Friday 10 July 2009

Mao không có trên đồng tiền mới














































Liên bang Nga và đồng Rúp
January 09, 2009

Liên bang Nga và đồng Rúp
Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune

Phá giá như một nghệ thuật đu dây

Vừa tuyên thệ nhậm chức, có khi Tổng thống tân cử Barack Obama sẽ được một tin vui bất ngờ. Không, kinh tế Hoa Kỳ chưa ra khỏi suy trầm, thất nghiệp còn cao và bội chi ngân sách sẽ còn tăng. Kế hoạch kích cầu của ông chưa thể tạo ra phép lạ...
Tin vui sẽ đến từ Nga.


Tổng Thống Nga Dmitri Medvedev, bên trái, và Thủ Tướng Vladimir Putin tại Gorki, ngày 31 tháng 12, 2008. KOSTYUKOV/GETTY IMAGE

Liên bang Nga đang quậy phá tưng bừng bỗng sẽ hụt hơi và sẽ phải phá giá đồng Rúp (Ruble), lần thứ 13 trong hơn hai tháng. Và lần này mạnh hơn những lần trước.
Khi tấm lịch 2008 vừa rớt, thế giới đã nói đến trận chiến cân não về khí đốt giữa Liên bang Nga và Cộng hoà Ukraine, làm nhiều quốc gia Âu châu bị vạ lây khi kinh tế Liên hiệp Âu châu đang suy trầm nặng. Ukraine mua khí đốt của Nga để giải quyết 70% nhu cầu, và 80% lượng khí đốt của Nga bán cho Âu châu phải thổi qua xứ này. Khi Nga tăng giá khí đốt hoặc khóa ống dẫn khí để gây áp lực với Ukraine thì các nước Âu châu bị họa ngay giữa cơn khủng hoảng tài chánh và suy trầm kinh tế. Các quốc gia Âu châu như Bulgaria, Romania, Bosnia-Herzegovina, Áo, Đức, Hy Lạp, Macedonia, Ý, Croatia, Serbia, Cộng hoà Tiệp, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Phần Lan và cả xứ Thổ Turkey… đều khốn đốn vì đòn dầu khí ấy. Còn Slovakia thì chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp cũng vì vụ khủng hoảng khí đốt của Nga.
Sau khi tấn công Georgia vào tháng Tám vừa qua, Thủ tướng Vladimir Putin bắt đầu xử lý với Ukraine, để kéo xứ này vào vùng ảnh hưởng cố hữu của Liên bang Xô viết. Thời điểm tuyệt vời là khi Ukraine bị khủng hoảng kinh tế và vừa được Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tung ra hơn 16 tỷ đô la cấp cứu. Tuyệt vời hơn nữa, khi Ukraine cũng bị khủng hoảng chính trị giữa ba phe, của Tổng thống Viktor Yushchenko thân Tây phương, của nguyên Thủ tướng Viktor Yanukovych thân Nga và đương kim Thủ tướng Yulia Tymoshenco thân…. Tymoshenko.
Nhưng, giữa trận đấy gay cấn ấy, Liên bang Nga bỗng thấy xây xẩm mặt mày.
Ngày 29 vừa qua, Nga đã – lại – phá giá đồng Rúp, thêm 2,4% – lần thứ 12 trong chưa đầy một tháng. Ít ai chú ý đến chuyện rất nhỏ nhoi đó – trừ Vladimir Putin và những người trong cuộc. Trong nhiều tháng liền, truyền thông quốc tế chỉ nói đến cuộc khủng hoảng tài chánh tại Hoa Kỳ và hậu quả lây lan ra toàn thế giới. Suy trầm hay suy thoái kinh tế ở nơi này nơi khác đã thành thời sự hàng ngày. Vì vậy, việc đồng Rúp của Nga bị mất giá gần 20% kể từ tháng Tám, từ khi tấn công Georgia, là chuyện không đáng chú ý. Dư luận Hoa Kỳ có tìm hiểu thì cũng được biết rằng tiền Ba Lan mất giá 22%, tiền Hung Gia Lợi mất 16% hay đồng koruna của Cộng hoà Tiệp mất 12%... Chỉ là hậu quả của vụ khủng hoảng tài chánh và nạn cạn kiệt tín dụng toàn cầu, chứ có gì lạ.
Thật ra, Liên bang Nga không trực tiếp bị vạ lây từ những biến động Âu châu hay Hoa Kỳ.
Khủng hoảng hối đoái của Nga xuất phát từ vụ xâm lược Georgia khiến tư bản Tây phương tháo chạy theo sau các tài phiệt Nga. Và lại bị nhồi trong nạn dầu thô sụt giá, trong có mấy tháng mất giá ba phần tư, từ 147 đô la một thùng vào tháng Bảy, có lúc tuột đến 32 đồng và tuần qua lên xuống quanh giá bốn chục. Lần đầu tiên sau cả chục năm, Nga có thể sẽ bị bội chi ngân sách vì nạn dầu thô mất giá bất ngờ đó. Cách đây một tháng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chánh xứ này đã lẳng lặng điều chỉnh lại dự toàn ngân sách cho ba năm tới từ giả thuyết giá dầu thô trung bình mức 90 đô la một thùng xuống 35 đô la.
Vladimir Putin lên làm Thủ tướng rồi Tổng thống là sau một vụ khủng hoảng cùa đồng Rúp. Từ vị trí Tổng thống hai nhiệm kỳ, ông “lên” chức Thủ tướng để đàn em Dmitri Medvedev ngồi làm Tổng thống tạm chờ ngày ông trở về cho… hợp hiến. Bây giờ, ông đang nhìn vào ngày trở về đó mà không yên tâm.
Năm 1997, khủng hoảng hối đoái bùng nổ tại Thái Lan rồi lây ra toàn cõi Đông Á và dội ngược về nước Nga của Tổng thống Boris Yeltsin, khi đó đang cải cách qua kinh tế thị trường theo định hướng tham nhũng. Qua năm 1998, Nga bị khủng hoảng lây và tư bản tẩu tán theo ánh sáng mặt trời, lãi suất được nâng tới 150% mà không ngăn nổi đà tháo chạy. Thời ấy, Nga cũng giàng giá đồng Rúp vào tiền Mỹ, với hối suất được ấn định trong một biên độ nhất định, từ khoảng năm tới bảy đồng ăn một Mỹ kim.
Khi tiền Nga mất giá, chính quyền Yeltsin tung tiền can thiệp và trong chưa đầy một năm, từ tháng 10 năm 1997 tới tháng Tám năm 1998 đã mất 17 tỷ Mỹ kim, chưa kể năm tỷ được Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa vào cấp cứu. Ngày 13 tháng Tám năm 1998, hệ thống tài chánh Nga sụp đổ, cổ phiếu mất giá 75% và đồng Rúp từ hơn sáu đồng ăn một Mỹ kim rớt giá như cục gạch: một đô la ăn hơn hai chục Rúp.
Bao nhiêu tài sản và tiết kiệm của dân chúng bỗng tan thành mây khói, và đời sống của họ còn khốn đốn hơn vì thực phẩm tăng giá gấp đôi (100%) trong đà lạm phát 84%. Nhiều doanh nghiệp thiếu lương công nhân viên mấy tháng liền, đành trả nợ bằng sản vật mất giá của hãng xưởng. Nước Nga phá sản, vỡ nợ bên trong và khất nợ bên ngoài. Đấy là lúc Boris Yeltsin chọn Vladimir Putin làm người kế nhiệm.
Putin có bàn tay sắt bọc nhung, nhưng cũng có lá tử vi khá tốt.
Thương phẩm lên giá đều, dầu thô cũng vậy, rồi bàn tay quyết liệt của ông đã vực nước Nga khỏi vực thẳm. Mười năm sau, bên trong, Putin gồm thâu mọi chuyện, bên ngoài, Nga trở lại vị trí cường quốc. Từ đấy mới chinh phục lại ảnh hưởng trong các khu vực xưa kia là lãnh thổ hay phiên trấn của Liên bang Xô viết.
Ngày nay – sai rồi – năm qua, với dự trữ ngoại tệ là 650 tỷ Mỹ kim, chỉ thua Trung Quốc và Nhật Bản và cao hơn Saudi Arabia, Nga mở cuộc tổng phản công. Georgia lãnh hoạ trước tiên, vào ngày tám tháng Tám năm 2008.
Nhưng đấy cũng là lúc kinh tế Nga bắt đầu vấp ngã.
Trị trường cổ phiếu có mất giá phân nửa, không ai thấy sợ vì doanh nghiệp Nga không huy động vốn trên thị trường đó. Hoạn nạn xảy ra vì hai tiếng ngân vang. Ngân hàng cần tiền và tiền ấy là từ các nước Âu châu, và ngân sách cần tiền thì tiền ấy chủ yếu là từ dầu thô. Âu châu hốt hoảng vì vụ Georgia rồi lại khủng hoảng vì dư chấn tại Mỹ nên ngân hàng Nga cạn kiệt tín dụng và doanh nghiệp Nga cạn tiền. Khi dầu thô mất giá 10 đồng thì mỗi ngày nước Nga thất thâu trăm triệu. Dầu thô tuột giá khiến ngân sách quốc gia của Nga chìm dần xuống cõi bội chi, khiếm hụt. Trong khi ấy, tư bản cứ rần rần bỏ chạy.
Với uy thế bọc nhung của mình, Putin có thể yêu cầu các tài phiệt đem tiền về cứu nguy tổ quốc, nhưng vẫn không đủ.... Và đồng Rúp cứ thể rớt giá.
Trong tháng giáp Tết… Tây, mỗi tuần Liên bang Nga bơm ra sáu tỷ Mỹ kim để vực giá đồng Rúp mà vẫn chưa xong và tính đến nay thì Nga mất ít ra là 150 tỷ dự trữ. Putin đành phải… âm thầm phá giá, mỗi lần một chút, mà vẫn không xong. Lần tới đây sẽ là biện pháp mạnh, tức là kịch liệt phá giá.
Khi ấn định lại tỷ giá chính thức của đồng Rúp, Nga sẽ có lợi vì hàng hoá rẻ hơn cho việc xuất cảng, nhưng việc phá giá sẽ khiến uy tín Đại Nga sa sút trên thị trường quốc tế và các ngân hàng càng dễ vỡ nợ, dân tình càng thêm nghèo khốn. Khi ấy, họ sẽ nêu câu hỏi về uy tín của Putin… Vladimir Putin đã có thể khống chế Georgia và uy hiếp Ukraine, nhưng vẫn ở vào thế đu dây và nhiều phần sẽ gây thất vọng cho nhiều người Nga. Họ sẽ càng thất vọng nữa nếu ngân sách thiếu hụt và nhà nước hết tiền giăng lưới cho họ có thể vượt qua khủng hoảng.
Putin sẽ trở thành biết điều hơn và có khi nhũn nhặn hơn khi gặp Tổng thống Obama.(NXN)

source

Việt Tribune


Monday January 12, 2009 - 01:30am (EST) Permanent Link 0 Comments

Gaza hoang tàn vì chiến tranh
sourcehttp://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2009/01/3BA0A513/Thứ hai, 12/1/2009, 08:49 GMT+7 E-mail Bản In Gaza hoang tàn vì chiến tranh

Cuộc tấn công Dải Gaza của Israel đã bước sang tuần thứ ba với việc quân đội Do Thái đang đổ thêm quân và bom đạn vào chiến trường, càng đẩy dải đất nhỏ bé xung đột triền miên này vào thảm cảnh đổ nát.


Những người Palestine kiểm tra hiện trường tòa nhà trụ sở Công đoàn ở Gaza. Ảnh: Reuters.

Một thánh đường Hồi giáo bị đánh sập vì trúng tên lửa của Israel tại Rafah, phía nam Dải Gaza. Ảnh: AP.

Tòa nhà cơ quan lập pháp Palestine sau vụ không kích của Israel. Ảnh: Reuters.

Người dân Palestine nhặt nhạnh những thứ còn sót lại trong nhà của mình sau trận oanh kích ở khu tị nạn Rafah. Ảnh: AP.

Những cậu bé Palestine bước đi bên đống đổ nát của một tòa nhà ở Zaitun, ngoại ô thành phố Gaza sau cuộc oanh kích của Israel. Ảnh: AFP.

Hố bom sâu hoắm khi tòa nhà trụ sở lực lượng an ninh Hamas bị trúng bom tại phía bắc Dải Gaza. Ảnh: Reuters.

Khói lửa trong tòa nhà của chính quyền Hamas ở thành phố Gaza. Ảnh: AP.

Nơi đóng cơ quan cầm quyền của Hamas tại Gaza chỉ còn là đống bê tông vụn sau một trận bom. Ảnh: Reuters.

Một tòa nhà khác của chính quyền Hamas cũng trở thành mục tiêu oanh kích của máy bay Israel. Ảnh: AP.

Đình Chính


Sunday January 11, 2009 - 10:22pm (EST) Permanent Link 0 Comments


Mao không có trên đồng tiền mới

Sáu triệu tờ 10 nhân dân tệ với mẫu mới được phát hành

Lần đầu tiên trong gần một thập niên Trung Quốc in tiền giấy mới không đưa hình cố Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Tờ 10 nhân dân tệ (khoảng 1.5 USD) đã in hình sân vận động mới của Bắc Kinh và biểu tượng Thế Vận Hội 2008.

Sáu triệu tờ sẽ được phát hành mặc dù đa số tiền giấy có mệnh giá khác vẫn tiếp tục có hình cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Tức là hình của Mao sẽ vẫn nằm nhiều trong ví của người dân.

Phóng viên BBC Quentin Sommerville tại Thượng Hải nói hình của Mao Chủ Tịch được đưa nhiều kể từ năm 1999 khi nhà chức trách dùng hình ông một phần là để chống nạn tiền giả mặc dù kết quả không được như ý.

Phóng viên Sommerville nói hình tượng Mao vốn một thời thống lĩnh Trung Quốc đã phần lớn bị nhà cải cách đổi mới Đặng Tiểu Bình nhấn chìm.

Được biết đã có một số bàn bạc trong chính giới về việc bỏ hình của Chủ tịch Mao và thay bằng Đặng Tiểu Bình nhưng hiện không có chương trình hành động nào cho đề nghị này.

source

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/07/080707_maodroppedonnotes.shtml



Thursday January 8, 2009 - 10:00am (EST) Permanent Link 0 Comments

Hãy tỉnh giấc đi!
January 03, 2009

Chủ tịch mới của Âu Châu
Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Tribune

Cộng hoà Tiệp rất tiệp màu với Âu Châu u ám

Kể từ mùng một tháng Giêng năm 2009, Cộng hoà Tiệp (Czech Republic) sẽ là Chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Âu châu trong sáu tháng, cho tới cuối tháng Sáu. Đây là chuyện không vui cho… Tổng thống tân cử Barack Obama tại Hoa Kỳ.
Trước đây, Tiệp Khắc là một nước cộng hoà thống nhất. Sau khi thoát khỏi ách thống trị Xô viết, Tiệp Khắc đã chia đôi, thành xứ Slovakia (dịch là... Khắc?) và Czech Republic, Cộng hoà Tiệp. Theo quy chế của Liên hiệp Âu châu, xin cứ gọi tắt là Liên Âu, EU, Chủ tịch luân phiên của Liên Âu có trách nhiệm chuẩn bị nghị trình thảo luận trong nội bộ và đại diện 27 quốc gia của toàn khối trong các vấn đề với bên ngoài. Đây là lần thứ nhì mà một quốc gia cộng sản cũ đã lên lãnh đạo Âu Châu, lần trước là xứ Slovenia, trong sáu tháng cuối năm cùa 2007.



Thủ Tướng Czech, Mirek Topolanek, giữa, trong buổi họp báo ngày đầu tiên lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu. AFP/GETTY IMAGES


Nhưng đấy không là chuyện chính.
Chuyện chính là Tiệp sẽ thay Pháp cầm ấn tín lãnh đạo Liên Âu giữa nhiều cơn khủng hoảng.
Trong nhiệm kỳ sáu tháng của Pháp, từ đầu tháng Bảy tới cuối năm 2008, Liên Âu đã dồn dập lãnh hai trận khủng hoảng, vụ Liên bang Nga tấn công Georgia vào ngày tám tháng Tám 2008 và vụ khủng hoảng tài chánh bùng nổ từ Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng Chín. Là người năng nổ, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã nhân cơ hội tăng cường vai trò của Pháp lẫn uy thế cho mình.
Với Liên bang Nga, Sarkozy có chủ trương thỏa hiệp khá gần với Đức (và Thủ tướng Angela Merkel). Với vụ khủng hoảng, ông có lập trường tích cực khá gần với… chính mình, hoặc với Tướng de Gaulle. Đó là Pháp phải giữ vai trò quan trọng hơn trong việc cấp cứu kinh tế, đến độ tiếp tục làm Chủ tịch Liên Âu sau khi mãn nhiệm, ít ra trong lãnh vực tài chánh, để hoàn tất việc phối hợp cứu nguy. Quan điểm ấy lập tức bị nhiều nước Âu Châu khác bác bỏ, mạnh nhất là... Cộng hoà Tiệp. Một ý kiến thứ hai của Sarkozy cũng gây phản ứng mạnh, là đồng Euro của 15 nước Âu Châu trong khối tiền tệ thống nhất sẽ thiếu sức nặng nếu không có hậu thuẫn của một “chính quyền kinh tế”. Diễn giải cho dễ hiểu: Pháp muốn tăng cường vai trò lãnh đạo chính trị trong khuôn khổ Âu Châu để bênh vực quyền lợi của toàn khối và sức mạnh của đồng Euro.
Ý kiến đó bị Thủ tướng Đức Angela Merkel bắn rớt xuống sông Seine. Đức hết muốn kiễng chân cõng Pháp lên vai như trong thời Chiến tranh lạnh. Tổng thống Tiệp Vaclav Klaus cũng bác bỏ sáng kiến hoảng tiều ấy vì một lý do dễ hiểu: Cộng hoà Tiệp không là hội viên của khối Euro.
Bây giờ, đến lượt Vaclav Klaus sẽ nắm ấn tín lãnh đạo Âu Châu trong sáu tháng.
Theo Hiến pháp Tiệp, Tổng thống không cầm đầu chính phủ, đó là vai trò của Thủ tướng (hiện đang là Milek Topolanek, thuộc xu hướng trung hữu). Nhưng Vaclav Klaus là người có sức nặng và ảnh hưởng cao hơn vị thế tượng trưng của một tổng thống. Ông từng là Thủ tướng, dưới thời Vaclav Havel, và thực tâm thì không tin tưởng vào cơ chế Liên Âu – thuộc trường phái Euroskeptic. Ông còn nhìn ra nhiều vấn đề lấn cấn trong cơ chế Âu Châu.
Trước khi nói đến các vấn đề ấy thì cũng cần thấy là Âu Châu sẽ có bầu cử tại một số quốc gia.
Trước tiên là ngay tại Cộng hoà Tiệp và đảng cầm quyền sẽ bị khốn đốn vì cuộc khủng hoảng hiện nay. Kế tiếp là tại Đức khiến Thủ tướng Merkel phải xoay trở khá vất vả, chưa nói tới hoàn cảnh bấp bênh của nước Anh và Thủ tướng Gordon Brown của đảng Lao động. Khi có bầu cử, các chính quyền tại chức sẽ khó đưa ra sáng kiến quốc tế và coi diễn đàn hay vấn đề Âu Châu là phụ. Trong nhiệm kỳ sáu tháng của Tiệp, Tổng thống Vaclav Klaus sẽ xuất hiện và chi phối một số lễ kỷ niệm của Âu Châu, như 60 năm thành lập NATO, năm năm kỷ niệm sự bành trướng của Âu Châu về hướng Đông (và tiếp nhận các hội viên trước đây nằm trong khối Xô viết). Vì chuyện bầu cử bên trong, những lễ kỷ niệm ấy có thể mất tầm quan trọng, hoặc… gây vấn đề.
Bây giờ, hãy nói đến các vấn đề ấy.
Trước khi khủng hoảng bùng nổ, Cộng hoà Tiệp đã dự tính sẽ nhân dịp lãnh đạo Âu Châu mà mở rộng ảnh hưởng vào vùng Balkan, nghĩa là hội nhập các quốc gia Trung Âu vào cơ chế Âu Châu. Bây giờ, chuyện ấy hết là ưu tiên cho các nước Tây Âu (Âu Châu cũ). Chuyện ưu tiên là đối phó với đà bành trướng của Liên bang Nga, là cách ứng xử với việc Vladimir Putin tấn công Georgia và uy hiếp Ukraine. Trong hồ sơ này, hai cột trụ Âu Châu là Pháp, Đức thì muốn thỏa hiệp, trong khi các nước Âu Châu mới, như Ba Lan, Hung và Tiệp thì muốn có lập trường cứng rắn hơn, và gần với quan điểm của Anh, các nước Bắc Âu và Hoa Kỳ.
Thế rồi, chuyện Georgia chưa ngã ngũ, khủng hoảng tài chánh đã bùng nổ và lây lan thành suy thoái kinh tế khiến kinh tế mới là vấn đề ưu tiên. Trong vấn đề này, Pháp và Đức và cả Anh đều chưa thuyết phục được toàn khối để phối hợp việc đối phó. Vai trò tích cực hơn của Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB là điều cần thiết, nhưng không nhất thiết là quan điểm của Anh, vốn không nằm trong khối Euro cùng 15 xứ kia. Cộng hòa Tiệp cũng vậy, không thuộc khối Euro mà lại không có sức nặng như ba cường quốc kia.
Lồng trong bài toán kinh tế là hồ sơ năng lượng. Cộng hoà Tiệp muốn đẩy mạnh dự án thiết lập ống dẫn Nabucco nhằm thay thế nguồn năng lượng của Nga bằng khí đốt và dầu thô từ biển Caspian và từ Iraq. Điều ấy nay đã thành khó vì... cái khó nó bó cái khôn: các nước Âu Châu đều bị suy thoái kinh tế và Đức lại lệ thuộc vào khí đốt của Nga tới 43% nên Cộng hoà Tiệp chưa thể là tiếng nói đại diện của cả Liên Âu khi cần mặc cả hoặc đấu trí với Putin. Liên bang Nga sẽ nhân dịp này đánh đòn ly gián để khai thác dị biệt lập trường trong toàn khối.
Đã thế, ngoài chuyện Nga, các nước Âu Châu lại vừa lãnh thêm một mối họa khác. Vụ Gaza.
Cả Palestine và Israel đều sắp có bầu cử.

Lực lượng Hamas đã bắn hoả tiễn từ dải Gaza vào lãnh thổ Israel sau khi thỏa ước ngưng bắn hết hạn. Mục tiêu là để chứng minh rằng Hamas mới tranh đấu cho quyền lợi của dân Palestine và Chính quyền Palestine của phe Fatah tại Tây ngạn sông Jordan là phản bội khi thỏa hiệp với Israel. Vì sắp có bầu cử, Chính quyền Israel không thể không trả đũa, với sự phối hợp kỳ lạ của ba người: Thủ tướng Ehud Olmert đương nhiệm và sắp ra đi vì tội tham nhũng, Ngoại trưởng đương nhiệm Tzipi Livni (và Thủ tướng tương lai, nếu thắng cử), và Tổng trưởng Quốc phòng đương nhiệm Ehud Barack (và nguyên Thủ tướng)....
Dư luận thế giới, nhất là Âu Châu, đã câm nín khi Hamas phóng hoả tiễn ngày một xa hơn vào Israel, nhưng ồn ào kết án Israel là trả đòn quá nặng! Chuyện ấy là của truyền thông mù lòa, kể cả truyền thông Mỹ. Chuyện nhức đầu là Âu Châu cũ thì đòi cột tay Israel, trong khi Cộng hoà Tiệp và đa số các nước Âu Châu mới lại có lập trường ủng hộ Israel, rất gần với quan điểm Hoa Kỳ – thời Chính quyền Bush!
Cũng y như cách đối xử với Liên bang Nga hay Iran, vụ khủng hoảng tại Trung Đông vừa bùng nổ vào mùa Giáng sinh 2008 đã gây thêm phân hoá trong lập trường của Âu Châu thiếu thống nhất. Trong hoàn cảnh ấy, Tổng thống Vaclav Klaus sẽ rất khó lãnh đạo Âu Châu.

Như vậy, Tổng thống tân cử Barack Obama có thể trông cậy được gì từ Âu Châu để cùng mình làm thay đổi bộ mặt thế giới? Hãy tỉnh giấc đi! (NXN)

source

Việt Tribune


Wednesday January 7, 2009 - 09:58am (EST) Permanent Link 0 Comments

Phnom Penh còn nhớ
sourcehttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/01/090107_phnompenh_rememb...

No comments:

Post a Comment