Wednesday, 25 November 2009

Biển Đông: Từ tranh chấp công khai tới quản lý xung đột



Để đạt mục tiêu kiềm chế các tranh chấp, các bên liên quan cần không được hài lòng chỉ với Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông của ASEAN - Trung Quốc - TS Nguyễn Hồng Thao và GS Ramses Ammer viết.

LTS: Từ 26-27/11, Hội thảo quốc tế về Biển Đông sẽ được Học viện Ngoại giao Việt Nam cùng Hội Luật sư Việt Nam phối hợp tổ chức, với sự tham gia của các học giả trong nước và quốc tế. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Hồng Thao và GS. Ramses Ammer về vấn đề biển Đông và việc tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới cho vấn đề tranh chấp phức tạp, lâu dài này.

Phần 1: Từ tranh chấp công khai tới quản lý xung đột

Biển Đông từ lâu được xem là một trong những khu vực chính gây căng thẳng và bất ổn định tại Châu Á - Thái Bình Dương. Có nhiều nhân tố dẫn đến thực trạng đó. Thứ nhất, vị trí địa chiến lược của biển Đông. Thứ hai là những tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các tranh chấp vùng biển tại biển Đông. Nhân tố thứ ba là cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển này. Nhân tố thứ tư là sự phát triển của Luật Biển.

(...)

Các tranh chấp về đảo trong biển Đông bao gồm cả hai bên, ba bên hoặc đa phương. Tình hình này cùng với các yêu sách chồng chéo đối với các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thể giải quyết nếu không giải quyết câu hỏi về chủ quyền. Ngoài các tranh chấp có liên quan trực tiếp tới các yêu sách về chủ quyền đối với các nhóm đảo, còn các tranh chấp khác liên quan tới các vấn đề về vùng biển vẫn chưa được giải quyết.

Hơn nữa, vấn đề cướp biển và cướp có vũ trang đang tăng lên trong khu vực với khoảng một nửa số vụ cướp biển được ghi nhận trên thế giới xảy ra ở khu vực này.13

Các quốc gia ven biển cũng đang phải đương đầu với các vấn đề xuyên biên giới như ô nhiễm biển, quản lý các nguồn lợi hải sản.

Biển Đông tạo nên một trường đấu tranh cho các lợi ích an ninh. Việc tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm tránh các hoạt động quân sự là lợi ích của tất cả các bên tranh chấp và các bên có liên quan, nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải và thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp cũng như thúc đẩy hợp tác.

Từ tranh chấp công khai tới quản lý xung đột

Làn sóng chiếm đảo

Làn sóng chiếm đóng các đảo bắt đầu từ giữa những năm 1950 sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa trong khi Trung Quốc chiếm phần phía đông. Sau đó, năm 1974 Trung Quốc chiếm luôn cả phần phía tây bằng một chiến dịch quân sự đánh đuổi Việt Nam Cộng hòa.

Tại Trường Sa, vào đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng hòa thực hiện yêu sách của mình bằng việc chiếm một số đảo - các đảo chiếm giữ này được chuyển sang cho nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975. Philippines cũng tiến vào Trường Sa vào những năm cuối thập kỷ 1970s, trong khi Malaysia giành quyền kiểm soát một đảo lần đầu tiên vào năm 1983. Trung Quốc không giành được vị trí nào tại Trường Sa cho tới đầu năm 1988 sau một trận thủy chiến với Việt Nam tại khu vực này.

Mặc dù quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã bình thường hóa hoàn toàn vào tháng 11/1991, các tranh chấp trên biển Đông vẫn tạo nên nhiều căng thẳng trong phần lớn những năm 1990.

Được báo chí đề cập nhiều hơn cả là tranh chấp và căng thẳng nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Philippines sau khi Trung Quốc chiếm dải Vành Khăn vào năm 1995.

Các bên tuyên bố chủ quyền đều có những động thái để củng cố và duy trì yêu sách của mình. Năm 1978 Philippines tuyên bố các giới hạn của KIG. Malaysia đưa ra bản đồ thể hiện các yêu sách của mình về lãnh hải và thềm lục địa năm 1979. Như đã nêu ở trên, Việt Nam tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa bằng tuyên bố của Chính phủ năm 1977.

Xung đột hải quân giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1988 tại Trường Sa làm dấy lên lo ngại giữa các quốc gia ASEAN rằng tình hình biển Đông có thể sẽ trở thành mối đe dọa đối với an ninh khu vực.

Nỗ lực kiểm soát tình hình

Nỗ lực khu vực đầu tiên nhằm kiểm soát tình hình là sáng kiến của Indonesia và Canada tổ chức Hội thảo đầu tiên về quản lý các xung đột tiềm tàng tại biển Đông vào năm 1990. Hội thảo này là một tiến trình không chính thức nhằm tạo dựng một diễn đàn cho các thảo luận có tính định hướng chính sách và các hợp tác tiềm năng. Đây được coi là một trong những Biện pháp Xây dựng Lòng tin trong khu vực.

Các nước ASEAN, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cử người tham gia Hội thảo trên cơ sở không chính thức của kênh hai. Hội thảo kết thúc với các tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết các tranh chấp biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, các bên không được sử dụng vũ lực trong tranh chấp và các bên cần kiềm chế không làm phức tạp thêm tình hình.14

Nỗ lực thứ hai của khu vực là Tuyên bố ASEAN năm 1992 về biển Đông. Tuyên bố nhấn mạnh " sự cần thiết giải quyết mọi vấn đề chủ quyền và quyền tài phán liên quan tới biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực". Bản tuyên bố yêu cầu "các bên liên quan kiềm chế với mục tiêu thiết lập một môi trường tích cực cho một giải pháp cuối cùng cho tất cả các bên".15

Trong thời kỳ này, UNCLOS vẫn chưa có hiệu lực và một số nước có yêu sách chủ quyền vẫn chưa phê chuẩn công ước này. Các nước yêu sách cũng tiếp tục thực hiện và áp dụng UNCLOS theo cách có lợi cho quyền lợi của mình và trong một số trường hợp mâu thuẫn với tinh thần giải quyết cả gói của UNCLOS. Có thể nói rằng hệ thống các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp được nêu trong phần 15 của UNCLOS vẫn chưa được thực thi.

Tàu tuần tra của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sự kiện Vành Khăn năm 1995 được coi là một sự cảnh báo đối với các nước trong khu vực rằng họ phải tự có những sáng kiến của mình để ngăn chặn các tranh chấp biển trong khu vực biển Đông leo thang trở thành các vụ đụng độ. Nếu họ không làm điều đó, tình hình có thể xấu đi và hòa bình ổn định sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Theo đó, ASEAN cần tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin để ứng phó với tình hình tại Biển Đông.

Tiến trình Hội thảo nhằm quản lý các xung đột tiềm tàng trên biển Đông đã gần như hoàn thành vai trò lịch sử của mình và được thay thế bằng các cuộc thương thảo song phương. Sau sự kiện Vành Khăn, ASEAN ra Tuyên bố 1995 của các Ngoại trưởng ASEAN về những phát triển gần đây tại Biển Đông nhấn mạnh rằng các bên liên quan phải áp dụng các nguyên tắc có trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á (TAC) như là cơ sở xây dựng quy tắc ứng xử quốc tế tại biển Đông vì mục tiêu xây dựng một không khí an ninh và ổn định trong khu vực.

Các cuộc đàm phán song phương riêng rẽ giữa Trung Quốc và Philippines và giữa Philippines và Việt Nam đã cho ra đời hai bộ quy tắc ứng xử - một bộ Quy tắc ứng xử gồm tám điểm trong Tuyên bố chung giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Tham vấn về biển Đông và các khu vực hợp tác khác tháng 8/1995 và bộ quy tắc ứng xử 9 điểm trong Tuyên bố chung của cuộc gặp tham vấn song phương hàng năm lần thứ 4 giữa Philippines và Việt Nam tháng 10/1995.16

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 đã thúc đẩy tổ chức này trở nên tích cực hơn trước tình hình biển Đông. Dưới chiếc ô của tổ chức này, Bộ quy tắc ứng xử ASEAN do Philippines và Việt Nam chuẩn bị đã được thông qua và được chuyển cho Trung Quốc năm 1999.

Bộ quy tắc ứng xử ASEAN dựa trên các tài liệu của ASEAN, thí dụ như: 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, TAC, Tuyên bố của ASEAN về biển Đông 1992, Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc 16/12/1997; Tuyên bố chung Philippines - Trung Quốc về biển Đông và các khu vực hợp tác khác tháng 8/1995; bộ quy tắc ứng xử thỏa thuận giữa Philippines và Việt Nam tháng 11/1995; và kế hoạch hành động Hà Nội thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 năm 1998.17

Lúc đầu, ý tưởng về một bộ quy tắc ứng xử ASEAN - Trung Quốc đã bị Bắc Kinh gạt bỏ. Đối thoại ASEAN - Trung Quốc dẫn tới sự hiểu biết về sự cần thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử có tính khu vực trong tương lai. Tuy nhiên, trong tương lai gần, một giải pháp thỏa hiệp về một văn bản chung với các điều khoản ít có tính ràng buộc hơn có thể dễ được các bên chấp nhận hơn.

Trong Hội nghị cấp cao ASEAN tại Phnompênh - Campuchia, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua "Tuyên bố về ứng xứ của các bên tại Biển Đông" (ASEAN - Trung Quốc DOC).18 Đây là văn bản chính trị đầu tiên liên quan tới biển Đông được thông qua giữa ASEAN và Trung Quốc. ASEAN - Trung Quốc DOC là bước đi cần thiết trong một tiến trình dài hơn nhằm xây dựng và thống nhất về một "bộ quy tắc ứng xử" tại biển Đông.

ASEAN - Trung Quốc DOC là một khung ứng xử cho các bên, thành viên của ASEAN, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới các tranh chấp, và Trung Quốc, nhằm tránh các hoạt động quân sự và thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc. Các bên có liên quan có thể thăm dò và thực hiện các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, các hoạt động nghiên cứu biển; an toàn hàng hải và thông tin trên biển; các hoạt động tìm kiếm và cứu trợ; và chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm nhưng không chỉ riêng buôn lậu ma tuý, cướp biển và cướp có vũ trang trên biển, và buôn lậu vũ khí.

Các cuộc đàm phán song phương riêng rẽ giữa Trung Quốc và Việt Nam, Malaysia và Việt Nam, Thái Lan và Việt Nam, Indonesia và Việt Nam đã đưa tới những kết quả tích cực trong việc giải quyết các vùng biển chồng lấn giữa các nước phù hợp với UNCLOS.

Ngày 5/6/1992, Malaysia và Việt Nam ký thỏa thuận về khai thác chung triển tại các khu vực chồng lấn trên khu vực thềm lục địa phía tây nam Việt Nam và vùng biển phía đông - bắc - đông ngoài khơi bờ biển phía đông của bán đảo Malaysia trong vịnh Thái Lan.19

Ngày 9/8/1997, Thái Lan và Việt Nam đạt được thỏa thuận xác định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong vịnh Thái Lan.20

Ngày 11/6/2003, Việt Nam và Indonesia ký thỏa thuận về xác định ranh giới thềm lục địa trên khu vực phía bắc đảo Natuna.

Hai thỏa thuận khác cũng đáng được ghi nhận là hai thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới vịnh Bắc bộ ký ngày 25/12/2000. Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc bộ - giải quyết các tranh chấp biên giới biển trong vùng Vịnh với những hiệu lực hợp lý dành cho các đảo trong phân định.21 Hiệp định về hợp tác đánh cá trong vùng Vịnh Bắc bộ đã thiết lập được một "khu vực đánh cá chung", "một vùng đệm" cho các tàu thuyền đánh cá nhỏ và "vùng đánh cá tạm thời" trong 4 năm.22

Những thỏa thuận đạt được giữa Việt Nam và các nước láng giềng liên quan đến quản lý và phân định các vùng biển chồng lấn đã góp phần làm rõ các điều khoản tương ứng trong UNCLOS trong việc giải quyết các tranh chấp biển.

ASEAN - Trung Quốc DOC và UNCLOS cũng được coi là cơ sở pháp lý cho Hiệp định 3 bên về các khảo sát địa chấn biển chung trong khu vực xác định trên biển Đông (JSMU) được ký ngày 14/3/2005 giữa các công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Hiệp định cho thấy quyết tâm của các bên có liên quan trong việc tuân thủ ASEAN - Trung Quốc DOC. Tất cả các hoạt động trong khu vực đều cần tham khảo ý kiến các bên liên quan.

Hiệp định 3 bên bao gồm ba năm tiến hành đo địa chấn và nghiên cứu trên một khu vực rộng 143 ngàn km vuông trên biển Đông, bao gồm cả một phần quần đảo Trường Sa còn đang tranh chấp. Ba công ty dầu khí quốc gia cùng nhau chia sẻ các chi phí liên quan tới nghiên cứu địa chấn trong khu vực thỏa thuận, lên tới khoảng 7,14 triệu đô la trong thời gian 3 năm.23

Tổng thống Philippines Gloria Arroyo gọi hiệp định ba bên này là "một sự kiện lịch sử", "một bước đột phá" trong việc thực hiện các điều khoản của ASEAN - Trung Quốc DOC. Việc ký kết hiệp định "không làm tổn hại đến lập trường của mỗi bên đối với vấn đề biển Đông". Các bên bày tỏ "quyết tâm biến biển Đông thành một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển".24

Sự hợp tác của 3 công ty dầu khí quốc gia nằm trong khuôn khổ các nghiên cứu khoa học biển và không bao gồm bất kỳ một sự dàn xếp nào liên quan tới việc khai thác tài nguyên của khu vực.

Chương trình nghiên cứu khoa học biển chung tại biển Đông (JOMSRE-SCS) là một thí dụ khác về sự hợp tác theo tinh thần của ASEAN - Trung Quốc DOC. Sáng kiến này được khởi xướng theo thỏa thuận năm 1994 giữa Tổng thống Philippines lúc đó là Fidel V. Ramos và Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường trên biển Đông.

Từ năm 1996, đã có 4 đợt hoạt động: tháng 4/1996, tháng 5/2000, tháng 4/2005 và tháng 4/2007. Các bên tham gia các đợt hoạt động nghiên cứu ngày càng mở rộng, không chỉ bao gồm Phillippines, Việt Nam, Trung Quốc mà còn các thành viên bên ngoài khác, trong đó có Mỹ và Canada với tư cách quan sát viên.25

Nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng đi qua biển Đông.
Việc thiết lập đường dây nóng, việc tổ chức tuần tra chung, việc tham gia vào các hoạt động chống cướp biển và xây dựng cơ chế đối thoại an ninh là các bằng chứng của thái độ tự kiềm chế của các bên trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực theo tinh thần ASEAN-Trung Quốc DOC.

ASEAN - Trung Quốc DOC cũng đóng vai trò kiềm chế. Theo DOC, các bên có liên quan phải cho thấy thái độ tự kiềm chế khi thực hiện các hoạt động có thể gây nên hoặc làm phức tạp thêm các tranh chấp và làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, trong đó bao gồm: các hoạt động đưa người đến ở trên những đảo, bãi đá nửa nổi nửa chìm hiện không có người sinh sống. Thêm vào đó, các bên có liên quan cần giải quyết tranh chấp theo một cách xây dựng.

Tuy nhiên, các điều khoản của ASEAN - Trung Quốc DOC chưa đưa ra được câu trả lời rõ ràng cho các vấn đề như các loại hoạt động nào có thể bị coi là làm phức tạp hoặc làm phức tạp thêm các tranh chấp.

Do vậy, các nước có yêu sách theo đuổi các hoạt động như "các hành động dân sự với các mục tiêu quân sự" tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, từ các hoạt động như nghiên cứu, du lịch, mời thầu và đấu thầu các lô dầu khí, đặt mốc chủ quyền, cấm đánh cá, xây dựng đường bay, tới các đài giám sát chim và xây dựng hoặc củng cố các cơ sở đã có tại các phần đảo đã chiếm đóng.26

Cho đến hết năm 2008, các dự án hợp tác trong khuôn khổ ASEAN - Trung Quốc DOC chỉ mới tồn tại trên giấy. Lý do là có sự thiếu hụt tài trợ tài chính và sự nhiệt tình của các bên liên quan. Các điều khoản không rõ ràng của DOC cũng làm cho tình hình thêm phức tạp.

Để đạt được mục tiêu kiềm chế các tranh chấp, các bên có liên quan cần không được hài lòng chỉ với ASEAN - Trung Quốc DOC. Họ cần phát triển thêm các chủ trương mới cho việc triển khai DOC và thúc đẩy nó lên một mức cao hơn nhằm đạt được một bộ quy tắc ứng xử ASEAN - Trung Quốc tại biển Đông.

Tình hình gần đây dường như đòi hỏi những nỗ lực mới nhằm thiết lập một thể chế pháp lý mới phù hợp cho hợp tác giữa các bên có liên quan tại biển Đông27.

**************

source

http://www.tuanvietnam.net/2009-10-18-bien-dong-tu-tranh-chap-cong-khai-toi-quan-ly-xung-dot

Sunday, 22 November 2009

Quá khứ sáng tạo của Trung Quốc



Đài thiên văn cổ tiêu biểu cho quá khứ sáng tạo huy hoàng của Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn biến nước này thành một trong những nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới - để lấy lại ngọn cờ đầu về đổi mới mà Trung Quốc đã giữ trong hơn một ngàn năm, trước khi bị phương Tây vượt qua. Phóng viên Mary Kay Magistad của chương trình The World đi tìm ngọn nguồn quá khứ sáng tạo của Trung Quốc và những gì đang được làm để khơi lại ngọn lửa ấy.

Lái xe dọc con đường Nhị Hoàn Lộ của Bắc Kinh và ngay trước khi bạn rẽ vào Tử Cấm Thành, bạn sẽ thấy một thứ lạ lẫm. Giữa những tòa nhà chọc trời và biển quảng cáo mobile phone là một tháp đá lâu đời, trên mái là thiết bị thiên văn cổ xưa.

Trong 500 năm đây là đài thiên văn quốc gia của Trung Quốc. Các nhà thiên văn theo dõi thiên giới để làm vui lòng Hoàng đế.

Lu Dishen, một nhà nghiên cứu tại đây, nói: "Trung Quốc rất chú ý các hiện tượng trên bầu trời. Vì những gì xảy ra trên thiên giới được tin là sự ngụ ý rằng có gì đó xảy ra cho thiên tử hay cả đế chế."

Quần chúng có thể nhìn nhật thực như là dấu hiệu rằng vị vua đã để mất thiên mệnh - và chuyện này có thể thúc giục họ tìm cách lật đổ triều đình. Ông Lu Dishen nói vì vậy nhà vua không dễ mà để bất kỳ ai cũng được làm nghề thiên văn - mà chỉ vài người được tin tưởng mà thôi.

"Tại Trung Quốc, ở một số triều đại, nếu anh một mình quan sát bầu trời, anh sẽ bị hành quyết."

Giải pháp mới

Nhưng những khoa học gia khác có nhiều cơ hội để khám phá những giải pháp mới mẻ. Và trong suốt 1500 năm, họ đã nghĩ ra một số trong những phát kiến quan trọng nhất của thế giới.

Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy, in ấn, thuốc súng và la bàn. Họ sáng tạo lụa, đồ sứ, Đông y, và địa chấn kế. Vào thế kỷ thứ Hai trước Công nguyên, họ đã khoan tìm khí đốt và theo nhà nghiên cứu Lu Dishen, người Trung Quốc còn vẽ chính xác biểu đồ sự chuyển động của các hành tinh.

"Trước thế kỷ 15, thiên văn học Trung Quốc tiến bộ nhất thế giới. Nhưng sau đó, từ triều Minh tới Thanh, chúng tôi chỉ đi theo thiên văn học Tây phương, vì họ tân tiến hơn."

Nhưng vì sao khoa học Tây phương có thể vượt mặt cho dù Trung Quốc đi trước khá xa? Câu hỏi này đã làm ám ảnh nhiều thế hệ người Trung Quốc.

Bộ phim tài liệu, River Elegy (Hà Thương), đã nêu câu hỏi này khi được chiếu trên truyền hình nhà nước Trung Quốc năm 1988. Bộ phim nói rằng kể từ thế kỷ 19, văn hóa Trung Quốc trở nên trì trệ, giống như sông Hoàng Hà nghẽn bùn.

Thiên văn học của Trung Quốc từng đứng đầu thế giới

Phim nói Trung Quốc cần nhìn sang phương Tây để có những tư tưởng mới như khoa học và dân chủ. Ý cho rằng chỉ phương Tây mới có thể cứu Trung Quốc đã là điều mà người Tây phương nói về nước này trong phần lớn thế kỷ 20.

Một người phương Tây có thiện cảm hơn là nhà sinh hóa người Anh Joseph Needham. Trong thập niên 1930, ông nêu ra cái mà sau này được gọi là Câu hỏi Needham: vì sao Trung Quốc đánh mất sức sáng tạo?

Ông dành phần còn lại của đời mình để ghi chép những sáng tạo vĩ đại của Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ thực sự trả lời được câu hỏi nguyên thủy.

Giờ đây, một số sử gia về Trung Quốc đang hỏi, liệu đó có phải là câu hỏi đúng hay không?

Sáng tạo khác?

Hay phải chăng những người phương Tây trước đây đã định hình vấn đề theo cách đó để biểu thị cảm giác siêu đẳng của Tây phương, để biện minh cho việc cưỡng ép Trung Quốc mở cửa cho thương mại và ảnh hưởng hiện đại?

Ken Pomeranz là tác giả cuốn sách “The Great Divergence: China, Europe and the Making of the Modern World Economy.” (Sự phân rẽ vĩ đại: Trung Quốc, châu Âu và sự Hình thành của Kinh tế Thế giới Hiện đại).

Trước thế kỷ 15, thiên văn học Trung Quốc tiến bộ nhất thế giới.

Lu Dishen

Hiện là giáo sư lịch sử Trung Quốc ở Đại học California, Irvine, ông nói sự sáng tạo của Trung Quốc không chấm dứt với nhà Minh - nó chỉ đổi hướng.

Ví dụ, ông nói, máy hơi nước thời kỳ đầu là con quái vật ngốn năng lượng. Cách duy nhất để con người thấy đáng dùng nó là tìm ra năng lượng rẻ tiền ở gần bên. Người Anh nhận ra điều đó và dùng máy ở hầm mỏ than, để bơm nước và khai thác than. Khi đã có than, họ có thể đặt động cơ hơi nước lên bánh xe, để làm ra xe lửa. Xe lửa đem than tới nhà máy. Ý này mở ra ý khác, và Cách mạng Công nghiệp bắt đầu.

Trong khi đó, Trung Quốc đối phó một chuỗi vấn đề khác. Nước này cũng có than, nhưng nó ở miền bắc, không có đường ra tới biển. Vì thế quá đắt tiền để chuyên chở than đến nơi mà nó có thể được sử dụng. Suy tư sáng tạo không phải để đi tìm thiết bị tiết kiệm lao động dùng nhiều năng lượng, mà là thiết bị tiết kiệm năng lượng - như cái chảo.

Vỏ kim loại uốn cong, mỏng của chảo tỏa nhiệt nhanh chóng, cho phép đầu bếp bớt phải dùng than đắt tiền.

Trong khi châu Âu có nhiều đất, ít người - Trung Quốc lại đông dân, ít đất trồng trọt. Vì vậy, Pomeranz nói sáng tạo của Trung Quốc dành cho câu hỏi làm sao cầy cuốc hiệu quả nhất trên từng luống đất.

Ông nói: "Ví dụ, người Trung Quốc, suốt từ thế kỷ 16 đến 19, rất độc đáo tìm cách thu hoạch nhiều hơn trên từng mẫu đất. Hoa lợi trên từng mẫu đất cao nhất thế giới. Họ không giỏi như thế trong việc tối đa hóa sản lượng tính theo giờ công, vì đó không phải là vấn đề chính."

Vì thế, sự sáng tạo ở nước này dành để giải đáp những câu hỏi khác với châu Âu, và cho ra những đáp án khác. Rốt cuộc, Trung Quốc tụt lại đằng sau nhưng không phải vì họ ngừng sáng tạo.

Thực tế diễn ra là dưới thời Minh, các vị vua ít quan tâm hơn chuyện giao thiệp với thế giới bên ngoài và hấp thụ tư tưởng mới. Giao thương vẫn tiếp tục ở ngoài biển, nhưng Trung Quốc không cập nhật các tiến bộ khoa học ở các nước khác.

[Thời Phục Hưng] tạo ra môi trường tự do, mở cho con người suy nghĩ. Môi trường tự do rất quan trọng cho sáng tạo.

Zhang Kaixun

Trong khi đó, châu Âu trải qua kỷ nguyên Phục Hưng và Khai Sáng, đi tìm Thế giới Mới.

Zhang Kaixun, người đứng đầu Hội Phát kiến của Trung Quốc, nói những điều này giúp châu Âu vượt lên Trung Quốc.

"Thời Phục Hưng không chỉ có khoa học và công nghệ, mà còn là nghệ thuật, triết học và tôn giáo. Nó tạo ra môi trường tự do, mở cho con người suy nghĩ. Môi trường tự do rất quan trọng cho sáng tạo."

Vào lúc châu Âu đi qua Phục Hưng và Khai Sáng, Trung Quốc lại theo đuổi một hình thức tân Khổng giáo, với tôn ty và quy chuẩn hành xử cứng nhắc. Nó biến những đầu óc giỏi nhất thành quan lại và học giả cổ điển thay vì làm thương buôn. Điều này không ngăn cản nhưng cũng chẳng khuyến khích sáng tạo.

Chiến tranh

Có những lý do khả dĩ khác giải thích vì sao sáng tạo khoa học và kỷ nguyên công nghiệp cất cánh tại châu Âu. Nhiều nước châu Âu đánh nhau thường xuyên và phải nghĩ ra các vũ khí và chiến thuật mới. Các cuộc chiến khiến nhiều người tìm đến sống trong các đô thị tương đối an toàn hơn - nơi những tư tưởng mới nhanh chóng lan tỏa. Trong đó có các sáng tạo tài chính, theo lời Arthur Kroeber, biên tập tạp chí China Economic Quarterly.

"Ta thấy sự lớn mạnh của các ngân hàng lớn đa dạng...Có sự phát triển của bảo hiểm, các công ty, sau này là công ty chứng khoán, cho phép con người dàn đều rủi ro và có đầu óc thương buôn."

Ngược lại, ông Kroeber, nói kinh tế Trung Quốc gồm các doanh nghiệp gia đình nhỏ. Nó thiếu các hãng mà lẽ ra có thể khuyến khích những nhà sáng chế và doanh nhân chấp nhận rủi ro.

Còn những yếu tố khác kìm hãm như chiến tranh và lộn xộn chính trị trong phần lớn thế kỷ 19 và sang thế kỷ 20. Sau khi vị vua cuối cùng bị lật đổ năm 1912, có cuộc tìm kiếm tư tưởng mới. Nhưng chiến tranh lại nhấn chìm nó - đầu tiên là người Nhật xâm lăng, rồi cuộc chiến giành quyền lực của người Cộng sản.

Mao có câu nói "trí thức là cục phân"

Khi Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nhiều người Trung Quốc hy vọng sẽ có khởi đầu mới cho nước này giữa thế giới hiện đại. Nhưng điều mà họ mau chóng tìm ra là Mao không muốn nghe những tư tưởng khác với ông. Ông đưa hàng trăm ngàn trí thức đi tù hay hành hình họ. Và giữa thập niên 1960, ông mở Cách mạng Văn hóa.

Mao khuyến khích Hồng Vệ Binh trừng phạt những thành phần "phản cách mạng". Trong đó có trí thức, những ai có quan hệ với phương Tây và bất kỳ ai có tư tưởng đụng chạm với học thuyết Mao.

Tuy vậy, Jin Xiaofeng - nay là một doanh nhân internet - lại nhớ rằng thời kỳ đó đem lại cho bà, một thiếu nữ, sự tự do bất ngờ.

"Ba mẹ tôi phải xuống nông thôn, và tôi không thể đến trường. Nhưng nó lại cho phép tôi có không gian riêng, làm điều gì đó khác, sáng tạo, tự giải trí không qua hệ thống giáo dục."

Bà nói kinh nghiệm ấy giúp bà lớn lên để trở thành doanh nhân mạo hiểm. Bà lo lắng giới trẻ ngày nay chịu quá nhiều sức ép ở trường, bị đặt trong cơ cấu mà không có tự do suy nghĩ sáng tạo.

Vậy mà sáng tạo lại đang là điều chính phủ muốn ở họ.

Đảng Cộng sản nói sáng tạo là thiết yếu để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra còn mục đích khác - cảm nhận của Trung Quốc về chính mình và vị trí của mình giữa thế giới.

Họ muốn lấy lại sự kính trọng mà Trung Quốc từng hưởng, như một trong những nơi hùng mạnh và sáng tạo nhất trên quả đất. Câu hỏi là làm sao đạt được mục tiêu.

The World là tạp chí radio mỗi tuần một giờ, được hợp tác thực hiện bởi WGBH/Boston, PRI, và BBC World Service.

******************

source

BBC Vietnamese

Monday, 16 November 2009

Ai đã làm sập bức tường Bá Linh?


November 13, 2009


TUẤN MINH

Ai là người có công đã làm sụp đổ bức tường Bá Linh? Là công của Tổng thống Ronald Reagan Hoa Kỳ hay công của Đức Giáo Hoàng John Paul II?

Trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm ngày sụp đổ bức tường Bá Linh vào thứ Hai đầu tuần này, nữ Thủ tướng Angela Merkel của Đức có một câu trả lời khác: Bà đã chỉ cám ơn đến một lãnh tụ duy nhất: tổng bí thư đảng Cộng sản Sô Viết Mikhail Gorbachev, nhân vật được coi như là ủng hộ các biện pháp cải cách thực sự với perestroika (tái cấu trúc) và glasnost (cởi mở) tại Liên Sô. Và, quan trọng hơn hết là Gorbachev đã không dùng quân đội để đàn áp các cuộc biểu tình tại các nước Đông Âu như đã từng xảy ra trong quá khứ.

ngày 9/11/2009Cựu TT Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev, trái, được mời đến tham dự cùng Thủ Tướng Đức Angela Merkel, phải, nhân dịp lễ kỷ niệm 20 năm tường Berlin sụp đổ. Sean Gallup/Getty Images

Trong buổi lễ, bà Merkel đã mời ông Gorbachev cùng đến viếng lại cây cầu Bornholmer Strasse, được coi như là điểm giao tiếp được mở cửa tự do đầu tiên trong ngày 9 tháng 11 năm 1989. Và trong lời cám ơn ông Gorbachev, bà Merkel nói: “Chúng tôi đều biết rõ là phải có một biến cố nào đó xảy ra (những cải cách tại Liên Sô) thì mới có thể dẫn đến nhiều sự thay đổi lớn lao khác xảy đến tại nơi này. Ông là người đã làm cho sự kiện này được hiện thực, ông đã can đảm để cho nhiều diễn tiến (thay đổi) xảy ra, và đó là những điều đã vượt quá sự mong đợi của chúng tôi.” Tiếng vỗ tay của hàng ngàn người tụ tập dưới cơn mưa nhẹ và cùng hô to “Gorby! Gorby!” trước khi cả hai vị cùng sánh vai bước qua chiếc cầu băng ngang những đường rầy xe lửa.

Thật ra thì trong suốt thời gian dài 40 năm dưới thời Chiến Tranh Lạnh, đã có nhiều cuộc nổi dậy của người dân chống đối những chính quyền tại Đông Âu do chế độ Liên Sô dựng lên. Đa số mọi người còn nhớ đến những cuộc nổi dậy tại Đông Bá Linh vào năm 1953, tại Hung Gia Lợi (Hungary) vào năm 1956, tại Tiệp Khắc (Czechoslovakia) vào năm 1968 và tại Ba Lan (Poland) trong rất nhiều dịp khác nhau khiến người ta không còn nhớ hết để kể ra. Thế nhưng tất cả những cơn nổi dậy này đều thất bại và đều bị đè bẹp bởi quân đội và xe tăng của Hồng quân Liên Sô.

Thế nhưng phải đến mùa thu 1989 thì những cuộc nổi dậy mới bắt đầu thành công. Có lẽ vào thời điểm ấy không có ai dám nghĩ đến hay tiên đoán được một cuộc cách mạng to lớn có tính cách thay đổi lịch sử sâu đậm như vậy lại có thể diễn ra một cách êm thắm quá mức vì đã không có tiếng súng nổ và cảnh máu đổ tan xương nát thịt. Dĩ nhiên, cũng có một ngoại lệ nhỏ xảy ra tại Lỗ Ma Ni (Romania) nhưng dù sao thì con số nạn nhân thiệt mạng cũng có thể được coi là rất ít, nhất là sau biến chuyển bất ngờ hai vợ chồng lãnh tụ độc tài Nicolas Ceausescu bị bắt giữ và xử tử nhanh chóng.

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, tạp chí Foreign Policy nhân dịp này đã mở một loạt bài tìm hiểu về những diễn biến trong lịch sử, trong đó có bài viết của nhà báo Christian Caryl đề ngày 6-11, với tựa đề: “Who Brought Down the Berlin Wall?”, tạm dịch là Ai Đã Làm Sập Bức Tường Bá Linh? Tác giả đã liệt kê lại nhiều nguyên nhân thường được mọi người cho là đã góp phần dẫn đến việc làm sụp đổ bức tường ô nhục, đồng thời phân tích lại những diễn biến xảy ra vào thời điểm ấy để giúp người đọc có được cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn.

1. Công của TT Ronald Reagan.
Những người thích suy tôn vị tổng thống này thường nhắc đến lời nói bất hủ của ông Reagan khi đọc bài diễn văn tại Cổng Brandenburg vào ngày 12/6/1987 với lời thách thức đưa ra cho vị lãnh tụ khối Sô Viết: “Ông Gorbachev, hãy đập bỏ bức tường này đi!” Nhiều người cho rằng chính cái tinh thần cương quyết và mạnh dạn chống Cộng này, đi kèm với những lời nói hùng mạnh, đã là động lực chính đẩy mạnh những biến động dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Liên Sô.

Trong thực tế, những lời nói của ông Reagan đã chẳng để lại một dấu ấn gì đặc biệt cho những người dân sống tại các nước Đông Âu. Những phong trào chống đối tại Đông Đức và Tiệp Khắc thật ra có những đòi hỏi ôn hoà hơn nhiều so với những lời hung hăng theo diều hâu của đảng Cộng Hoà; còn tại Ba Lan thì đa số dân chúng và những người tranh đấu trong phong trào Đoàn Kết thì đã có Giáo Hoàng John Paul II làm lãnh tụ tinh thần cho họ. Các phụ tá của ông Reagan coi bài diễn văn này thật ra chỉ có tính cách màu mè, với hậu ý gây tiếng vang tại nội địa nước Mỹ nhiều hơn mà không tạo nên những căng thẳng không cần thiết trên trường quốc tế. Những bài tường thuật về bài diễn văn và sự xuất hiện của ông Reagan cũng chẳng có gì quan trọng và vì thế nên cũng không được đăng trên trang đầu của hai tờ nhật báo lớn là Washington Post và New York Times lúc bấy giờ.

Ngay cả Cố vấn An ninh Quốc gia cho ông Reagan vào thời ấy là Frank Carlucci, sau này cũng đã nhìn nhận: “Đúng là một câu nói rất hay trong bài diễn văn. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.” Còn ngay tại Tây Bá Linh, số người đứng nghe bài diễn văn và vỗ tay hoan hô ông Reagan quá ít so với những người đến biểu tình chống đối sự có mặt của ông Reagan, trong đó có rất đông những người của đảng Xanh với chủ trương bảo vệ môi sinh và phản chiến, nên chẳng lấy gì hài lòng trước những chính sách diều hâu của Hoa Kỳ lúc bấy giờ.

Khách quan mà nói, chính thái độ của ông Reagan có phần dịu giọng, nhất là trong cuối nhiệm kỳ hai, và sẵn sàng nhượng bộ với ông Gorbachev nên đã thúc đẩy cho lãnh tụ khối Liên Sô lúc bấy giờ không nghĩ đến việc phải dùng đến biện pháp mạnh bằng quân sự để giải quyết vấn đề, từ đó dẫn đến việc thay đổi chế độ rất êm thắm. Vì thế nên một nhà báo người Anh là ông Victor Sebestyen đã gọi ông Reagan là “Tay Bồ Câu Hàng đầu của Hoa Kỳ” (America’s Leading Dove).

2. Hướng đi tất yếu của lịch sử.
Những người bênh vực cho nguyên nhân này nói rằng lịch sử vào lúc ấy đứng về phía những người chống đối khiến cho các lãnh tụ cầm quyền tại các nước trong khối (...) Liên Sô không dám nghĩ đến việc dùng quân đội và công an để đàn áp.

Thật ra vấn đề không đơn giản như vậy, vì nói cho cùng mọi người dân trong các chế độ độc tài thường vẫn lo sợ trước bộ máy an ninh của nhà nước. Cuộc đàn áp dã man tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm đó cho người ta thấy là chính quyền vẫn có khả năng đàn áp và đè bẹp tất cả mọi sự chống đối hay nổi dậy của quần chúng, và giúp cho giới lãnh đạo giữ vững quyền lực. Giá như giới lãnh đạo tại Đông Đức lúc bấy giờ quyết định ra tay đàn áp các cuộc nổi loạn trong nước thì chắc chắn là những hậu quả này sẽ tạo ra một tình trạng lo sợ lan truyền nhanh sang các quốc gia lân cận.

Tổng bí thư Đảng (...) Đông Đức là Erick Honecker và các đồng chí của ông trong Chính Trị Bộ vẫn còn có toàn quyền và khả năng để sử dụng biện pháp này. Vào tháng 9 năm 1989, hình ảnh trên truyền hình Đông Đức thường chiếu những lời tuyên truyền để đề cao về thái độ “cương quyết” của những đồng chí tại Bắc Kinh, ám chỉ những biện pháp dùng quân đội để dẹp tan các cuộc biểu tình. Vào ngày 9-10, các viên chức chính quyền còn trao vũ khí và đạn dược cho các lực lượng an ninh trước ngày diễn ra cuộc “Biểu dương vào ngày thứ Hai” tại Leipzig, và vận động sẵn nhân viên trực tại các nhà thương trong vùng để sửa soạn trước cho viễn tượng sẽ có đông đảo các nạn nhân thương tích hay thiệt mạng được mang tới sau khi cuộc biểu tình sẽ bị đàn áp. Cuối cùng cũng có đến 50,000 người xuống đường tham dự, nhưng rất may là vào giờ chót các lãnh tụ địa phương đã quyết định không dùng biện pháp mạnh; và chắc hẳn lịch sử thế giới đã đi vào một ngã rẽ khác nếu như các viên chức này đã thay đổi ý định.

3. Công của CIA.
Theo lập luận này thì các gián điệp của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ đã có công làm suy yếu bộ máy của chế độ Liên Sô và từ đó dẫn đến sự sụp đổ qua việc giúp đỡ cho những kẻ thù của chế độ Sô Viết.

Không ai chối cãi là CIA đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các kháng chiến quân A Phú Hãn (mujahideen) theo đuổi cuộc thánh chiến của họ để chống lại lực lượng xâm lăng của Hồng quân Nga vào đầu thập niên 1980 và gây nhiều thiệt hại cho quân đội này. Dĩ nhiên CIA cũng có công tìm cách tài trợ cho lực lượng của nghiệp đoàn Đoàn Kết qua ngả Vatican với sự yểm trợ ngầm của Giáo Hoàng John Paul II.
Thế nhưng trong các biến cố xảy ra trong năm 1989, các tay gián điệp của CIA gần như bao giờ cũng đi sau sự kiện vì đã không tiên đoán được trước những gì đã xảy ra. Trong phần sau của thập niên 1980, các chuyên viên của CIA đã không tiên đoán được về những ý định thực sự của ông Gorbachev. Đến cuối năm 1988, các báo cáo của CIA đều tiên đoán rằng các chế độ Đông Âu vẫn tiếp tục được duy trì. Khi bức tường Bá Linh bị sụp đổ và Toà Bạch Ốc muốn hiểu biết thêm về những nguyên nhân thì các viên chức lãnh đạo của CIA đều thú nhận là họ đã không có một gián điệp nào hiện diện tại Đông Bá Linh hoặc tại Điện Cẩm Linh (Kremlim) để biết rõ hư thực.

Trưởng nhóm CIA đặc trách về hoạt động tại khối Liên Sô lúc bấy giờ là ông Milton Bearden đã ngồi xem diễn biến của đêm lịch sử ấy nhờ vào màn hình của đài truyền hình dây cáp CNN, chứ không phải là nhờ vào những báo cáo của các gián điệp trong vùng. (Một trong những lý do chính để giải thích vì sao phía tình báo Mỹ đã không biết rõ gì phía bên kia bức màn sắt vì một trong những tay gián điệp nhị trùng là Aldrich Ames đã tiết lộ danh tính tất cả những gián điệp của Mỹ tại Liên Sô khiến họ bị thanh toán. Mãi đến năm 1994 thì Aldrich Ames mới bị lật tẩy và bắt giữ.)

4. Khối Liên Sô bị sụp đổ vì thất bại về kinh tế.
Nhiều người cho rằng động lực và nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Bá Linh, kéo theo sự tan rã của chế độ (...) Sô viết là tình hình kinh tế tụt dốc tệ hại khiến cho các chế độ này không còn có khả năng đứng vững.

Lập luận này có phần hơi đơn giản, tuy rằng cũng có những yếu tố khá thuyết phục. Mọi người đều nhìn thấy rõ là sinh hoạt kinh tế tại Liên Sô lúc bấy giờ không thể được coi là tốt đẹp so với các nước khác bên khối Tự Do. Hầu hết các chính quyền trong Khối Warsaw như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni đều mang công mắc nợ rất nhiều khiến cho chính phủ gặp lúng túng vì thiếu khả năng để giải quyết những khó khăn về kinh tế trong nội địa. Vào năm 1989, mức nợ các nước ngoài của Đông Đức lên đến 26.5 tỷ Mỹ-kim, và mỗi năm phải tốn đến 4.5 tỷ Mỹ-kim chỉ để trả tiền lời, coi như chiếm đến 60% giá trị của tổng số hàng xuất cảng của cả nước.
Tuy nhiên, kinh nghiệm diễn ra tại hai nơi khác là Cuba và Bắc Hàn, những nước gần như lâm vào tình trạng khánh tận vào năm 1989 khi không còn nhận được viện trợ từ phía đàn anh Liên Sô, cho thấy là các chế độ (...) vẫn còn có khả năng sống còn với những biện pháp kềm kẹp và kiểm soát gắt gao mặc dù ngân quỹ nhà nước rất nghèo nàn và yếu ớt.

Hơn nữa, sự kiện các nước Đông Âu mắc nợ lớn đối với ngoại quốc, nhất là từ các nước phương Tây, đã chưa hẳn là một mối nguy cơ khiến cho các chính quyền độc tài này có thể bị lung lay như nhiều người tiên đoán. Bởi vì điều này chỉ xảy ra nếu như Hoa Kỳ và các đồng minh làm áp lực để tạo khó khăn, chẳng hạn như đòi trả nợ hoặc ép buộc một số những đổi thay nào đó trong chính sách. Tuy nhiên, vào thời điểm của năm 1989, tất cả các lãnh tụ ở phương Tây từ các thủ tướng Helmut Kohl của Tây Đức và Margaret Thatcher của Anh cho đến Tổng thống George H.W. Bush cũng đều ngần ngại có những thái độ hay quyết định nào có thể bị coi là “gây bất ổn” (destabilizing) vùng này.

Để kết luận, theo nhà báo Christian Caryl, có lẽ sự hiện diện đông đảo của quần chúng tại nhiều thủ đô khác nhau tại Đông Đức, Ba Lan, Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc có thể đã bất ngờ tạo nên một thử thách cấp bách cho giới lãnh đạo muốn củng cố quyền hành và sự chính thống của chế độ. Ngoài ra cũng có rất nhiều yếu tố khác đồng loạt xảy ra vào cùng một thời điểm: sự xuất hiện của một lãnh tụ ôn hoà và chấp nhận cải cách như ông Mikhail Gorbachev với quyết định không dùng bạo lực để đàn áp các cuộc biểu tình; tình hình kinh tế trì trệ kéo dài tại các nước không theo mô hình kinh tế tự do của thị trường; sự chán nản và mất dần tin tưởng về ý thức hệ (...) trong nhiều tầng lớp quần chúng và công chức trong nước; chưa kể đến những nguồn thông tin dồn dập đến từ phương Tây. Có lẽ tất cả những yếu tố này phối hợp lại, dù là vô tình chứ không phải đã được phối hợp hoặc tính toán từ trước, đã tạo nên những biến động diễn ra trong năm 1989.

Tuấn Minh
Houston, Texas 11-11-2009

******************

source

Viet Tribune Online

Monday, 9 November 2009

Bức tường Bá Linh - biểu tượng sự thất bại của bạo lực (...)




Nguyên HânTóm lược


Bức tường Bá Linh - một biểu tượng thất bại hoàn tòan của Chủ nghĩa (...) ở châu Âu


Theo nhà báo Jonathan Eyal, những biến cố lịch sử tuồng như được khởi đầu bằng những yếu tố bất ngờ, thậm chí vô lý. Và Bức tường Bá Linh sụp đổ cũng khởi đầu như thế, bắt nguồn từ một lỗi lầm quan liêu hành chánh.

Hè năm 1989, nhà nước (...) đối diện với một làn sóng biểu tình. Áp lực càng lúc càng gia tăng khi những nước (...) láng giềng như Hungary và Ba Lan bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát chính trị và những hạn chế khắc khe ở biên giới trong nước của họ.

Những nhà lãnh đạo Đông Đức bỗng có một ý tưởng lạ thường: ngày 9 tháng Mười Một năm 1989, tân tổng bí thư đảng Egon Krenz tuyên bố cho phép một số công dân Đông Đức được đi trực tiếp qua Tây Đức sau khi nộp đơn xin chiếu khán ra đi.

Viên chức nhà nước (...), ông Gunter Schabowski người trả lời câu hỏi của báo chí và được truyền thanh trực tiếp: “Vâng, (lệnh có gía trị) ngay lập tức, không chậm trễ." Nguồn: www.bildercache.de
Thoạt đầu, đây chỉ là một biện pháp tạm thời trong chuyện kiểm soát biên giới nhằm loại bỏ những người Đông Đức bất đồng chính kiến, mà nhà nước tin rằng chắc chắc là những người này sẽ chạy qua Tây Đức trước hết nếu được cho phép. Nhưng viên chức cao cấp của nhà nước Đông Đức được đưa đến để thông báo quyết định này ông Gunter Schabowski đã không nắm vấn đề thấu đáo, hoặc không đọc mật lệnh cho rõ ràng. Nên khi một nhà báo đặt câu hỏi trong một buổi họp báo quốc tế và được truyền thanh trực tiếp, "liệu điều này có nghĩa ai cũng được tự do đi qua biên giới", viên chức này đã trả lời: “Vâng, (lệnh có gía trị) ngay lập tức, không chậm trễ.”

Sự việc được ghi nhận như là một lỗi lầm hành chánh có ý nghĩa lịch sử nhất của thế kỷ 20.

Và ngay lập tức, người dân Đông Đức đổ về phía bức tường ngăn cách Đông và Tây Bá Linh, thực hiện quyền tự do đi lại của họ giờ đã được nhà nước (...) cho phép.

Công an biên phòng Đông Đức qúa đỗi bàng hoàng, liên tục xin lệnh cấp trên vì họ không biết phải ứng xử như thế nào, nhưng lệnh không bao giờ đến. Và chỉ trong vòng vài giờ, bức tường Bá Linh chìm trong biển người.

Khi màn đêm buông xuống, hằng ngàn thanh niên Đức tay trong tay khiêu vũ không mỏi mệt từ bên này sang bên kia biên giới, một hành động được bảo đảm chắc chắn là chết tươi dưới họng súng của công an ngay trên hàng rào - nếu xảy ra 24 giờ trước đó.

Và thế giới ghi nhận đây là giờ khắc lịch sử đánh dấu sự chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.

Ông Harold Jaeger, một trong những công an biên phòng Đông Đức mở cửa biên giới tháng Mười Một năm 1989 hồi tưởng: “Tôi không giải phóng châu Âu, hay thả tự do cho người dân tôi, hay bất cứ điều vô nghĩa nào như thế. Đó là đám đông dân chúng trước mặt tôi và sự hỗn loạn vô vọng trong chính sự lãnh đạo của tôi đã mở cửa biên giới hôm đó,” ông nói. Và đây là lịch sử, được viết lên như một sự ngẫu nhiên, tình cờ.

Không một ai có mặt hôm tháng Mười Một đó lại có thể quên được những gì đã xảy ra. Những giòng nước mắt hân hoan khi gặp gỡ lại người thân sau những năm dài xa cách, những ôm ấp ấm áp tình người của những người hoàn toàn xa lạ lẫn nhau trước đó và bài quốc ca Đức vang rền trong trời đêm: khó mà cầm được nước mắt cho dẫu là người có trái tim vô cảm.

Không ai nghi ngờ cái ý nghĩa của biến cố này. Bức tường ô nhục ngăn cách Đông và Tây Bá Linh dài 37 cây số, với hàng rào kẽm gai, điện cao thế và mìn như một biểu tượng chia đôi châu Âu, và một khi nó sụp đổ, ai cũng cảm nhận một châu Âu (...) đang trên đường cáo chung.

Công an biên phòng Đông Đức trả lại đóa hoa người Tây Đức ném tặng, sáng ngày 10 tháng 11 năm 1989. Nguồn: Reuters
Tường, thành thường được dựng nên để ngăn người ngoài xâm nhập vào, người Trung Hoa đã đi tiên phong với ý tưởng này khi họ xây Vạn Lý Trường Thành 2.500 năm trước đây. Tuy nhiên, bức tường Bá Linh được nhà nước (...) xây lại không nhằm mục đích ngăn chận người ngoài; thay vào đó, nhằm ngăn chận công dân của chính mình bỏ nước ra đi.

Nếu không có bức tường này, có lẽ Đông Đức đã không còn tồn tại ngay vào đầu thập niên 1960. Chủ nghĩa (...) ở châu Âu đã chứng minh là toàn toàn bị thất bại và nó chỉ có thể tồn tại được bằng cách xây tường và nhà tù “nhốt” dân của mình lại.

Thực ra, bức tường này đã sụp đổ trước đó chứ không phải đến ngày 9 tháng Mười Một năm 1989; vì tuy mìn, điện cao thế và kẽm gai đã giam hãm được thân xác con người, nhưng bức tường này không ngăn được tư tưởng, thông tin và khoa học kỹ thuật từ thế giới tự do tràn vào.

Nhà nước Đông Đức đã làm những gì họ có thể làm để xây dựng cho Đông Đức một “căn cước”, một bản thể quốc gia, nhưng người dân của chính họ vẫn tin rằng Đông Đức là một phần của nước Đức và không thể chia hai.

Nhà nước (...) đã vận dụng hệ thống tuyên truyền để nhồi sọ người dân, nhằm làm họ hãnh diện về nước (...) của mình, nhưng người dân Đông Đức bất chấp, thay vào đó họ xem truyền hình Tây Đức. Đã có chuyện khôi hài thời (...) là người dân Đông Đức sống ở bên này bức tường ban ngày, nhưng sống ở Tây Đức ban đêm khi họ bật máy truyền hình và theo dõi chương trình phát đi từ Tây Đức.

Cùng thời điểm khi bức tường Bá Linh sụp đổ, các nước vùng Đông Âu cũng đã chín muồi. Nhà nước (...) Ba Lan đồng ý chia sẻ quyền lực với những nhà bất đồng chính kiến, nhà nước Hungary hứa hẹn sẽ có bầu cử tự do và Nam Tư đang sùng sục những cuộc biểu tình đòi thay đổi.

Chỗ bé đang chơi 20 năm trước là bức tường ô nhục chia đôi nước Đức, hiện vẫn còn dấu. Nguồn: Reuters
Chỉ vài tuần sau đó, một Đông Đức (...) biến mất, và chủ nghĩa (...) ở châu Âu chuẩn bị cáo chung chỉ trong cuối năm 1989. Mười tám tháng sau, (...) tan rã. Tư tưởng và khát vọng tự do của con người một lần nữa, xuyên qua bức màn sắt và cho thấy mang nhiều tính thuyết phục hơn súng đạn.

Hai mươi năm qua đã cho thấy một Đông Âu ngày càng trở nên tốt đẹp hơn; tối thiểu, người dân đi ngủ không còn bị ám ảnh một cách hãi hùng cảnh (...) gõ cửa lúc nữa đêm hoặc sắp hàng mua lương thực theo chế độ tem phiếu của thời (...).

Đã có nhiều biến cố lịch sử xảy ra trong thời đại chúng ta đang sống, nhưng thiết tưởng không một sự kiện nào có tính thuyết phục mạnh mẽ như bức tường Bá Linh, trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, sự sụp đổ của bức tường Bá Linh chứng minh một điều: không một hàng rào, nhà tù nào xây nên để nhốt và trấn áp con người có thể tồn tại lâu dài với thời gian.

Và nó cũng là một bằng chứng cho thấy để điều hành tốt đẹp một đất nước, những nhu cầu căn bản và những khát vọng tự do của người dân cần được lắng nghe và tôn trọng thay vì họng súng, nhà tù và bạo lực.


© DCVOnline



Nguồn:

(1) By Jonathan Eyal, Straits Times Europe Bureau, 7 November 2009
*****************
source
DCVOnline

Wednesday, 4 November 2009

LBJ On JFK Assassination: ‘It’s All A Conspiracy’



Was Johnson feigning hysterics to hide his role in the murder plot?

LBJ On JFK Assassination: Its All A Conspiracy 041109top2

Paul Joseph Watson
Prison Planet.com
Wednesday, November 4, 2009

Recently declassified testimony by Brigadier General Godfrey McHugh, President Kennedy’s military aide for his fateful Dallas trip in November 1963, reveals how Lyndon Baines Johnson thought the assassination of JFK was part of a wider conspiracy in the very hours after the event.

Some would argue that LBJ was a very credible source for claiming the murder was part of an intricate plot, primarily because he was one of the conspirators who spearheaded the whole operation.

However, McHugh’s testimony suggests that either LBJ was deliberately attempting to extricate himself from suspicion of involvement, or that he was genuinely afraid he could be the next target of a gargantuan plot.

The interview with McHugh was originally conducted for the John F. Kennedy Library in 1978 but has remained classified until recently.

Writer Steven M. Gillon picks up the story;

After being informed at Parkland Hospital that Kennedy was dead, Johnson raced back to Air Force One, where he waited for Mrs. Kennedy and the body of the slain president, and made preparations to take the Oath of Office. Back at the hospital, the Kennedy group loaded the body into a coffin, forced their way past a local justice of the peace, and hurried back to Love Field for the long ride back to Washington.

It was standard practice for the plane to take off as soon as the commander-in-chief was onboard. Even after McHugh had ordered the pilot to take off, however, “nothing happened.” According to the newly declassified transcript, Mrs. Kennedy was becoming desperate to leave. “Mrs. Kennedy was getting very warm, she had blood all over her hat, her coat…his brains were sticking on her hat. It was dreadful,” McHugh said. She pleaded with him to get the plane off the ground. “Please, let’s leave,” she said. McHugh jumped up and used the phone near the rear compartment to call Captain James Swindal. “Let’s leave,” he said. Swindal responded: “I can’t do it. I have orders to wait.” Not wanting to make a scene in front of Mrs. Kennedy, McHugh rushed to the front of the plane. “Swindal, what on earth is going on?” The pilot told him that “the President wants to remain in this area.”

Not even realizing Johnson was on board, McHugh rushed off to try and find him, checking the bedroom and eventually concluding that the only place LBJ could be was in the toilet.

“I walked in the toilet, in the powder room, and there he was hiding, with the curtain closed,” McHugh recalled. He claimed that LBJ was crying, “They’re going to get us all. It’s a plot. It’s a plot. It’s going to get us all.’” According to the General, Johnson “was hysterical, sitting down on the john there alone in this thing.”

McHugh repeated the story to the House Select Committee on Assassinations, saying that he found Johnson “hiding in the toilet in the bedroom compartment and muttering, ‘Conspiracy, conspiracy, they’re after all of us.’”

“Although it is impossible to prove, my gut reaction is that McHugh is telling the truth,” writes Gillon. “We know that Johnson was a man capable of dramatic mood swings, and occasional fits of hysteria were not unusual.”

(ARTICLE CONTINUES BELOW)

LBJ On JFK Assassination: Its All A Conspiracy FOTR 340x1692

However, McHugh’s account is irreconcilable with the evidence that suggests LBJ himself was a key figure in the plot to kill Kennedy, a man whom he was known to despise and wanted to eliminate so that he could become president. Could Johnson have been feigning his hysterics in order to neutralize suspicion about his involvement in the plot, or is McHugh’s entire story merely a fabrication?

In 2006 we highlighted the astounding revelations of Johnson’s mistress, Madeleine Duncan Brown, who before her death lifted the lid on how LBJ was in on the plot to kill JFK. Brown had seemingly little to gain from making such claims, but her story was largely ignored by the establishment media.

The night before the Kennedy assassination, according to Brown, Lyndon Baines Johnson met with Dallas tycoons, FBI moguls and organized crime kingpins, emerging from the conference to tell her that “those SOB’s” (the Kennedy’s) would never embarrass him again.

Before her death on June 22 2002, prolific author and lecturer Robert Gaylon Ross had the opportunity to conduct an 80 minute sit-down interview with Madeleine Duncan Brown and from that lengthy discussion the truth about exactly who was behind the assassination of JFK was exposed.

“They all went in to this conference room,” said Brown. “Lyndon didn’t stay that much in the meeting and when he came out….he grabbed me by the arm and he had this deep voice and he said, ‘after tomorrow those S.O.B.’s will never embarrass me again – that’s no threat – that’s a promise.’”

Claims that LBJ was intimately involved in the conspiracy resurfaced again in 2007 when former CIA agent and Watergate conspirator E. Howard Hunt’s deathbed confession was released by his son. E. Howard Hunt names numerous individuals with both direct and indirect CIA connections as having played a role in the assassination of Kennedy, while describing himself as a “bench warmer” in the plot.

Hunt alleges on the tape that then Vice President Lyndon B. Johnson was involved in the planning of the assassination and in the cover-up, stating that LBJ, “Had an almost maniacal urge to become president, he regarded JFK as an obstacle to achieving that.”

In his book, Hunt states that, “LBJ had the money and the connections to manipulate the scenario in Dallas and is on record as having convinced JFK to make the appearance in the first place.”

Hunt also alleges that Johnson tried to get his good friend Governor John Connolly, “to ride with him instead of in JFK’s car – where…he would have been out of danger.”

Hunt concluded , “Having Kennedy liquidated, thus elevating himself to the presidency without having to work for it himself, could have been a very tempting and logical move on Johnson’s part.”

Another tell-tale sign that LBJ was fully complicit in the plot to kill Kennedy is the infamous “wink” photograph. Congressman Albert Thomas winks back at a quickly-smiling LBJ as he is being sworn in to be the next President of the United States on Air Force One while the grief-stricken Jackie Kennedy stands next to him.

Watch a clip from the Madeleine Duncan Brown interview below. The full video can be viewed at Prison Planet.tv.

Prison Planet.tv Members Can Watch Fall Of The Republic Right Now Online - Don't Miss Out! Get Your Subscription Today!
******************************************
source

[infowarsnews] LBJ On JFK Assassination: 'It's All A Conspiracy'

Thursday, November 5, 2009 3:47 AM
From:

Monday, 2 November 2009

Đông Đức lên tiếng



Cổng Brandenburg

Sự mất lòng tin qua lại giữa hai miền Đông và Tây Đức sau sự kiện sụp đổ bức tường Berlin đang mất dần và các giá trị xã hội của Đông Đức được đánh giá cao hơn, như phát hiện của nhà báo BBC William Horsley.

Phải mất nhiều thời gian thì dự báo của Willy Brandt mới trở thành sự thật.

Sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, cựu thủ tướng Tây Đức từng có lời tuyên bố nổi tiếng: "Những gì thuộc về nhau sẽ cùng nhau phát triển."

Nhưng bây giờ, nếu quí vị đứng ở Cổng Brandenburg, được xây dựng năm 1791 để ghi nhận hòa bình, và nhìn về phía đông của con đương Unter den Linden, bạn sẽ thấy điều đó ở Berlin đã trở thành sự thực.

Nhịp sống của thành phố đã rời bỏ các khu cửa hàng sang trọng và quán cà phê phía Tây sang khu mới phát triển ở bên Đông và trung tâm giải trí ở Alexanderplatz, nơi từng là phía bóng đêm cộng sản của thành phố.

Một trong số những anh hùng văn hóa mới của miền Đông là nhà văn đẻ ở Dresden, Ingo Schulze, cáo buộc miền Tây hành xử "cứ như tự do là điều họ đem cho chúng tôi".

Một số các lập luận của ông có vẻ dị biệt, nhưng được nhiều người lắng nghe.

Ông nói rằng với nhiều người thì cuộc sống dưới thời chủ nghĩa xã hội của Đông Đức mà hiện đang bị chửi rủa - những vấn đề như việc làm và trợ cấp xã hội - tốt hơn nhiều so với những gì diễn ra sau này và tự do mà không có công bằng xã hội thì không phải là tự do.

Ông thách thức nước Đức thống nhất tranh luận về điều đó, vì chưa bao giờ có cuộc tranh luận kiểu như vậy cách đây 20 năm. Miền Đông đang đáp trả.

"Biển mặt người"

Ảnh hưởng của miền Đông đang thay đổi nước Đức một cách thầm lặng nhưng rõ ràng.

Angela Merkel, thủ tướng mới tái đắc cử, là con gái của một mục sư Tin lành từ một vùng xa xôi của Đông Đức mà nay vẫn chưa hồi phục sau cơn sốc thống nhất - tư nhân hóa bắt buộc đối với các tập đoàn nhà nước đã giết chết một số cộng đồng dân cư.

Và trên bản đồ chính trị sau bầu cử cách đây một tháng, Đông Berlin và khu phụ cận được tô màu hồng của Đảng cánh Tả, tức là tiếng nói của những người bị bỏ mặc sau ngày hai nửa nước Đức thống nhất.

Bức tường Berlin

Tường Berlin sụp đổ là hệ quả của nhiều làn sóng

Có một người đàn ông đã biểu tượng hóa cuộc cách mạng Đông Đức là Jens Reich, lãnh đạo của phong trào dân sự hòa bình đã làm tan chảy nhà nước cảnh sát.

Tôi gặp ông ở một nơi được coi là từng diễn ra các cuộc biểu tình chống cộng sản quan trọng nhất, là nhà thờ Zion ở Đông Đức.

"Lúc đó có chừng nửa triệu người," ông nhớ lại những gì đã diễn ra. "Một biển mặt người kéo dài đến tận đường chân trời, và âm thanh từ loa vọng lại chỗ tôi đứng từ cả ba phía."

"Tôi không nhớ tôi đã nói to và nhanh đến thế nào, tôi chỉ có mảnh giấy này trong tay và một vài ghi chú."

Jens Reich nói rằng đám đông phải đòi lấy tự do mà Đảng cộng sản đã lấy mất của họ.

Ông nói về cuộc tuần hành ở Alexanderplatz vào ngày 4 tháng Mười Một năm 1989.

Và dòng người nổi loại không gì có thể cưỡng lại được.

Nhưng ông khẳng định rằng chỉ riêng lực tác động từ bên ngoài - ngay cả trong trường hợp tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã quyết định để cho Đông Âu tự đi theo con đường của mình - thì không đủ để làm bức tường sụp đổ.

Những sự phản kháng ở cấp cơ sở đã tăng dần trong nhiều năm như khu vực nhà thờ Zion.

Nơi đó có một "thư viện môi trường", nơi dân cư địa phương ghi lại những hành động phá hoại đất của chính quyền, dùng hóa chất động hại, khai thác mỏ uranium cho vũ khí hạt nhân của Nga nhưng khiến dân địa phương bị ung thư, và bỏ rơi các di sản kiến trúc ở Dresden và Đông Đức.

Và họ cũng có hệ thống nhà in chui gọi là samizdat để tiếp thêm sức cho cuộc cách mạng của sức dân.

Trong một cuộc đàn áp đẫm máu của an ninh cộng sản gọi là Stasi, những người phản kháng bị đánh và bắt khi ra khỏi nhà thờ. Thời điểm đó là hai năm trước ngày sụp đổ Bức Tường.

Nhưng các cuộc xung đột như vậy cùng những cuộc thể hiện ở nhiều nơi khắp Đông Đức, cuối cùng đã đem hàng triệu người ra mạo hiểm tính mạng để hạ bệ chế độ độc đảng cùng bộ máy đàn áp dã man của nó.

An ninh cộng sản Stasi

Sự đàn áp của mật vụ Stasi đã là quá khứ

Hôm nay đã 70 tuổi, ông Jens vẫn còn, như ngày xưa, là một nhà khoa học đáng kính.

Ông vẫn còn là người phản kháng theo một cách nào đó, giống như những người khác trong phong trào từng muốn một cuộc thống nhất từ từ và công bằng, hơn là con đường lịch sử đã đi, khiến Đông Đức bị nuốt chửng trong hệ thống luật và hiến pháp của Cộng hòa liên bang.

Không có gì khó hiểu tại sao ký ức thống nhất lại vừa ngọt ngào vừa cay đắng, chưa đầy hai năm sau ngày sụp bức tường, ít nhất một nửa số người dân Đông Đức ở độ tuổi lao động, tức là chừng 5 triệu người, không có việc làm phù hợp.

Các bệnh xá và nhóm xã hội từng được đánh giá cao trong thời cộng sản nay đóng cửa.

Nhưng miền đông đã có tự do và đồng mác Tây Đức.

Jens Reich hạnh phúc khi thấy bức tường đã sụp, vui mừng cho thế hệ mới, trong đó có các con ông, là công dân của thế giới, tự do đi lại, sang Anh, Tây Ban Nha và Mỹ.

Nhưng cái giá phải trả cho tự do không ngọt ngào như ông tưởng tượng.

"Những gì theo sau đó lẽ ra phải nên tích cực hơn. Bây giờ nó là vấn đề cho một nước Đức thống nhất."

**********************

source

BBC Vietnamese