Friday 10 July 2009

Xung đột Gaza: Ai là thường dân?
















Xung đột Gaza: Ai là thường dân?

06 Tháng 1 2009 - Cập nhật 10h46 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Xung đột Gaza: Ai là thường dân?
Bộ Nội vụ bị Israel không kích tại Gaza
Những đứa trẻ đẫm máu rõ ràng là thường dân; những người bị giết trong khi đang phóng rốc két rõ ràng là không. Nhưng còn khoảng 40 tân binh cảnh sát Hamas chết trong đợt không kích đầu tiên của Israel ở Gaza thì sao?
Và còn bộ nội vụ, bị đánh bom làm chết hai nhân viên y tế; hay văn phòng đổi tiền, bị hủy diệt tuần rồi làm bị thương một bé trai sống bên trong. Chúng có phải là địa điểm quân sự?
Trong lúc xác người tăng lên ở Gaza, câu hỏi khó là ai và cái gì có thể bị xem là mục tiêu quân sự phù hợp trong một vùng đất mà người cai quản là một tổ chức bị nhiều người trong cộng đồng quốc tế xem là tổ chức khủng bố.
Đây cũng là nhóm giành thắng lợi trong bầu cử của người Palestine tháng Giêng 2006 và một năm sau củng cố kiểm soát bằng vũ lực.
Mặc dù Hamas đứng đằng sau các vụ tấn công tự sát ở Israel và phóng rốc két liên tục qua biên giới, tổ chức này cũng quản lý trường học, bệnh viện, rác thải và nhà máy điện ở Gaza.
Luật quốc tế
Israel nói họ hoạt động theo luật nhân đạo, nhưng các nhóm nhân quyền lo ngại nước này đang vượt qua giới hạn.
Quy tắc luật quốc tế về giữ tối thiểu thương vong dân thường dựa trên sự phân biệt giữa "chiến binh" và "phi chiến binh".
Khi Israel mở đợt không kích đầu tiên, Thủ tướng sắp ra đi Ehud Olmert nói: "Các công dân Gaza không phải là kẻ thù. Hamas, Jihad và các nhóm khủng bố khác là kẻ thù của quý vị cũng như của chúng tôi."
Nhưng khi một phát ngôn nhân quân đội Israel cũng nói "bất kỳ cái gì liên quan Hamas đều là mục tiêu phù hợp", thì mọi thứ trở nên phức tạp.
Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế định nghĩa chiến binh là kẻ "trực tiếp tham gia giao tranh".
Nhưng phát ngôn nhân Bộ Quốc phóng Israel Benjamin Rutland nói với BBC: "Định nghĩa của chúng tôi là bất kỳ ai dính líu khủng bố bên trong Hamas đều là mục tiêu phù hợp."
Philippe Sands, Giáo sư Luật Quốc tế ở University College London, nói ông không biết có nền dân chủ phương Tây nào có định nghĩa rộng thế.
Bản thân Hamas cũng được trích dẫn nói rằng việc đa số người Israel phục vụ trong quân đội là lý do để biện minh cho các vụ tấn công vào khu vực dân thường.
Cảnh sát Hamas
Đợt sóng ném bom đầu tiên, nhắm vào các đồn cảnh sát dọc Gaza, là vụ điển hình - đặc biệt là vụ làm chết ít nhất 50 tân binh đang diễu hành.
Các phân tích gia nói cảnh sát Hamas chịu trách nhiệm cho việc dập tắt bạo loạn, tìm ra điệp viên cũng như đối phó tội phạm và giao thông.
Một nhân viên y tế đưa trẻ vào bệnh viện
Nhưng nhóm nhân quyền Israel B'Tselem, nêu vấn đề trong thư gửi bộ trưởng tư pháp Israel, nói có vẻ những người bị giết đang được đào tạo về cấp cứu, và duy trì trật tự công cộng.
Trong khi đó, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nói ngay cả nếu các thành viên cảnh sát cũng là chiến binh Hamas, họ chỉ có thể bị tấn công hợp pháp khi tham gia các hoạt động quân sự.
Cả B’Tselem và HRW cũng lo ngại về việc nhắm bắn các địa điểm dân sự như đại học, đền thờ và nhà chính phủ.
Israel nói họ đánh bom đền thờ vì chúng được dùng chứa vũ khí.
Nhưng nước này không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc các phòng thí nghiệm ở Đại học Hồi giáo, bị đánh bom nặng, đã được dùng để nghiên cứu vũ khí, hay cho cáo buộc rằng ít nhất ba nơi đổi tiền đã dính líu "việc chuyển quỹ cho các hoạt động khủng bố".
Đây là vì Israel ít khi công bố thông tin tình báo, sợ rằng làm thế gây hại cho nguồn tin.
Nhưng khi nhắm bán các bộ giáo dục, nội vụ và ngoại giao cùng nhà quốc hội, Israel chỉ nói rằng đó là cơ sở hạ tầng của Hamas - và không có khác biệt giữa cánh quân sự và chính trị của nhóm này.
Câu hỏi về mức độ
Các vụ khác gây lo ngại vì những lý do trên, cùng một quan niệm pháp lý thứ hai - mức độ. Tức là thành quả quân sự của một chiến dịch phải tương hợp với thiệt hại dân sự.
Nói như Fred Abrahams, nghiên cứu gia ở HRW, "Ngay cả nếu bạn có mục tiêu hợp pháp, bạn cũng không thể cứ thả 10 tấn bom xuống."
HRW đang đòi có điều tra: "Đền thờ có phải là mục tiêu phù hợp? Chúng tôi nghi ngờ."
Đền thờ có phải là mục tiêu phù hợp? Chúng tôi nghi ngờ
HRW
Sự khác biệt về con số ở cuộc chiến Gaza thật lớn - người Palestine nói hơn 500 người đã chết trong tám ngày, so với 18 người Israel chết vì rốc két từ 2001.
Nhưng các chuyên gia nói các vấn đề, từ ý định của các bên, lý do gây chiến, đều đặt ra vấn đề pháp lý phức tạp hơn nhiều.
Israel nói các luật sư liên tục được tham vấn trong chiến dịch. Họ nói đã có mọi bước cần thiết để giảm thiểu thương vong dân thường.
Các nhân chứng và phân tích gia xác nhận Hamas phóng rốc két từ bên trong các vùng có dân ở, và mọi bên đều đồng ý phong trào này vi phạm luật quốc tế khi dùng rốc két bắn vào dân thường.
Nhưng mặc dù bà Montell của tổ chức B’Tselem gọi các vụ bắn rốc két là "tội ác chiến tranh rõ rệt", bà cũng nói: "Tôi không nghĩ chính phủ của tôi nên hành động theo tiêu chuẩn của Hamas - chúng tôi đòi tiêu chuẩn cao hơn."
Source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2009/01/090106_gaza_analysis.shtml

Tuesday January 6, 2009 - 11:05am (EST) Permanent Link 0 Comments
Bộ binh Israel xung trận tại Dải Gaza

source
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2009/01/3BA0A188/

Tuesday January 6, 2009 - 01:33am (EST) Permanent Link 0 Comments
Thế giới đón Năm mới 2009

source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2009/01/090101_new_year_cele...
Tuesday January 6, 2009 - 12:34am (EST) Permanent Link 0 Comments
Ảnh kỷ niệm 50 năm cách mạng Cuba

source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2009/01/090102_anniversary_c...
Tuesday January 6, 2009 - 12:18am (EST) Permanent Link 0 Comments
Mừng lễ Giáng sinh

24 Tháng 12 2008 - Cập nhật 08h08 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Mừng lễ Giáng sinh
Nhà Thờ Chánh tòa Hà Nội năm nay không trang hoàng đón Giáng sinh
Năm nay lần đầu tiên nhà thờ lớn tại Hà Nội không trang hoàng đón Giáng sinh như mọi khi.
Công trình kiến trúc có một không hai tại Hà Nội khoe mình với bức tường xám, trông cổ kính, già nua hơn ngày thường. Và một mình thì thầm với những cơn gió lạnh của mùa đông.
Một người công giáo từ Hà Nội giải thích: “Ở trên đó chắc là Đức mẹ đang sầu, Chúa đi đâu mất rồi. Lòng mọi người khi thiếu Chúa, bị mất Mẹ, thì chắc phải buồn.”
Giáo dân Maria Nguyễn Thị Thanh Hà từ quận Đống Đa nói nỗi buồn của cô giống như trong nhà có người cô kính trọng, người cô tôn sùng nhưng lại bỏ đi vào ngày trọng đại nhất.
“Rõ ràng như thế không thể nào vui được rồi,” cô Hà nói.
Năm nay cô dự tính sẽ đi lễ ở giáo xứ địa phương trước, sau đó mới ra phố và đi chơi Nhà thờ lớn.
Một giáo dân khác giải thích: “Có thể năm qua là một năm không vui cho tòa giám mục Hà Nội, cho nên cách kỷ niệm ngày Chúa Giáng sinh phù hợp nhất, là không chăng đèn, kết hoa tại nơi được gọi là biểu tượng về đức tin của người thủ đô.”
Dịp vui của nhiều người
Chủng sinh Nguyễn Minh Sáu từ Đại chủng viện Thánh Quý, Hậu giang, tin rằng Giáng sinh là dịp người Công giáo ăn mừng ngày Chúa sinh ra.
Chúng tôi cầu nguyện chung cho thế giới, cho quê hương, cho Việt Nam. Và cho cả chúng tôi nữa
Linh mục Giuse Trần Xuân Chiêu
Đối với người thường, nếu chưa biết nhiều về Chúa, anh giải thích Giáng sinh có thể coi như ngày lễ lớn nhất trong năm. Anh nói có em học sinh coi nó lớn như ngày sinh của Bác!
Người công giáo dưới Hậu giang, theo anh, làm hang đá, cây thông. Và vào buổi đêm, dân ở Cần Thơ ra đường rất đông, dịp để người trẻ vui chơi cùng bạn bè.
Còn cha chánh xứ nhà thờ Chánh tòa Thái Bình, Giuse Trần Xuân Chiêu, nói đến việc chuẩn bị các hình thức trang trí, diễn nguyện và thánh lễ trọng thể cho tối Giáng sinh.
“Như mọi năm bà con bên ngoại đạo đến rất đông và rất ủng hộ.”
Năm nay lời cầu nguyện đêm Giáng sinh của cha Giuse Trần Xuân Chiêu là hòa bình thế giới.
Liệu cha và giáo dân có cầu nguyện gì cho Việt Nam hay không?
“Ở Việt Nam chúng tôi cũng đi theo con đường đó, cầu nguyện cho hòa bình, đất nước tiến lên, hòa nhập vào cuộc sống đang đổi mới. Chúng tôi cầu nguyện chung cho thế giới, cho quê hương, cho Việt Nam. Và cho cả chúng tôi nữa.”
2008 là năm thử thách cho tín đồ Công giáo tại Việt Nam
Đối với nhiều tín đồ Công giáo, năm qua là dịp có nhiều thử thách. Hai vụ tranh chấp đất đai, tại tòa Khâm, và giáo sứ Thái Hà, đã làm cho lời cầu nguyện của giáo dân được nhiều người biết đến hơn.
Đây là dịp để quên đi, hay cần nhớ lại? Cha Trần Xuân Chiêu cho rằng chúng không tác động nhiều đến cách giáo ăn mừng lễ tại giáo xứ của ông:
“Dạ thưa những cái đó không ảnh hưởng gì đến chúng tôi cả, nó ở địa phận khác, không có liên can đến chúng tôi.”
Linh mục Chiêu nói thêm xu hướng người dân coi Noel va tết Tây là dịp quan trọng để nghỉ ngơi và mua sắm ngày càng rõ hơn, phản ánh mức độ Tây hóa của xã hội Việt Nam:
“Vâng đúng như vậy… ở Thái Bình chúng tôi thấy có xu hướng ăn Tết và tổng kết cuối năm vào dịp lễ Noel...”
PPTTrong đêm cực thánh này, chúng ta hảy cầu nguyện cho nhau, cho mỗi một người đều trở nên "thiện tâm", để đáng được hưởng cái bình an mà chúng ta mỗi người đều rất cần được hưởng: Bình an trong mỗi một tâm hồn, Bình an giữa các thành phần xã hội, Bình an giữa Con người với Thiên nhiên, với môi trường sống.
Giấu tênBuồn khi đức tổng giám mục giáo phận Hà nội và mấy cha tại nhà thờ lớn lại không tổ chức mừng chúa lễ giáng sinh như mọi năm. Đây là đại lễ của Công giáo không chỉ có những người giáo dân ở Hà nội phải chịu cảnh không được đón giáng sinh.
KalHôm nay tôi xuống chơi ở nhà thờ Thái Hà và Nhà thờ lớn - hai nhà thờ lớn nhất ở Hà Nội, nhưng trông không khí không vui, và trang hoàng không đẹp như ở Tp.HCM.
Mặc dù là người lương giáo, nhưng tôi đã đón Giáng sinh 3 năm ở SG, và thấy Noel năm nay thiếu cái gì đấy.
Source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081224_christmas_day.shtml

Wednesday December 24, 2008 - 11:25pm (EST) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment