Wednesday 8 July 2009

Các nhóm bạn trẻ, những tia sáng dễ thương của Hội Thánh hôm nay

Các nhóm bạn trẻ, những tia sáng dễ thương của Hội Thánh hôm nay
Các nhóm bạn trẻ, những tia sáng dễ thương của Hội Thánh hôm nay magnify
Chia sẻ: Các nhóm bạn trẻ, những tia sáng dễ thương của Hội Thánh hôm nay - Lm Lê Quang Uy dcct 26/11/2008



Lượt đọc : 514 in bài viết Copy To Clipboard Font Arial Tahoma Times New Roman size 8 10 12 14 16 18 20 22




CÁC NHÓM BẠN TRẺ,
NHỮNG TIA SÁNG DỄ THƯƠNG CỦA HỘI THÁNH HÔM NAY


Thay vì viết một bài nhận định, phân tích, nặng tính nghiên cứu về hiện trạng sinh hoạt của giới trẻ qua hình thức các nhóm tự phát, tôi xin được mời mọi người cùng tôi lang thang đi thăm các nhóm, vừa đi vừa tâm sự bộc bạch. Như vậy thú hơn, nhẹ nhàng hơn, lại dễ dàng diễn tả được tính cách lãng đãng bất định của các nhóm.

Năm nay tôi đã 50 tuổi rồi, chưa già nhưng cũng không còn trẻ lắm, nhưng tôi vẫn thích đi với giới trẻ, làm việc và chơi đùa với giới trẻ. Nhờ đó, tôi cứ lần hồi cảm nhận và xác tín được rằng: nếu Hội Thánh hậu Công Đồng được ví như một cái Kim Tự Tháp lộn ngược, thì đây, sức sống phong phú, đa dạng, trẻ trung của Hội Thánh được thể hiện rõ nét lắm qua các nhóm quần chúng nằm “trên” mặt đáy của Kim Tự Tháp Giáo Dân.

Vâng, có nhiều nhóm lắm, không tài nào thống kê cho trọn vẹn đầy đủ, hầu hết là tự phát. Mỗi nhóm một dáng vẻ, một tính cách, không giống nhau tý nào nhưng lại có chung một mẫu số, đó là được tràn đầy Thánh Thần. Nếu chưa tin là như thế, xin chịu khó nghe tôi kể chuyện. Toàn chuyện thật 100% !

NHÓM THẬP NIÊN 80

Hồi xưa, năm 1980, 21 tuổi, tôi ngơ ngác, mất định hướng giữa một đất nước vừa bị đảo lộn, giữa một xã hội đang bị chia cắt và phân hóa dữ dội. Tự dưng một ngày tháng 3 tôi gặp được Nhóm Mai Khôi. Mừng quá là mừng. Các bạn trong nhóm đều trạc tuổi mình, cũng chịu những thương tổn tâm lý y như mình, cũng đang thao thức tìm gặp Chúa để gạn hỏi cho bằng được về ý nghĩa cuộc sống, cũng đang thèm có được một leader có thể đáp ứng được 2 nhu cầu của giới trẻ, đó là: định hướng cho mình và đồng hành với mình.

Nhóm Mai Khôi của tôi ban đầu chỉ là một tốp các bạn ca viên của mấy ca đoàn của mấy Nhà Thờ khác nhau, thân với nhau vì có chung một ca trưởng, cứ chạy qua chạy lại với nhau để hát phụ cho nhau mấy dịp lễ lớn. Cần nhớ lại là dạo ấy, các sinh hoạt tôn giáo gần như bị bóp nghẹt, Giáo Lý phải đi vào âm thầm, Hướng Đạo, Hùng Tâm Dũng Chí và Thiếu Nhi Thánh Thể bị cấm hoàn toàn, chỉ còn mỗi đi hát ca đoàn là tương đối ngọ nguậy được, lối thoát duy nhất cho giới trẻ được gặp nhau, gặp Chúa ở Nhà Thờ.

Thế nhưng Nhóm Mai Khôi đã không muốn dừng lại ở chuyện hát Lễ Nhà Thờ như một ca đoàn thuần túy. Có cái gì đó hút đi, cuốn theo và bắn tung vào cuộc sống nên các bạn loay hoay xoay trở để có mặt bên các bệnh nhân phong, nghịch ngợm với các em cô nhi, nấu ăn cho các cụ già đơn chiếc. Nhóm sáng tác rất nhiều bài sinh hoạt, viết kịch, dựng hoạt cảnh, đạp xe đạp đi cắm trại tưng bừng. Ngược lại, nhóm vẫn không quên tìm nơi vắng vẻ để Tĩnh Tâm, để thinh lặng cầu nguyện, để tìm người giúp học hỏi về Kinh Thánh và Thần Học. Nhiều bạn tham gia thêm việc dạy Giáo Lý tại các Giáo Xứ, nhiều bạn âm thầm đi tìm hiểu ơn gọi tại các Dòng...

Sinh hoạt hết sức đa dạng như thế nên đến khi về lại Nguyện Đường Mai Khôi nhỏ bé và ấm áp ở đường Tú Xương, bao nhiêu hất liệu sống của cuộc đời, của tình người, tự dưng chan hòa trong tiếng đàn câu hát. Của đáng tội, nhóm bé tý, đi hát may ra được 25 mạng, loạc choạc, tuột tông, nhưng hết Lễ ra về, các bác lớn tuổi thế nào cũng khen mấy đứa hát có tâm tình lắm, giúp được mọi người cầu nguyện.

Chúng tôi mang ơn vô cùng các vị đã định hướng và đồng hành với Nhóm: Cha Mai Văn Hùng, Dòng Đa Minh, đã cưu mang, cho chúng tôi núp bóng Nhà Dòng để tồn tại qua nhiều sóng gió của xã hội và lịch sử. Cha Vũ Khởi Phụng, DCCT, đã thổi cái hồn lãng đãng tung tăng, rất lãng mạn nhưng cũng hết sức chắc tin, để chúng tôi vừa ung dung tự tại vượt lên trên những hoang mang biến động của cuộc đời, lại vừa vun quén cho mình sức mạnh nội tâm trong Chúa, với Chúa và nhờ Chúa. Cuối cùng là cha Tiến Lộc, tay leader tài tình đã lôi bọn trẻ chúng tôi vào mọi ngõ ngách cuộc sống trong một trò chơi lớn đầy lý thú, năng động, sáng tạo và đầy trách nhiệm với nhau và với tha nhân.

Mãi mãi, Nhóm Mai Khôi đã ghi dấu trong đời tôi, trong đời rất nhiều bạn trẻ cùng thời với tôi, nay có người đã làm ông nội bà ngoại, có người đã là Nữ Tu, là Linh Mục, là Sư Huynh, cũng có ba bốn người đã chết vì ung thư, có người vẫn nghèo xơ xác, có người va vấp thất bại thê thảm, có người phạm nhiều sai lầm và chịu đổ vỡ, nhưng chắc chắn hỏi ai, ai cũng bảo: “Mai Khôi tuyệt vời quá, xin cám ơn Mai Khôi !”

NHÓM THẬP NIÊN 90

Chỉ mấy năm sau biến cố 75, cha Vũ Khởi Phụng là người có công gợi hứng cho rất nhiều nhóm ra đời: Nhóm Lang Thang, Nhóm Lôi Thôi, Nhóm Lếch Thếch, Nhóm Gió Lành... Có nhóm đông, có nhóm chỉ dăm ba người, nhưng vui lắm, nâng đỡ nhau và hữu ích với tha nhân nhiều lắm. Có nhóm còn tồn tại cho đến bây giờ dưới một tên gọi và dạng thức khác, lại có nhóm tắt ngúm nhanh đến mức chưa kịp có tên gọi !

Ôi chao, nhiều lắm, không tài nào nhớ hết. Tôi chỉ xin đặc biệt chú ý ở đây là Nhóm Sinh Viên Công Giáo ở Sài-gòn. Tôi còn nhớ, năm 1979, tôi gia nhập Nhóm lúc gần xong năm thứ nhất Đại Học Kiến Trúc, gặp được một trong những khuôn mặt thủ lĩnh, anh Nguyễn Đăng Phấn lúc ấy sắp lên năm cuối Đại Học Y. Sau này khi tôi đã vào DCCT, Nhóm “đóng đô” luôn ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và ngày càng phát triển mạnh. Có thêm cha Nguyễn Cao Siêu, Dòng Tên, dạo đó còn là thầy, đến cộng tác lo liệu đời sống tinh thần cho các bạn sinh viên, lâu lâu thầy trò lại kéo nhau đi Linh Thao.

Mỗi tháng, rồi mỗi nửa tháng, rồi đến mức mỗi tuần có Thánh Lễ, mỗi lần hai ba trăm người. Tất cả chia theo các khoa, phân khoa đại học của từng trường, sinh hoạt vừa rôm rả, lại vừa có chiều sâu. Năm nào cũng có thêm sinh viên mới nhiều hơn số sinh viên đã ra trường, thậm chí ra trường rồi vẫn quay về tiếp tục sinh hoạt.

Nhộn nhịp tưng bừng quá cũng... nguy, người ta ra lệnh giải tán, căng thẳng, o ép, bức bách liên tục... Cuối cùng Nhóm cũng đành phải chia tay trong nước mắt đầm đìa. Cha Nguyễn Văn Hiền khi ấy đang lo mục vụ giới trẻ Sài-gòn, nhìn sự việc dưới góc độ Kinh Thánh: Tạ ơn Chúa, “diaspora” rồi đấy, hàng mấy trăm trí thức trẻ và năng động tất nhiên bị tung gieo như hạt giống vung vãi khắp các mảnh ruộng đời đang bỏ hoang cằn khô, chắc chắn ích lợi nhiều cho Hội Thánh hơn là thiệt thòi. Và cha đã “dụ” được một số lớn các bạn trong nhóm “di tản” về Nhà Thờ Máctynho.

Quả thật, chúng ta có thể nghiệm được một biện chứng: khi một nhóm lớn bị xóa bỏ, nhiều nhóm nhỏ sẽ hình thành, bản thân từng bạn sinh viên lớn lên nhiều lắm, dạn dĩ với sương gió, vững vàng với Đức Tin. Sau này một trong các nhóm nhỏ ấy thấy “sóng yên biển lặng” thì quy cố hương, trụ lại DCCT thêm nhiều năm với tên gọi Nhóm Hiệp Thông.

Kỷ niệm đẹp nhất của Nhóm Hiệp Thông, ấy là vào năm 2003, có mấy bạn ở nhà trọ thấy một cô bé 18 tuổi từ tỉnh về cứ khóc miết, linh cảm và cả đoán mò nữa, không ngờ trúng phóc: cô bé có bầu, tên con trai nào đấy đã biến mất, nguy cơ phá thai chực chờ ! Các bạn tiếp cận ngay, thuyết phục, nâng đỡ, an ủi, dỗ dành, hù dọa luôn cho chắc ăn. Bạn Phương Thảo gọi phone ngay cho tôi cầu cứu: Tiếp theo phải làm sao nữa đây ? May quá, bên DCCT mới vừa mở một Ngôi Nhà Tình Thương tên ông Thánh Giêrađô, thế là tôi hẹn các bạn sinh viên đưa cô bé về... khai trương căn nhà !

Sau khi chào đời, thằng cu được đặt tên luôn là Hiệp Thông ! Ngày rửa tội, cả Nhóm xúm lại giành nhau đỡ đầu. Có thể nói Nhóm Hiệp Thông đã “mở màn” cho “chiến dịch Bảo Vệ Sự Sống ở Sài-gòn, phát triển mạnh cho đến bây giờ. Cũng đáng hãnh diện tự hào lắm chứ !

Trong thời gian này, cũng phải kể đến một loạt các nhóm sinh viên khác ra đời:

Nhóm Muối Đất gồm đa số là các bạn học khoa Tâm Lý Xã Hội, được các chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn giúp đỡ đặc biệt. Nhóm Đồng Hành với rất nhiều bạn gốc gác từ Giáo Phận Vinh vào Sài-gòn vừa học đại học vừa xin tìm hiểu ơn gọi đi tu Triều và Dòng. Nhóm Hướng Dương lại xuất phát từ các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đaklak, Đaknông, Buôn Ma Thuột, Bình Phước đổ về Sài-gòn.

Các bạn không hẹn mà cùng xin được có một cha đồng hành và định hướng. Tôi thấy hay quá, nhập cuộc luôn. Hàng tuần các bạn có ngày sinh hoạt riêng mỗi nhóm, nhưng thành phần nòng cốt của từng nhóm thì có thêm một buổi tối được huấn luyện các kỹ năng sinh hoạt, tổ chức, cả chiều nổi lẫn chiều sâu, ra được cả nội san, đặc san, báo điện tử phát hành qua Internet nữa chứ ! Nhóm các bạn là dạng nhóm mở, nghĩa là đón hết, bắt tay chơi với hết mọi người, chứ không nhất thiết phải là sinh viên, có khi có cả các bạn đang cai nghiện ma túy, có bạn đã nhiễm HIV được tôi gửi vào nhóm cho các bạn “kèm cặp”.

Nhóm cũng lôi cuốn được khá đông các bạn không phải là Công Giáo, ít là có 3, 4 lần các bạn đã nhờ tôi lo giùm Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh cho một phân nửa chưa biết Amen, Halleluyah là gì. Không ngờ đến phần Lời Nguyện, các bạn ấy cầu nguyện thật đơn sơ mà xúc động, nhiều người ứa nước mắt. Thánh Lễ như thế lần nào cũng phải mất 3 tiếng đồng hồ vì vừa làm, vừa giảng, vừa giải thích, thế mà không một ai ngủ gật hoặc bỏ về ngang !

Lại có một nhóm tên rất lạ: Nhóm Được Yêu Nhá ! Để ý mãi, suy luận mãi, mới ồ thì ra Được Yêu Nhá nghĩa là... Dược Y Nha ! Đương nhiên nhóm này gồm toàn dân Dược Y Nha, cả y bác sĩ trẻ lẫn cánh sinh viên trường thuốc mới tập quen với áo blouse trắng và ống nghe huyết áp, xúm lại cùng nhau tổ chức các chuyến đi khám bệnh, nhổ răng, phát thuốc miễn phí ở các vùng xa và nghèo các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Nai, Phan Thiết, Khánh Hòa...

NHÓM THẬP NIÊN 00

Từ mốc bản lề năm 2000 đến nay, cục diện sinh hoạt của các nhóm có thay đổi đáng kể. Ấy là vì Internet đã trở thành người bạn thân thiết bất khả phân ly của giới trẻ. “Meo” đã thay thế cho thư gửi bưu điện, nhanh gọn, rẻ tiền, đường truyền ADSL ở Việt Nam còn tệ lắm nhưng dẫu sao vẫn thần tốc hơn thập niên trước còn lệt bệt với dial up connection. Cư dân mạng 8x, 9x ngày một tận dụng thành thạo các phương tiện Chat, Blog, Forum để tán chuyện, trao đổi, tranh luận, giải trí, lại vừa tìm gặp người, tìm gặp chính mình.

Đến thời này thì tôi đã hơn 40, chậm tay, chậm chân, mắt đeo kính lão nên mãi rồi mới kịp thích nghi với các thứ “đồ chơi” hiện đại của giới trẻ. Một hôm, có một bạn trẻ gửi cho tôi một cái link trên Internet, bảo: “Cha cứ vào xem, có mấy bài viết thấm thía lắm !” Tôi tò mò, lại cũng phải mày mò, lò mò mãi mới lọt vào một trang Blog của một bạn trẻ thủ lĩnh của một nhóm mang tên DOJ. Cái gì thế này ? Trời ạ ! Đó là Nhóm “Môn Đệ Chúa Giêsu” ( Disciple of Jesus ). Nhóm này không đông lắm, không ồn ào rầm rộ nhưng lại làm được lắm chuyện tầy đình. Thành viên ai cũng còn trẻ, có công ăn việc làm tử tế, nhưng hay nổi máu... khùng !

Có lần tự dưng Nhóm DOJ kéo nhau chạy Honda lên tận Tây Nguyên giúp quần áo thuốc men cho người cùi dân tộc thiểu số, thế là bị “người ta” lập biên bản. Thì thôi vậy, cười khì một cái, quay về Sài-gòn, làm gì nhau nào !?! Có lần đi ngang chợ Nguyễn Thái Bình, thấy có người nằm lây lất sắp chết bên cống rãnh hôi thối, thế là ới nhau bằng mobile, khiêng luôn vào Chợ Rẫy, tìm người hiến máu, trực chiến trong khu cấp cứu cứ y như người nhà. Nạn nhân yếu quá, ra đi, lại lo hậu sự, rồi đem cốt về cho tôi gửi DCCT, rồi xin một Lễ. Gia đình người qua đời cứ ngẩn người ra thời buổi này, sao lại có bọn trẻ... tử tế đến vậy ?

Nhóm này lại còn có sáng kiến đi “lì xì cho Chúa Giêsu” đúng đêm Giao Thừa mấy năm liền. Mở đầu là đi xin đi góp cũng được khá lắm, đủ để lo mấy trăm phần quà. Rồi bắt đầu mua sắm đóng gói. Rồi rủ thêm quân các nhóm khác, họp nhau mở bản đồ ra... quy hoạch phân vùng, tốp nào đi chỗ này, tốp nào đi chỗ kia. Đúng chiều Giao Thừa, Nhóm tập họp xin một cha Dòng Tên dâng Lễ, chúc lành, xong xuôi đã gần nửa đêm, bắt đầu lặng lẽ hành quân theo các mũi của chiến dịch “truy lùng sục sạo” toàn thành phố Sài-gòn để tặng chút quà Tết cho những người vô gia cư, đang đói, đang lạnh, đang buồn, đang tủi thân nằm co ro đâu đó trong góc chợ, bên vệ đường giữa Đêm Trừ Tịch thiêng liêng !

Cái kiểu chơi Blog là cứ việc click chuột nhảy từ Blog này sang Blog kia. Thế là lần hồi tôi khám phá ra, ngoài vô số các Blog cá nhân, lại có bao nhiêu là Blog của các nhóm bạn trẻ tự phát trong Nam ngoài Bắc, Công Giáo chiếm đông nhất, Phật Giáo, Tin Lành đều có, và cả không xác định tôn giáo nào cả. Tiêu chí của các bạn trẻ đơn giản vô cùng: thích thì vào, khi nào kẹt hoặc không thích nữa thì... Esc thôi !

Ấy vậy mà các Nhóm làm việc ra trò chứ không phải là tào lao đâu. Có nhóm lấy tên “Bữa Cơm Nhân Ái” điều tra làm danh sách các cụ già nghèo và neo đơn từng khu phố, hàng tháng tự tay nấu nướng, bưng đến tận nhà cho các ông ngoại bà nội, cụ yếu quá thì cháu xúc, cháu đút, cháu ân cần chăm sóc, cụ ăn bát cơm mà ăn luôn cả tấm lòng của cháu ! Có nhóm mở chiến dịch “Tấm Áo Mùa Đông” đi thu gom quần áo ấm đã cũ, về phân loại, may vá nếu cần, đóng gói rất tử tế lịch sự rồi chuyển đi từng buôn làng Tây Nguyên nghèo xơ xác. Có Nhóm hùn vốn mở quán cà-phê be bé mà tươm tất, làm nơi hẹn hò cho những tâm hồn yêu quý... con nít, ở đó họ quyên góp sách truyện làm thư viện mini cho trẻ vùng xa, lại tổ chức bán đấu giá tranh vẽ của các bé 9, 10 tuổi, toàn con nhà nghèo, mồ côi, hoặc khuyết tật...

Tham khảo mô hình Nhóm này rồi, tạ ơn Chúa, tôi như được “khai hóa” thêm về sân chơi mênh mông của giới trẻ trên Internet. Tôi xin các bạn trẻ là “đệ tử ruột” bày cách mở một trang Blog, trở thành Blogger. Và cũng từ đây một nhóm mới toanh ra đời: Nhóm FIAT. Luật chơi hết sức thoáng, ai ghé vào Blog FIAT, đọc và để lại một comment, đến Chúa Nhật lại chịu khó tham gia một chuyến đi đâu đó thăm một Mái Ấm người già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật, bệnh nhân phong... thế là đã đủ trở thành một Fiater, có quyền mặc áo đội mũ đồng phục màu xanh da trời của Nhóm FIAT.

Tuần nào cũng có một chuyến đi gần gần loanh quanh trong Sài-gòn. Mỗi tháng thế nào cũng có một chuyến đi xa xa, ra các tỉnh bên cạnh. Và cứ mấy tháng lại có một cuộc “xuất du” thật xa, lên đến Buôn Ma Thuột để mang gạo cứu đói cho một bản H’Mông di dân từ Yên Bái vào; về đến tận Thốt Nốt, Cần Thơ để phụ với Nhóm Được Yêu Nhá khám bệnh nhổ răng; Noel thì không quên Làng Phong Di Linh, dâng Lễ đêm, lửa trại, phụ hái cà-phê với các bệnh nhân tay không còn ngón, chân không còn bàn; trong năm không thể thiếu mấy ngày đi Hiến Máu Nhân Đạo, đi Tĩnh Tâm giữa thiên nhiên và chắc chắn có một ngày họp mặt kỷ niệm sinh nhật Nhóm... Năm tới tôi sẽ đề nghị chọn Ngày Bổn Mạng cho Nhóm là 25 tháng 3, ngày của Fiat – Xin Vâng.

Thành viên trong nhóm FIAT có đủ: dân làm việc văn phòng, giáo viên, thợ may, bác sĩ trẻ mới ra trường, kỹ sư mới cắt chỉ, có khá đông sinh viên các khoa. Lại không ít bạn là Giáo Lý Viên, là Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể. Có người đang yêu, có bạn đang lăm le cưới hỏi hoặc đang chập chững đi tu, có kẻ đã nặng gánh vợ chồng con cái... Có điểm chung: đa số là dân Xa Quê, ở nhà trọ, thành thạo Tin Học, ghiền chat như ghiền canh cua rau đay với cà ghém mắm tôm, một ngày không vào Blog, không viết Blog, thì soi gương không còn nhận ra... mình nữa !

Blog chung của Nhóm FIAT tính đến hôm nay, sau 1 tuổi rưỡi, đã có gần 650 Entry được post lên, trải ra các vấn đề như Bảo Vệ Sự Sống, Ý Cao Tình Đẹp, Có Những Niềm Riêng, Hạnh Phúc Đơn Sơ... Dư luận xã hội than là có một thứ “văn hóa Blog” vớ vẩn, thậm chí tai hại với những kiểu viết của cánh trẻ 8x, 9x. Nếu vậy thì tôi rủ rê các bạn viết văn, văn có văn hóa đàng hoàng mà văn vẫn trẻ, vẫn thật, vẫn có khả năng “tải cả Đạo” là điều đang hiếm muộn ngày nay. Thế là sau một năm, từ Blog đã ra đời được 2 tập sách in ấn có giấy phép hẳn hoi, mang tên “Kính Dâng Bố Mẹ” và “Nhớ Ơn Thầy Cô”. Ngày “póc tem” có dâng Thánh Lễ Tạ Ơn, có mời cha mẹ, thầy cô đến nghe chính con mình, học trò cũ của mình đọc những mẩu chuyện có thật 100% được khơi ra từ quá khứ ngọt ngào kỷ niệm. Tôi lại đánh bạo bàn với các em làm một cuộc Hội Ngộ Ảnh Nghệ Thuật cho Nhóm FIAT theo chủ đề “Những mảnh đời quanh tôi”. Làm chơi mà thành thật, đến nay đã có gần 100 ảnh đẹp và đầy cảm xúc về các em bé ngây thơ trong vắt, các cụ già lạc quan yêu đời, những người khuyết tật vượt qua số phận, những người dân tộc thiểu số đầy nghị lực quả cảm, và cả những người bị đẩy lọt ra bên lề cuộc đời mà vẫn ngoi lên sinh tồn... Mỗi bức ảnh có một tâm sự bộc bạch kèm theo. Mọi người trong và ngoài nhóm ghé vào xem trên Blog rồi để lại Comment. Tôi có hứa với các bạn FIAT thế nào rồi cũng tổ chức được dịp triển lãm các ảnh này trên mạng hoặc tại các Giáo Xứ, các quán cà-phê có máu văn hóa mà tôi quen biết...

Tôi lại đánh bạo bàn với các em làm một cuộc Hội Ngộ Ảnh Nghệ Thuật cho Nhóm FIAT theo chủ đề “Những mảnh đời quanh tôi”. Làm chơi mà thành thật, đến nay đã có gần 100 ảnh đẹp và đầy cảm xúc về các em bé ngây thơ trong vắt, các cụ già lạc quan yêu đời, những người khuyết tật vượt qua số phận, những người dân tộc thiểu số đầy nghị lực quả cảm, và cả những người bị đẩy lọt ra bên lề cuộc đời mà vẫn ngoi lên sinh tồn... Mỗi bức ảnh có một tâm sự bộc bạch kèm theo. Mọi người trong và ngoài nhóm ghé vào xem trên Blog rồi để lại Comment. Tôi có hứa với các bạn FIAT thế nào rồi cũng tổ chức được dịp triển lãm các ảnh này trên mạng hoặc tại các Giáo Xứ, các quán cà-phê có máu văn hóa mà tôi quen biết...

NHÓM, NHÓM, VÀ NHÓM...

Vậy đó, lan man kể chuyện hết nhóm này đến nhóm kia mà không bao giờ cạn. Ấy là mới chỉ kể những nhóm đặc trưng tiêu biểu cho từng thập niên thôi. Mà nếu cho tôi được kể nữa, tôi vẫn còn chuyện để kể, bởi còn nhiều nhóm lắm, mỗi nhóm có một sức sống lung linh tuyệt vời của tuổi trẻ. Xin hẹn một dịp khác sẽ phải kể riêng chuyện về những nhóm quá sức đặc biệt như Nhóm Bảo Vệ Sự Sống, Nhóm Ve Chai...

Lắm lúc người lớn bi quan quá, cứ sợ lũ trẻ chúng nó hư hỏng hết với những nhảy nhót trong các vũ trường thuốc lắc, với những nhởn nhơ mua sắm hoang phí trong Diamond Plaza, với những hẹn hò “bao cao-su” trong các gian phòng thuê 30 phút, với những lê la nhậu nhẹt say xỉn bên lề đường. Vâng, hư hỏng thì cũng có nhiều đấy, nhưng chắc chắn không phải là tất cả, vẫn còn đó rất đông các bạn trẻ lãng mạn mà liều lĩnh, ngây thơ mà khôn ngoan, giỏi nghề, yêu đời, thân tình với Chúa và luôn tự nhủ “mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”.

Những bạn trẻ ấy, những nhóm như thế ấy, họ tự phát, họ tự xoay trở, tự sinh tự dưỡng, rồi đến một lúc nào đó xét thấy đã “hoàn thành nhiệm vụ”, nó tự... ra đi nhẹ nhàng êm ái. Họ điều hành nhóm thật đơn sơ, không cần ban bệ rắc rối, khỏi họp hành mất thì giờ, không cần quỹ, không có ai tài trợ, chẳng lên dự phóng kế hoạch gì hoành tráng, cứ làm, cứ chơi, cứ “tám”, cứ nghịch ngợm. Nhưng làm ra làm, chơi ra chơi, sống Đạo ngay trong từng cảnh đời buồn vui, thất bại và thành công.

Riêng đối với Hội Thánh, cụ thể hơn, chính xác hơn, đối với hàng Giáo Sĩ và Tu Sĩ, tôi xin được lập lại một lần nữa điều tôi đã nghe, đã cảm được nơi các bạn, đó là họ chỉ cần các đấng các bậc hãy đến với các nhóm của họ, định hướng cho họ, và nhất là đừng quên đồng hành với họ. Vâng chỉ cần 2 chữ “ĐH”: định hướng và đồng hành ! Thế thôi, quá đủ rồi !

Tôi tin là họ đúng. Tôi biết ơn họ vì họ đang giúp tôi – với tư cách là Linh Mục – tự khám phá ra con đường Mục Vụ mình phải chọn mà dấn thân. Tôi xúc động thật sự vì thấy họ vẫn còn cần đến một Linh Mục ở cạnh bên, lắng nghe, trò chuyện, gỡ rối tơ lòng thòng đủ mọi chuyện trên đời cho họ.

Cứ tưởng tượng một ông cha không có giới trẻ lôi đi chỗ này chỗ nọ để “bắt” a9n bún thịt nướng và kem sinh viên; gọi phone giữa đêm mà khóc xin một lời khuyên vì đang định tự tử; gõ cửa văn phòng rụt rè bảo: “Bố ơi, con lỡ dại có thai rồi, bây giờ làm sao hả bố ?”... Cứ hình dung một ông cha không được các nhóm giành phần lôi đi: “Bố chỉ cần đến ngồi với tụi con một giờ đồng hồ cũng được, không cần nói gì, cần giảng chi cả, im lặng cầu nguyện với nhau thôi...”, hoặc “Bố ơi, trong nhóm lại thêm một đứa về với Chúa rồi, thương quá, bố đi với tụi con đến nhà an ủi bố mẹ nó một câu...”

Lại giả sử một ông cha bị giới trẻ quên mất, không léo nhèo kỳ kèo: “Bố ơi, nhóm tụi con lại hục hặc nhau, cãi nhau miết. Bố tạt qua thăm rồi xử giùm tụi con...” hoặc “Chết rồi bố ơi, hôm vừa rồi mấy đứa trong nhóm hư quá, cha Xứ mới mắng cho một trận. Bố thăm ngài rồi nói giúp tụi con một câu nhe...”

Eo ơi, nếu xảy ra như thế với tôi, chắc buồn mà chết mất ! Ai lại có thể sống cô đơn không cần đến bọn trẻ ? Chúng nó như cái đo điện tâm đồ để biết được Hội Thánh đang thao thức, đang trăn trở, đang chạnh thương như thế nào giữa biển đời lắm nước mắt hơn nụ cười này. Bỏ mất bọn trẻ cũng là bỏ mất đôi mắt, lỗ tai và con tim mở vào với nhân sinh ngổn ngang trăm mối tơ vò.

Chơi với các nhóm bạn trẻ mất thời giờ lắm, nhiều khi cũng bực mình lắm, cứ phải lang thang lê la với họ trên mọi nẻo đường, nhưng tôi nghiệm ra mình được hạnh phúc hơn, bớt cau có khó chịu, bớt quan liêu độc tài. Và cứ thế mà trẻ ra, dù vòng số 2 ngày một to, tóc muối tiêu, huyết áp thì báo động !

Tôi cùng họ tìm gặp được Chúa. Tôi còn có thể gặp được Chúa cả nơi họ nữa cơ đấy !

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT, thứ bảy 16.8.2008

source

http://dcctvn.net/news.php?id=916

Tags: | Edit Tags
Wednesday November 26, 2008 - 08:24pm (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI THĂM GIÁO XỨ AN PHÚ, GP HÀ NỘI
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI THĂM GIÁO XỨ AN PHÚ, GP HÀ NỘI magnify
Ký sự: Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội thăm Giáo xứ An Phú, GP Hà Nội 20/11/2008



Lượt đọc : 1973 in bài viết Copy To Clipboard Font Arial Tahoma Times New Roman size 8 10 12 14 16 18 20 22




DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI THĂM GIÁO XỨ AN PHÚ, GP HÀ NỘI

Trần Ngọc Huấn


source

http://dcctvn.net/news.php?id=823

Ký sự: Cứu trợ vùng dân cư vẫn cô lập với bên ngoài sau 21 ngày ngập lụt ở Hà Nội - JB Nguyễn Hữu Vinh 21/11/2008



Lượt đọc : 1132 in bài viết Copy To Clipboard Font Arial Tahoma Times New Roman size 8 10 12 14 16 18 20 22




DCCT và Giáo xứ Thái Hà: Cứu trợ vùng dân cư vẫn cô lập với bên ngoài sau 21 ngày ngập lụt ở Hà Nội

Chúng tôi được thông tin về một vùng dân cư thuộc Hà Nội đến nay vẫn cô lập với bên ngoài dù đã là ngày thứ 21 kể từ trận lụt vừa qua. Sáng 20/11/2008 cùng với các linh mục Dòng Chúa Cứu thế và giáo dân Giáo xứ Thái Hà chúng tôi lên đường cứu trợ vùng này.

Cách trung tâm Hà Nội chừng hơn 50 km, chúng tôi đến vùng Quèn Gianh, thuộc xã An Phú – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội. Đây là vùng dân cư gần như sống cô lập trong một hẻm núi đá vôi với 23 gia đình và hơn 100 nhân khẩu.

Khi đoàn xe chở người và hàng cứu trợ đến dừng trên đường đi, nhìn mãi tôi vẫn không tưởng tượng ra được rằng trong hẻm núi kia có một vùng dân cư sinh sống. Một vùng nước trắng vẫn mênh mông, dù theo ngấn nước để lại trên bờ đê, thì mực nước đã rút đi hơn 1,5 mét.

Dấu hiệu duy nhất chứng tỏ có những hoạt động của cư dân sinh sống phía trong, là đường dây điện chạy qua khu vực cánh đồng giờ đang là biển nước, cây cầu và một con đường đang ngập trong nước đi vào hướng chân núi đá vôi.

Qua tìm hiểu, thì vùng đất này đã được các tu sỹ và linh mục Dòng Chúa Cứu thế biết đến và giúp đỡ từ lâu. Trong đợt ngập lụt này, Dòng Chúa Cứu thế và giáo dân Thái Hà đã đến đây cứu trợ lần thứ 2. Để liên lạc với họ, hàng người cứu trợ thi nhau đứng trên bờ đê và hú gọi, sau một lúc, những chiếc thuyền mủng được các cháu nhỏ bơi ra.

Vùng đất cằn cõi này cứ đến khoảng tháng 8 là mùa ngập lụt, cả thôn bám vào chân vách núi dựng nhà sinh sống bằng nghề làm ruộng và mò cua bắt ốc.

Thôn được hình thành cách đây hơn 20 năm. Khi các tu sỹ và linh mục đến vùng này, cả thôn này mới có bảy gia đình, không có một người nào biết chữ. Nhà cửa không, điện đóm không, đường sá không, họ như một bộ tộc riêng biệt sống trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Họ ở gần ranh giới giữa Hà Tây và Hoà Bình.

Để giúp họ ổn định cuộc sống, các tu sỹ và linh mục Dòng Chúa Cứu thế đã vận động xây dựng cho họ những điều kiện thiết yếu cơ bản. Đầu tiên là mở lớp dạy chữ cho cả người già và trẻ con. Cả gia đình, cả thôn đi học từ cách đánh vần những chữ cái đầu tiên. Các linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và Nguyễn Văn Thật, hồi đó còn là tu sĩ hàng tuần vượt qua mấy chục cây số đến để giúp họ đều đặn.

Sau đó, là các công trình đường sá, cầu cống đi vào khu vực. Cây cầu bằng bê tông đi qua sông vào thôn do chính linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong (khi đó còn là tu sỹ) tự thiết kế và thi công để nối con đường huyết mạch vào khu dân cư này. Nhờ vậy mùa khô, xe công nông và xe máy có thể vào tận nơi dân cư chở vật liệu và nông sản, cho người dân đi lại, cho trẻ đến trường.

Đường vào thôn đang ngập

Thấy điều kiện khó khăn của họ, Hồng Y Phạm Đình Tụng đã thương mà vận động cho một số tiền để kéo đường điện vào thôn cho họ có mà sinh hoạt, các linh mục, tu sĩ vận động cho mỗi hộ gia đình mấy triệu đồng hồi đó để mỗi nhà có thẻ xây nhà riêng mà sinh sống.

Những mối quan tâm và chia sẻ của các tu sỹ và linh mục Dòng Chúa Cứu thế đã giúp họ vượt qua nhiều chặng đường gian nan. Nhìn những ánh mắt, tiếng gọi trìu mến của các cháu thiếu nhi, của người dân với các linh mục Dòng CCT tôi thấy rõ điều đó. Dù đã lâu lắm không có điều kiện

Đến nay, thôn này đã có hơn hai chục gia đình với hơn 100 nhân khẩu. Khi chúng tôi đến thăm, hầu như cả thôn chỉ thấy toàn ông bà già, phụ nữ và trẻ con là chính, cả thôn chỉ còn dăm bảy thanh niên. Những người khoẻ mạnh đã phải đi làm ăn nơi xa và thậm chí cả năm không trở về thôn.

Thu nhập chính của họ là mấy sào ruộng chỉ làm một mùa, không đủ lương thực cho cả năm, nghề phụ chẳng có để thu nhập thêm, đời sống biệt lập cách xa các trung tâm và ánh sáng văn minh khác. Cứ thế, trẻ con lại ra đời hàng loạt.

Trẻ con nơi đây thật đông đúc nhưng học hành thì quá ít. Cả thôn hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5, bốn học sinh lớp 3 và lớp 1, lớp 1 mỗi lớp chỉ có một học sinh. Trả lời chúng tôi vì sao con cháu họ ít được học, các bà mẹ trả lời vì đường đi học quá xa và khó khăn đời sống. Những cháu nhỏ muốn đến trường lại phải học nhờ xã bạn bên Hoà Bình với học sinh dân tộc thiểu số. Cũng vì các cháu đa phần đi học không đúng tuổi vì đã lớn, nên bị bạn bè trêu chọc lại ngại và bỏ học luôn. Quả là vấn đề học hành ở đây thật nan giải.

Cha Nam Phong đùa với trẻ con

Chia kẹo

Chia quần áo

Lấy danh sách các cháu

Học cao nhất làng, lớp 6

Cuộc sống của thôn này, hiện hết sức mong manh, nghe đâu Nhà nước đang định thu hồi đất ở đây để làm nhà máy Xi măng. Chưa rõ tương lai của họ sẽ được ổn định chỗ nào.

Đến thăm họ, khi ra về, vẫn trong chúng tôi một câu hỏi: Tương lai của những đứa bé sẽ về đâu.

Hà Nội, ngày 20/11/2008
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Một vài hình ảnh cứu trợ của Dòng Chúa Cứu thế - Giáo xứ Thái Hà tại Quèn Gianh ngày 20/11/2008.

Gạo cứu trợ

Khoan nước

Bốc hàng cứu trợ

Thuyền chìm tại bến

source

http://dcctvn.net/news.php?id=827

No comments:

Post a Comment