Friday 10 July 2009

Triệu Tử Dương tiết lộ những gì?

















Binh Architect Book 11 Full Post View List View
Hi, my friends. Wellcome to my site, my memory and my life. Best wish to u and we r happy in God. Binh Arch
Bắc Hàn lại thử hỏa tiển và vũ khí hạt nhân

DCVOnline – Tin ngắn (AFP)Bắc Hàn lại thử hỏa tiển và vũ khí hạt nhân“Bắc Hàn bắn thử nghiệm một hỏa tiển tầm ngắn từ Musudan vào khoảng 12 trưa hôm nay thứ Hai ngày 25 tháng Năm và cùng lúc bắn thử hai hỏa tiển tầm ngắn khác từ Wonsan khoảng lúc 5 giờ chiều,” một phát ngôn viên của Tham mưu trưởng Liên quân cho hãng thông tấn AFP hay. Nhưng ông không cung cấp thêm chi tiết.Hãng thông tấn Yonhap đưa tin cho hay Bắc Hàn bắn thử ba hỏa tiễn địa-không với tầm xa 130 cây số.Musudan-ri nằm ở vùng duyên hải đông bắc là nơi mà Bắc Hàn đã bắn thử hỏa tiễn tầm xa Taepodong-2 hôm 5 tháng Tư năm nay. Và Wonsan là một thành phố nằm ở vùng duyên hải đông nam, nơi một căn cứ hỏa tiển được thiết lập ở đây.
Hình chụp Bắc Hàn tập trận, bắn thử hỏa tiễn hôm 5 tháng Một 2009. Nguồn: AFP
Yonhap tường thuật lại lời của một viên chức chính phủ Bắc Hàn nói họ cố đánh lừa những nỗ lực theo dõi từ trên không của Hoa Kỳ theo sau sự cố thử nghiệm bom hạt nhân.Bảo vệ cận duyên của Nhật Bản nói tuần rồi là nước cộng sản Bắc Hàn đã cảnh cáo tàu bè đừng đi qua hải phận trong vòng 130 cây số của thành phố Kimchaek nằm ở vùng duyên hải phía đông bắc.Bắc Hàn nói hôm 5 tháng Tư họ đã phóng một vệ tinh vào qũy đạo nhưng các nước nói rằng đó chỉ là cuộc thử nghiệm hỏa tiễn gỉa dạng. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án chuyện phóng hỏa tiễn này và siết chặt cấm vận dành cho Bình Nhưỡng sau đó.Đáp ứng lại, Bắc Hàn hăm dọa sẽ có thêm thử nghiệm về hỏa tiễn và vũ khí hạt nhân. Bắc Hàn thông báo hôm thứ Hai tuần rồi là họ sẽ tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ hai, lần này mạnh hơn nhiều so với lần thử nghiệm đầu tiên trong tháng Mười năm 2006, và cuộc thử nghiệm hạt nhân ngầm dưới lòng đất này (khoảng 10 đến 20 ngàn tấn) đã xảy ra hôm nay thứ Hai ngày 25 tháng Năm. Cuộc thử nghiệm được tiến hành ở vùng Kilju không xa lắm từ thành phố Musudan-ri.Nhiều nước trên thế giới lên án những cuộc thử nghiệm này, và một số nước lên tiếng cho hay họ đang xem xét chuyện áp đặt cấm vận đối với Bình Nhưỡng. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki Moon nói hôm nay thứ Hai rằng “ông thực lòng rất khó chịu” với chuyện thử vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn và ông theo dõi sát nút những biến cố này.Ông Tổng thư ký yêu cầu Bình Nhưỡng tôn trọng nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, theo đó nghị quyết này yêu cầu Bắc Hàn tự chế chuyện thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Nghị quyết này đã được thông qua sau khi Bắc Hàn thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên năm 2006.Và cùng lúc, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên án cuộc thừ nghiệm của Bắc Hàn làm ảnh hưởng trầm trọng đến nền hòa bình và ổn định của thế giới. Ông nói thêm rằng "Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới sẽ có biện pháp cứng rắn hơn dành cho Bắc Hàn." © DCVOnline
Nguồn:(1)
3 missiles test-fired. AFP, 25 May 2009(2) Obama: North Korean nuclear test 'a grave threat'. CNN, 25 May 2009
source
DCVOnline
pix-source
Calitoday

Tuesday May 26, 2009 - 10:35am (EDT) Permanent Link 0 Comments
ĐẾ QUỐC BẮC PHƯƠNG THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG, ĐẠI HÁN TRÊN ĐƯỜNG SUY THOÁI

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống , May 24, 2009
Trở Về Với Nhân Loại Văn Minh? Ngày 13-5-2009 là thời hạn cuối cùng cho các quốc gia duyên hải đăng ký đơn yêu cầu Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc cho mở rộng thềm lục địa từ 200 hải lý đến mức 350 hải lý. Đến ngày đó có hơn 50 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc đã đệ đơn thỉnh nguyện (submission) , hoặc từng phần hoặc toàn bộ, về việc định ranh thềm lục địa cho quốc gia mình. Sau những tính toán và do dự, vào ngày chót Trung Quốc đã đệ đơn thỉnh nguyện tại Ủy Ban Phân Ranh. Đơn nạp chậm nhưng không trễ. Từ năm 1994 khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có hiệu lực chấp hành, Bắc Kinh không bao giờ lý vấn đến Công Ước mà họ đã ký tại Đại Hội Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Kỳ III năm 1982. Năm 1992, họ tự tiện ban hành Luật Biển áp dụng riêng cho Trung Quốc, bất chấp các điều khoản và các thủ tục điều giải và tố tụng quy định trong Công Ước. Đó là những phương thức ôn hòa và đối thoại bình đẳng áp dụng cho các quốc gia văn minh trên thế giới dầu có gia nhập Công Ước hay không. Đối với các quốc gia không ký Công Ước Luật Biển, các quy luật cố định của Luật Tục Lệ Quốc Tế do Tòa Án Quốc Tế The Hague ban hành vẫn có giá trị toàn cầu. Ba nguyên lý căn bản trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Hòa Bình, Hữu Nghị và Công Lý, có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc. Riêng về Luật Biển các đường lối giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp là hòa giải, điều đình và thỏa hiệp. Sau mới nhờ tới các cơ quan trọng tài và tòa án về Luật Biển. Vì vậy, do hành vi đệ đơn thỉnh nguyện, Trung Quốc đã minh thị thừa nhận thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc qua Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa. Mà không thừa nhận sao được, vì Trung Quốc vẫn tự hào là một hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết? Vì đã thừa nhận Công Ước, từ nay Trung Quốc phải tuân hành Công Ước với những điều khoản và những phương thức điều giải và tố tụng nêu trên. Một trong những phương thức này là không sủ dụng bạo hành võ trang. Dầu sao đây cũng là một bước tiến đáng kể choTrung Quốc có cơ hội trở về với nhân loại văn minh. Mà nếu đã chịu tuân hành Luật Pháp Quốc Tế và Luật Tục Lệ Quốc Tế thì từ đây về sau, Trung Quốc không còn được sử dụng Luật Rừng Xanh của loài cầm thú và loài tôm cá, với mạnh được yếu thua và cá lớn nuốt cá bé. Nhìn lại lịch sử cận kim, trong thập niên 1960, cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã phá nát Trung Quốc về văn hóa, kinh tế, nhân sự và những giá trị tinh thần. Qua thập niên 1970 Trung Quốc bắt đầu phục hồi. Được gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1971 thay thế Đài Loan, Trung Quốc trở thành một ngũ cường. Sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ năm 1979, Trung Quốc hội nhập vào cộng đồng thế giới. Từ đó, với chính sách “mèo đen mèo trắng” của Đặng Tiểu Bình, chủ nghĩa xã hội độc quyền bị thay thế bởi chủ nghĩa thực dụng về mặt kinh tế. Vấn Đề Thềm Lục ĐịaNăm 1982, phái đoàn Trung Quốc đến Montego Bay Jamaica tham dự Đại Hội Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Lúc này các cường quốc Anh, Mỹ không ký Công Ước vì họ chưa thỏa mãn về quy chế khai thác hải sản tại biển sâu ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia duyên hải. Ba ngũ cường còn lại, Liên Sô, Pháp và Trung Quốc đóng vai chủ chốt. Tự ái quốc gia được thỏa mãn, Trung Quốc hoan hỷ ký Công Ước. Ký xong Trung Quốc mới thấy lo. Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khoản Công Ước lại quá rõ rệt: Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 12 hải lý Biển Lãnh Thổ và 200 hải lý vùng Đặc Quyền Kinh Tế để đánh cá đồng thời là Thềm Lục Địa 200 hải lý để thăm dò và khai thác dầu khí. Tại Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á mà người Việt gọi là Biển Đông, từ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về Hoa Lục có 2 rãnh biển sâu tới 2600m trong hải phận Hoàng Sa phía bắc, và sâu hơn 5000m tại hải phận Trường Sa phía nam. Theo Tòa Án Quốc Tế The Hague và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vì đáy biển không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa từ đất liền ra ngoài biển, Trung Quốc không có triển vọng đòi mở rộng thềm lục địa pháp lý 200 hải lý thành thềm lục địa địa chất 350 hải lý tính từ Biển Lãnh Thổ ra khơi. Trong mọi trường hợp, các hải đảo Trường Sa nằm quá xa bờ biển Trung Quốc, (từ 550 hải lý đến 900 hải lý) nên không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa có triển vọng có dầu khí do các chất hữu cơ tích lũy trong các thủy tra thạch (sediment) từ các nguồn nước phù sa Sông Hồng Hà và Sông Cửu Long, con sông dài nhất Đông Nam Á, từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển. Không có con sông lớn nào từ đảo Hải Nam hay từ Hoa Lục chẩy ra Biển Đông. Trong khi đó, tại vùng bờ biển Việt Nam, thềm lục địa địa chất hay nền lục địa (continental margin) chạy thoai thoải từ dẫy Trường Sơn ra vùng biển Hoàng Sa phía đông Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Độ sâu nhất quanh đảo Hoàng Sa là 900m. Về mặt địa chất và địa hình đáy biển, các đảo Hoàng Sa là một hành lang của dẫy Trường Sơn chạy từ Cù Lao Ré ra các đảo Tri Tôn, Hoàng Sa và Phú Lâm. Đây là những cao nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Năm 1925 nhà địa chất học quốc tế, Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempt, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau hai năm nghiên cứu về địa chất, đo đạc và vẽ bản đồ hải đảo và đáy biển, đã lập phúc trình và kết luận “Về mặt địa chất những đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam” (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam). Tại Trường Sa cũng vậy. Về mặt địa chất, độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Tại bãi Tứ Chính nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400m, và tại vùng đảo Trường Sa và cồn An Bang, độ sâu chỉ tới 200m. Bãi Tứ Chính nằm cách bờ biển Việt Nam 190 hải lý và cách lục địa Trung Hoa 800 hải lý. Như đã trình bày, Trường Sa cách Hoa Lục bằng một rãnh biển sâu tới 5062m, nên không được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng (Extended Continental Shelf). Mà dầu có mở rộng tối đa đến mức 350 hải lý, cũng không lấp được khoảng trống 800 hải lý từ đất liền ra hải đảo. Vì những lý do nói trên, các đảo Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trong mọi trường hợp. Đuối về pháp lý, Trung Quốc không bao giờ đặt vấn đề tranh luận công khai về Biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á. Mà cũng không dám đưa vụ tranh chấp hải đảo tại Nam Hải ra trước các cơ quan hòa giải, trọng tài hay tố tụng như Ủy Ban Hòa Giải, Hội Đồng Trọng Tài hay Tòa Án Luật Biển. Đó cũng là nhận định của học giả Trung Quốc Lô Chi-Kin trong Luận Án Tiến Sĩ đệ trình Đại Học Kinh Tế Chính Trị Luân Đôn năm 1986: “On its position over the islands, China has been most reluctant to subject the disputes to international legal arbitration”. Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc. Căn cứ vào những điều kiện tâm lý nói trên, chúng ta ghi nhận Trung Quốc đã tiến bộ khi nạp đơn thỉnh nguyện ngày 13-5-2009 tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên họ chỉ xuất trình mỗi một tấm Bản Đồ Lưỡi Bò để đòi chủ quyền hải phận theo hình lưỡi bò mà trước kia họ gọi là Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc. Năm 1982, sau khi ký Công Ước về Luật Biển, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả Trung Quốc, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm để kết luận rằng Nam Hải là biển lịch sử của Trung Hoa từ hơn 2000 năm. Rồi họ hội nghị với 100 nhà trí thức Đài Loan để nhất trí xác nhận sự kiện lịch sử này. Theo Bắc Kinh, Lưỡi Rồng Trung Quốc có một diện tích bao la bằng phân nửa lục địa Trung Hoa. Nó chiếm hơn 80% hải phận Biển Đông Nam Á, cách bờ biển Quảng Ngãi (Việt Nam) 40 hải lý, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lý, cách Sarawak (Mã Lai) và Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) của Việt Nam, bãi Natuna của Nam Dương và bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân. Chiếu Điều 76 và 77 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quốc gia duyên hải có chủ quyền tuyệt đối và đặc quyền chuyên hữu 212 hài lý (gồm 12 hải lý Biển Lãnh Thổ và 200 hải lý Thềm Lục Địa) tính từ đường cơ sở của bờ biển quốc gia (thông thường là mực nước thủy triều xuống thấp). Trong trường hợp này Lưỡi Bò Trung Quốc đã “liếm sâu” 172 hải lý vào thềm lục địa Việt Nam, 182 hải lý vào thềm lục địa Nam Dương và 187 hải lý vào các thềm lục địa của Mã Lai và Phi Luật Tân. Đây là những vi phạm thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ của 4 quốc gia hội viên của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Để chống lại âm mưu xâm lấn thô bạo này, sự kết hợp giữa Việt Nam phía Tây và các quốc gia phía Đông Nam như Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân là việc phải làm. Đó là Sách Lược Bắc Cự Bá Quyền. Kết Hợp Đông Nam. Thuyết Biển Lịch Sử của Trung Quốc khiến chúng ta liên tưởng đến Thuyết Biển Lịch Sử Địa Trung Hải của Đế Quốc La Mã hồi đầu thế kỷ thứ nhất. La Mã gọi Địa Trung Hải là “Biển của Chúng Tôi” (Mare Nostrum). Vùng biển này còn rộng hơn cả Biển Đông Nam Á. Nó chạy từ Tây Ban Nha qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đến toàn vùng biển Trung Đông và Bắc Phi. Khách quan mà xét, trong thế kỷ 21, nếu còn nói đến Biển Lịch Sử Trung Quốc tại Đông Nam Á thì chỉ là đại ngôn hay một trò hề lố bịch. Lý do giản dị và dễ hiểu là Biển Đông Nam Á tọa lạc tại miền nhiệt đới Đông Nam Á, trong khi Trung Hoa nằm giữa miền ôn đới với Đông Trung Quốc Hải, Biển Hoàng Hải và Bắc Hải. Tranh Nghị hay Bất Khả Tranh Nghị? Điều khôi hài hơn nữa là, sau khi đòi cưỡng chiếm hơn 80% hải phận Biển Đông Nam Á mà không viện dẫn được điều khoản hay nguyên tắc nào của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển hay của Tòa Án Quốc Tế The Hague, Bắc Kinh còn võ đoán khẳng định rằng vấn đề chủ quyền của Trung Quốc tại biển Nam Hải là bất khả tranh nghị! Trong kỷ nguyên hiện nay, với Luật Pháp Quốc Tế thay thế Luật Rừng Xanh, và với hội trường thay thế chiến trường, chúng ta khẳng định rằng không có điều gì, việc gì hay vấn đề gì là bất khả tranh nghị theo lối cả vú lấp miệng em của phe bá quyền Trung Quốc. Luận điệu này chỉ có thể đưa ra trong những triều đại độc tài phong kiến và độc tài đảng trị đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Minh Thành Tổ và Mao Trạch Đông. Rút kinh nghiệm sinh hoạt nghị trường và sinh hoạt hội đoàn, mọi người đồng ý rằng có tranh luận mới tìm ra Chân Lý. Theo lời minh triết của cổ nhân “Từ tranh luận mới nẩy ra ánh sáng và sự thật.” (De la discussion jaillit la lumière; Light flashes from discussion; Truth springs from discussion). Sở dĩ ngày nay Bắc Kinh không dám tranh luận vì không có cơ sở pháp lý để đòi cưỡng chiếm hơn 80% thềm lục địa của các quốc gia ven bờ biển Đông Nam Á. Hơn nữa Điều 77 Luật Biển công nhận thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của các quốc gia duyên hải mà ngoại bang không được quyền cưỡng chiếm. Điều mà chúng ta muốn nhắn nhủ nhà cầm quyền Bắc Kinh là Thuyết Biển Lịch Sử ngày nay đã bị nhân loại văn minh vứt vào thùng rác lịch sử. Thật vậy, áp dụng Luật Tục Lệ Quốc Tế và Công Pháp Quốc Tế, Tòa Án Quốc Tế The Hague và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã minh thị phán quyết và quy định như sau: “Biển Lịch Sử là nội hải tọa lạc về phía bên trong đất liền, hay về phía bên trong đường cơ sở của biển lãnh thổ (The International Court of Justice has defined “historic waters” as “internal waters”. Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State”: UK vs. Norway, 1951, ICJ 116, 130; Art. 8 LOS Convention 1982). Và công trình 10 năm nghiên cứu của 500 trí thức và học giả Trung Hoa rốt cuộc chỉ là công “dã tràng se cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!” Như vậy Biển Đông Nam Á hay Nam Hải không phải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc vì nó là ngoại hải, cách bờ biển Trung Hoa đến 2000km. Vấn Đề Chính Danh: Chủ Quyền hay Vị Trí? Nói về danh xưng, chúng ta phải đặt vấn đề chính danh. Biển Nam Hoa chỉ là tên gọi do các nhà thám hiểm hàng hải quốc tế đặt ra khi họ vượt Ấn Độ Dương qua Eo Biển Malacca tới Thái Bình Dương. Trên bản đồ thế giới có nhiều tên biển tương tự như vậy. Từ thế kỷ 15 phong trào thám hiểm đại dương bột phát với Columbus tại Mỹ Châu, Vasco de Gama và Magellan tại Á Châu. Khi vượt Đại Tây Dương qua Mũi Hảo Vọng đến Ấn Độ Dương, các tàu xuyên dương chạy tới vùng biển của các quốc gia duyên hải như Saudi Arabia, Yemen, Iraq, Ba Tư, Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai. Tại Ấn Độ Dương, về phía tây bắc có biển Arabia (Arabian Sea) tiếp giáp Yemen, Oman, Saudi Arabia, Iraq, Ba Tư. Như vậy, Biển Arabia không thuộc chủ quyền riêng biệt của Saudi Arabia, cũng như Ấn Độ Dương không thuộc chủ quyền riêng biệt của Ấn Độ. Tại Thái Bình Dương cũng vậy. Tại Biển Nhật Bản (Sea of Japan) các quốc gia duyên hải là Nhật Bản, Đại Hàn, Bắc Hàn và Công Hòa Nga nên không thuộc chủ quyền riêng biệt của Nhật Bản. Nói tóm lại về mặt danh xưng, nếu Ấn Độ Dương không thuộc chủ quyền riêng biệt của Ấn Độ, Biển Nhật Bản không thuộc chủ quyền riêng biệt của Nhật Bản, thì Biển Nam Hoa hay Nam Hải (South China Sea) cũng không thuộc chủ quyền riêng biệt của Trung Quốc. Biển này tiếp giáp các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Tân Gia Ba, Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Theo Tự Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 “Nam Hải thuộc chủ quyền lãnh thổ chung của 5 quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan” (đúng ra là Nam Dương tại miền nhiệt đới). Khi các nhà thám hiểm hàng hải quốc tế đến vùng biển gần Ấn Độ, họ gọi đó là Ấn Độ Dương. Không phải để xác định chủ quyền hải phận của Ấn Độ, mà chỉ ghi nhận vị trí vùng biển này tiếp giáp Ấn Độ. Tại Thái Bình Dương cũng vậy. Khi tầu vượt qua Eo Biển Malacca đến miền duyên hải Trung Quốc, muốn cho tiện, họ gọi đó là Biển Nam Hải (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải). Mục đích chỉ để thông báo cho các thủy thủ biết vị trí vùng biển này tiếp giáp Trung Quốc. Về mặt lịch sử, từ đời Tần Thủy Hoàng, Nam Hải là một quận của Trung Quốc thuộc tỉnh Quảng Đông, cách huyện Hải Phong 50 dặm về phía nam. Theo các học giả Trung Quốc, Nam Hải, trước kia mang tên Trướng Hải, là “vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông” The Southern Sea stretches from the Taiwan Strait to Kwantung: A New Practical Chinese-English Dictionary, Hongkong 1971). Năm 1982, sau khi ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc phủ nhận Công Ước bằng cách vẽ lại bản đồ và đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng Biển Đông Nam Á, bất chấp mọi phản kháng của các quốc gia duyên hải trong khu vực. Từ 1955, với Chính Sách Đại Hán do Mao Trạch Đông đề xướng, Bắc Kinh coi Biển Nam Hải là một thứ nội hải của họ theo kiểu Đế Quốc La Mã ngày xưa coi Địa Trung Hải là “Biển Của Chúng Tôi” (Mare Nostrum). Ngày nay thuyết Biển Lịch Sử chỉ còn là một khẩu thuyết vô bằng. Bàn về yêu sách Lưỡi Rồng của Trung Quốc, các học giả tại Trung Tâm Hải Dương Đông Tây (Hawaii) phải kêu lên rằng: “Không có điều khoản hay ngyên tắc nào trong Công Pháp Quốc Tế cho phép Trung Quốc đòi như vậy!”. Ngày 13-5-2009 Chính Phủ Bắc Kinh nạp phúc trình tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, không phải để yêu cầu được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng 350 hải lý như 50 quốc gia duyên hải khác. Mà để đòi Liên Hiệp Quốc xác nhận chủ quyền hải phận của họ từ bờ biển Quảng Đông, qua các bờ biển Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Vùng hải phận này chiếm hơn 80% Biển Đông Nam Á, dài hơn 900 hải lý và rộng hơn 600 hải lý. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, nó có một diện tích bao la bằng phân nửa toàn thể lục địa Trung Hoa. Kết quả dễ thấy nhất là đơn thỉnh nguyện của Trung Quốc trước sau rồi cũng sẽ bị Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc không cứu xét hay bác bỏ. Việc Trung Quốc có thực sự muốn trở về với Nhân Loại Văn Minh hay không còn là vấn đề chúng ta phải cảnh giác theo dõi. Có điều hiển nhiên là, ngày nay, Đế Quốc Đại Hán đang đi trên đường suy thoái. Luật Sư Nguyễn Hữu Thống Ủy Ban Luật Gia Việt Nam Bảo Vệ Dân Quyền (Hạ tuần tháng 5-2009)
source
Calitoday

Sunday May 24, 2009 - 10:50pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Sáu Mươi Tuổi Mới Đi Tìm Tương Lai

May 22, 2009
Đức Mừng Sinh Nhật
Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune
Sáu Mươi Tuổi Mới Đi Tìm Tương LaiNgày 23 tháng Năm này, Cộng hoà Liên bang Đức mừng sinh nhật 60 của mình. Được thành lập do một tờ khai sinh tạm, để thay thế bản hiến pháp, ban hành ngày 23 tháng Năm năm 1949, Đức là một trường hợp cực kỳ bất thường. Sau khi Đệ tam Quốc xã của Hitler bại trận trong Thế chiến II, ba nước “đồng minh” là Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô đã có hai hội nghị tại Tehran và Potsdam để chặt bớt một phần tư lãnh thổ cũ của Hitler chia cho Liên Xô và trả lại cho Ba Lan. Phần còn lại được giao cho bốn nước bảo hộ, là Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô, mỗi nước quản trị chừng một phần tư, y như thủ dô Berlin cũng bị chia làm bốn… Bản hiến pháp tạm – Luật Căn bản – công bố vào tháng Năm năm 1949 chỉ áp dụng chủ yếu cho ba phần đất “Tây phương” (hay tự do), về sau được gọi là Cộng hoà Liên bang Đức. Phần kia do Liên Xô quản lý thì trở thành Cộng hoà Dân chủ Đức vào tháng 10 năm đó, một quốc gia không có nền cộng hòa, chẳng có dân chủ mà cũng không có chủ quyền…

Dựng lại hình ảnh Berlin 60 năm trước tại cổng thành Brandenburg.SEAN GALLUP
Nếu nhớ lại thì Cộng hoà Liên bang Đức được thành lập không phải cho một quốc gia mà cho một lý tưởng chính trị xuất phát từ hai kinh nghiệm hãi hùng: chế độ Nazi của Hitler từ 1933 đến 1945 và chế độ cộng sản kéo dài từ 1945 đến 1989, trên phần đất cứ được gọi là Đông Đức. Trong hai năm đầu, Cộng hoà Liên bang Đức không có thực quyền về ngoại giao, về sau được hội nhập dần vào khối Đại Tây Dương (Hoa Kỳ và Tây Âu) để trở thành đầu máy kinh tế đáng kể nhất. Chế độ tự do cho phép sự kỳ diệu ấy, và ý chí hòa giải của tất cả các nước Tây phương trong cuộc với nước Đức đã góp phần ổn định Âu Châu trong bốn chục năm liền.Vì Đức đã gây chiến với lân bang Âu Châu trong các năm 1870, 1914 và 1939 nên giai đoạn hoà bình khá dài ấy cũng là một phép lạ. Phép lạ kế tiếp là việc nước Đức đã tái thống nhất vào tháng 10 năm 1990: Cộng hoà Dân chủ Đức tiêu vong, Đông Đức được Tây Đức chuộc lại và khối Tây phương dân chủ đã lần đầu đẩy biên giới tự do về hướng Đông. Kể từ đấy, Cộng hoà Liên bang Đức mới là một thực thể quốc gia, đã hoàn tất việc hoà giải với Ba Lan về biên giới và trở thành một cột trụ của Âu Châu. Suốt mấy chục năm, nước Đức có cái lực về kinh tề mà không có cái thế về chính trị và phải nhường cái thế ấy cho nước Pháp, một quốc gia ít thực lực kinh tế mà vẫn kiễng chân phát biểu thay cho cả khối Âu Châu. Khi Đức thống nhất và Liên Xô tan rã, nhu cầu phòng thủ đã giảm và Đức bắt đầu có tiếng nói riêng, ít ra ngang tầm ảnh hưởng kinh tế của mình. Nhưng, đấy cũng là lúc Âu Châu đã hội nhập, rồi thống nhất về tiền tệ – với hệ thống tài chánh Đức là cột trụ – mà Đức chỉ là một trong 27 quốc gia Liên Âu, và chỉ là một trong 16 quốc gia trong khối tiền tệ thống nhất của đồng Euro Âu Châu. Nghĩa là khi Đức hoàn toàn giành lại chủ quyền thì một phần chủ quyền đó lại được trao cho một cơ chế siêu quốc gia là Liên Âu. Công dân Đức không chỉ bị chi phối bởi thủ đô (mới mà cũ là) Berlin mà còn phải tuân thủ một số luật lệ của Liên Âu và các công chức quốc tế tại trụ sở Liên Âu là Bruxelles. Hoặc nói ngược lại, như điều 10 trong “Quyền lợi của các Cộng đồng Âu Châu): “Mọi luật lệ Âu Châu đều được áp dụng trên toàn lãnh thổ Đức…”Ngẫm lại thì có thấy éo le không? Trong 60 năm từ ngày lập quốc, Đức bị mất một phần lãnh thổ và chủ quyền. Sau khi lãnh thổ thống nhất thì cả quốc gia lại hội nhập và phần nào hòa chung vào một thực thể khác lớn hơn. Bi hài hơn thế, vào đúng năm kỷ niệm sinh nhật 60 tuổi thì kinh tế Đức lại bị khủng hoảng! Hôm 18 vừa qua, một ủy viên đại diện Đức trong Ủy ban Âu Châu (phần vụ Hành pháp của Liên hiệp Âu Châu) can đảm nói ra một sự thật ít thấy xuất phát từ các nước Âu Châu khác. Uỷ viên Âu Châu về Doanh nghiệp và Kỹ nghệ Guenter Verheusen gây phản ứng mạnh khi đả kích chánh sách đầu tư của… Đức và của cả Âu Châu như một nguyên nhân chính của khủng hoảng hiện tại. Từ tháng Chín năm ngoái, toàn cõi Âu Châu và cả những kẻ bị “Hội chứng Obamê” tại Hoa Kỳ đã rao giảng rằng Hoa Kỳ – thời Bush – hoặc chủ nghĩa tư bản kiểu Anglo-American (Anh và Mỹ) gây ra khủng hoảng cho thế giới. Bây giờ, một nhân vật cao cấp và có thẩm quyền của Đức lại nói ngược, rằng chính là chiến lược đầu tư bất cẩn của Đức và nhiều nước Âu Châu khác mới gây ra tai họa! Diễn giải nôm na thì các ngân hàng Đức cũng có tội và mắc nợ chẳng kém gì tài phiệt Wall Street… Quan điểm chính xác ấy là sự thật ít được Âu Châu nói ra, nhưng nói ra đầu tiên, năm ngày trước khi mừng sinh nhật, lại là một viên chức cao cấp của Đức trong cơ chế cao nhất của Âu Châu. Tinh thần kỷ luật rất sắt thép của Đức hình như vẫn còn…Nhìn trong trường kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức có thể đang thoát xác. Nhân vụ khủng hoảng tài chánh và suy thoái kinh tế ngày nay, Đức sẽ có tiếng nói mạnh hơn trong cơ chế lãnh đạo kinh tế tài chánh Âu Châu, là điều Tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ mới chỉ phát giác trong Thượng đỉnh tháng trước của khối G-20 tại Luân Đôn. Thủ tướng Angela Merkel bác bỏ đề nghị của Obama và không muốn chi tiền của Đức để kích thích kinh tế Âu Châu hay cấp cứu Đông Âu mà chuyển phần vụ đó cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF hầu gom tiền của các hội viên khác trong IMF – kể cả Mỹ! Trong khi ấy, Đức vẫn là nguồn hy vọng quan trọng nhất cho các nước Trung Âu vì là một thị trường xuất cảng lớn của Ba Lan, Cộng hoà Tiệp, Hung Gia Lợi, Slovakia và Slovenia.Mà Âu Châu không chỉ có khủng hoảng về kinh tế và ngân hàng. Việc Liên bang Nga tổng phản công và giành lại quyền chi phối Georgia và Ukraine cũng là một nhắc nhở cho Âu Châu, cũ và mới, Tây Âu và Đông Âu. Trong suốt vụ khủng hoảng bùng nổ từ tháng Tám năm ngoái, Đức có đối sách cực linh động, vừa hoà hoãn vừa cứng rắn với cả Nga và... Mỹ! Ngoài và sau Hoa Kỳ, các nước Đông Âu, nhất là Ba Lan, mà thấy bất an về sức bành trướng của Liên bang Nga thì chỉ có thể trông chờ vào Đức. Hai quốc gia rộng lớn này là cột xương sống của Trung Âu và vùng trái độn giữa nước Nga tại hướng Đông và các nước Tây Âu bên bờ Đại Tây Dương.Bảy mươi năm trước, Đức quốc xã đã phòng thủ bằng cách tấn công các lân bang Đông Tây và hoàn toàn thất bại. Bây giờ, Cộng hòa Liên bang Đức đã trưởng thành và phòng thủ theo cách khác: trở thành một thế lực kinh tế cần thiết cho các lân bang. Một cường quốc then chốt về kinh tế tài chánh cho cả một khu vực địa dư mà Đức là trung tâm.
Nhìn lại thì sau khi tự giải trừ khỏi mặc cảm tội lỗi, đến sáu mươi tuổi, Đức mới đi tìm tương lai, là chiếm một vị trí chủ động hơn tại Âu Châu. Mong rằng đó cũng là một tương lai hoà bình hơn. (NXN)
source
Viet Tribune Online

Saturday May 23, 2009 - 10:02pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Triệu Tử Dương tiết lộ những gì?

Triệu Tử Dương tiết lộ những gì?

Cuốn 'Người tù của nhà nước' ra mắt 19/05 nói nhiều đến vụ Thiên An Môn mà người Trung Quốc gọi là 'Lục Tứ'.
Cuốn sách soạn lại 30 giờ ghi âm của cố Tổng bí thư và Thủ tướng Triệu Tử Dương (1919-2005) ra mắt tới đây tại Hong Kong và trên thế giới mô tả ba điểm tối quan trọng.
Thứ nhất là các chi tiết trong cung đình Trung Nam Hải thời điểm dẫn tới vụ thảm sát Thiên An Môn 4/06/1989.
Thứ nhì, ông Triệu Tử Dương nêu ra các đánh giá về Đặng Tiểu Bình mà ông gọi là 'đại sư phụ' nhưng các bình luận ở châu Âu và châu Mỹ gợi ý cách gọi đúng ra phải là 'bố già mafia'.
Thứ ba, vị cựu thủ tướng bị tù tại gia cho đến chết không chỉ xác nhận quan điểm cải tổ kinh tế của mình và còn cho biết sự chuyển biến nội tâm về hướng dân chủ của chính ông sau Thiên An Môn
......
---------------------------------------------------------------------------------------------------
SOURCE
BBC Vietnamese

Monday May 18, 2009 - 10:32pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
5.000 người xô xát với cảnh sát ở Trung Quốc.

DCVOnline (AFP) – Tin ngắn 5.000 người xô xát với cảnh sát ở Trung Quốc.BẮC KINH - Khoảng 5.000 dân làng xô xát với cảnh sát ở vùng đông Trung Quốc sau khi cảnh sát bao vây một mỏ than bị đổ thừa làm hủy hoại đất canh tác của người dân địa phương, theo một nhóm bảo vệ nhân quyền cho hay hôm thứ Năm ngày 9 tháng Tư, 2009.Dân làng đã bao vây và tấn công mỏ than ở vùng nông thôn tỉnh Anhui hôm thứ Ba, Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ có trụ sở ở Hồng Kông nói trong bản thông tin báo chí.Cảnh sát ở huyện Fengtai xác nhận cuộc biểu tình đã xảy ra nhưng họ nói chỉ có khoảng 1.000 người tham gia cuộc biểu tình và phủ nhận chuyện xung đột đã xảy ra với cảnh sát.“Dân làng muốn mỏ than ngưng hoạt động vì đất làng bị lún bởi sự đào mỏ than này,” một cảnh sát từ chối cho hãng thông tấn AFP biết tên của mình nhưng đã nói với AFP qua điện thoại như thế.
Hình một công nhân mỏ than đang ... vác than. Nguồn: AFP
“Không có sự xung đột giữa cảnh sát và người dân.” Tuy nhiên, nhóm nhân quyền cho hay, theo lời của nhà cầm quyền địa phương, là đám đông đã đánh nhau với cảnh sát, đánh tan tành một xe cảnh sát và làm bị thương phó chủ tịch huyện ông Ma Shiping.Dân làng nói mỏ than Gubei đã làm trụt đất gây ảnh hưởng đến 50.000 người trong vùng này, với tổng cọng 8.000 mẫu đất bị sụp, theo nhóm bảo vệ nhân quyền cho hay.Họ cũng nói là hơn 1.000 cảnh sát đã được gởi đến vùng này để thiết lập trật tự và viên chức địa phương đang cố gắng giải quyết chuyện xung đột này, nhưng 5.000 người dân biểu tình vẫn biểu tình ở mỏ than hôm thứ Năm.“Lãnh đạo địa phương và mỏ than đã và đang có những buổi họp để giải quyết vấn đề được đặt ra với dân làng trong những ngày qua, nhưng chúng tôi cần thời gian,” viên sĩ quan cảnh sát nói với AFP.Nhưng viên sĩ quan này phủ nhận chuyện dân làng này hiện vẫn tụ tập ở mỏ than.Trung Quốc có hằng ngàn cuộc biểu tình chống đối hay những bộc phát bạo động hằng năm, thường là bắt nguồn từ những tranh chấp đất đai hay bất mãn với chính quyền địa phương.Giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan tâm với sự bất ổn trong năm 2009, sẽ đối diện với một loạt ngày lễ kỷ niệm nhạy cảm bao gồm 20 năm đánh dấu ngày thảm sát ở Thiên An Môn và 60 năm ngày thành lập nước Trung Quốc cộng sản.source
© DCVOnline
pix-source
090414141819_tiannmensquare1989
GETTING IMAGE
Wednesday May 13, 2009 - 11:12am (EDT)
Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment