24 Chaffee
The M24 Chaffee light tank reached Europe in the winter of 1944 replacing the M5 Stuart. The gun was almost as powerful as a Sherman's, it was also had well-shaped armour and great mobility, making the M24 probably the best light tank of World War 2.


Google
Web www.worldwar-2.net
©1999-2006 worldwar-2.net. All Rights Reserved