Friday 7 August 2009

Đạo Khổng lụi tàn kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

04-14-2009, 01:39 PM
Dakpek's Avatar
Dakpek Dakpek is offline
Thiếu Tướng
Join Date: Feb 2008
Posts: 2,556
Default Re: khuyên nên lấy Khổng giáo Lão giáo làm an dân bình thiên hạ

Trung Quốc xuất cảng Nho Giáo


Ký giả tự do, gửi cho BBCVietnamese.com



Đạo Khổng lụi tàn kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Một bộ phim mới về Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc bỏ tiền ra sản xuất đang gây ra dư luận trong thế giới Hoa ngữ và hơn bốn triệu hậu duệ của ông.

Mục tiêu lớn của chính phủ Trung Quốc là qua bộ phim này sẽ gắn liền với việc truyền bá Nho giáo.

Nam diễn viên của phim Ngoạ Hổ Tàng Long, Châu Nhuận Phát từng gây ấn tượng bằng tướng mạo Trung Hoa với xã hội Tây Phương sẽ thủ vai Khổng Tử.

Trong các thể loại phim hành động từng đóng trước đây, Châu Nhuận Phát cũng từng thủ các vai giang hồ, xã hội đen rất thành công.

Lần nhập vai vào nhân vật được ca tụng là Chí Thánh Tiên Sư - Khổng Phu Tử sẽ tạo nên một thương hiệu văn hóa mang đậm tính sử thi rất đặc biệt của Trung Quốc và qua đó tạo nên ấn tượng về "cơn sốt" Nho Học đang được nhà cầm quyền Trung Quốc cổ suý.

Quyền lực mềm mỏng

Trung Quốc đang khao khát có một sức mạnh văn hóa để hấp dẫn toàn thế giới. Sức hút này đối với nhà cầm quyền cộng sản chính là một liều thuốc để trị liệu cho xã hội Trung Quốc hiện nay.

Sau mấy mươi năm cải cách, kinh tế phát triển nhưng Trung Quốc nay lại có những dấu hiệu hỗn loạn và trống rỗng về mặt tinh thần, gây ra nhiều mâu thuẫn xã hội.

Để lấp vào khoảng trống và sự hỗn loạn đang có nguy cơ bộc phát và xung đột về giai cấp như học thuyết Mác Lê-nin từng định nghĩa, lãnh đạo Trung Quốc tìm cách khai thác đạo đức Nho giáo - vận dụng những quy định về trật tự và những lý luận hài hòa ở trong Nho giáo để điều hòa các mâu thuẫn đang phân hóa xã hội.

Lễ kỷ niệm Khổng tử tại Khúc Phụ, quê hương ông, năm 2006

Khổng Phu Tử sinh năm 551 mất năm 497 trước Công nguyên là triết gia nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại.

Các khái niệm về xã hội không mang tính siêu hình và thần học của ông có tác động lớn đến văn hóa chính trị Trung Quốc nhưng cũng là đề tài của nhiều phái tranh biện, phát triển và sửa đổi qua nhiều triều đại.

Về mặt triết học chính trị, Nho giáo cường điệu về đẳng cấp, tôn ty và trật tự. Những thuyết về 'Thiên Nhân Hợp Đức, Thiên Nhân Tương Ứng...' về mặt trực quan có sự thu hút của văn hóa truyền thống và một phần nào gợi ý về những bản sắc của chủ nghĩa dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, dùng Nho giáo để kiềm chế các mâu thuẫn xã hội là cương lĩnh "đậm đà bản sắc dân tộc" mà các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đang toan tính.

Vì các nét bản sắc Trung Quốc thường là điều khó tranh luận cho nên đối với xã hội Trung Quốc, Nho giáo cũng trở thành một thứ 'quyền lực mềm' để khống chế những chủ nghĩa tự do và lý luận khai phóng về nhân quyền.

Vỏ bọc Nho Giáo

Học thuyết Khổng Tử cũng là một đề tài gây tranh luận không dứt. Người ta phá vỡ trật tự của Khổng Giáo để thay triều đổi đại, để làm nên một cuộc cách mạng nông dân nhưng rút cuộc chính các triều đại đều sử dụng lại Khổng Giáo như một loại công cụ để khống chế những xu hướng biến hóa của xã hội.

Trong thời Cách Mạng Văn Hóa, cuộc vận động 'Phê Lâm phê Khổng' nhắm vào Nguyên soái Lâm Bưu và phê phán Khổng Tử cáo buộc đây là những tư tưởng của giai cấp phong kiến.

Cho đến hôm nay, cơn sốt Khổng Tử và phong trào học tập kinh điển Nho Giáo cũng chính là một vòng tuần hoàn trong văn hóa trị dân của những nhà cầm quyền Trung Quốc.

Ở một góc cạnh khác, những tranh luận về khái niệm bảo vệ chân mạng đế vương, trọng nam khinh nữ và những hạn hẹp khác qua cách nhìn của Khổng Tử cũng đang diễn ra.


Trong Thế vận hội Bắc Kinh 2008, nhà cầm quyền đã dùng nhiều hình ảnh nho nhã của tín đồ Khổng Tử để quyến rũ thế giới.

Tuy nhiên, trong một biến cố gây chuyện trên truyền hình, nữ chủ trì chương trình nổi tiếng Hồ Tử Vi đã tuyên bố rằng Trung Quốc không có khả năng xuất cảng những giá trị của một nước lớn.

Qua hình ảnh của đàn ông Trung Quốc, đất nước này không thể có ưu thế nào về văn hóa để trở thành những thứ "quyền lực mềm" như văn hóa, triết học của các nước Anh, Pháp, Mỹ.

Việc thủ diễn vai Khổng Tử qua thương hiệu Châu Nhuận Phát cũng không khác xa các nhà doanh nghiệp đã từng bán các thương phẩm mang tên Khổng Tử như "Bia Rượu Tam Khổng", Dầu thơm Khổng Phủ (Khổng Phủ Hương Du)...


Tuy thế, các nhà làm phim Trung Quốc vẫn hy vọng hình ảnh của Châu Nhuận Phát sẽ làm danh tiếng vị thánh nhân của Nho giáo sẽ càng bay

Last edited by Dakpek; 04-14-2009 at 01:44 PM.
source
web.datviet.

No comments:

Post a Comment