Sunday, 14 July 2013

THUỞ HÀN VI CỦA 14 TỔNG THỐNG MỸ



THUỞ HÀN VI CỦA 14 TỔNG THỐNG MỸ
3274903-1373623784_500x0.jpg
Herbert Hoover – Kinh doanh giặt là và khai mỏ
Khi còn theo học tại Standford, Hoover tự mở dịch vụ giặt là dành cho sinh viên rồi sau đó làm thư ký trong một phòng đăng kiểm. Khi tốt nghiệp, tân sinh viên chuyên ngành địa chất dành 10 tiếng mỗi ngày để làm trong một mỏ vàng gần Nevada.
garfield-2-1373623784_500x0.jpg
James Garfield – Lái thuyền và thợ mộc
15 tuổi, Garfield đến Cleveland với hy vọng trở thành một thủy thủ trên biển. Ước mơ bất thành nên ông chọn nghề lái thuyền trên kênh đào, chuyên vận chuyển quặng đồng qua lại giữa Cleveland và Pittsburgh. Công việc có vẻ không hợp với James khi trong 16 tuần làm việc ngắn ngủi ông rớt khỏi tàu tới 14 lần. Khi theo học tại một ngôi trường ở Ohio, ông tự nuôi thân bằng nghề thợ mộc và trông nhà.
grant-1-1373623784_500x0.jpg
Ulysses S. Grant – Huấn luyện ngựa
Khi Grant không làm việc trong nông trại của cha mình, ông dành thời gian để cưỡi và huấn luyện ngựa. Tài nghệ của Grant trở nên nổi tiếng và nhiều nông dân ở các vùng khác xa xôi đã mang những con ngựa bất kham của mình đến cho ông thuần hóa.
ajohnson-0-1373623784_500x0.jpg
Andrew Johnson – Thợ may học việc
Bắt đầu từ khoảng 14 tuổi, Johnson và anh trai theo học nghề thợ may và chỉ sau 3 năm họ đã thành thạo. Andew khởi nghiệp tại Greeneville, nơi ông gặp vợ tương lai của mình và chính bà là người dạy ông học chữ.
2668892-1373623784_500x0.jpg
Abraham Lincoln – Công nhân đường ray và hoa tiêu
Lincoln có nhiệm vụ tách gỗ và dựng hàng rào cho đường ray tàu hỏa. Thu nhập từ công việc này giúp ích rất nhiều cho gia đình của ông. Năm 19 tuổi, Lincoln trở thành hoa tiêu tàu đáy bằng, dẫn tàu đi từ Mississippi đến New Orleans. Ông cũng làm nghề chạy phà và còn phát minh thiết bị giúp tàu vượt qua được các vùng cạn. Lincoln là Ttổng thống Mỹ duy nhất đến nay sở hữu bằng sáng chế.
fillmore-1-1373623785_500x0.jpg
Millard Fillmore – Học việc may khăn
Xuất thân từ một gia đình nghèo, Millard được học hành rất ít. Năm 14 tuổi, cha ông thu xếp đưa ông đi học nghề may khăn. Thay vì dùng tiền để mua kẹo như nhiều đứa trẻ khác, Fillmore đã mua một quyển từ điển rồi mang đến cửa hàng. Mỗi khi ông chủ không để ý, vị tổng thống tương lai lại giở từ điển ra đọc.
jackson-1373623832_500x0.png
Andrew Jackson – Học làm yên ngựa và giáo viên cấp I
Nóng lòng được ra chiến trận trong cuộc chiến giành độc lập Mỹ (1775 – 1783), Jackson gia nhập quân đội từ năm 13 tuổi. Nhưng chiến tranh đã biến ông thành mồ côi nên một năm sau đó, “cựu binh” 14 tuổi đã đến ở với một người họ hàng, rồi học nghề làm yên ngựa và duy trì được 6 tháng. Năm 16 tuổi, Jackson trở thành giáo viên tiểu học.
obama-0-1373623783_500x0.jpg
Barack Obama – Bán kem và làm bánh mỳ sandwich
Giữa những năm 70 của thế kỷ XX, chàng thanh niên Obama làm nghề bán kem tại cửa hàng Baskin-Robbins ở Honolulu. Đây là công việc đầu đời của đương kim tổng thống Mỹ. Vài năm sau đó, ông chuyển sang nghề bán hàng lưu niệm rồi phục vụ bánh mỳ sandwich trong tiệm ăn.
bush-oilfield-1373623783_500x0.jpg
George W. Bush – Công nhân dàn khoan dầu và bán quả bóng bàn
Mùa hè năm 1965, Bush trở thành công nhân một dàn khoan dầu ngoài biển gần Louisiana. Ông nói: “Đây là một công việc nặng nhọc và nóng bức. Tôi làm đủ để nhận ra đây không phải làm điều mình muốn trong cuộc đời”. Cựu tổng thống cũng chia sẻ, việc làm ưu thích nhất của ông là trưởng nhóm bán quả bóng bàn tại Sears.
bill-hillary-1373623783_500x0.jpg
Bill Clinton – Bán tạp phẩm và truyện tranh
Năm 13 tuổi, Bill Clinton có việc làm đầu tiên trong đời tại một cửa hàng bán tạp phẩm ở Arkansas. Cũng chính tại đây, ông đã thuyết phục chủ hàng cho phép bán thêm truyện tranh, sản phẩm giúp Bill kiếm được 100 USD.
ronald-reagan-as-lifeguard-1927-wikimedi
Ronald Reagan – Nhân viên rạp xiếc và vệ sĩ
Năm 1925, Reagan làm một vài việc lặt vặt trong rạp xiếc Ringling Brothers với tiền công 0,25 USD mỗi giờ. Một năm sau, ông chuyển sang làm nghề vệ sĩ, mỗi ngày làm 12 tiếng và không có ngày nghỉ. Trong thời gian này, ông đã cứu sống được 77 người. Khi vào Đại học Eureka, Ronald làm bánh hamburger và lau rửa bàn trong ký túc xá nữ.
geraldford-rangerbig-from-national-park-
Gerald Ford – Nhân viên bảo vệ tại công viên
Hè năm 1936 là quãng thời gian Ford đợi nhập học trường luật Yale. Ông cũng tranh thủ khoảng thời gian này để làm nhân viên bảo vệ làm thời vụ tại Công viên Quốc gia Yellowstone. Một trong những nhiệm vụ của ông là hộ tống những chiếc xe mang thức ăn cho gấu.
3134429-1373623783_500x0.jpg
Richard Nixon – Bán thịt gà và người hô trò “Bánh xe may mắn”
Trong giai đoạn 1928 – 1929, Richard đến thăm mẹ và anh trai mình tại Prescott, bang Arizona. Suốt quãng thời gian ở đây, Nixon làm nghề giết mổ và bán thịt gà. Nhưng với ông, công việc ưu thích nhất vẫn là người hô trò “Bánh xe may mắn” tại lễ hội Slippery Gulch.
johnson-6-1373623784_500x0.jpg
Lydon B. Johnson – Đánh giày và chăn cừu
Năm 9 tuổi, Johnson đã biết dành kỳ nghỉ hè của mình để đi đánh giày kiếm tiền. Khi lớn hơn, ông đã có lúc dành thời gian nghỉ để chăn dê và làm cả trên những cánh đồng bông của
SOURCE
TRE DEP ONLINE

Thursday, 30 May 2013

Thăm tàu chiến USS Iowa ở Cảng San Pedro – Los Angeles



Thăm tàu chiến USS Iowa ở Cảng San Pedro – Los Angeles
(VienDongDaily.Com - 28/05/2013)
Bài và hình: Khanh Vy

Tàu chiến USS Iowa (còn có biệt danh là "The Big Stick") là chiếc tàu dẫn đầu của đoàn thiết giáp hạm Iowa và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải Quân Hoa Kỳ được đặt tên nhằm vinh danh tiểu bang thứ 29 của Hoa Kỳ. Iowa là tàu chiến duy nhất của Hoa Kỳ được trang bị một bồn tắm, và là chiếc duy nhất trong loại của nó từng hoạt động tại Đại Tây Dương trong Thế Chiến II. Hạ thuỷ vào tháng 8 năm 1942 và sau đó tham gia Thế Chiến II. Khi hoạt động tại Đại Tây Dương, chiếc tàu này đã đưa đón Tổng thống Roosevelt tham dự Hội Nghị Tehran. USS Iowa ngưng hoạt động vào tháng 10 năm 1990. Sau đó tàu được đưa vào bảo tàng chiến tích, đậu tại cảng San Fedro ở Los Angeles, để mọi người trên thế giới có thể viếng thăm.



                                                      Một phần trên của tàu chiến Iowa



Phần lớn những nhân viên làm việc trên chiếc tàu chiến xưa này là những cựu quân nhân. Họ từng tham chiến cùng con tàu vào những năm chiến tranh ác liệt. Nhiều du khách cảm thấy thích thú khi được nhìn thấy những nhân chứng chiến tranh giờ đây vẫn còn có mặt trên con tàu để hướng dẫn du khách.
Trước khi lên con tàu này, du khách đều được kiểm tra cẩn thận. Ai muốn chụp ảnh lưu niệm với con tàu thì chụp còn ai không chụp ảnh thì lên thẳng cầu tàu để lên tàu. Điểm dừng chân đầu tiên là một hệ thống pháo hạng nặng với ba khẩu đại bác. Từ trên cao du khách có thể nhìn thấy bên dưới tàu có nhiều neo và dây xích thật to. Sau khi xem phần bên ngoài du khách lần lượt vào bên trong con tàu. Khu đầu tiên là buồng lái, vào sâu bên trong là phòng ngủ, phòng khách, phòng chỉ huy, phòng điều khiển, phòng ăn, quán bar, phòng chiếu phim, phòng tập thể dục…


                                            Tên lửa sử dụng trên tàu chiến ngày xưa


Tàu Iowa có trong tải 45.000 tấn, dài 861 ft., chạy với vận tốc hơn 64km/h và có thể chạy liên tục 23.960km, sức chứa 2.700 người, sau năm 1980 còn 1.800 người.
Vào năm 1944 Iowa được chuyển sang hạm đội Thái Bình Dương, và đã tham chiến tại Nhật Bản, khi đó tàu đã bắn phá các bãi biển tại Kwajalein và Eniwetok trước các cuộc tấn công đổ bộ của lực lượng Đồng Minh. Tàu hộ tống các tàu sân bay hoạt động tại quần đảo Marshall. Trong chiến tranh Triều Tiên, Iowa tham gia bắn phá dọc theo bờ biển Bắc Triều Tiên. Trước khi được cho dừng hoạt động tàu chuyển về Hạm Đội Dự Bị Đại Tây Dương. Nó được hoạt động trở lại vào năm 1984 như một phần của Kế Hoạch 600 tàu chiến Hải Quân, và hoạt động trong các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để đối phó lại sự bành trướng của Hải Duân Xô Viết.


                                                                     Đài radar



Vào tháng 4 năm 1989, tháp súng số 2 trên chiếc Iowa phát nổ mà không xác định được nguyên nhân, làm thiệt mạng 47 thủy thủ. Iowa cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào năm 1990. Nó được rút khỏi danh sách đăng bạ Hải Quân vào năm 1995. Nhưng nó lại được trở lại năm 1999 đến năm 2006 theo một đạo luật liên bang buộc phải giữ lại và duy trì hai thiết giáp hạm loại Iowa.

Dàn pháo chính của Iowa bao gồm chín khẩu Mark 7/50-caliber 406 mm (16-inch) có khả năng bắn đạn xuyên thép nặng 1.200 kg (2.700 lb), đạn bắn đi xa được khoảng 37 km (20 dặm). Pháo hạng hai gồm hai mươi khẩu pháo 5-inch (127 mm)/38-caliber bố trí trong các tháp súng đôi, có tầm bắn khoảng 22 km (12 hải lý). Iowa được trang bị một loạt các pháo phòng không Bofors 40 mm 56 cal. và Oerlikon 20 mm 70 cal. Tàu còn mang theo 3 máy bay trực thăng, 6 máy bay không người lái, hệ thống radar hiện đại quan sát cả trên không, trên mặt nước và dưới lòng biển…
Cuối tàu Iowa là một căn phòng rộng lớn bán đồ lưu niệm, trong đó có những quyển sách nói về chiến tranh Việt Nam.



Du khách trên tàu


Hệ thống đường dây điện trên tàu chiến



Du khách trên tàu chiến



Dây thừng thật to



Tên lửa



6 khẩu đại bác lớn



Sơ đồ hoạt động của đại bác



Dây xích thả neo của tàu





Phòng khách của chỉ huy trưởng

Bài và hình: Khanh Vy
source
Vien Dong Daily

Saturday, 19 January 2013

Adolf Hitler



Adolf Hitler

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Adolf Hitler
Hitler năm 1937
Hitler năm 1937
Nhiệm kỳ2 tháng 8, 1934 – 30 tháng 4, 1945
Tiền nhiệmPaul von Hindenburg
(Tổng thống)
Kế nhiệmKarl Dönitz
(Tổng thống)
Nhiệm kỳ30 tháng 1, 1933 – 30 tháng 4, 1945
Tiền nhiệmKurt von Schleicher
Kế nhiệmJoseph Goebbels
ĐảngĐảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (NSDAP, Nazi, Quốc xã)
Sinh20 tháng 41889
Braunau am InnÁo-Hung
Mất30 tháng 41945 (56 tuổi)
BerlinĐức
Nghề nghiệpchính trị giahọa sĩquân nhân
Chữ kýHitler signature.svg
Vợ hay chồngEva Braun
(thành hôn 29 tháng 4, 1945)

source
http://vi.wikipedia.org/wiki/Adolf_Hitler

Monday, 14 January 2013

So sánh phi cơ Trung-Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư JANE | JANUARY 14, 2013 8:34 AM





So sánh phi cơ Trung-Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư


So sánh phi cơ Trung-Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư

Trong số các chiến đấu cơ được điều đến khu vực quần đảo tranh chấp, máy bay F-15 của Nhật được đánh giá nhanh và mạnh hơn, nhưng máy bay J-10 của Trung Quốc lại được trang bị vũ khí hiện đại hơn.

Truyền thông Nhật đưa tin, máy bay chiến đấu Trung Quốc J-10 nhiều lần bay vào vùng trời gần quần đảo Snekaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền, khiến Nhật Bản phải điều các chiến đấu cơ F-15 đến để bảo vệ quần đảo mà Nhật kiểm soát trên thực tế. Đồ họa: Fujitv
Một số diễn đàn về quân sự đưa máy bay Thành Đô J-10 (Chengdu J-10, ảnh trên) của Trung Quốc và Đại bàng F-15 (F-15 Eagle) của Nhật Bản ra so sánh về sức chiến đấu. Ảnh: Linskysplace
F-15J/DJ Mitsubishi Eagle là máy bay tiêm kích hai động cơ đánh chặn trong mọi thời tiết. F-15 được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi theo mẫu chiếc F-15 của Mỹ và phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ngoài mục đích để chiến đấu, F-15J còn đảm nhiệm vai trò đào tạo. F-15J Kai là một phiên bản hiện đại hóa của F-15J. Ảnh: Wikipedia
Chiến đấu cơ F-15 Eagle của Nhật mang được một phi công, chiều dài 19,43 m, sải cánh 13,05 m. Máy bay có tải trọng là 20,2 tấn, tốc độ tối đa 2.660 km/h ở tầm cao và 1.450 km/h ở tầm thấp. Máy bay được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan cỡ nòng 20 mm. Ảnh: Wikipedia
Các máy bay Chengdu J-10 là chiến đấu cơ đa chức năng được thiết kế và sản xuất bởi Tổng công ty Công nghiệp Máy bay Thành Đô của quân đội Trung Quốc. J-10 được biết đến ở phương Tây với biệt danh “con rồng mạnh mẽ”. J-10 là một máy bay chiến đấu đa chức năng có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết. Ảnh:Sammyboy
Máy bay chiến đấu Thành Đô J-10 cũng chở một phi công, chiều dài 15,49 m, sải cánh 9,75 m, trọng lượng 13.000 kg. J-10 được trang bị pháo hai nòng cỡ 23 mm. Ảnh: Pardaphash
Tổng thể, F-15 được đánh giá kinh tế hơn, tốc độ nhanh hơn, kích cỡ to hơn, có sức chiến đấu mạnh hơn, nhưng J-10 được trang bị vũ khí tốt hơn và khả năng chiến thắng trong đối đầu trực tiếp tương ứng là 54-46%. Ảnh: Aviatia
Về phía Trung Quốc, nước này tuyên bố điều động hai chiến đấu cơ J-10 hôm 10/1, sau khi một máy bay Y-8 của nước này bị hai chiếc chiến đấu cơ F-15 của Nhật theo sát. Y-8 là máy bay vận tải tầm trung kích thước trung bình, dựa trên Antonov An-12, có chức năng vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự, với nhiều phiên bản sản xuất và xuất khẩu. Ảnh: Fighterplanes.yuku
Một máy bay vận tải khác là Y-12, trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cũng được cho là từng xuất hiện trên vùng trời Senkaku/Điếu Ngư trong những ngày qua. ẢNh: Fujitv
Truyền thông Nhật Bản ngày 11/1 cũng đưa tin trong số hơn 10 chiếc máy bay Trung Quốc đến gần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, có cả “Phi Báo” Tây An JH-7. Đây là máy bay ném bom chiến đấu hàng đầu của Trung Quốc. Ảnh:Wikipedia
Cuộc “chiến đấu” và tranh cãi trên các kênh ngoại giao lẫn trên thực địa giữa Trung Quốc và Nhật Bản dự kiến sẽ còn chưa yên ắng với một Trung Quốc ngày càng phát triển về quân sự và khí tài và một chính quyền cứng rắn của tân thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ảnh: AFP
__._,_.___
source
Tre Dep Online