Sunday, 18 December 2011

Binh lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Iraq



Cập nhật: 11:45 GMT - chủ nhật, 18 tháng 12, 2011

Quân Mỹ rời Iraq

Đơn vị cuối cùng của quân Mỹ rút đi để lại một Iraq vẫn còn mong manh về dân chủ, an ninh và quốc phòng.

Đoàn xe quân sự cuối cùng của binh lính Hoa Kỳ rời khỏi Iraq lăn bánh vào lãnh thổ Cô-oét, sau gần chín năm tiến hành cuộc xâm lược lật đổ ông Saddam Hussein.

Đội hình thiết xa cuối cùng với khoảng 100 xe bọc thép chở 500 binh lính đã vượt qua sa mạc phía nam Iraq trong đêm.

Vào đỉnh điểm, Hoa Kỳ có 170.000 binh sĩ Mỹ và hơn 500 căn cứ hoạt động ở Iraq.

Gần 4.500 lính Mỹ và hàng chục ngàn người Iraq đã chết kể từ khi Hoa Kỳ dẫn đầu chiến dịch tiến công nước này vào năm 2003.

Các hoạt động đã gây phí tổn ngân sách cho Washington tới gần một nghìn tỷ USD.

Lực lượng quân sự Hoa Kỳ kết thúc sứ mạng chiến đấu ở Iraq vào năm 2010 và bàn giao các vai trò an ninh của họ cho chính quyền nước này.

Khi các xe bọc thép cuối cùng vượt qua biên giới, cửa khẩu đã được đóng lại phía sau họ và các binh sĩ Hoa Kỳ đã bắt tay các binh lính Cô-oét.

Hoa Kỳ chỉ duy trì hiện diện quân sự tối thiểu tại Iraq với 157 binh sĩ chịu trách nhiệm về đào tạo đóng tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ, bên cạnh một phiên chế nhỏ thủy quân lục chiến với nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đại diện ngoại giao.

"Ngợi ca"

Binh sỹ Mỹ rút khỏi Iraq

Các binh sỹ Mỹ rút khỏi doanh trại ở Camp Victory, một trong các căn cứ cuối cùng tại Iraq.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đánh dấu chấm hết cuộc chiến khi ông gặp mặt Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki trong tuần.

Ông Obama công bố vào tháng Mười rằng tất cả các binh sĩ Hoa Kỳ sẽ rời Iraq vào cuối năm 2011, một thời hạn trước đó từng được cựu Tổng thống George W Bush nhất trí hồi năm 2008.

Trong một bài phát biểu mới đây tại Fort Bragg, Bắc Carolina, Tổng thống Obama ca ngợi các binh sĩ Hoa Kỳ đã phục vụ tại Iraq.

Ông thừa nhận rằng cuộc chiến gây tranh cãi, nhưng nói với những binh sỹ hồi hương rằng họ đã để lại phía sau "một nước Iraq có chủ quyền, ổn định và tự chủ".

Tuy nhiên, các phóng viên cho hay hiện có những mối quan ngại tại Washington rằng Iraq không có hệ thống chính trị thật sự mạnh mẽ, hoặc khả năng tự vệ biên giới còn hạn chế.

Ngoài ra, người ta cũng lo ngại rằng Iraq có thể bị rơi trở lại vào xung đột giáo phái, hoặc bị ảnh hưởng bởi Iran.

Trong khi đó, Washington vẫn muốn giữ một hoạt động đào tạo quy mô nhỏ và duy trì sự hiện diện chống khủng bố ở Iraq.

Thế nhưng các quan chức Mỹ đã chưa thể thỏa thuận với Baghdad về các vấn đề pháp lý, bao gồm trong đó một quy chế miễn trừ cho các binh sỹ.

source

BBC Vietnamese

Nơi Mùa xuân Ả Rập bắt đầu



Cập nhật: 06:06 GMT - chủ nhật, 18 tháng 12, 2011

Gia đình bên ảnh của Bouazizi

Bouazizi là lao động chính trong gia đình để nuôi mẹ và các chị em gái

Đúng một năm kể từ ngày ‘Mùa xuân Ả Rập’ bùng nổ, phóng viên BBC Frank Gardner nhìn lại câu chuyện về người thanh niên được cho đã châm ngòi phong trào phản kháng ở Trung Đông và Bắc Phi. BBC xin trân trọng giới thiệu bài viết này.

Người đàn ông đã khai hỏa phong trào phản kháng trong thế giới Ả rập và Bắc Phi đúng một năm trước đây không phải là một nhà cách mạng nhiệt thành.

Mohamed Bouazizi chỉ là một người bán hoa quả trẻ tuổi ở Tunisia. Anh nuôi một gia đình đến tám người với thu nhập ít hơn 150 đô la một tháng.

Tham vọng của anh là có thể chuyển từ xe đẩy sang xe tải nhỏ để bán hàng.

Thổi bùng cơn giận

“Vào ngày hôm đấy, Mohamed rời nhà để đi bán như mọi ngày,” Samya, chị gái của Mohamed kể lại.

“Nhưng khi cậu ấy vừa chất hàng lên bán, ba thanh tra viên của hội đồng đến vòi tiền trà nước. Mohamed không chịu đưa,” cô nói.

“Họ tịch thu hàng hóa và chất lên xe của họ. Họ cố giật lấy mấy cái cân nhưng Mohamed không chịu để họ lấy, do đó họ đã đánh cậu ấy,” cô nói thêm.

Việc anh có bị một nữ quan chức nhục mạ và phun nước bọt hay không vẫn còn tranh cãi, nhưng có cái gì đó đã thổi bùng cơn giận dữ bên trong người bán hoa quả chỉ mới 26 tuổi này.

Anh đến văn phòng tỉnh trưởng để đòi lại hàng nhưng vị tỉnh trưởng không thèm tiếp anh.

Tổng thống Ben Ali đến thăm Bouazizi ở bệnh viện

Dù Tổng thống Ben Ali có đến thăm Bouazizi nhưng vẫn không làm dịu được bất bình trong công chúng

Sau đó anh mua một can xăng, tưới khắp người và bật diêm.

Mohamed Bouazizi được nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê với tỷ lệ bỏng lên đến 90%.

Hành động tuyệt vọng của anh đã khiến cho hàng ngàn người Tunisia giận dữ kéo xuống đường.

Sự tuyệt vọng của anh trước tình trạng tham nhũng của cơ quan công quyền, vật giá leo thang và không có cơ hội trong cuộc sống có cái gì đó đã thổi bùng một làn sóng cảm thông trong công chúng.

Những người biểu tình không hề lùi bước mà còn trở nên quyết liệt hơn khi đương đầu với lực lượng an ninh tàn bạo của chính quyền.

Tổng thống Ben Ali dưới sức ép ngày càng tăng của người biểu tình lúc đó đã đến thăm Bouazizi ở bệnh viện.

Khi anh qua đời do những vết thương quá nặng vào ngày 5/1, bạo loạn càng bùng phát dữ dội. Hàng trăm người chết và hàng trăm người khác bị bắt.

Đánh giá thấp bất bình

Tổng thống Ben Ali, một nhà độc tài quân sự đã nắm quyền suốt 23 năm, đã lên truyền hình đã kêu gọi người dân bình tĩnh.

“Thất nghiệp là một vấn đề toàn cầu,” ông nói.

Ông đổ lỗi cho các băng nhóm đeo mặt nạ đã gây ra tình trạng bạo lực và gọi họ là ‘những kẻ khủng bố’.

Giống như rất nhiều nhà lãnh đạo khác trong thế giới Ả Rập, Tổng thống Ben Ali tự xem mình là một bức tường thành chống lại chủ nghĩa cực đoan trong thế giới Hồi giáo.

Chiếc xe đẩy bán hoa quả của Bouazizi

Chiếc xe đẩy của Bouazizi giờ đây đã được dựng thành tượng đài

Ông tin rằng chỉ riêng điều đó cũng đủ cho phép ông đàn áp bất cứ điều gì tấn công nền dân chủ.

Tuy nhiên ông đã đánh giá thấp mức độ bất bình của người dân của ông đối với tình trạng tham nhũng, bè phái, những khó khăn kinh tế và sự điều hành yếu kém của chính phủ.

Chỉ chín ngày sau cái chết của người bán hoa quả, người dân Tunisia nghe thủ tướng của họ thông báo rằng Tổng thống Ben Ali ‘không thể thực thi chức trách’.

Thật ra ông ta đã đột ngột bỏ trốn cùng với gia đình. Lúc đầu ông ta tìm cách sang Pháp nhưng bị nước này từ chối cho máy bay vào không phận. Sau đó ông chạy sang Ả Rập Saudi, nước đồng ý trao cho ông quy chế tỵ nạn nếu ông từ bỏ mọi hoạt động chính trị.

Thời kỳ cai trị của Tổng thống Ben Ali đã chấm dứt. Tất cả những việc này được châm ngòi bởi hành động tự thiêu của một thanh niên bán hoa quả bất bình.

Hình ảnh của người thanh niên này đã được dùng để tạo cảm hứng cho những người biểu tình trên khắp thế giới Ả Rập.

Nếu không phải là Mohamed Bouazizi, một điều gì khác cũng gần như chắc chắn sẽ làm bùng nổ cái gọi là ‘Mùa xuân Ả Rập’ – sự phản kháng này vốn đã được tích tụ trong hàng chục năm.

Tuy nhiên trên khắp thế giới Ả Rập và thậm chí cả những nơi khác, tên anh và tên đất nước anh đã được ca ngợi trong thơ ca và những bài diễn văn.

Mẹ của Bouazizi nói rằng bà vui vì cái chết của con trai bà giúp đất nước Tunisia tiến về phía trước.

source

BBC Vietnamese

Wednesday, 7 December 2011

Hoa Kỳ kỷ niệm 70 năm trận Trân Châu Cảng


Thứ Tư, 07 tháng 12 2011



Hình: AP
Vụ tấn công ở Trân Châu Cảng là cuộc tấn công của nước ngoài gây tàn phá nhiều nhất ở đất Mỹ trước ngày 11/9/2011.

Ngày hôm nay Hoa Kỳ kỷ niệm 70 năm ngày Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, “Ngày tủi nhục” đã đẩy nước này vào Thế chiến Thứ Hai.

Các buổi lễ tưởng niệm đánh dấu vụ tấn công ngày 7/12/1941 đang được tổ chức trên khắp cả nước, buổi lễ lớn nhất được tổ chức tại đảo Oahu trong Thái Bình Dương, thuộc bang Hawaii, nơi vụ tấn công diễn ra.

Một số ngày càng ít những người sống sót sau vụ Trân Châu Cảng và các cựu chiến binh Thế chiến thứ Hai nằm trong số 3.000 người tham dự sự kiện ở Đài tưởng niệm tàu USS Arizona, nơi lưu giữ xác của chiếc tàu chiến bị đánh chìm. Một lễ mặc niệm sẽ được tiến hành vào lúc 7:55 sáng, tức 17:55 giờ Quốc tế, thời khắc mà Hải quân của Nhật hoàng bắt đầu cuộc tấn công bất ngờ.

Tại Washington, một lễ đặt hoa tưởng niệm sẽ được tổ chức vào buổi chiều tại Đài tưởng niệm Thế chiến thứ Hai ở Quảng trường Quốc gia.

Trong một công bố kỷ niệm ngày này, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tỏ lòng tri ân những người đã hy sinh và nói rằng “quyết tâm của họ đã giúp định hình một thế hệ vĩ đại nhất.”

Vụ tấn công của Nhật Bản nhắm vào căn cứ hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu cảng không hề bị khiêu khích. 4 tàu chiến của Hoa Kỳ đã bị đánh chìm hoặc bị lật, hàng trăm máy bay chiến đấu bị phá hủy và hơn 2.400 quân nhân nam nữ và thường dân đã thiệt mạng. Đó là cuộc tấn công của nước ngoài gây tàn phá nhiều nhất ở đất Mỹ trước ngày 11/9/2011.

Nhiều người Mỹ đã so sánh vụ tấn công ở Trân Châu Cảng và vụ tấn công ngày 11/9/201. Một người phát ngôn của Hải quân Công xưởng ở Trân Châu Cảng nói rằng việc so sánh này giữ cho ký ức về Trân Châu Cảng sống mãi trong lòng một thế hệ mới.

Hoa Kỳ đã tuyên chiến với Nhật Bản ngay sau ngày Trân Châu Cảng bị tấn công. Ngày 11/12 năm 1942, các đồng minh trong trục Nhật Bản, Đức và Italia đã tuyên bố chiến tranh với Hoa Kỳ, đánh dấu ngày nước Mỹ bước vào cuộc xung đột toàn cầu.

source

VOA Vietnamese

Friday, 2 December 2011

What happened when US forces left Afghan hotspot?



MAP

What happens when US forces pull out of the most dangerous parts of Afghanistan? The BBC's Bilal Sarwary, the first journalist to visit one of the areas the US left in Kunar province, uncovers a disturbing situation.

Kunar has always been a crucible of conflict. Tucked away in the north-eastern corner of Afghanistan, it borders Pakistan's tribal badlands. It is one of the first ports of call for war-minded militants crossing the mountain passes.

But after the US-led invasion, troops began to assert their hold over the province. It is now littered with US and Nato bases and despite bloody battles there, the US invested heavily. Roads were asphalted, buildings renovated and a sense of security slowly developed. Villagers went about their business while infrastructure was put in place.

The US pulled out of parts of Kunar last year, beginning the withdrawal process. What has happened in the province since then makes for grim reading.

The new roads are now pock-marked with craters left by militants who plant bombs targeting Western and Afghan forces.

The province is becoming more dangerous - UK aid worker Linda Norgrove was kidnapped on one of the main roads in Kunar last year and in the past few months an Afghan translator was also abducted from exactly the same area.

Start Quote

It's Taliban across the river - they are lying in wait”

End Quote Barkanday village elder

The stretch between Chaw Kay and Nur Gal has become a favourite haunt of militants seeking targets.

The Taliban now roam at will in some rural districts, ruling villages by night while the government exerts nominal power by day. Taliban radio stations broadcast daily and hypnotic chants exhorting jihad (holy war) dominate Kunar's airwaves.

Intelligence officials say the Taliban operate radio stations from transmitters loaded on the backs of donkeys. "The donkeys are always mobile and they are guarded by armed insurgents," one spy told me.

Pech River Valley

Pech River Valley offers little for thousands of residents spread across this remote region. Sandwiched between forested valleys and mountains, a shallow river runs in the middle.

It is hostile and difficult terrain and has been favoured by militants for years. In the 1980s hundreds of Arab fighters poured in and married locals. Analysts believe al-Qaeda fighters are still in the area.

Why did the US base themselves there? Because whoever wins people in areas like this will win most of Kunar. That is a challenge the Taliban are now taking up.

It is a potent weapon for insurgents, they argue. A number of Kunar youth are being recruited as suicide bombers and there is evidence of militant training camps in areas where the US used to patrol.

Rising against militants

When I visited the picturesque Pech valley in the west of the province, a cloud of gloom hung over it.

In Barkanday village, I found a group of tribal elders brooding over their predicament: where once US forces were a deterrent to the Taliban, the Afghan government is notable only for its absence.

"It is Taliban across the river," one elder said. "They are lying in wait. At the first opportunity, they will descend on the village to take their revenge," he said, refusing to give his name for fear of retribution.

Pech River Valley Villagers say the Taliban are making a comeback now US forces have left

Barkanday dared to rise against the Taliban when they blew up a bridge over the river, restricting the villagers' movement and obstructing water meant for their fields. The revolt did not go down well with the Taliban leadership, the elder said.

Start Quote

I met the Taliban-appointed governor - he promised me justice”

End Quote Bibi Gul

One local pointed to a dozen men in the distance carrying grenade launchers and machine guns, most dressed in Afghan army and police uniforms. They were Taliban, I was told.

Inside the village, 30-year-old Suleman told me insurgents enter the village at night. "They catch hold of anyone who dares to step out," he said.

Several people whose family members work for the security forces fled after US forces left the village. "Those still here live in fear day and night," another elder said.

Taliban letter to Bibi Gul The Taliban wrote a letter for Bibi Gul on their own headed notepaper

Suleman spoke of one recent morning when villagers woke to find a bullet-riddled body. There was a typed note saying anyone found working for the "infidels" would meet the same fate.

"When US forces left, they told us that our security was now the responsibility of the Afghan government," Mohammad Akbar said. "But the Afghan government exists only in the district headquarters at Mano Gai."

I did not come across a single soldier or official on my way there or during my four-hour stay. Villagers say development has also suffered.

"US forces built bridges, roads, schools and clinics in the area," said Abu Zubair. "Now there is no such activity."

Taliban judiciary

The Taliban even run a shadow judiciary in parts of Kunar. Like increasing numbers of Afghans in rural areas looking for speedy justice, Bibi Gul turned to a Taliban court when her son was murdered after a spat with a neighbour.

Suicide bomber profiled

Omar suicide bomber

Omar is 16 and came from the Pech River Valley. He carried out a suicide car attack against US forces in the summer. One police officer was injured.

Soon afterwards, the Taliban's mobile radio station FM Voice of Sharia was praising him, calling him a "hero" and an example to other Afghans. But how did the Taliban manage to recruit him?

Relatives say Omar was recruited at a refugee camp in Pakistan. He kept all details of his life as a Taliban fighter secret from his loved ones until the last minute. He recorded a video saying he needed to carry out a suicide attack against "foreign invaders".

When government officials failed to act she took her grievance to the Taliban.

"I crossed the river and travelled several hours... I met the Taliban-appointed governor. He promised me justice," she said, showing me a letter from him.

It said: "Tell us if there is a tribal solution to the woman's complaint. If not, we will resolve the dispute our way."

Several villagers told me that Taliban judges hold court every Friday in nearby areas, deciding cases ranging from robbery to murder.

"They don't make us wait for months… justice is handed out instantly," one woman said.

The governor of Kunar, Fazlullah Wahidi, rejects the argument that there is no government in places such as Barkanday. But he admits that there are not enough Afghan forces to instill confidence, admitting "that is our weakness".

Afghanistan's intelligence spokesman, Luftullah Mashal, insists that training camps are based over the border in Pakistan.

But as Western forces withdraw, more areas like those in Kunar will be handed over to Afghan forces. Many Afghans ask if local forces will be able to hold on to these areas. If Kunar is an example, there will be many doubts.

source

http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-15733325

Thursday, 20 October 2011

Cựu lãnh đạo Libya Gadhafi bị giết tại thành phố quê hương


Thứ Năm, 20 tháng 10 2011

Cựu lãnh đạo Libya Gadhafi bị giết tại thành phố quê hương


Ông Moammar Gadhafi
Hình: AFP
Ông Moammar Gadhafi

Dấu mốc thời gian về sự vinh quang và suy tàn của ông Moammar Gadhafi

    Ngày 1/9/1969: 27 tuổi, Gadhafi lãnh đạo một cuộc đảo chính của quân đội lật đổ quốc vương Libya.

    Ngày 5/4/1986: Đánh bom khủng bố hộp đêm ở Đức làm 2 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Hoa Kỳ trả đũa bằng các vụ không kích Libya vì chính phủ của ông Gadhafi bị cáo buộc có can dự đến vụ đánh bom.

    Ngày 21/12/1988: Đánh bom chuyến bay 103 của Pan Am trên bầu trời Lockerbie, Scotland làm 270 người thiệt mạng.

    Năm 1992: Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc chế tài Libya sau khi lần ra bằng chứng chất nổ có liên hệ với Libya.

    Ngày 5/4/1999: Gadhafi giao nộp 2 giới chức Libya cho giới hữu trách Scotland để xét xử về vụ đánh bom Lockerbie. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc ngưng chế tài.

    Năm 2003: Gadhafi thừa nhận trách nhiệm về vụ tấn công và đồng ý bồi thường cho gia đình các nạn nhân hơn 2 tỷ đôla.

    Ngày 19/12/2003: Libya hứa sẽ loại bỏ chương trình hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hoa Kỳ và Libya thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ.

    Ngày 20/8/2009: Scoland trả tự do cho kẻ đánh bom Lockerbie vì lý do nhân đạo. Các bác sĩ nói rằng ông này bị ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn vài tháng để sống. Đương sự đã ngồi tù tám năm trong tổng cộng tối thiểu 27 năm tù giam. Ông này đã trở về Libya và hiện vẫn còn sống.

    Tháng 2/2011: Nhiều ngày biểu tình đòi dân chủ đã dẫn đến việc người biểu tình chiếm được nhiều nơi ở nước này.

    Ngày 23/8/2011: Các chiến binh của Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia đối lập chiếm được tổng hành dinh của ông Moammar Gadhafi ở Tripoli.

    Ngày 20/10/2011: Các giới chức NTC cho hay các chiến binh của chính phủ lâm thời đã giết chết ông Moammar Gadhafi.

Nhà cựu lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi bị hạ sát trong cuộc tấn công của những lực lượng của chính phủ lâm thời vào thành phố Sirte, quê hương của ông.

Ông Gadhafi 69 tuổi đã cai trị Libya hơn 4 thập niên.

Thủ tướng của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya Mahmoud Jibril xác nhận cái chết của ông Gadhafi. Tại một cuộc họp báo ở Tripoli, ông Jibril nói đây là lúc tất cả người Libya xây dựng một nước Libya mới, đoàn kết.

Các nhà ngoại giao nói các nước thành viên NATO sẽ gặp nhau vào thứ Sáu tại Brussels để thảo luận về việc chấm dứt chiến dịch không kích kéo dài 6 tháng tại Libya, đã được bắt đầu như là một hành động để bảo vệ thường dân khỏi bị các lực lượng trung thành với ông Gadhafi tấn công.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet nói một máy bay chiến đấu của Pháp tham gia vào cuộc tấn công một đoàn xe của Gadhafi khi nhà cựu lãnh đạo này và đoàn tùy tùng trung thành cố tìm cách trốn khỏi Sirte hôm thứ Năm.

Các lực lượng của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia ở tại chỗ đuổi theo đoàn xe phát hiện ông Gadhafi trốn trong một ống cống ở ngoại ô thành phố. Đoạn Video được trình chiếu trên các hệ thống truyền hình toàn thế giới cho thấy ông Gadhafi bị thương và người đầy máu được lực lượng của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia mang đi trước khi ông chết vì vết thương do đạn bắn. Hiện chưa rõ ai bắn ông.

Những đám đông reo mừng đổ ra đường phố Tripoli để chào mừng ngày tàn của Gadhafi . Các chiến binh Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia cũng mừng đón tin Sirte về tay họ bằng cách bắn chỉ thiên và trương quốc kỳ Libya mới lên thành phố được xem như là cứ địa cuối cùng của các phần tử trung thành với ông Gadhafi.

Bộ trưởng Thông tin Libya nói một trong những người con trai của Gadhafi, ông Mutassim cũng bị hạ sát tại Sirte hôm thứ Năm. Thủ tướng Jibril nói những chiến binh của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia truy lùng một người con trai khác của Gadhafi là Seif al-Islam tại một làng gần Sirte.

source

VOA Vietnamese

Thursday, 15 September 2011

Trung Quốc ra 4 án tử hình ở Tân Cương



Wednesday, September 14, 2011 7:58:14 PM



BẮC KINH (AFP) -
Trung Quốc vừa kết án tử hình bốn người về vụ bất ổn ở vùng Tân Cương, sau khi thề sẽ dẹp yên “khủng bố” ở khu vực miền viễn Tây đầy rối ren, theo loan báo của truyền thông nhà nước TQ hôm Thứ Năm.

Người Uighurs ở Turkey biểu tình phản đối người Hán tàn sát dân Uighurs, bên ngoài tòa đại sứ Trung Quốc ở Ankara hôm 5 tháng 7, 2011. (Hình: Adem Altan/AFP/Getty Images)

Hai người khác bị án tù 19 năm do một loạt những vụ bạo động chết chóc xảy ra trong vùng hồi tháng 7, nơi phần lớn người thiểu số Hồi Giáo Uighur từ lâu vẫn đấu tranh chống sự cai trị của người Hán, và chính quyền TQ cho là có những tổ khủng bố do Pakistan huấn luyện đang hoạt động.

Hãng thông tấn chính thức của nhà nước TQ, Tân Hoa Xã, nói cả bốn người bị tuyên án tử hình hôm Thứ Tư, sau khi xét thấy có tội một ngày trước đó, với tội danh chủ mưu và tham gia tổ chức khủng bố, chế tạo chất nổ bất hợp pháp, giết người và phóng hỏa.

Cũng theo Tân Hoa Xã, hai người bị án tù có tội “tán trợ” những vụ bạo động, và bản án do tòa án ở hai xứ Kashgar và Hotan xa xôi đưa ra.

Vụ xử án liên hệ đến cuộc tấn công vào một trạm cảnh sát ở Hotan hôm 18 tháng 7, khiến bốn người thiệt mạng, và hai cuộc tấn công trong hai ngày 30 và 31 tháng 7 ở Kashgar đưa đến cái chết của 13 người.

Những biến cố này tạo một làn sóng rối ren gây tử vong cho ít nhất là 22 người, trong đó có 8 người tình nghi có nhúng tay vào các cuộc tấn công, khiến các giới chức cao cấp ở Tân Cương thề thẳng tay trừng trị.

Vụ xung đột ở Hotan được một giới chức địa phương mô tả như là một vụ tấn công khủng bố, theo đó một đám đông đánh vào một trạm cảnh sát, khiến 4 người chết, trong đó có 1 cảnh sát. Tuy nhiên giới hoạt động dân chủ cho đây là sự cuồng nộ của người dân Uighurs vì quá phẫn uất.

Tổ chức của người Uighurs ở Ðức, World Uyghurs Congress nói, lực lượng an ninh TQ đã đánh chết 14 người và bắn thiệt mạng 6 người khác, đồng thời tố cáo chính quyền cố giấu diếm thông tin về biến cố này.

Không đầy hai tuần sau, bạo động lại bùng nổ ở thành phố Kashgar, nằm trên đường Tơ Lụa cổ xưa.

Theo chính quyền, bảy người chết và 28 người khác bị thương vào hôm 30 tháng 7, khi hai người dùng dao tấn công một khu chợ đêm; trong vụ này một trong hai người bị hạ sát.

Theo Tân Hoa Xã, một ngày sau, sáu người bị giết trong một vụ tấn công khác, hai người trong một nhà hàng và bốn bị chém ở bên ngoài, với 12 thường dân và 3 cảnh sát bị thương, nhà hàng bị đốt cháy. Tổ chức World Uyghurs Congress nói, lực lượng an ninh bắn chết 6 người và gây thương tích 9 người khác trong biến cố ngày 31 tháng 7. (TP)

source

Nguoi-Viet Online

Monday, 12 September 2011

Nước Mỹ đánh dấu 10 năm vụ 9/11 trong đau buồn


Nước Mỹ đánh dấu 10 năm vụ 9/11 trong đau buồn
Sunday, September 11, 2011 8:05:08 PM


NEW YORK (Reuters) - Các đứa trẻ nhớ về cha mẹ đã quá cố của chúng trong khi người lớn khóc vì đau khổ trước bức tường đá có khắc tên của gần 3,000 người thiệt mạng trong ngày nước Mỹ đánh dấu 10 năm xảy ra vụ tấn công của khủng bố 11 Tháng Chín 2001 hôm Chủ Nhật vừa qua.

Hai con một nạn nhân vụ tấn công tòa tháp đôi đứng bên cạnh chỗ khắc tên cha mình trong buổi lễ tưởng niệm hôm Chủ Nhật. (Hình: AP Photo/Chip Somodevilla, Pool)

Xem thêm hình ảnh tưởng niệm tại đây

Tên của tất cả mọi người thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng phi cơ bị thành phần khủng bố al-Qaeda cướp đoạt đã được đọc lên trong buổi lễ đầy xúc động ở thành phố New York.

“Cầu mong linh hồn anh được yên nghỉ. Con trai anh Nathan và tôi, với thời gian đi qua, đã lớn lên trong sự vững chãi. Vĩnh biệt, người bạn thân thiết của tôi, người thầy và người hùng của tôi,” bà Candy Glazer nói trong buổi lễ tưởng niệm ở địa điểm “Ground Zero” nơi từng có hai tòa tháp của Trung Tân Thương Mại Thế Giới.

Chồng bà Glazer, ông Edmund Glazer, vui vẻ gọi cho vợ hôm 11 Tháng Chín trong chuyến bay 11 cất cánh từ Boston để nói với bà là đang trên đường tới Los Angeles. Ông Glazer chết khi chiếc phi cơ đâm vào tòa tháp phía Bắc, sự kiện đầu tiên trong một loạt các sự kiện khủng khiếp xảy ra vào sáng ngày Thứ Ba năm đó.

Hàng ngàn người hiện diện ở nơi này vào buổi sáng Chủ Nhật trời trong xanh. Với sự bảo vệ an ninh chặt chẽ và không có xe cộ di chuyển, người ta thấy sự yên lặng đến rợn người ở nơi mà một thập niên trước đây các tòa tháp cao 110 tầng đổ sập xuống, tạo đám mây mù bao phủ cả khu Manhattan.

Buổi lễ, với các tiếng kèn buồn bã, với những giọng trẻ hát quốc ca và với những người lính cứu hỏa giương cao một lá cờ Mỹ rách tả tơi lấy từ Ground Zero, đã làm mọi người chảy nước mắt. Các gia đình mặc áo thung có in hình người quá cố, mang theo hình ảnh, hoa và cờ Mỹ trong một ngày biểu lộ các cảm xúc đã dồn nén từ nhiều năm nay.

Và đây cũng là lần đầu tiên, thân nhân những người thiệt mạng được nhìn thấy đài kỷ niệm vừa được hoàn thành và sờ vào phiến đá nơi tên của người thân họ được khắc lên. Một số để lại bó hoa, một số khác để các con gấu nhồi bông. Một số dùng bút chì để đồ lại tên trên mảnh giấy, có người chụp hình, và cũng có nhiều người khác dựa vào phiến đá và khóc.

Nhiều người đã khóc khi tên của các nạn nhân được đọc lên, bởi chính các bà vợ, ông chồng, cha, mẹ, anh chị em và con cái của họ, một số người nghẹn ngào vì xúc động trước những mất mát của chính cá nhân họ.

“Tôi luôn nghĩ về cha tôi,” theo lời Peter Negron, người chỉ là một đứa bé khi cha anh, ông Pete, thiệt mạng. “Tôi ước có cha tôi ở bên cạnh để ông dạy tôi lái xe, để hỏi cách làm sao mời cô gái đi hẹn hò, và để ông nhìn thấy tôi tốt nghiệp trung học và hàng trăm điều khác mà tôi không thể kể ra hết.”

Các cuộc tấn công vào ngày 11 Tháng Chín năm 2001 đã làm thiệt mạng công dân của hơn 90 quốc gia. Tiếp theo sau đó là các cuộc tấn công bằng bom của al-Qaeda tại London, Madrid và các nơi khác, dẫn đến một chiến dịch khắp thế giới nhằm tiêu diệt thành phần khủng bố. (V.Giang)

source

Nguoi Viet Online

Sunday, 4 September 2011

Những ngày cuối của nhà 'độc tài điên' bên bờ Ðịa Trung Hải


Thứ Ba, 23 tháng 8 2011

Những ngày cuối của nhà 'độc tài điên' bên bờ Ðịa Trung Hải


Lãnh tụ Libya Moammar Khaddafi
Hình: AP
Lãnh tụ Libya Moammar Khaddafi

Moammar Khaddafi, nhân vật đứng đầu nước độc tài Libya suốt 42 năm nay, theo nhận định của các nhà quan sát tại chỗ, đang sống những ngày cầm quyền cuối cùng. Báo Pháp Le Nouvel Observateur - Người Quan sát mới – còn nói đến « những giờ cuối cùng của tên độc tài điên bên bờ Điạ Trung Hải đã điểm».

Chế độ độc tài Khaddafi cố kéo dài cuộc hấp hối khởi đầu từ giữa tháng 2 -2011, sau khi 2 chế độ độc tài láng giềng ở Tunisia và Ê-gýp sụp đổ nối tiếp.

Tại sao công luận thế giới gọi M. Khaddafi là một người điên?

Quả thật M. Khaddafi là một hiện tượng khác thường, thật không giống ai.

Ông ta lên nắm chính quyền sau khi lật đổ Hoàng tộc Idris ngày 1-9-1969, khi là đại tá, 27 tuổi. M. Khaddafi không tự phong là tổng thống, là thủ tướng, là chủ tịch, là tướng, là tổng tư lệnh, ông không có một chức vị chính quyền nào. Ông tự nhận và tự phong là «Người Dẫn đường» - le Guide -, là «Người Anh Cả của Cách mạng» - le Frère de la Révolution.

Tên của Nước Libya được ông đổi là: Nước Jamahiriya Đại Libya, nghĩa là nước Libya vĩ đại của nhân dân, với chế độ chính trị vừa nhân dân vừa xã hội chủ nghĩa Hồi giáo.

Sau khi giành được chính quyền, ông chủ trương liên minh với Liên Xô và phe Xã hội chủ nghĩa Mác-xít, thực hiện một chế độ toàn trị sắt máu, một chế độ sùng bái cá nhân triệt để, với cuốn Sách xanh lá cây – Livre Vert - do ông viết ra, coi như kinh thánh cho toàn dân luôn cầm tay và học thuộc. Ông cấm tuyệt đối các cuộc biểu tình, chỉ trừ những cuộc biểu tình để ủng hộ, ca ngợi ông.

Bệnh điên của M. Khaddafi còn có nhiều biểu hiện. Ông tự nhận làLãnh tụ của toàn châu Phi, có sứ mệnh hợp nhất châu Phi, rồi tự nhận là Lãnh tụ của toàn khối Ả Rập.

Ông đã bàn chuyện hợp nhất Libya với Egypt, với Syria rồi với Tunisia, nhưng đều thất bại.

Những cơn điên nguy hiểm nhất là khi ông chủ trương những hành động khủng bố, trong đó có 3 cuộc khủng bố tệ hại nhất. Tháng 4-1986, ông ra lệnh cho bộ hạ đặt bom tại một phòng nghe nhạc dành cho binh sỹ Hoa Kỳ ở thủ đô Berlin – CHLB Đức, giết một số binh sỹ Hoa Kỳ; ngày 15-4-1986 tổng thống Hoa Kỳ R. Reagan ra lệnh cho không quân Mỹ ném bom trừng phạt và cảnh cáo xuống thủ đô Tripoli, làm M. Khaddafi bị thương.

Năm 1988, M. Khaddafi thuê người đặt bom trên máy bay của hãng Panam – Hoa Kỳ, máy bay nổ tung trên vùng Lockerbie thuộc Scotland, làm 270 người thiệt mạng.

Năm 1989, M. Khaddafi lại thuê người đặt bom trên máy bay Pháp DC10 - 772 UTA từ Brazzaville đi Paris, máy bay nổ tung trên bàu trời Nigeria, làm 170 người thiệt mạng.

Ngay sau đó, Libye bị cộng đồng thế giới trừng phạt nặng nề, bị phong toả, tẩy chay kinh tế, bị cô lập. Năm 1991 Liên Xô tan rã, Libya mất hẳn chỗ dựa về quân sự, kinh tế, ngoại giao.

M. Khaddafi buộc phải lùi bước để tồn tại. Năm 1994, Khaddafi buộc phải nộp bọn tội phạm gây ra vụ Lockerbie cho Scotland xử tội và phải bỏ ra 2,16 tỷ đôla để bồi thường cho nạn nhân.

Trong cuộc sống M. Khaddafi càng điên và lập dị một cách oái oăm. Ông ta cấm nạn đa thê, nhưng toàn bộ người phục vụ và bảo vệ gần đều là phụ nữ. Khaddafi đi công du đâu cũng mang theo chiếc tăng lớn làm bằng da lạc đà để ngủ trong đó với người hầu cận toàn là phụ nữ trẻ; từng đoàn lạc đà đi theo cung cấp sữa tươi cho lãnh tụ.

Khi cuộc xuống đường ngày 15-2 -2011 nổ ra, M.Khaddafi tự tin sẽ dẹp tan sự chống đối vì mọi tổ chức chính trị đều bị cấm, người nổi dậy tay không, chỉ những người trung thành với ông ta được cầm súng; ông ta còn có quân đội, với nhiều lữ đoàn bộ binh, 300 máy bay chiến đấu, hàng trăm trực thăng, 40 ụ tên lửa, phần lớn mua từ Liên Xô cũ. Nòng cốt bảo vệ M. Khaddafi là 3.000 lính đánh thuê khát máu người Tchad, Nigeria được lương rất cao.

Nhưng tình hình đã biến chuyển mau lẹ trong 6 tháng qua. Yêu tố cơ bản nhất là sự nổi dậy của quần chúng đông đảo đầy căm phẫn đối với kẻ độc tài hay lên cơn điên.

Tháng-3-2011 Hội đồng quốc gia chuyển tiếp thành lập do nguyên bộ trưởng tư pháp Mostafa Abduljahil cầm đầu, được Liên Hợp Quốc và nhiều nước công nhận, thúc đẩy cuộc vũ trang nhân dân, tổ chức gấp hệ thống chính quyền tự quản, đến nay đã kiểm soát được hơn 2/3 số dân toàn quốc.

Ngày 26-3- 2011 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc quyết định trừng phạt chính quyền độc tài khủng bố dân thường, kiểm soát chặt vùng trời Libya, dùng không quân của NATO hạ máy bay, xe tăng, ụ pháo, sở chỉ huy, trạm thông tin của bọn độc tài, tạo nên thế chủ động cho quân nổi dậy.

Ngày 27-6-2011 Tòa án hình sự quốc tế - International Criminal Court ICC ra quyết định truy tố và truy nã M. Khaddafi và con trai ông ta Saif al-Islam về tội diệt chủng chống nhân loại.

Đến tháng 8-2011, vòng vây của quân nổi dậy ngày càng khép chặt quanh thủ đô Tripoli có 1,7 triệu dân, trong 6 triệu dân cả nước, việc tiếp tế vào thành phố bị cắt đứt. Thành phố Brega ở phía Đông có ống dẫn dầu lớn đã nằm trong tay quân nổi dậy. Ở phía Tây Tripoli, thành phố cảng Zawyia cơ sở xuất khẩu dầu sau khi dành đi giật lại đã nằm chắc trong tay quân khởi nghĩa. Hai ngày 19 và 20 -8 dân Tripoli chạy ra ngoài thủ đô theo mọi hướng, mặc cho M. Khaddafi kêu gọi toàn dân cầm súng sống chết với ông ta.

Đúng vào lúc tình hình tuyệt vọng, nhân vật vẫn được coi là số 2 của chế độ độc tài là Abdessalem Jalloud, từng là bộ trưởng, tổng giám đốc cơ quan an ninh, rồi thủ tướng, cánh tay phải của M. Khaddafi, vừa bí mật từ giã ông ta ngày 18-8 vừa qua, lánh nạn sang Tunisia.

Ngày 21-8-2011, trả lời phỏng vấn của đài phát thanh Pháp RFI, ông Oman Aboukraa, từng là bộ trưởng dầu hỏa đầy thế lực một thời của M. Khaddafi, mới bỏ chạy sang Tunisia và Ý nhận xét rằng «tình hình Libya đang đi đến kết thúc; chúng tôi đang nghĩ đến thời kỳ hậu Khaddafi ; số phận của nhà độc tài đang được quyết định theo từng ngày».

Một truyền đơn của lực lựơng nổi dậy đang được tán phát quanh thủ đô Tripoli, ghi rõ: «Hãy nổi dậy lật đổ cường quyền của tên đao phủ điên bên Địa Trung Hải, kết thúc triều đại đen tối này trước khi những ngày lễ hội Hồi giáo Ramadan kết thúc». Năm nay, lễ Ramadan khởi đầu ngày thứ hai 1-8 và kết thúc ngày thứ hai 29-8-2011.

source

VOA Vietnamese

Friday, 29 July 2011

Bắc Hàn yêu cầu ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh Triều Tiên với Hoa Kỳ



Wednesday, 27 July 2011 23:58

Cali Today News - Thứ tư 27/7 Bắc Hàn đã lên tiếng yêu cầu ký kết hiệp ước hòa bình với Mỹ để chính thức chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên, khi các nhà ngoại giao cao cấp Bắc Hàn đến New York.
Hãng tin chính thức của Bắc Hàn là Korean Central News Agency khi tiến hành kỷ niệm 58 năm đình chiến chiến cuộc Triều Tiên (1950-1953) đã nói là ‘một hiệp ước hòa bình có thể giải quyết bế tắt hiện nay về đàm phán 6 bên vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn’.


Chiến cuộc Triều Tiên đã chấm dứt từ lâu, nhưng về mặt kỹ thuật hai miền vẫn có chiến tranh vì không có hiệp ước hòa bình chính thức, chỉ có hiệp ước đình chiến mà thôi.
Nữ Ngoại Trưởng Mỹ H. Clinton đã mời Thứ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Kim Kye Gwan đến thăm New York cuối tuần qua khi các nhà ngoại giao Nam Bắc Triều Tiên gặp nhau bên lề hội nghị Bali của khối Asean.
Kim tuyên bố khi đặt chân đến New York là ‘ông ta hy vọng viễn tượng các cuộc đàm phán nguyên tử sẽ tái tục và mối liên hệ Bắc Hàn-Hoa Kỳ sẽ được cải thiện’. Ông Kim nói: “Đây là thời điểm để hai quốc gia xích lại gần nhau hơn”.
Trong lúc đó Ngoại Trưởng Bắc Hàn Pak Ui Chun nói với Ngoại Trưởng Nam Hàn tại Kuala Lumpur của Mã Lai Á là ‘Bình Nhưỡng luôn ủng hộ các biện pháp để xóa bỏ các hăm dọa nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên’.
Các cuộc đàm phán 6 bên quy tụ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Nam và Bắc Hàn, có mục tiêu ban đầu là cung cấp cho Bắc Hàn các bảo đảm an ninh và trợ giúp kinh tế nếu như Bắc Hàn từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử của mình.
Nhưng sau đó Bắc Hàn đã tìm cách khiêu khích dữ dội trong năm 2010 với hai cuộc tấn công vào tàu chiến và một hải đảo của Nam Hàn, khiến các cuộc đàm phán 6 bên bị bế tắt.
Hiện Hoa Kỳ vẫn còn 28,500 quân nhân trú đóng ở Nam Hàn, theo sau hiệp ước đình chiến năm 1953 và Bắc Hàn cứ rêu rao họ muốn có vũ khí nguyên tử chính là để chống lại số quân Mỹ này.
Trần Vũ theo AP

source

Cali Today

Thursday, 7 July 2011

Có những điểm tương đồng giữa nhà Thanh và chính quyền Trung Quốc hiện nay?


Cập nhật: 10:51 GMT - thứ năm, 7 tháng 7, 2011

Ứng phó với bất bình ở Trung Quốc

Có những điểm tương đồng giữa nhà Thanh và chính quyền Trung Quốc hiện nay?

Phản ứng của chính phủ Trung Quốc trước các cuộc biểu tình của dân chúng – phong trào Thiên An Môn 1989 hay “Cách mạng Hoa nhài” 2011 – được mô tả như một chính quyền rơi vào thế thủ cố lo mà đàn áp mọi hình thức bất mãn của nhân dân. Tuy nhiên, trong cuốn sách của tôi The Wobbling Pivot, China since 1800 (tạm dịch: Điểm tựa lắc lư, Trung Quốc từ 1800), tôi thấy nên nhìn những sự kiện như vậy, dù trong quá khứ hay hiện tại, thông qua mối quan hệ dễ thay đổi giữa trung tâm và các địa phương.

Giới sử gia thường chỉ ra rằng từ cuộc chinh phạt Trung Hoa năm 1644 đến cuộc chinh phạt Tân Cương 1755, diện tích đế chế Thanh triều đã trở nên to gấp đôi so với đế chế Minh triều trước đó, và dân số cũng tăng gấp đôi. Nhưng điểm thực sự quan trọng về các con số này lại thường bị bỏ qua – dẫu rằng diện tích và dân số tăng gấp đôi, chính quyền nhà Thanh không lớn hơn nhiều so với nhà Minh. Ta hình dung có một lớp màng mỏng phải kéo căng trên một thùng hàng nay to và sâu gấp đôi. Những đế chế khác, như Nga và Ottoman, cũng đã áp dụng phương pháp chính quyền rất nhỏ và hệ thống thuế tương đối nhẹ tay để ngăn ngừa nội loạn vào lúc mở mang đế chế.

Tổ chức địa phương

Điều quan trọng là ảnh hưởng của chiến lược này. Trước hết, chính quyền lấy quân đội làm ưu tiên cao nhất, và cấp ngân sách cho rất ít lĩnh vực của việc quản lý hay phát triển. Ví dụ, giáo dục tại Trung Quốc truyền thống hầu như được bảo trợ tài chính hoàn toàn nhờ tư nhân. Do độc quyền về sức mạnh quân đội chính quy, nhà nước có thể ép từ giới quý tộc đến dân đen đóng thuế, lao động nhằm đáp ứng những nhu cầu thông thường của xã hội. Điều này có nghĩa là nhiều mặt trong việc cai trị địa phương – từ việc điều tra dân số, thu thuế, bảo trì hệ thống tưới tiêu và đường xá – được tư nhân hóa. Bên dưới tầm viên chức địa phương và địa chủ lớn, người dân quê gánh phần lớn trách nhiệm: không chỉ phải lo công việc đồng áng, mà còn lo cả an ninh cho chính họ. Họ quản lý các nhóm dân phòng, và trong nhiều trường hợp, buộc phải hợp tác với băng nhóm tội phạm để có an ninh. Họ phải tin nhau, và thường nghi ngờ kẻ ngoài, đặc biệt là giới chức chính quyền.

Những người dân rành rẽ cách dùng đơn kêu oan, đình công, hay thậm chí tổ chức các vụ nổi loạn nhỏ, có thể thành công để giới chức địa phương bị cách chức, thuế được xóa hoặc giảm tiền thuê ruộng đất.

Giới sử gia đôi khi cho rằng các tổ chức địa phương phức tạp và bền vững này – dù hợp pháp hay phi pháp – đã tồn tại bất chấp chính quyền. Nhưng nhà Thanh lại phụ thuộc vào sự cố kết của các tổ chức địa phương, để tránh trách nhiệm và tổn phí cho chính quyền trung ương. Sự thừa nhận phụ thuộc này được thể hiện trong nhiều khía cạnh của luật pháp.

Vì chính quyền trung ương phải dựa vào các tổ chức địa phương trong việc gìn giữ trật tự, làm nông, môi trường…, nên dư luận địa phương luôn quan trọng với triều đình. Tham nhũng – khi giới chức làm theo ý mình, chứ không phải ý của triều đình – là tội lớn mà có thể đem lại hậu quả tàn khốc. Tuy vậy, Thanh triều không có phương tiện toàn diện và hữu hiệu để phát hiện tham nhũng. Một dấu hiệu đáng tin nhất về sai trái của quan chức là khi nổ ra biểu tình, hay nổi loạn. Tương tự, việc khiếu nại lên triều đình có thể là bài kiểm tra sự bất tài hay tham nhũng của quan địa phương.

Vì vậy, tiến trình chính trị truyền thống ở Trung Quốc đã phụ thuộc vào việc người dân phải lên tiếng khi họ bất mãn. Những người dân rành rẽ cách dùng đơn kêu oan, đình công, hay thậm chí tổ chức các vụ nổi loạn nhỏ, có thể thành công để giới chức địa phương bị cách chức, thuế được xóa hoặc giảm tiền thuê ruộng đất.

Phản ứng song đôi

Nhà nước thường có phản ứng song đôi: Một, đàn áp thẳng tay bạo động và trừng phạt quan chức. Hai, phô trương việc sửa sai để chứng tỏ đó chỉ là sai lầm nhất thời của một chính quyền tốt. Ngay cả những phong trào thành công nhất của dân chúng cũng sẽ có những tử sĩ, như một phần cần thiết của cả tiến trình.

Dĩ nhiên, một chính quyền dựa vào sự cân bằng mỏng manh giữa phản ứng của dân chúng và sự đáp trả của trung ương sẽ cận kề nguy hiểm nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ. Dưới triều Thanh, các vụ tranh chấp địa phương có thể dẫn tới nổi dậy – một số cuộc nổi dậy kéo dài đến hơn 10 năm. Trong thế kỷ 18, nhà Thanh đủ sức đàn áp các cuộc nổi dậy và xoa dịu các nhóm dân phẫn uất vì tham nhũng. Nhưng dần dần, nhà nước ngày càng kém cỏi trước các thách thức. Sang thế kỷ 19, chính quyền Trung Quốc bị suy nhược vì tham nhũng, sản xuất nông nghiệp kém đi, và đòi hỏi của các thế lực châu Âu sau khi Trung Quốc bị đánh bại trên bộ và trên biển. Các tổ chức địa phương quản lý kinh tế và tự vệ ngày càng mạnh mẽ, còn chính quyền trung ương yếu đi đến mức chưa từng thấy trong hai thế kỷ trước đó.

Chừng nào đây vẫn là thành tố hiến pháp trong chính trị Trung Hoa, thì nhu cầu phát triển định chế của một chính phủ tự do vẫn bị ngăn chặn. Và chính phủ Trung Quốc, trong mắt nhiều người, sẽ vẫn tiếp tục có vẻ bất ổn hơn so với thực tế.

Đỉnh điểm là cuộc nội chiến từ loạn Thái Bình Thiên Quốc vào giữa thế kỷ 19. Cuộc nổi dậy rộng khắp và kéo dài đến mức triều đình chỉ có thể tồn tại bằng cách để toàn bộ tài nguyên và giao thông rơi vào tay địa phương. Khi chiến tranh chấm dứt, toàn bộ chức năng của chính quyền – kể cả ngoại giao và quân sự - nay thuộc quyền kiểm soát của những người đã cầm quân trong chiến tranh. Mặc dù đến cuối thế kỷ 19, Thanh triều vẫn mang tiếng là cai trị Trung Hoa, nhưng thực ra đất nước nằm trong tay các lãnh chúa, mỗi người có bộ máy hành chính, thu thuế và ngoại giao riêng. Mô hình này kéo dài đến nửa đầu thế kỷ 20, và chỉ bị triệt hạ bằng việc tái cấu trúc bộ máy địa phương với cao trào là Cách mạng Văn hóa cuối thập niên 1960.

Không bao giờ ta có thể tính chính xác kích cỡ chính quyền so với xã hội. Tuy vậy, khi so sánh số người nhận lương của chính phủ trung ương và toàn bộ dân số, ta thấy chính quyền Trung Quốc hiện đại to gấp hàng trăm lần so với triều đình phong kiến. Nó cũng được trang bị công nghệ để theo dõi, lung lạc, cưỡng ép, và nếu cần thì dùng vũ lực đánh bại.

Vì vậy, thoạt nhìn cứ tưởng như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không còn cần đến cách hành xử truyền thống trước những hoạt động hay bất mãn của dân chúng. Nhưng, sự gia tăng dân số từ mấy trăm năm đem lại những thách thức, giảm bớt một số lợi thế mà chính phủ hiện nay có được. Đồng thời, nhiều sự phức tạp mà triều đình phong kiến đối diện – đa dạng văn hóa, khoảng cách kinh tế giữa các giai cấp, khác biệt giữa nông thôn và thành thị - vẫn còn đó, và thường được mở rộng vì khủng hoảng môi trường, một hiện tượng trước đây chưa có. Kể từ đầu thập niên 1980, chính phủ buộc phải giảm bớt tập trung hóa, để dân chúng tự chủ động thực hiện nhiều sáng kiến. Giống như các chính quyền trước đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn cần một sự cân bằng mới trong quan hệ dễ thay đổi giữa chính phủ và xã hội.

Kết luận

Có lẽ quan trọng nhất, văn hóa chính trị truyền thống trong dân chúng vẫn chưa bị xóa bỏ.

Phong trào Thiên An Môn 1989 có những hình thức tương tự các cuộc biểu tình truyền thống

Trong khi nhiều xã hội khác, từ 300 năm qua, đã phát triển các định chế đại diện, lập pháp và kiện tụng, Trung Quốc không hề có những định chế đó, hay nếu có thì chỉ là hình thức. Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc, dù là hòa bình hay bạo lực, xuất phát từ nhiều bất bình mà dân chúng ở những nước khác có lẽ chẳng bao giờ xem là đáng phải xuống đường – những vụ lừa đảo kinh doanh, cảnh sát giao thông xử sai, bất đồng quanh lộ giới hành chính, cấp phép, hay thậm chí các cuộc thi giải trí.

Một số phong trào như vậy – như phong trào sinh viên ở Thiên An Môn – cố ý dùng hình thức kiến nghị theo phong cách truyền thống, ví dụ nằm sóng soài ra đường. Tất cả đều mang những biểu ngữ lớn, thường kèm khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Hoa, gợi nhớ Phong trào Ngũ Tứ 1919. Ngày nay cũng như quá khứ, tham nhũng thường là chất xúc tác của các phong trào. Nhưng trong thế kỷ 20, vấn nạn môi trường và bất công đã trở thành yếu tố mới và rất khẩn thiết trong các cuộc biểu tình và nổi loạn. Lịch sử gần đây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho thấy người dân hy vọng các phong trào sẽ đạt được những mục tiêu truyền thống và không phải lúc nào họ cũng bị thất vọng. Trong nhiều trường hợp, chính phủ trung ương cho phép người dân đánh bại chính quyền địa phương trước khi người của trung ương kéo vào. Giới chức và doanh nhân địa phương sẵn sàng bị đem ra làm vật tế thần, và hình phạt, có khi nặng nề, thường được tiến hành chóng vánh.

Phản ứng song đôi – vừa đàn áp thẳng tay nổi loạn, nhưng cũng thừa nhận bất mãn của dân – vẫn tiếp tục là mô hình cai trị ở Trung Quốc hiện đại cũng như phong kiến. Và điều đó duy trì một xu hướng trong người dân, đó là sẵn sàng hy sinh một thiểu số người hoạt động với hy vọng có sự chỉnh sửa cho đa số.

Chừng nào đây vẫn là thành tố hiến pháp trong chính trị Trung Hoa, thì nhu cầu phát triển định chế của một chính phủ tự do vẫn bị ngăn chặn. Và chính phủ Trung Quốc, trong mắt nhiều người, sẽ vẫn tiếp tục có vẻ bất ổn hơn so với thực tế.

Giáo sư Pamela Crossley nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Yale năm 1983, hiện dạy ở khoa Lịch sử của Đại học Dartmouth, tiểu bang New Hampshire, Mỹ. Bà từng nhận giải Levenson Prize of the Association for Asian Studies năm 2001. Cuốn The Wobbling Pivot, China since 1800 là tác phẩm mới nhất của bà.

source

BBC Vietnamese

Monday, 13 June 2011

Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổ


Thứ Ba, 14/06/2011, 08:26 (GMT+7)

Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổ

TT - Những mâu thuẫn xã hội gay gắt đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình bạo động và những vụ đánh bom nhắm vào cơ quan công quyền tại Trung Quốc trong thời gian qua.

Cảnh sát và người dân đối đầu trong vụ biểu tình ở Lichuan ngày 9-6 - Ảnh: AFP

Thời báo Hoàn Cầu ngày 13-6 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đã đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu để đập phá cửa sổ, đốt các tòa nhà công quyền, ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát và lật xe cảnh sát. Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và điều xe bọc thép để trấn áp đám đông biểu tình. Tổng cộng 25 người đã bị bắt giữ, hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy.

“Nhiều người chạy trên đường phố như điên khùng, tôi phải đóng cửa hàng từ 19g và không dám bước ra đường” - báo South China Morning Post dẫn lời một chủ cửa hàng trong khu vực xảy ra bạo động.

Theo South China Morning Post, vụ việc bắt đầu từ tối 10-6 khi cảnh sát Tân Đường đi dẹp hàng rong trên phố. Một cặp vợ chồng bán hàng rong người Tứ Xuyên đã cãi cọ dữ dội với cảnh sát và người vợ mang thai bị đẩy ngã. Vụ việc khiến cộng đồng người lao động nhập cư từ Tứ Xuyên bức xúc, từ sáng 11-6 cả ngàn người đã bao vây đồn cảnh sát Tân Đường để phản đối và bạo lực bùng phát.

Cuối tuần trước, hơn 1.500 người dân thành phố Lichuan, tỉnh Hồ Bắc đã đụng độ dữ dội với cảnh sát sau vụ một ủy viên hội đồng nhân dân địa phương bị chết trong đồn cảnh sát. Thời báo Hoàn Cầu cho biết người này bị bắt vì tội nhận hối lộ từ nhà thầu xây dựng, nhưng người dân địa phương lại cho biết trước đó ông đã vận động người dân chống lại việc chính quyền địa phương thu hồi một diện tích đất đai lớn trong thành phố.

Nhà chức trách đã phải bắt giữ hai công tố viên địa phương có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Cảnh sát phải điều xe bọc thép đến tuần tra ở Lichuan để giữ gìn an ninh.

Nhân Dân Nhật Báo đưa tin ngày 6-6 ở Triều Châu, Quảng Đông, khoảng 200 công nhân nhập cư cũng từ Tứ Xuyên đã đụng độ với cảnh sát địa phương và đập phá xe cộ. Ít nhất 40 chiếc xe đã bị đập nát. Vụ việc xảy ra sau khi một công nhân nhập cư làm việc tại một nhà máy đồ gốm địa phương bị ông chủ đâm do cãi cọ về chuyện lương bổng. Cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương.

Cộng đồng công nhân nhập cư đã nổi giận, đòi chính quyền địa phương phải trừng phạt kẻ thủ ác và bạo lực xảy ra.

Tháng trước, ở khu tự trị Nội Mông, hàng trăm người gốc Nội Mông bản địa đã đổ ra đường biểu tình phản đối vụ xe tải một mỏ than đâm chết một người chăn nuôi gia súc địa phương. Người dân Nội Mông cũng bức xúc với việc ngành khai thác than do người Hán kiểm soát đã hủy hoại sinh thái và môi trường sống ở Nội Mông, cũng như đe dọa tới truyền thống sinh hoạt du mục của người bản xứ.

Trong ba tuần vừa qua cũng xảy ra liên tiếp ba vụ đánh bom ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, hôm 10-6 một người đàn ông “muốn trả thù xã hội” đã cho nổ bom bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương ở thành phố cảng Thiên Tân, làm ít nhất hai người bị thương. Người này mang theo tới 20 quả bom tự tạo và ném bốn quả vào tòa nhà chính quyền huyện Hexi. Không rõ bao nhiêu quả bom đã nổ.

Một ngày trước đó, một cảnh sát đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ nổ ở đồn cảnh sát thị trấn Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Nam. Toàn bộ đồn cảnh sát bị phá hủy. Chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân vụ nổ là do tai nạn, xuất phát từ chất nổ chứa trong đồn.

Tuy nhiên, một số nguồn tin khẳng định đây là vụ tấn công báo thù cảnh sát tham nhũng. Hai tuần trước đó, một người đàn ông 52 tuổi cho nổ ba quả bom ở trước tòa nhà hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây. Hung thủ, bị chết trong vụ nổ, đã bày tỏ sự tuyệt vọng trên Internet về việc không thể đòi bồi thường vì bị thu hồi đất đai.

Những vụ bạo động và đánh bom này đang làm lộ rõ sự bất ổn đáng báo động trong xã hội Trung Quốc vốn xuất phát từ những bức xúc xã hội liên quan đến tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và nạn tham nhũng, đặc biệt là từ việc thu hồi đất đai.

Tân Hoa xã cho biết ý thức sâu sắc trước nguy cơ này, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã lên tiếng cảnh báo về những “mâu thuẫn xã hội sâu sắc” tại nước này. Ông yêu cầu chính quyền cần có những nỗ lực khẩn cấp và lâu dài để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hệ thống hành chính, luật pháp và cách thức điều hành đất nước”.

HIẾU TRUNG

source

http://tuoitre.vn/The-gioi/442282/Trung-Quoc-mau-thuan-xa-hoi-bung-no.html

Thursday, 2 June 2011

Death by China


Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

Giữa lúc những hành động được xem là hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông hồi gần đây làm cho nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, cảm thấy hoài nghi về tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình hay “hòa bình quật khởi” của chính phủ ở Bắc Kinh, hai học giả ở Mỹ đang chuẩn bị ra mắt cuốn sách nói về điều mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức quốc xã. Trong cuốn sách “Death by China” (deathbychina.com), phát hành vào đầu tháng sáu, Tiến sĩ Peter Navarro của Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry cho rằng những nhà cai trị tàn bạo ở Trung Nam Hải đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Hình: http://deathbychina.com/

“Hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”

Những nhà cai trị tàn bạo của Trung Quốc đang đe dọa tới sinh kế của người dân ở các nước phát triển qua việc thao túng chỉ tệ, áp dụng các chính sách mậu dịch ngang ngược, và sản xuất những sản phẩm tiêu thụ độc hại, gây chết người. Đó là nhận định của Tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư ngành kinh thương của Đại học California ở Irvine (University of California Irvine), và viên phụ khảo của ông là Thạc sĩ Greg Autry. Trong cuốn sách sắp được ra mắt vào ngày 7 tháng 6, hai tác giả của cuốn “Death by China” -- mà chúng tôi tạm dịch là “Chết Dưới Tay Trung Quốc”, cho rằng “hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”

Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA, Thạc sĩ Autry nói rằng ông và ông Navarro chỉ trình bày sự thật và không hề có ý định bài xích Trung Quốc hay không muốn cho Trung Quốc được trở thành một quốc gia giàu mạnh. Ông nói thêm như sau:

"Chúng tôi muốn thấy một nước tôn trọng các qui phạm của thế giới văn minh và các qui phạm của mậu dịch tự do. Chúng tôi không thấy như vậy. Chúng tôi chỉ thấy một chủng loại mới của chủ nghĩa quốc gia xã hội mang đặc tính Trung Quốc. Và chúng tôi xem đó là một mối đe dọa cho cộng đồng toàn cầu."

Cùng với nhiều kinh tế gia khác và các nhà lập pháp ở Mỹ, ông Autry tố cáo rằng Trung Quốc thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ để hàng hóa Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh bất công trên thị trường thế giới, xuất khẩu các loại sản phẩm thiếu an toàn – kể cả các loại thực phẩm và đồ chơi trẻ em, và thực hiện nhiều quyết định khác có hại cho cộng đồng quốc tế.

Ông Autry cho rằng Trung Quốc đang mưu toan hủy hoại các công nghiệp ở Mỹ bằng nhiều cách thức khác nhau.

Ông nói: "Họ đang thận trọng nhắm tới các công nghiệp chiến lược và tìm mọi cách để các công nghiệp đó được phát triển ở Trung Quốc, gây phương hại cho các công nghiệp đó ở Mỹ qua một mạng lưới của những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng chỉ tệ, làm hàng giả hàng nhái, đánh cắp tài sản trí thức; bằng cách để cho môi trường bị hủy hoại ở Trung Quốc và ở những nước mà Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh doanh; bằng cách giữ cho các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động ở mức rất thấp để không ai có thể cạnh tranh, và bằng cách tạo ra mọi loại rào cản để ngăn không cho doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Quốc."

Thạc sĩ Autry cho rằng các chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc chẳng những đe dọa tới các nước khác mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho chính người dân nước họ. Ông giải thích thêm như sau:

"Trung Quốc đang tạo ra một áp lực lạm phát vô cùng lớn trong nền kinh tế của chính họ qua việc thao túng tỉ giá. Khi làm như vậy họ làm giảm 40% sức mua của người lao động Trung Quốc đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và những loại nông khoáng sản được mua bán trên thị trường quốc tế. Đó chính là lý do tại sao tài xế xe tải đình công ở Thượng Hải và công nhân ở Thẩm Quyến biểu tình đòi tăng lương để có thể có đủ tiền mua rau."

Ông Bchung Tsering, Phó Chủ tịch của một tổ chức tranh đấu ở Mỹ có tên là Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, tán đồng các nhận định trong cuốn “Chết Dưới Tay Trung Quốc.” Trang web quảng cáo cho cuốn sách này trích lời ông Tsering nói rằng "Trung Quốc dường như không sẵn sàng để trở thành một thành viên có trách nhiệm trong đại gia đình các nước trên thế giới." Ông nói thêm rằng “việc cộng đồng quốc tế không xem xét tới thực tế này không những sẽ là một việc bất lợi cho các nước khác mà còn bất lợi nhiều hơn cho người Trung Quốc, người Tây Tạng và những người khác đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày.”

Ông Autry, đồng tác giả cuốn “Death by China”, cho rằng giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải tạo ra một xã hội kim tiền trong đó đạo đức bị suy đồi, người dân phải sống trong sợ hãi, và các quyền dân sự, xã hội và môi trường bị chà đạp. Ông nói thêm như sau:

"Trong quá khứ, khi có những nước khác trải qua những phép lạ kinh tế in hệt như vậy, chẳng hạn như các Mãnh Hổ Á châu, như Hàn quốc, Nhật Bản và các nước khác; chúng ta thấy xuất hiện những cộng đồng dân chủ và những nước chia sẻ những giá trị với chúng ta có thể trở thành những đối tác thương mại có qua có lại với chúng ta. Chúng ta không nhận thấy điều này ở Trung Quốc và vì vậy đó là một điều rất đáng lo ngại."

Ông Autry cho biết điều làm cho ông và ông Navarro lo ngại nhiều hơn nữa là Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu mô thức phát triển này, đe dọa các nước láng giềng, và bóc lột các nước đang phát triển trên khắp thế giới với chủ nghĩa đế quốc mới.

Ông Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi hưu, tán thành nhận định của cuốn “Death by China” cho rằng Trung Quốc đang dùng các loại vũ khí kinh tế kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng, vũ khí không gian, chiếm độc quyền khai thác và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và đánh cắp công nghệ để giành quyền chế ngự thế giới. Tướng Gallinetti cho rằng trong quá trình này những sức mạnh cơ bản về kinh tế và địa chính trị, vốn là cột trụ của ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, đã bị xói mòn một cách có hệ thống trong lúc Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn trong những vụ tranh chấp khu vực. Ông nói thêm rằng: “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Tây phương nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!”

source

VOA Vietnamese

Wednesday, 1 June 2011

Chính phủ Lào đã cho các công ty Trung Quốc thuê đất trong 60 năm


Cập nhật: 16:34 GMT - thứ tư, 1 tháng 6, 2011

Lào lo ngại về đầu tư của Trung Quốc

Một phụ nữ Lào tại Boten, Lào, trên đường phố toàn các cửa hàng của người Hoa

Các cửa hàng của người Hoa với các biển hiệu tiếng Hoa tràn làn ở các làng người Lào tại Boten

Đầu tư của Trung Quốc tại nước láng giềng Lào đang khiến người dân địa phương lo ngại là các đồn điền cao su và sòng bạc mà Trung Quốc dựng lên đang làm tổn hại tới lối sống của họ.

Hãy đặt tiền cược của quí vị đi!

Người hồ lì tại sòng bạc đánh tiếng chuông báo hiệu chấm dứt việc những tờ tiền giấy của Trung Quốc được ném lả tả xuống bàn bạc.

Mọi người đều ủng hộ một người đàn ông này, người hiện đã đang thắng liên tục các ván bạc.

Người hồ lì chia 2 con bài và sau đó lật lên cho thấy người đàn ông kia phải thắng là gì: đó là một con chín pích.

Mọi sự chú ý hướng về phía người đàn ông, người lật một quân bài khác và sau đó đập quân bài xuống mặt bàn trải vải bông.

Át cơ.

Mọi người hò reo - ông ta đã thắng và vì thế họ cũng thắng.

Sòng bạc này là một trong vài sòng bạc tại thị trấn Boten, nơi khách được chào đón với một vẻ cung kính "ni hao", "xin chào" bằng tiếng Trung phổ thông.

Điều đáng chú ý là sòng bạc này không phải ở Trung Quốc, nơi đánh bạc bị nghiêm cấm, nhưng ở phía bên kia biên giới, tại nước láng giềng Lào.

Các nhà đầu tư thuê toàn bộ thị trấn và các vùng lân cận từ chính phủ Lào để sử dụng trong 60 năm.

Mở rộng nhanh chóng

Tại Boten, các biển hiệu đường bộ đều bằng tiếng Trung Quốc, nhân viên trong các khách sạn nói tiếng Hoa.

Dọc phố chính của thị trấn là một dãy hàng ăn bán bánh bao và vịt chiên và bên ngoài các quầy hàng là các cô gái bán dâm trẻ người Trung Quốc đi đi lại lại cho tới đêm.

Cửa hàng của người Hoa tại Lào

Chính phủ Lào đã cho các công ty Trung Quốc thuê đất trong 60 năm

Tôi gặp Robert, một nhân viên bảo vệ làm việc tại sòng bài đang hút thuốc lá bên ngoài vào giờ giải lao.

"Nơi đây vốn chỉ là một làng khỉ ho cò gáy của Lào", Robert nói với tôi.

"Họ đưa cho mỗi người dân khoảng $800 và bảo họ hãy ra khỏi đây.

"Kể từ đó, nay nó về cơ bản đã thành một thị trấn của Trung Quốc."

Và đầu tư của Trung Quốc ở Bắc Lào còn đi xa hơn nhiều chứ không chỉ dừng lại ở các sòng bạc của Boten.

Một số công ty cao su của Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng văn phòng ở gần Luang Namtha.

Chỉ cần vượt qua biên giới, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc là một trung tâm đang rất phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su toàn cầu, sản xuất cao su cho tất cả các loại sản phẩm, từ lốp xe đến bao cao su.

Nhưng không còn chỗ để trồng thêm cây tại đây, các công ty của Trung Quốc đã nhìn ra xa hơn.

Chính phủ Lào tin rằng họ đã phát hiện một cơ hội.

Đánh liều với suy nghĩ rằng tiền từ sản xuất cao su của Trung Quốc có thể mở lối "đi tắt đón đầu" cho phát triển tại vùng này, Lào đã đề nghị những khuyến khích rất hào phóng về ưu đãi thuế và giảm giá đất đai.

Ban Chagnee là một làng nằm trong số những ưu đãi về đất đai này.

Người Lào làm việc trong các đồn điền cao su

Người dân làng lo ngại trước làn sóng người Hoa do các công ty Trung Quốc đưa tới

Tôi tới làng này vào đúng lúc trời mưa lớn, và một người đàn ông trẻ gầy gò với khuôn mặt dài khắc khổ tên là Borsai đã mời tôi vào trú mưa.

Trong khi đàn gà của ông kêu lục cục ngoài sân sau, Borsai ngồi xổm trên sàn và rót ra một chén whisky.

"Cách đây bốn năm," ông nói, đẩy ly rượu về phía tôi, "quân đội tới đây và nói với chúng tôi là chính phủ đã bán đất của chúng tôi. ai muốn lại trồng lúa ở đây sẽ bị bắt."

Quân đội đề nghị bồi thường rất ít.

"Họ trả tôi 15 xu cho công việc tôi làm mỗi ngày," ông nói.

"Chẳng trả xu nào cho thóc gạo, nói gì đến đất đai."

Chính phủ Lào lập luận rằng chiến lược đổi đất của dân làng lấy công ăn việc làm là cần thiết vì lợi ích chung của đất nước.

Nhưng Borsai nói chỉ có các chính trị gia và các tướng lĩnh được lợi nhờ các vụ lại quả và tham nhũng.

"Chúng tôi thích lối sống cũ," Borsai nói.

"Đúng vậy, chúng tôi có thể làm ra tiền nếu làm việc cho người Trung Quốc, nhưng chi tiêu của chúng tôi đắt đỏ hơn.

"Chúng tôi đáng lẽ chi tiền vào lúa gạo nhưng thay vào đó chúng tôi chi tiền vào thẻ điện thoại và rượu."

Xu thế "đáng lo ngại"

Không chỉ các công ty Trung Quốc có thể trồng cao su tại Lào.

Đi thêm hơn 80 cây số nữa, Han Yuang mạnh dạn nói với tôi là trên thực tế ông là người đầu tiên đến Lào trồng cây cao su cách đây 14 năm.

Bản đồ Lào

Ông Han nay đã ở độ tuổi trên 60. Ông học được kỹ thuật cần thiết để trồng cao su vào thời gian ông sống lưu vong ở Trung Quốc sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Nay trở lại Lào, ông và các con trai ông trồng cao su trên 50 mẫu đất và có thể đem lại một thu nhập tốt cho năm nay.

Ông chia sẻ những kiến thức của mình rất thoải mái nhờ vậy mọi gia đình trong làng này đều được lợi lợi từ trồng cao su.

"Chúng tôi ở đây không giàu," ông Han nói với nụ cười lộ ra hai chiếc răng duy nhất còn lại.

"Cứ nói là chúng tôi đủ ăn."

Nhưng ông Han không hài lòng với tất cả những gì ông đang chứng kiến.

"Tôi lo ngại về tất cả những gì các công ty của Trung Quốc đang vào Lào," ông nói.

"Làm sao họ tìm đủ người để làm việc với từng đó cây cao su?"

Một nông trại cao su cần 3-4 người trên một mẫu để bảo đảm tận dụng hết sản ượng.

Cộng tất cả đất đai mà các công ty Trung Quốc đã thuê được thì có nghĩa là cần tới một triệu người tại đây.

"Liệu họ có kế hoạch đưa một triệu người Trung Quốc tới Lào hay không?" ông Han đặt câu hỏi.

"Điều đó sẽ ảnh hưởng tới văn hóa của chúng tôi ra sao đây?"

source

BBC Vietnamese

Wednesday, 4 May 2011

Hoa Kỳ sẽ không phổ biến hình ảnh cái chết của bin Laden



Cập nhật Thứ Tư, 04 tháng 5 2011

Hoa Kỳ sẽ không phổ biến hình ảnh cái chết của bin Laden

Tổng thống Obama quyết định là không có lợi khi phổ biến các tấm ảnh bin Laden bị toán biệt hải Hoa Kỳ bắn chết
Hình: ASSOCIATED PRESS

Tổng thống Obama quyết định là không có lợi khi phổ biến các tấm ảnh bin Laden bị toán biệt hải Hoa Kỳ bắn chết


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố ông sẽ không cho phép phổ biến hình ảnh bin Laden bị toán biệt hải Hoa Kỳ bắn chết hôm sáng sớm thứ Hai.

Tuyên bố được đưa ra trong buổi phỏng vấn trên đài truyền hình CBS phát hôm thứ Tư.

Dịp này, Tổng thống nói ông chắc chắn lực lượng của Hoa Kỳ đã giết chết bin Laden và người chủ mưu vụ khủng bố 11 tháng 9 tại Mỹ đã nhận hậu quả xứng đáng về những gì đã làm.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney hôm thứ Tư nói rằng Tổng thống đã quyết định là không có lợi khi phổ biến các tấm ảnh này, vì nó có thể dẫn đến một rủi ro an ninh quốc gia và xúi dục gây bạo động.

Trước đó có tin nói rằng các giới chức Tòa Bạch Ốc đã tranh luận về chuyện có nên phổ biến để thực sự chứng minh bin Laden đã chết.

Hôm thứ Ba, Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói các hình ảnh này kinh tởm và có thể gây nhiều thương tổn.

Cùng ngày thứ Tư, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng Viện. Ông bênh vực cuộc đột kích ở Pakistan, nói rằng vụ này là hợp pháp và là một hành động tự vệ của quốc gia.

Xem video dinh thự nơi bin Laden trú ẩn

source:

VOA Vietnamese