Friday 10 July 2009

Người Hà Nội ngủ, nghỉ vật vờ trong lụt






































































































































































































































































































































Đi xe hơi ăn cơm cứu tế

Ngày 19.12.2008 Giờ 08:38
Châu Âu, Mỹ
Đi xe hơi ăn cơm cứu tế
Khủng hoảng tài chính tạo ra lớp “người nghèo mới” trên thế giới. Họ là những người có xe, có nhà, có ti vi và nhiều tiện nghi khác, nhưng không có tiền mua thức ăn
Một người thưởng thức bữa ăn miễn phí tại bếp ăn từ thiện ở khu Harlem, New York. Ảnh: Reuters
Chị Vicky Gardner 44 tuổi, một y tá chuyên ngành lão khoa sống tại Washington D.C, Mỹ, mỗi sáng lại diện đồ tươm tất, chạy chiếc xe hơi hạng trung, đưa hai con đến trường. Nhìn chị như thế, không ai nghĩ chị chuẩn bị ghé một cơ sở cứu tế, nhận lương thực miễn phí trước khi đi làm. Chị nói: “Tôi phải đến sớm mới có rau tươi. Ngày càng nhiều gia đình không thể cho con cái ăn no nếu không được giúp đỡ”. Chồng chị làm thợ mộc. Hai vợ chồng kiếm được 3.500 USD/tháng, thanh toán tiền nhà cửa, xe cộ, nhiên liệu và học phí cho hai con, chị không còn khoản nào để mua thức ăn.
Đủ tiện nghi nhưng đói
Khoảng 25% số người thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ đang lâm vào tình cảnh như chị Vicky Gardner, và khái niệm nghèo đối với những người này bị thay đổi. Những “người nghèo mới” này có nhà, xe hơi, ti vi, có công việc, đúng với tiêu chuẩn một gia đình bình thường tại Mỹ, chỉ khác là tủ lạnh thì trống rỗng, không có tí thức ăn nào, tài khoản âm một khoản nợ khó trả. Ông Reuben Gist, giám sát tổ chức ngân hàng thực phẩm vùng thủ đô của Mỹ (CAFB) nói: “Người nghèo mới nhìn giống như chúng ta, họ ăn mặc tươm tất, lái xe đưa trẻ đi học rồi đi làm. Nhưng khi về nhà, họ không có thức ăn”.
Họ là nạn nhân của các vụ phá sản, giảm lao động, giảm giờ làm, bớt lương, cắt thưởng của hàng loạt nhà máy, dịch vụ, công ty thuộc các ngành nghề, lĩnh vực trong khủng hoảng tài chính, kinh tế hiện nay. Sybil D. Smith, một người hưu trí Mỹ viết trên greenvilleonline ngày 30.11 rằng: “Tôi phải giảm 35% lượng nước dùng hàng tháng. Số tiền hưu trí dành dụm của tôi cạn dần. Trước đây, cuối tuần tôi mới phải đến những nơi cứu trợ, nhưng nay, tôi đến đó hàng ngày”.
Châu Âu cũng bị tình trạng tương tự. Anh Darren Maughan, 34 tuổi, người Ireland, từng là thợ hồ, tài xế xe đổ đất suốt 15 năm qua, mới thất nghiệp tháng 10.2008 và đang tìm việc mới. Anh nói: “Chưa bao giờ tôi vướng vào tình trạng này. Trước đây, mỗi lần xin việc chỉ từ 2 – 4 tuần, và tôi luôn biết sẽ có việc làm. Nhưng lần này, tôi chưa nhận một hồi đáp nào dù hồ sơ tốt, tôi làm việc chăm chỉ, không nghỉ một ngày làm việc nào và chưa hề có tiền sử đi muộn về sớm”.
Ở Ý, tình trạng này có vẻ bi đát hơn. Con số chính thức của chính phủ cho biết 6,8% dân số Ý hiện nay bị thất nghiệp. Tổ chức từ thiện Công giáo Caritas cho biết 13% trong tổng số 58 triệu dân Ý bị rơi vào ngưỡng nghèo. Anh Stefano G., một trong số đó, lúc đứng xếp hàng trong hàng dài cả trăm người chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại tổ chức Pane Quotidiano, ở Milan, nói: “Mọi thứ càng lúc càng tồi tệ hơn. Khủng hoảng mà. Giá tăng như thế, tôi có thể làm gì ngoài việc đến đây. Tôi không thể ăn cắp”. Một nữ sinh viên 28 tuổi, đến đây nhận thức ăn nói: “Tôi không còn lựa chọn nào khác”.
Cuộc suy thoái đầu tiên của giới trung lưu
Ở Mỹ số lượng người nghèo mới này tăng vọt. Ông Reuben Gist cho biết 1/4 số người đến CAFB nhận thực phẩm cứu tế có thu nhập lên đến 80.000 USD/năm. Chỉ riêng ở ngay thủ đô Washington, có ít nhất 400.000 người cần CAFB giúp đỡ.
Tổ chức từ thiện Thánh Vinh Sơn Phaolô tại Athlone, tỉnh Leinster & Connacht, Ireland cho biết, số người đến nhờ hỗ trợ tăng nhanh trong năm nay. Theo ông John Monaghan, phó chủ tịch tổ chức Thánh Vinh Sơn Phaolô, 1/4 số người nhận hỗ trợ hiện nay là những người đến lần đầu, là lớp “người nghèo mới”. Ercole Polline, một tư vấn viên ở Pane Quotidiano, nơi phân phát thức ăn cho khoảng 2.000 người/ngày, cho biết hồi năm ngoái mỗi ngày chỉ có khoảng 80 người Ý đến nhận thức ăn, năm nay con số đó là 350”.
Liên minh châu Âu (EU), lâu nay mang lương thực cứu trợ nước kém phát triển nay quay về chăm sóc người trong nhà. EU muốn tăng trợ cấp lương thực nội khối lên 67%/năm. Hiện khoảng 43 triệu người tại EU, chiếm 8,5% dân số, không nạp đủ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Hay như tại Bồ Đào Nha, một khảo sát của EU trong tháng 7.2008, có đến 71% dân số nước này gặp khó khăn về chi trả hoá đơn hàng tháng. Người dân cũng phải xếp hàng dài nhận cứu trợ từ nhiều tổ chức tôn giáo và từ thiện trong nước. Bà Isabel Jonet, lãnh đạo ngân hàng lương thực (Food Bank) của EU cho biết: “Ngân hàng này ban đầu được thành lập để giúp đỡ người già. Nhưng nay, ngân hàng phải giúp cả những người nghèo mới”.
Ông Monaghan nhận định: “Chắc chắn các tổ chức còn phải giúp đỡ nhiều người nữa trong thời gian tới, nhất là sau mùa Giáng sinh. Tôi chưa từng thấy điều này. Đây có lẽ là suy thoái tầng lớp trung lưu lần đầu chúng tôi chứng kiến”.
Kim Dung (tổng hợp)
source
http://sgtt.com.vn/Detail30.aspx?ColumnId=30&newsid=45013&fld=HTMG/2008/1218/45013

Tuesday December 23, 2008 - 12:19am (EST) Permanent Link 0 Comments
Nhật tạm ngừng cho VN vay ưu đãi vì vụ PCI

Thứ năm, 4/12/2008, 18:26 GMT+7
E-mail Bản In
Nhật tạm ngừng cho VN vay ưu đãi vì vụ PCI
Đại sứ Nhật tại Việt Nam Mitsuo Sabaka khẳng định, nước này tạm ngừng mọi dự án ODA mới có lãi suất ưu đãi cho Việt Nam tới khi có kết luận cuối cùng về nghi án hối lộ của Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI). >
Đình chỉ quan chức bị nghi vấn liên quan vụ PCI
Đại sứ Mitsuo Sabaka. Ảnh: N.C.- Phía Nhật phản ứng ra sao sau khi lời khai của lãnh đạo PCI hối lộ quan chức Việt Nam hé lộ, thưa Đại sứ?
- Chúng tôi đang làm việc nhằm tìm ra các cơ chế mới để tăng cường tính minh bạch trong các dự án ODA và tránh các trường hợp hối lộ tương tự xảy ra. Vụ việc này xảy ra trong quá trình tuyển chọn đơn vị tư vấn, nên chúng tôi sẽ tập trung vào khâu này. Chúng tôi đang làm việc tích cực và hy vọng sẽ sớm có kết luận về vụ việc.
Cho đến khi mọi chuyện sáng tỏ và hai bên thiết lập được cơ chế mới để tạo tính minh bạch hơn cho các dự án, chúng tôi sẽ tạm ngừng các dự án ODA mới cho Việt Nam.
- Ông nói "tạm ngừng", điều này nên được hiểu như thế nào?
- Chúng tôi sẽ ngừng cấp vốn cho các dự án cho vay mới với lãi suất thấp bằng đồng yen. Các dự án hỗ trợ của Nhật cho Việt Nam chia thành dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Với các dự án viện trợ không hoàn lại, trước nay không có đơn vị tư vấn. Vụ việc này liên quan đến khâu tư vấn, nên chúng tôi sẽ tạm ngừng các dự án cho vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại vẫn thực hiện bình thường.
"Chúng tôi đang theo dõi diên biến của vụ PCI."
Ông Matsuda Noriyasu, Trưởng đại diện JBIC tại Hà Nội: Vụ PCI sẽ không ảnh hưởng tới các dự án mà JBIC đang cấp vốn, nhưng ở một số khía cạnh đã tác động đến cách nhìn nhận của Nhật về các dự án ODA tại Việt Nam.
Hiện Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi trong vụ này, và chúng tôi đang theo dõi sự việc. Tham nhũng là một vấn đề trong các dự án đầu tư tại Việt Nam và vụ PCI là một ví dụ.
- Ông đánh giá thế nào về động thái của Việt Nam trong vụ việc này?
- Chúng tôi đã thành lập một ủy ban hỗn hợp với Việt Nam và đang làm việc tích cực để sớm có kết luận.
- Người dân Nhật phản ứng ra sao với thông tin về vụ PCI?
- Người dân Nhật tất nhiên không hài lòng. Vụ PCI khiến chúng tôi rất thất vọng. Ban đầu tôi cũng không tin là có sự việc này, nhưng các công việc điều tra đang được thực hiện tại Nhật, và điều này tăng quyết tâm của chúng tôi trong việc chống tham nhũng.
- Quá trình điều tra tại Nhật đến nay diễn tiến ra sao?
- Cuộc điều tra tại Nhật vẫn tiếp diễn và đã có thêm những dữ liệu mới. Trước đó chúng tôi không biết về vụ việc này, nhưng trong quá trình điều tra một số vụ việc khác thì những việc liên quan đến Việt Nam mới hé lộ.
- Ông đánh giá như thế nào về tác động của vụ PCI đến nguồn vốn ODA Nhật dành cho Việt Nam trong tương lai?
- Tôi không thể nói vụ PCI sẽ tác động đến đâu đối với nguồn vốn ODA từ Nhật cho Việt Nam. Tôi chỉ có thể nói rằng, Nhật tạm ngừng ODA cho Việt Nam, chúng tôi đang chờ kết luận cuối cùng của ủy ban chung và những cơ chế mới để tránh tham nhũng. Chúng tôi không nói sẽ giảm, hay cắt ODA, tôi chỉ nói là tạm ngừng.
Theo báo Yumiuri Shimbun của Nhật, 4 lãnh đạo PCI đã nhận tội hối lộ tổng cộng khoảng 2,6 triệu USD cho một quan chức cao cấp tại TP HCM để được tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án ODA tại Việt Nam. PCI đã giành được hợp đồng giám sát thi công cho dự án giao thông tại TP HCM trị giá 3,1 tỷ yen (1 yen = 0,01 USD), có nguồn vốn từ vốn vay ODA của Nhật.
Vào ngày 19/11 vừa qua, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Huỳnh Ngọc Sĩ, nhân vật bị nghi vấn liên quan vụ hối lộ của PCI, đã bị đình chỉ công tác phục vụ điều tra.
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong 3 điểm rót vốn vay ODA quan trọng nhất của Nhật, chỉ sau Ấn Độ và Indonesia. Hiện lượng vốn do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cam kết cung cấp cho Việt Nam chiếm khoảng 15% lượng tài chính mà cơ quan này dành cho các dự án ODA trên thế giới. Tại hội nghị CG cuối năm 2007, Nhật đã cam kết tài trợ 1,11 tỷ USD, đứng thứ hai trong các đối tác của Việt Nam sau ADB.
Thông thường, việc lựa chọn tổng thầu cho các dự án ODA có vốn vay của Nhật được thực hiện theo phương pháp đấu thầu. Phía Việt Nam hoàn toàn thực hiện và gửi kết quả đấu thầu lên JBIC xem xét và thông qua. Việc lựa các thầu phụ sẽ do tổng thầu tự quyết định, tùy theo tính chất của mỗi dự án. JBIC không can thiệp vào việc lựa chọn tổng thầu hay thầu phụ.
Ngọc Châu
source
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/12/3BA091D8/
Thursday December 4, 2008 - 09:26am (EST) Permanent Link 0 Comments
Barack Obama: tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ

Ngày 05.11.2008 Giờ 11:32
P.MsoNormal { FONT-SIZE: 12pt; MARGIN: 0cm 0cm 0pt; FONT-FAMILY: "Times New Roman"; mso-style-parent: "" } H2 { FONT-SIZE: 18pt; MARGIN-LEFT: 0cm; MARGIN-RIGHT: 0cm; FONT-FAMILY: "Times New Roman" } H1 { FONT-SIZE: 24pt; MARGIN-LEFT: 0cm; MARGIN-RIGHT: 0cm; FONT-FAMILY: "Times New Roman" }
Barack Obama: tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ
Đến 11 giờ trưa nay 5.11 (giờ Việt Nam), kết quả sơ bộ bầu cử tổng thống Mỹ đã được loan báo: thượng nghị sĩ bang Illinois, Barack Obama giành 338 phiếu đại sử tri so 127 phiếu bầu cho thượng nghị sĩ John McCain. Vậy là Hoa Kỳ lần đầu tiên có một tổng thống da màu, trẻ tuổi.
Kết quả này còn phải chờ kiểm chi tiết từng lá phiếu. Tuy nhiên với số phiếu đại cử tri như trên, ông Obama đã trở thành vị tổng thống thứ 44 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Việc một chính khách da màu, hay một người da màu đầu tiên trở thành tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ là chuyện xưa nay hiếm. Có thể trên màn ảnh có những phim viễn tưởng về người da màu làm tổng thống Hoa Kỳ, ngoài đời chưa từng thấy cho đến hôm nay.
Có khoảng 187 triệu cử tri Mỹ đăng ký đi bầu cử kỳ này.
Ở tuổi 47, với chỉ mới 4 năm làm thượng nghị sĩ, ông Barack Obama là một trong những người trẻ nhất tham gia tranh cử tổng thống Mỹ và cũng là một trong những chính khách còn ít kinh nghiệm về các vấn đề chính trị.
Tổng thống mới của Hoa Kỳ Barack Obama sẽ phải gánh vác gánh nặng của nền kinh tế Mỹ đang suy thoái, với cơn khủng hoảng tài chính lan từ Mỹ ra toàn cầu, cũng như di sản cuộc chiến Iraq, Afghanistan mà tổng thống thứ 43 của Mỹ, George Bush, để lại cho ông.
Tổng thống Barack Obama cũng là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ cho gói cứu trợ tài chính 700 tỉ USD, và nay ông lại có thêm sức mạnh để thực hiện những lời hứa của mình về một “giấc mơ Mỹ”.
Tiểu sử tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ
Tổng thống Barack Obama sinh ngày 4.8.1961 tại Trung tâm Y khoa Kapionlani, Honolulu, Hawaii. Hiện ở Kenwood, Chicago, Illinois
Từ 1971-1979: ông học tại trường Punahou, sau đó đến Los Angeles, học tại cao đẳng Occidental 2 năm, chuyển sang Đại học Columbia, New York.
Năm 1983: ông tốt nghiệp Đại học Columbia.
Từ 6.1985 - 5.1988, ông làm việc tại Chicago, vai trò giám đốc Đề án Phát triển Cộng đồng.
Cuối 1988, ông nhập học trường Luật Đại học Harvard. Cuối năm nhất, Obama được chọn làm biên tập viên cho tạp chí Luật Harvard. Sang năm hai, ông giữ chức chủ tịch tạp chí.
Năm 1991, Obama tốt nghiệp hạng giỏi học vị tiến sĩ luật (J.D.), về Chicago và làm việc tại các công ty luật Sidley & Austin (1989), và Hopkins & Sutter (1990).
Từ 1992-2004, ông Obama dạy luật hiến pháp tại trường Luật Đại học Chicago, trong thời gian này ông Obama gia nhập công ty luật Davis, Miner, Barnhill & Galland, làm việc trong chuyên ngành luật dân sự và phát triển kinh tế cộng đồng.
Năm 1996, ông Obama đắc cử vào Thượng viện bang Illinois, đại diện cho Hạt 13 của thành phố Chicago. Năm 1998, ông tái đắc cử vào Thượng viện Illinois, và đắc cử lần thứ ba năm 2002.
Năm 2000, ông thất bại khi tranh cử vào Hạ viện Mỹ.
Tháng 10.2004, ông đắc cử vào Thượng viện Mỹ. Trong lịch sử của Thượng viện Mỹ, Obama là thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Phi thứ năm, và là người thứ ba được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu.
Tháng 2.2007, trước tòa nhà Old State Capitol tại Springfield, Illinois, Obama tuyên bố chính thức tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2008.
3.6.2008, với tổng số phiếu được kiểm, Obama vượt qua ngưỡng 2.118 phiếu cử tri đoàn trở thành ứng viên cho Đảng Dân chủ, qua mặt thượng nghị sĩ Hillary Clinton cùng đảng.
4.11.2008: ông trở thành vị tổng thống thứ 44 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Đời tư
Cha: Barack Obama, Sr., người Kenya.
Mẹ: Ann Dunham, người Mỹ tại Wichita, Kansas.
Năm ông 2 tuổi, cha mẹ ông ly thân, sau đó ly dị.
Năm 1967, mẹ con ông chuyển đến Jakarta, Indonesia; sau khi mẹ ông tái giá với một người Indonesia. Obama học các trường ở Jakarta đến 10 tuổi, ông trở về Honolulu sống với ông bà ngoại. Trước ngày diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ một ngày (3.11), bà của ông qua đời vì bị ung thư.
Ông Barack Obama và bà Michelle Robinson đính hôn năm 1991 và kết hôn 10.1992. Con gái đầu là Malia Ann, sinh 1999, kế là Natasha sinh 2001.
Từ sự kiện là người da đen đầu tiên đắc cử chủ tịch tạp chí Luật Harvard, Obama được mời viết sách về quan hệ chủng tộc. Tác phẩm đầu tay của Obama là Dreams from My Father: A Story of Race and Inheritance (
Những giấc mơ từ cha tôi: câu chuyện về chủng tộc và di sản). Tác phẩm thứ hai là cuốn The Audacity of Hope: Thoughts on Reclaiming the American Dream (Sự dạn dĩ của hi vọng: tản mạn về quyền giành lại Giấc mơ Mỹ), một trong những sách bán chạy nhất của tờ New York Times.
Tháng 10.2005, một bài viết trên tạp chí New Statesman, London xếp Obama vào danh sách “10 nhân vật có khả năng thay đổi thế giới”. Năm 2005 và 2007, tạp chí TIME gọi ông là một trong những “nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới”.
H.S - K.D (tổng hợp)
source
http://sgtt.com.vn/Detail30.aspx?ColumnId=30&newsid=42928&fld=HTMG/2008/1105/42928

Monday November 10, 2008 - 02:48am (EST) Permanent Link 0 Comments
Dân khốn cùng trong 'ốc đảo' giữa thủ đô

Thứ tư, 5/11/2008, 15:48 GMT+7
E-mail Bản In
Hơn 10.000 hộ dân Hà Nội sơ tán
Đến sáng nay, 10.318 hộ dân đã được di dời khỏi khu vực ngập. Mạng lưới đê điều của Hà Nội vẫn đang bị sạt lở nghiêm trọng. Chủ tịch Hà Nội đề nghị quân đội ứng trực, sẵn sàng hỗ trợ khi nguy cấp.>
Hà Nội 'cầu cứu' Hà Nam giải tỏa áp lực nước/ 'Đê Hà Nội khó trụ vững nếu lại mưa lớn'
Theo báo cáo sáng 5/11, thành phố đã cứu trợ mỳ tôm và gạo cho 27.490 hộ dân và sơ tán 10.318 hộ dân (97 hộ nội thành) ra khỏi khu vực nguy hiểm thuộc các quận Hoàng Mai, huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Mê Linh, Thanh Oai.
Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát quỹ nhà dự phòng để chuẩn bị bố trí dân tạm cư. Ngoài ra, kiểm tra toàn bộ nhà dân, công sở xập xệ để buộc dân dời khỏi nhà, phòng nguy cơ nhà đổ sập.
Trước tình hình các khu vực đông dân cư vẫn bị ngập nặng như Tân Mai, Linh Đàm, Định Công, Nam Đồng, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các lực lượng khẩn trương cứu trợ dân, tìm phương tiện đi lại cho người dân "Tôi cảm giác lãnh đạo thành phố đi thị sát thực tế nhiều hơn công nhân thoát nước", Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi nhận xét.
Tại Hà Đông, người dân tìm đủ mọi phương tiện để vượt qua chỗ úng ngập. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong 3 ngày tới, miền Bắc tiếp tục mưa.Điều này đồng nghĩa với việc nước trên các sông tiếp tục đổ về Hà Nội. Sáng nay, mực nước sông Hồng đang lên nhanh, lúc 7h sáng là 9,8 m, trên báo động 1. Trong khi đó, mực nước các sông lân cận như Cầu, Nhuệ, Cà Lồ đang xuống chậm, sông Nhuệ chỉ giảm được 50 cm so với đỉnh lũ. 5 trong số 7 hồ chứa lớn của Hà Nội có mức nước vượt ngưỡng tràn từ 10 cm trở lên.
Mức nước bể hút tại trạm bơm Yên Sở sáng nay là 5,25m, giảm được 42 cm so với mức nước cao nhất ngày 3/11. Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo lực lượng quân đội ứng trực tại trạm bơm Yên Sở để tiếp tục gia cố 5.000 bao cát xung quanh trạm bơm, đề phòng nước ngập vào trạm.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, việc nước sông Nhuệ lên cao trong thời tiết gần như không mưa là do một số nơi tiếp tục bơm xả nước ra con sông này. "Một số xã, phường có lợi thế địa hình cao đã không chấp hành nghiêm lệnh cấm bơm nước khiến đê sông Nhuệ càng đặt trong tình trạng báo động", ông Thảo lo lắng.
Mạng lưới đê điều của Hà Nội cũng đang sạt lở nghiêm trọng. Kè Liên Trì, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng bị sạt lở cách chân đê khoảng 15 m. UBND huyện đang tổ chức di dời nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Tuyến đê Tả Bùi huyện Chương Mỹ hiện có 2 điểm tràn dài 80 m, hiện đã triển khai chống tràn trên báo động III 42 cm và đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp chống tràn nếu nước sông Bùi tiếp tục lên cao. Đồng thời UBND huyện Chương Mỹ đã chuẩn bị phương án sơ tán cứu dân trong tình huống xấu nhất.
Ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư thành ủy kiểm tra đê điều tại huyện Mê Linh cũng phát hiện thêm đoạn đê Tả Hồng tại xã Hoàng Kim sạt 400 m, Tiến Thịnh 30 m và đã yêu cầu UBND xã tổ chức vận động nhân dân di chuyển khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở.
Tại khu vực nội thành sáng nay vẫn còn 12 điểm úng ngập nặng trên 30 cm, trong đó, khu vực bến xe Giáp Bát còn ngập 45 cm, Định Công 30 cm, Tân Mai 1 m. Ngành Giao thông vận tải đã lập các chốt trực hướng dẫn phân luồng, gia cường các cầu yếu bị ngập nước. Ngoài ra, Sở đã tổ chức các phương tiện vận tải miễn phí phục vụ nhân dân đi lại tại các điểm ngập nước như đường Phùng Hưng, Vạn Phúc (Hà Đông), đường Giải Phóng, đường Láng - Hòa lạc....
Đến hết ngày 4/11, con số thiệt hại về người và tài sản do mưa ngập trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa ngừng tăng lên. Hiện đã có 22 người chết (4 người ở nội thành), hơn 78.000 hộ dân bị ngập, gần 10.300 hộ phải di dời. Diện tích lúa, rau, cây màu bị ngập lên tới gần 60.000 ha.
Diễn biến đợt mưa kỷ lục ở Hà Nội
- Thứ sáu ngày 31/10: 1h30 đợt mưa bắt đầu. Trong vài giờ đồng hồ, gần như cả Hà Nội bị nhấn chìm. Nhiều tuyến đường ngập sâu tới 1 mét. Đến 16h, trận mưa lập kỷ lục trong 24 năm với lượng mưa đo tại Hà Đông đạt gần 500 mm, nội đô 340 mm.
- 1/11, trời tiếp tục mưa to. Lượng mưa tại nội đô và Hà Đông đều vượt xa mốc lịch sử các năm 1984 và 1978. Hàng trăm khu dân cư bị chia cắt, 17 người chết, thiệt hại sơ bộ 3.000 tỷ đồng. Các sự cố sạt lở, trượt mái đê được phát hiện. Thành phố cho học sinh nghỉ học.
- 2/11, mưa suy giảm. Nội đô và các huyện ngoại thành vẫn chìm trong biển nước. Giao thông bị chia cắt, tê liệt; nhiều khu vực mất điện, mất nước. Cuộc sống người dân đảo lộn. Các sự cố đê sạt lở đê, tràn đập đe dọa Hà Nội.
- 3/11, trời gần như không mưa. Nước rút chậm do hệ thống bơm tiêu của Hà Nội chỉ trông vào một mình trạm bơm Yên Sở. Nước sông Nhuệ lên trên báo động 3 uy hiếp Hà Nội.
- 4/11: trời mưa rải rác, nhiều khu vực nội đô vẫn bị nước bao vây, số người chết đã tăng lên 22. Nước sông Nhuệ gần như không giảm, vẫn vượt báo động 3. hàng loạt tuyến đê sạt lở nghiêm trọng. Hà Nội bác bỏ tin đồn di dân do vỡ đê và xả lũ.
Đ. Loan - N.Hưng
Ý kiến của bạn?
Theo dòng sự kiện:
Mưa ngập kỷ lục ở Hà Nội (06/11/2008)
'Công văn đánh máy nhầm gây tin đồn vỡ đê' (06/11/2008)
'Giải cứu' xe Ford bị ngâm nước gần một tuần dưới kênh (06/11/2008)
Nguồn dịch bệnh 'chình ình' khắp đường phố (06/11/2008)
30 tỷ đồng bảo hiểm cho 600 ôtô ngập nước tại Hà Nội (06/11/2008)
Dân khốn cùng trong 'ốc đảo' giữa thủ đô (06/11/2008)source
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA0818E/
Thứ năm, 6/11/2008, 00:40 GMT+7
E-mail Bản In
Dân khốn cùng trong 'ốc đảo' giữa thủ đô
"Hai ngày đầu còn cố cầm cự bám nhà, ăn mì tôm. Nhưng đến ngày thứ ba nước bắt đầu bốc mùi hôi thối, chúng tôi phải đi nơi khác để ăn. Tối đến phải đeo khẩu trang ngủ, xịt dầu gió khắp nơi vẫn không chịu nổi", chị Nga, cụm 8 phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, kể. >
Cuộc sống 'ốc đảo' Tân Mai
Nhà chị cùng với nhiều gia đình khác trong số 5 phường còn ngập sâu ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, đang phải sống chung với làn nước đen ngòm, hôi thối ở khắp nơi. Các phường này bao gồm Thịnh Liệt, Định Công, Giáp Bát, Tân Mai và Yên Sở trong đó Tân Mai là điểm ngập nặng nhất.
Nước ở đường Tân Mai giờ đen ngòm, hôi thối. Ảnh: Nam Phương.
Từ chiều thứ 6 tuần trước, mưa ngập vào nhà chị Nga đến 1 mét, trùm lên cả bể chứa nước ngầm khiến nhà chị không có nước sinh hoạt. Điện mất, chỉ còn phi nước trên trần giúp cả nhà 3 người cầm cự qua mấy ngày nay.
Tuy nhiên gia đình chị Nga ở mặt đường vẫn còn may mắn hơn những gia đình khác ở trong ngõ. Bà Nguyễn Thị Mai nhà ở cụm dân cư số 9 nói: "Ở ngoài này ngập đã là gì đâu. Trong ngõ nhà tôi giờ còn ngập đến bụng. Mấy hôm trước còn ngập đến cổ, không ai dám ra ngoài".
Bà cho biết ở trong ngõ bây giờ rác nổi lều bều. "Bây giờ chính quyền phải cho người vào thu gom rác bên trong, chứ không thì thối lắm chúng tôi không thể chịu được.", bà Mai bức xúc nói.
Chỉ sau mấy ngày nhưng con phố Tân Mai đã trở nên đen ngòm, rác lập lờ khắp nơi, bốc mùi hôi thối. Nước ngập, điện cắt, thức ăn không có, nước sạch cũng không. Chính quyền đã tổ chức phát mỳ tôm, nước sạch cho nhân dân, nhưng chỉ những ai biết mới đến lấy.
Anh Nguyễn Văn Hưng ở cụm 9 cho biết: "Nhà tôi ở tít bên trong, có nghe thông báo phát mỳ tôm, phát nước gì đâu. Nếu nước không rút, không hiểu chúng tôi sống thế nào. Bây giờ cứ mỗi lần từ nhà ra chợ mua thức ăn chỉ một đoạn 300 m, đi thuyền người ta cũng bắt chẹt 100.000 nghìn đồng".
Phương tiện đi lại chủ yếu bằng xuồng tự chế. Chỉ một số người dũng cảm lội trên dòng nước đen này. Ảnh: Nam Phương.
Phố Tân Mai bây giờ chỉ toàn thuyền tự chế bằng xốp chuyển người qua dòng nước ngập đen ngòm. Nước đã rút bớt, chỉ còn đến đầu gối, nhưng vẫn không có ai dũng cảm lội bộ. "Thà mất tiền còn hơn phải ngâm nước bẩn", anh Hưng nói.
Cũng trong chiều nay, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã đến phường Tân Mai để khảo sát tình hình ngập lụt, xịt khuẩn những nhà nước đã rút và hướng dẫn người dân cách khử trùng nước. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở nhắc đi nhắc lại: "Nước đã được khử khuẩn, nhưng phải đun sôi mới được uống, phòng dịch bệnh".
Ông cũng đề nghị quận Hoàng Mai khẩn trương tiêm văcxin phòng thương hàn, trước hết là ở những ở dịch cũ. Người dân cần để phòng các bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nước ăn chân, đau mắt đỏ... Đặc biệt đề phòng rắn cắn. "Chiều qua tôi đi kiểm tra ở Hoài Đức còn thấy rắn ngóc đầu lên", ông Tuấn kể.
Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn cách làm sạch nước như sau: với các loại nước đục vàng, dùng phèn chua với liều lượng 50-100g/m3 để làm trong. Sau khoảng 1 giờ, khi nước đã lắng thì gạn lấy phần trong rồi khử trùng bằng Cloramin B với liều lượng 15g/m3 (tương đương khoảng 3 thìa cà phê).
Khi xử lý bằng Cloramin B, tuyệt đối không cho thẳng vào nước, mà phải hoà tan hóa chất này trong một ít nước, sau đó mới đổ vào bể nước cần khử trùng. Bằng cách khử khuẩn này, nước sẽ đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng tiêu như nước sinh hoạt, với lượng Clo thừa dưới 0,6mg/l.
Nam Phương
source
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/11/3BA0821D/
Thứ tư, 5/11/2008, 10:01 GMT+7
E-mail Bản In
Cuộc sống 'ốc đảo' Tân Mai
Điện cắt, nước dâng cao hơn 1 mét đen kịt, rác rưởi tràn ngập, đi lại khó khăn... 6 ngày qua người dân khu vực phường Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang oằn mình đối phó với mưa ngập. >
Những kiểu vượt nước ngập độc đáo/ Người Hà Nội cảm nhận về ngập lụt lịch sử
Bến đò Tân Mai nườm nượp khách.
Đến chiều 4/11, nơi sâu nhất nước vẫn ngập tới bụng người.
Người dân dùng bất cứ cái gì để có thể di chuyển trên mặt nước
Đồ đạc quẳng chỏng chơ ngoài đường
Rác rưởi lênh đênh khắp các ngõ hẻm.
Nước đen xì bốc mùi khó ngửi.
Người dân vẫn phải mưu sinh, buôn bán.
Nơi ngập nông nhất có thể che chắn kỹ, tát nước ra ngoài.
Càng quét ra, nước càng tràn vào.
Toàn bộ khu vực mất điện, ban ngày cũng tối như ban đêm.
Người đàn ông này dò dẫm mất nhiều phút mới mở được hai lớp cửa để vào nhà.
Dịch vụ bán hàng lưu động tận nơi nhưng chỉ bán ở đầu bến đò.
Anh công nhân cấp thoát nước xắn tay giúp bà con đi chợ.
Hoàng Hà
source
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA081A2/

Monday November 10, 2008 - 02:05am (EST) Permanent Link 0 Comments
Người Hà Nội ngủ, nghỉ vật vờ trong lụt


Sunday November 9, 2008 - 10:36pm (EST) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment