Wednesday 8 July 2009

Sứ điệp bức ảnh

Hình ảnh Đồng Đinh 15.9.08 Ngày lễ Mẹ Sầu Bi
Hình ảnh Đồng Đinh 15.9.08 Ngày lễ Mẹ Sầu Bi magnify

Hình ảnh Đồng Đinh 15.9.08 Ngày lễ Mẹ Sầu Bi
§ Lm Phêrô Hồng Phúc

Trang nhà | Gallery | Bật slideshow Đầu | <> [5 / 25] Sau > | Cuối
slideshow image

Thánh lễ sắp bắt đầu

source

http://danchuausa.net/albums/show.php?d=80915DongDinh&p=4

Tags: | Edit Tags
Sunday October 5, 2008 - 08:06am (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Đức Giáo hoàng kêu gọi đoàn kết
Đức Giáo hoàng kêu gọi đoàn kết magnify
18 Tháng 7 2008 - Cập nhật 17h43 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Đức Giáo hoàng kêu gọi đoàn kết
Đức Giáo hoàng gặp Sheikh Shardy hôm 18/7/08
Giáo hoàng Benedict XVI kêu gọi tất cả các tôn giáo đoàn kết chống khủng bố
Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã kêu gọi tất cả các tôn giáo phải đoàn kết để chống khủng bố và giải quyết các cuộc xung đột một cách hòa bình.

Đức Giáo hoàng nói như vậy sau khi gặp gỡ các lãnh đạo từ các tôn giáo khác, trong đó có các giáo sĩ Do Thái và Hồi giáo, tại Úc nhân đại hội thanh niên Công giáo thế giới.

Ngài vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi công khai đối với các nạn nhân bị các linh mục xâm hại tình dục. Đây là điều mà nhiều người mong đợi.

Sau khi Giáo hoàng phát biểu, thành phố Sydney đã có nhiều buổi lễ dựng lại những ngày cuối cùng của Đấng Christ, trong đó có lễ đóng đinh câu rút.

Thông điệp đoàn kết

Đức Giáo hoàng nói tại buổi họp mặt đa tôn giáo: “Trong một thế giới bị đe dọa vì nhiều hình thức bạo lực nghiêm trọng và bừa bãi, tiếng nói thống nhất của những người theo tôn giáo sẽ hối thúc các quốc gia và cộng đồng giải quyết các cuộc xung đột bằng các biện pháp hòa bình, với sự tôn trọng đầy đủ nhân phẩm con người”.

Tiếng nói thống nhất của những người theo tôn giáo sẽ hối thúc các quốc gia và cộng đồng giải quyết các cuộc xung đột bằng các biện pháp hòa bình
Đức Giáo hoàng Benedict XVI

Ngài cũng nói Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã sẵn sàng học hỏi từ các tôn giáo khác:

“Giáo hội luôn mạnh dạn tìm kiếm các cơ hội để lắng nghe những kinh nghiệm tâm linh từ các tôn giáo khác”.

Quan hệ giữa Giáo hội Thiên Chúa giáo với Hồi giáo trở nên tồi tệ vào năm 2006, khi Giáo hoàng Benedict trích lời một hoàng đế Byzantine từ thế kỷ 14 trong một số bình luận, khiến nhiều người Hồi giáo cho rằng Ngài có ý ám chỉ Hồi giáo là một tôn giáo bạo lực.

Chưa xin lỗi

Trước đó, Đức Giáo hoàng gặp gỡ lãnh đạo các dòng của Thiên Chúa giáo. Ngài đã kêu gọi mọi người phải tranh đấu vì sự đoàn kết trong nội bộ Thiên Chúa giáo.

Tuyên bố của Đức Giáo hoàng đưa ra vào lúc các giám mục trong giáo hội Anh giáo tụ họp ở Anh vào thời điểm đang có chia rẽ giữa phe tự do và phe bảo thủ quanh các vấn đề đồng tính luyến ái và vai trò của phụ nữ trong giáo hội.

Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi chính thức - như nhiều người mong đợi - đối với các nạn nhân của các vụ ấu dâm tai tiếng, vốn gây tổn hại lớn tới Giáo hội.

Phóng viên BBC tại Sydney, Nick Bryant, cho biết riêng tại Úc, có 107 vụ kết án các linh mục đã lạm dụng tình dục trẻ em hay các thành viên trong giáo hội.

Trước đó, Đức Giáo hoàng ra dấu nói rằng Ngài sẽ xin lỗi vào cuối chuyến thăm này.

source:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/07/080718_pope_terror...

Page last updated at 11:39 GMT, Friday, 18 July 2008 12:39 UK

Day in pictures

YOUR PICTURE GALLERY IS NOW LOADING...

YOUR PICTURE GALLERY IS NOW LOADING...

Actors perform the Stations of the Cross - portraying the last days of his life - at various locations in Sydney, Australia

The crucifixion of Jesus Christ is re-enacted in Sydney, Australia, during Pope Benedict XVI's visit for the World Youth Day festival.

A man high-steps his way down a street in Gangshan, Kaohsiung County, Taiwan.

Heavy rains from tropical storm Kalmaegi cause flash floods and landslides in southern Taiwan. At least seven people were reported to have been killed.

Workers clean Water Cube aquatics centre, Beijing

Workers clean the bubble-shaped exterior of the Water Cube National Aquatics Center in Beijing, ahead of the Olympics opening on 8 August.

Boy on bamboo raft on Brahmaputra river in India

A boy relaxes on a raft of bamboo poles on the Brahmaputra river in India.

South Korean policeman at Dokdo islands, which Japan calls Takeshima

A South Korean policeman stands guard over the Dokdo islands. South Korea disputes ownership of the islands with Japan, which calls them Takeshima.

Tall ship passes sculpture on shore as it approaches Liverpool, England.

A man appears to be wading out to sea to welcome a tall ship as it approaches Liverpool, England. The figure is actually part of sculptor Antony Gormley's Another Place installation.

source:

http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_pictures/7513761.stm

Page last updated at 09:14 GMT, Thursday, 17 July 2008 10:14 UK

In pictures: Pope in Sydney

YOUR PICTURE GALLERY IS NOW LOADING...

YOUR PICTURE GALLERY IS NOW LOADING...

The Pope, followed by Cardinal George Pell, arrives in the suburb of Barangaroo to deliver an address

Tens of thousands of people have turned out in Sydney to see Pope Benedict XVI, who is paying his first visit to Australia.

A man wears a hat with the World Youth Day slogan on as he waits to see the Pope

The Pope is attending World Youth Day, a six-day gathering of young Roman Catholics from around the world.

Pope Benedict prays at Mary MacKillop's tomb during his visit to Mary MacKillop Chapel

Early on Thursday he prayed at the tomb of Mary MacKillop, a nun who many Catholics hope will be named Australia's first saint.

PM Kevin Rudd points to the Opera House as the Pope and Mrs Rudd look on

The pontiff received a formal welcome from Prime Minister Kevin Rudd before going out into the city.

Pope Benedict talks to an Aboriginal man on the boat across Sydney Harbour

He was also greeted by representatives of the Aboriginal community, and chatted to one man as he travelled by boat across Sydney Harbour.

The boat carrying the Pope passes under the Sydney Harbour bridge

A flotilla of vessels and policemen on jet skis flanked the boat carrying the 81-year-old Pope to the site of his main address.

Young people carrying flags wait to see the Pope pass by

Huge crowds of people waited to see the Pope, including young Catholics from around the world.

The Pope sits into his Popemobile for a parade through Sydney

After his speech, Pope Benedict was due to tour the streets of Sydney in his popemobile.

source:

http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_pictures/7510933.stm

20 Tháng 7 2008 - Cập nhật 04h19 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Giáo hoàng nói có ‘sự xa rời tinh thần’
Giáo hoàng ôm hôn một em bé ở Sydney
Giáo hoàng cho rằng sự xa rời tinh thần đang lan tràn khắp thế giới
Giáo hoàng Benedict XVI kêu gọi các bạn trẻ tránh xa cái mà Ngài gọi là “sự xa rời về mặt tinh thần” đang lan tràn khắp nơi trên thế giới.

Bài phát biểu của người đứng đầu Tòa thánh Vatican trước một đám đông khổng lồ ở Sydney hôm 20/7 đánh dấu cao trào của một loạt các sự kiện tại đại hội Thanh niên Công giáo Thế giới (WYD).

Ngài cho rằng mọi người cần phải xây dựng một thời đại mới không còn bóng dáng của sự ích kỷ, tham lam và lãnh đạm với thời cuộc.

Trước đó, Giáo hoàng đã lên tiếng chỉ trích chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa bình dân cũng như xin lỗi vì nạn lạm dụng tình dục trẻ em của các tu sĩ công giáo.

"Thế giới của chúng ta ngày càng chia rẽ, bóc lột và hám lợi, với những thần tượng sai lệch, những sự phản kháng rời rạc cùng nỗi đau từ những lời hứa giả tạo”.

Theo Giáo hoàng, có nhiều dấu hiệu cho thấy “còn khiếm khuyết” trong xã hội hiện đại.

Người đứng đầu Vatican cũng đã gặp lãnh đạo Úc và ca ngợi chính phủ nước này vì đã xin lỗi cộng đồng thổ dân về những bất công trong quá khứ.

Ngài coi lời xin lỗi là một “quyết định can đảm”, mang lại hy vọng cho những người không may mắn trên thế giới.

Kết thúc bài phát biểu, người đứng đầu Vatican cũng thông báo rằng WYD tới sẽ được tổ chức năm 2011 tại Tây Ban Nha, và Ngài cũng sẽ tới tham dự.

Giáo hoàng Benedict XVI bắt đầu chuyến thăm kéo dài chín ngày tới Australia hôm 13/7, trong chuyến công du dài hơi nhất kể từ khi Ngài trở thành người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã.

source:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/07/080720_pope_spirit...

Tags: | Edit Tags
Saturday October 4, 2008 - 05:09am (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Thái Hà - Tòa Khâm sứ: THƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI UBND TP. HÀ NỘI 26/9/2006
Thái Hà - Tòa Khâm sứ: THƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI UBND TP. HÀ NỘI  26/9/2006 magnify
Thái Hà - Tòa Khâm sứ: THƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI UBND TP. HÀ NỘI 26/9/2006



Lượt người đọc : 4134 Trở về in bài viết Phản hồi

source

http://dcctvn.net/news.php?id=35


pix-source

http://dcctvn.net

Tags: | Edit Tags
Saturday October 4, 2008 - 05:05am (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Đức Giáo Hoàng Giải Thích Tại Sao Đức Mẹ Maria Gần Gũi Với Nhân Loại
Đức Giáo Hoàng Giải Thích Tại Sao Đức Mẹ Maria Gần Gũi Với Nhân Loại magnify

Đức Giáo Hoàng Giải Thích Tại Sao Đức Mẹ Maria Gần Gũi Với Nhân Loại

Thứ Ba, Ngày 16 tháng 9-2008
Đức Giáo Hoàng giải thích tại sao Đức Mẹ Maria gần gũi với nhân loại
VietCatholic News (Thứ Ba 16/09/2008)

“Tội lỗi chia rẽ nhưng đức trong sạch đem lại gần”

LOURDES (Zenit.org).-Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự Đức Maria được bảo vệ đặc biệt khỏi tội lổi không làm cho Mẹ xa phần còn lại của nhân loại, nhưng đúng hơn lôi kéo Mẹ gần chúng ta hơn.



Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này hôm Chúa Nhật từ Lộ Đức, nơi ngài đang cử hành việc đánh dấu kỷ niệm thứ 150 những lần hiện ra của Đức Me với Bernadette Soubirous. Trong bài phát biểu của ngài trước khi đọc kinh Truyền Tin ban trưa, Đức Thánh Cha nói đặc ân Đầu Thai Vô Nhiễm, “đưa [Đức Maria] xa điều kiện chung của chúng ta, không làm Mẹ xa cách chúng ta, nhưng ngược lại, đem Mẹ lại gần hơn.”

Ngài đã giải thích: “Đang khi tội lỗi chia rẽ, phân cách chúng ta với nhau, đức trong sạch của Đức Mẹ Maria làm cho mẹ gần vô cùng với những tâm hồn chúng ta, lưu ý tới mỗi người trong chúng ta và ao ước thiện ích thật của chúng ta.

“Điều mà nhiều người, hoặc do lúng túng hay khiêm tốn, không giải bày được cho kẻ gần nhất hay thân nhất của mình, thì họ tỏ bày cho Mẹ là Đấng hoàn toàn trong ạach, cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ: với vẻ đơn sơ, không màu mè, trong sự thât. Trước mặt Mẹ Maria, do lòng rất thanh sạch của Mẹ, con người không do dự mạc khải sự hèn yếu của mình, bày tỏ những vấn đề và những nghi nan của mình, nói lên những hy vọng và những ước muốn thầm kín nhất của mình.”

Đức Thánh Cha nói, như thết Đức Maria chứng minh cho con người con đường đến với Chúa. “Mẹ dạy chúng ta đến với Chúa trong sự thật và tính đơn sơ,” ngài nói. “Nhờ Mẹ, chúng ta khám phá đức tin Kitô hữu không phải là một gánh nặng: Đức tin này giống như một chiếc cánh cho phép chúng ta bay cao hơn, như vây là tìm được nơi trú ẩn trong cái ôm của Chúa”.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục ghi nhận rằng ân sủng Đầu Thai Vô Nhiễm nguyên Tội không được ban cho Mẹ Maria như là một một ân sủng cá nhân” thuần túy,” nhưng đúng hơn là “một ẩn sủng cho tất cả mọi người, một ân sủng ban cho toàn thể Dân Chúa.”

“Trong Đức Mẹ Maria, Giáo Hội đã có thể chiêm ngắm điều gì mình phải trở nên. Mọi người tín hữu có thể chiêm ngắm, ở đây và bây giờ, sự hoàn thành tuyệt hảo về ơn gọi riêng của mình. Mỗi người trong anh chị em luôn luôn vẫn biết ơn cho điều Chúa đã chọn mặc khải chương trình cứu rỗi của Người qua mầu nhiệm Đức Mẹ Maria: một mầu nhệm trong đó chúng ta được bao hàm thân mật nhất bởi vì, từ nơi cao thánh giá mà chúng ta cử hành và suy tôn hôm nay, những lời của chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta rằng Mẹ của Người là Mẹ của chúng ta.

“Vì chúng ta là những đứa con trai và những đứa con gái của Mẹ Maria, chúng ta có thể hưởng được tất cả những ân sủng đã được ban cho mẹ; phẩm giá vô song đến với mẹ qua sự Đấu Thai Vô Nhiễm sáng chói trên chúng ta, những đứa con mẹ,”
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách

In trang | Email | Trở về


SOURCE

http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=38&ArticleID=15140


Tags: | Edit Tags
Friday October 3, 2008 - 03:48am (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Sứ điệp bức ảnh
Sứ điệp bức ảnh magnify

Sứ điệp bức ảnh

Trong Giáo Hội Đông Phương thế kỷ XIV, người ta tìm thấy nhiều bức ảnh có cùng một kích thước, vẽ Mẹ Thiên Chúa, Đức Ki-tô, các thiên thần cùng với những dụng cụ khổ hình thập giá. Theo truyền thống vẽ ảnh thánh Byzantin, Đức Ma-ri-a không bao giờ xuất hiện mà không có Chúa Giê-su, Con của Mẹ, bởi Chúa Giê-su là trung tâm của lòng tin.

Nghệ thuật vẽ ảnh thánh

Ta biết rằng lối vẽ ảnh thánh nói chung và ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nói riêng là thuộc về thời từ Thượng Cổ đến Trung Cổ và thuộc Giáo Hội Đông Phương, tức là vùng Hy Lạp - Byzantin và sau này lan sang cả nước Nga. Đó là nghệ thuật vẽ loại ảnh thánh mà người ta gọi là ICON. Mục đích của lối vẽ ảnh thánh này không phải để trang trí, cũng không đơn thuần chỉ chú tâm vào vẻ đẹp, tuy rằng nó rất đẹp, cũng không phải là vẽ y như thật, nhưng là để chuyển tải một thông điệp tinh thần cao cả, một điều gì đó vượt quá những thực tại trần thế được diễn tả, một mầu nhiệm hiệp thông. Đó là cả một nghệ thuật, mỗi chi tiết đều có ý nghĩa riêng của nó.

Vẽ ảnh thánh là để ảnh thánh trở nên như trung gian làm cho mầu nhiệm Thiên Chúa hiện ra trước mắt người ta, làm sao để đi sâu vào đời sống đức tin, tìm ra cái căn bản chung cho người vẽ cũng như người chiêm ngắm. Cho nên hoạ sĩ vẽ ảnh icon không phải cứ hứng lên là vẽ, thường đa số các hoạ sĩ đó là những tu sĩ, và khi vẽ những bức ảnh đó thì họ ăn chay cầu nguyện, nhập thần đi vào hiệp thông với Chúa, suy niệm về mầu nhiệm họ sẽ diễn tả, rồi trong sự ăn chay cầu nguyện, họ mới vẽ lên bức ảnh. Vì thế bức ảnh là kết quả của quá trình ăn chay cầu nguyện và suy niệm. Những bức vẽ theo truyền thống Byzantin giống như một khung cửa, mà có ai chỉ đứng trước cửa mà ngắm nhìn, cho dù khung cửa ấy có đẹp? Chúng ta muốn mở khung cửa ấy ra mà đi vào bên trong. Khung cửa có thể hấp dẫn hay không hấp dẫn, nhưng nó chỉ là cửa dẫn chúng ta vào một thế giới mới.

Có thể nói, tất cả những điều nói trên đọng lại trong mẫu ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, vì đây không chỉ là một cảm hứng thế gian thông thường nhưng là một sự hiệp thông thật sự với Chúa và với anh em đồng loại. Bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp quả là một khung cửa dẫn chúng ta vào cõi vô hình.

Ta thấy gì khi ngắm nhìn bức ảnh ?

Ngôi sao tám cánh: Mẹ là ngôi sao dẫn lối cho ta đến cùng Chúa Giê-su

Chếc dép gần rơi ra: Chúa Giê-su sợ hãi vội chạy đến với Mẹ để được bảo vệ và yêu thương

Như chúng ta, Chúa Giê-su khiếp sợ thập giá

Nguyên bản bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được vẽ trên gỗ hồ đào dài 53 cm, rộng 41 cm. Trên mặt tấm gỗ hoạ lại hai khuôn mặt chính và hai khuôn mặt khác có kích thước nhỏ hơn. Có thể bức ảnh này hơi lạ đối với người Tây Phương hiện đại, bởi vì chân dung Mẹ Ma-ri-a ở đây không phải là một cô gái e thẹn, mắt nhìn xuống. Cái nhìn trực tiếp và nét mặt mạnh mẽ của Mẹ khiến ta phải chú tâm. Chúng ta bị ấn tượng bởi sự không thực của những khuôn mặt. Chúa Giê-su mang dáng vẻ là một trẻ em, nhưng khuôn mặt của Ngài lại như già trước tuổi. Đức Ma-ri-a và Chúa Giê-su không được đặt trong một quang cảnh nhưng được đặt trên một nền màu vàng đối lập.

Bên cạnh người nữ, ta thấy những chữ viết tắt bằng tiếng Hy Lạp “MR” và “THU” (Mater Theou) có nghĩa là: Đấng ấy là Mẹ Thiên Chúa. Ngôi sao tám cánh trên trán Mẹ có lẽ được các nghệ sĩ sau này thêm vào để nói lên ý tưởng Phương Đông: Mẹ là ngôi sao dẫn lối cho chúng ta đến cùng Chúa Giê-su. Bên trái ngôi sao đó, ta cũng thấy cây thánh giá được gắn thêm, có lẽ để cho đẹp. Phía bên người con có khắc chữ “IC” và “XC” (Jesous Christos): Giê-su Ki-tô – Đấng Cứu Chuộc.

Trên đầu sứ thần, bên trái ta đọc thấy “O AR M” (O Archangelos Michael), nghĩa là Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-en, (tiếng Do Thái có nghĩa là ai bằng Thiên Chúa), là đấng ở trên trời chỉ huy trận chiến giữa các thiên thần chống lại kẻ thù của cuộc Nhập Thể/Giáo Hội (Kh 12,7). Ngài cầm chiếc bình đựng đầy nước đắng, thứ nước mà người lính sẽ đưa lên cho Chúa Giê-su uống khi Ngài bị treo trên thập giá. Thiên thần ấy cũng cầm cây sậy với miếng bọt biển quấn ở đầu (Mt 27,48), và một lưỡi đòng, thứ dụng cụ sẽ được dùng để đâm vào cạnh sườn Chúa, để lời Kinh Thánh hoàn toàn ứng nghiệm (Ga 19,28-36).

Trên đầu vị sứ thần bên phải ta đọc thấy “O AR G” (O Archangelos Gabriel), nghĩa là Tổng Lãnh Thiên Thần Gáp-ri-en, đấng đầu tiên loan báo thời cứu độ qua lời truyền tin cho Đức Trinh Nữ: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng.” (Lc 1,28), nhưng cũng là đấng mang thập giá và 4 đinh sắt, những dụng cụ cho Chúa thấy phần nào định mệnh của Người: phải qua đau khổ và cái chết.

Tại sao Con Thiên Chúa sợ hãi

Nhìn lên ảnh Mẹ, ta thấy Mẹ bồng Chúa Giê-su trên tay, nhưng Chúa thì đang quay ngoắt đi như có vẻ sợ hãi. Ta có thể hình dung Chúa Giê-su từ xa chạy đến bám chặt vào Mẹ. Người không nhìn Đức Mẹ, không nhìn chúng ta và cũng không nhìn các thiên thần, nhưng nhìn vào điều gì đó mà ta không thấy – điều gì đó khiến Người sợ vội chạy đến với Mẹ làm cho một chiếc dép gần rơi ra; điều gì đó khiến Người bám chặt vào Mẹ để được bảo vệ và được yêu thương. Người sợ bởi vì thấy hai thiên thần xuất hiện hai bên, thay vì mang hạc cầm và kèn để hát ca cầu nguyện thì lại mang trên tay những dụng cụ khổ hình mà Chúa phải chịu, tức là thập giá, đinh sắt, lưỡi giáo, nước đắng với bọt biển. Một lần mặc lấy bản tính hay chết (Pl 2,6-11), Con Thiên Chúa cũng sợ chết, và khi nhìn thấy các dụng cụ hành hình rất đáng sợ như thế, sự sợ hãi kinh hoàng bao trùm lấy Người (Lc 22,41-44). Người chạy đến với Mẹ, và được Mẹ ôm vào lòng trong giây phút kinh hoàng ấy. Điều này muốn nói rằng Mẹ sẽ luôn ở bên Chúa trong cuộc sống và cái chết của Người. Khi Mẹ không thể gánh hết đau khổ của Con Mẹ thì Mẹ có thể yêu thương và an ủi Người. Mẹ ôm con vào lòng gần trái tim (Lc 2,35.51). Mẹ ở đó, trong lòng tin, gần Đức Ki-tô, Đấng hiến mạng sống mình vì tình yêu đối với chúng ta là những tội nhân (Rm 5,8-11). Mẹ thực thi thiên chức làm mẹ của mình đối với tất cả những ai đón nhận Lời Thiên Chúa (Ga 19,27).

Ánh mắt của Mẹ

Vậy, tuy rằng hoạ sĩ vẽ Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi, nhưng toàn cảnh lại ngụ ý rằng Người Con Mẹ sinh ra kia sẽ là Đấng bước lên thập giá. Đấy là người mẹ của mầu nhiệm thập giá. Người Mẹ bồng con cũng là người mẹ đứng bên thập giá. Người mẹ mang Chúa đến, và Chúa đến là để đưa Mẹ vào trong cùng một cuộc khổ nạn. Vì thế, ta thấy nét mặt của Đức Mẹ đượm một vẻ u buồn. Nhưng nét mặt thì hơi buồn mà cặp mắt lại rất âu yếm, cặp mắt ấy không nhìn vào Chúa Giê-su, không nhìn lên trời, không nhìn vào các thiên thần. Khi đến gần ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ta sẽ thấy dù ta đứng chỗ nào, Đức Mẹ cũng như đang nhìn ta. Mẹ nhìn ta như thể muốn nói với ta một điều gì đó quan trọng lắm. Ánh mắt Mẹ có vẻ nghiêm nghị, hơi buồn, nhưng đòi ta phải chú tâm. Ánh mắt Mẹ đưa ta vào cuộc, làm cho ta nên một thành phần trong bức hoạ. Hoá ra, Mẹ bồng Chúa trên tay nhưng Mẹ lại đang đưa mắt nhìn hết cả thế gian, không trừ một người nào. Điều này ngụ ý rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa được ban cho mọi người, mọi thế hệ, mọi thời, mọi nơi. Cái nhìn của Mẹ cũng mời gọi ta trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, hãy chạy đến với Mẹ để tìm nơi ẩn náu, hãy chạy ngay đến với Mẹ như Chúa Giê-su đã làm xưa, chạy thật nhanh đến với Mẹ đến độ chẳng cần nghĩ chúng ta đang mang gì, chạy thế nào, chỉ cần chạy thẳng đến.

Thập giá và vinh quang

Ta thấy, ở đây có mầu nhiệm thập giá: Chúa sẽ phải chết vì ta; ở đây có nét đượm buồn trên gương mặt Đức Mẹ, nhưng tất cả những điều đó không có ý nói rằng mọi sự là bi quan, đen tối. Điều này được diễn tả trong chi tiết nền màu vàng và màu áo của Mẹ, màu áo của Chúa. (Tiếc là nhiều bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hiện nay thay vì nền vàng lại là một màu đen, màu nâu…và đôi khi nhiều bức ảnh lại được tô điểm hơi quá mức làm mất đi nét thực của nó). Trong hội hoạ nghệ thuật vẽ icon của Giáo Hội Đông Phương thời xưa, màu vàng là màu nói về ánh sáng, về vinh quang của Thiên Chúa. Tất cả nền của bức ảnh này là màu vàng. Hơn nữa, ta thấy Mẹ mặc chiếc áo dài màu xanh đậm với yếm đỏ và áo ngang lưng màu xanh lá cây. Màu xanh đậm, màu xanh lá cây, màu đỏ đó là màu vương giả, chỉ những hoàng hậu mới được phép mặc những màu như thế. Chúa Giê-su cũng mang những màu vương giả, chỉ những Hoàng Đế mới được mặc áo thắt ngang lưng màu xanh lá cây, áo choàng vai màu đỏ và gấm thêu kim tuyến màu vàng. Như thế, cái chết của Chúa Giê-su, khổ hình thập giá Chúa phải chịu lại được đặt trên nền tảng vinh quang của Thiên Chúa. Và vinh quang của Thiên Chúa mới là cái bao trùm sự chết và đau khổ của Chúa Giê-su, là ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho người ta.

Mẹ dẫn đường chỉ lối

Khi ngắm bức ảnh, chúng ta thấy Chúa Con được vẽ toàn thân, còn Đức Mẹ chỉ có bán thân, nhưng ta có cảm giác là Mẹ đang đứng. Và điều đặc biệt là điểm trung tâm của bức ảnh không phải là Đức Mẹ hay Chúa Giê-su, mà là hai bàn tay giao nhau, bàn tay của Chúa đang nắm lấy bàn tay của Mẹ. Vậy trong mầu nhiệm Đức Giê-su đến và chịu chết có sự gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa, có sự hoà giải giữa con người và Thiên Chúa. Và nếu nhìn kỹ hơn, chỗ hai bàn tay giao nhau, chúng ta thấy ngón tay của Đức Mẹ rất dài, ngón tay dài ấy là ký hiệu của hội hoạ truyền thống nghệ thuật vẽ ảnh thánh icon ngày xưa. Đức Mẹ với ngón tay dài được gọi là Đức Mẹ Chỉ Đường. Ngón tay này là ngón tay chỉ đường. Vậy tất cả bức ảnh này có ý nghĩa là Đức Mẹ chỉ cho ta thấy mầu nhiệm Chúa đến để cứu độ trần gian. Cũng nơi bàn tay giao nhau ấy, ta thấy bàn tay của Đức Mẹ không nắm chặt bàn tay của Con Mẹ đang sợ hãi cần sự che chở, nhưng bàn tay ấy luôn mở ra. Mẹ mời gọi chúng ta hãy cùng với Chúa Giê-su đặt bàn tay của mình vào trong tay Mẹ. Mẹ biết những gì nguy hiểm và khủng khiếp sẽ xảy đến với chúng ta trong cuộc đời và chúng ta cần ai để chạy đến khi đau khổ và sợ hãi. Mẹ sẽ mang đến cho chúng ta niềm an ủi và tình yêu như xưa Mẹ đã làm cho Con Mẹ.

Chắc hẳn còn nhiều chi tiết ẩn chứa trong bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp mời gọi chúng ta tìm hiểu và khám phá. Và mỗi người sẽ khám phá ra được một điều gì đó cho riêng mình khi lặng ngắm ảnh Mẹ với cả tấm lòng, với chính bản thân đang ở trong nỗi khốn khó, gian truân, cần được Chúa cứu độ. Bởi vì, bức linh ảnh Mẹ luôn toả ra một sự an bình huyền diệu. Một sự an bình linh thiêng và sâu thẳm, được cất giấu trong sự đau khổ như kho tàng quý báu của Nước Thiên Chúa (Mt 13,44).

Văn Hội tổng hợp

source

http://www.chuacuuthe.com/mhcg/02sudiep.html

Lịch sử bức ảnh

Tôi là bức họa được người ta đặt cho nhiều tên, nào là "Kim Mẫu", nào là "Đức Trinh Nữ chịu nạn", "Mẹ của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế", "Mẹ các gia đình Công giáo". Nhưng tên được chọn cho tôi là "Mẹ Hằng Cứu Giúp", đó cũng là danh hiệu mà Đức Giáo Hoàng Pio IX muốn các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế rao truyền cho mọi người biết đến.

Chuyện của tôi là chuyện Thiên Chúa đã ra tay biến những việc tầm thường nhân loại trở thành chuyện thiêng liêng linh thánh như thế nào. Tôi có một quá trình lịch sử phức tạp và phiêu lưu, nhưng nếu nhìn “từ trên cao” thì chỉ là một đường thẳng kéo dài xuyên qua lịch sử nhân loại.

Nhưng quan trọng hơn cả, ấy là việc tôi hiện diện trong đời sống tông đồ của các tu sĩ Dòng Chúa CứuThế Chí Thánh.

“Khi đã thấy Đức Mẹ một lần thì chỉ mong chết để được nhìn thấy lại gương mặt của Mẹ.” (Bernadette)

Lần kia, muốn biết giữa các kiểu ảnh Đức Mẹ đã được in ra phổ biến khắp nơi, ảnh nào giống Đức Mẹ thật nhất, người ta bày ra trước mặt chị Bernadette Soubirous, người đã được diễm phúc nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra 18 lần tại hang đá Lộ Đức. Các bức ảnh lần lượt được duyệt qua dưới con mắt chăm chú của chị Bernadette. Lúc ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (bức ảnh mô phỏng theo bức hoạ cổ truyền HODEGETRIA) vừa phớt qua thì chị Bernadette chụp lấy ngay và reo lên: “Bức ảnh này có một cái gì đó tương tự.” Không chỉ có chị Bernadette mà thôi, mà cả chị Lucia là người thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, khi nhìn thấy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng bảo rằng mẫu ảnh này giống với Đức Mẹ. Giống nét mặt hay giống bởi mầu nhiệm chất chứa trong đó ?

Gốc tích

Tương truyền rằng, ngày xưa Thánh Lu-ca có vẽ một bức họa Đức Mẹ bồng Chúa Giê-su Hài Đồng. Như ta biết, thánh Lu-ca là người đã viết những chuyện liên quan đến Đức Mẹ thật chi tiết. Có người cho rằng sở dĩ ngài đã viết được như thế là vì được Đức Mẹ “thủ thỉ” kể cho nghe. Khi bức họa được dâng lên cho Mẹ xem thì Mẹ phán: “Ơn thánh Mẹ sẽ theo bức ảnh này.”

Sang đến thế kỷ thứ V, tại thành Constantinople, có một bức họa rất thời danh được mọi người ca ngợi là tuyệt tác, lịch sử ghi dấu dưới cái tên HODEGETRIA (Đức Mẹ dẫn đường). Thời đó người ta cho rằng thánh Lu-ca là người đã phác hoạ nên nguyên bản bức ảnh này.

Vào đầu thế kỷ XII, tại đảo Crêta, Địa Trung Hải, bức hoạ HODEGETRIA được các hoạ sĩ Âu – Á dung hoà hai quan niệm hội hoạ Âu – Á để vẽ ra nhiều bức ảnh thời danh. Ngày nay, nguyên bản bức HODEGETRIA đã bị thất lạc. Tuy nhiên, người ta còn giữ được nhiều bản phụ mô phỏng theo bức hoạ đầu tiên mà bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một trong các phụ bản đó.

Đến cuối thế kỷ XV, trên đảo Crêta, bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được các tín hữu sùng kính đặc biệt và được mệnh danh là bức ảnh hay làm phép lạ. Thế rồi một sự cố bất thường xảy ra. Người ta biết được biến cố này là nhờ tìm thấy tại sở văn khố Va-ti-ca-nô ba mảnh giấy rất cũ, chúng là bản sao của một mảnh giấy ghi lại lịch sử của bức ảnh, nội dung mảnh giấy đó như sau:

Bức ảnh bị đánh cắp

Cuối thế kỷ XV, một thương gia buôn bán rượu, người đảo Crêta đã ăn trộm bức ảnh trong một tu viện và đem qua Rô-ma. Sau khi thoát khỏi một tai nạn đắm tàu, ông đến Rô-ma và lâm bệnh nặng. Trước lúc qua đời, ông kể lại cho một người bạn Ý nghe việc ông đã đánh cắp bức ảnh đó từ đâu và nó được tôn kính như thế nào. Với giọng yếu ớt của người hấp hối, ông khẩn khoản nài xin người bạn Ý đem bức ảnh trả lại cho một nhà thờ nào đó để được công khai tôn kính. Sau khi người lái buôn chết, người bạn lục lọi trong đống hàng hoá thì quả thật, có thấy bức ảnh Mẹ. Ông định tâm đem bức ảnh trả lại cho nhà thờ gần nơi ông ở. Nhưng đang lúc đó, vợ ông biết được, ngăn cản ông trả lại bức ảnh và giữ lại cho bằng được. Giữa lời hứa với người quá cố và sự biện bạch của người vợ thân yêu, ông đã chiều lòng vợ, không đem trả bức ảnh. Thời gian qua đi, ông quên lời cam kết và bức ảnh vẫn được giữ lại trong phòng của vợ chồng ông 9 tháng. Nhưng một hôm, Đức Mẹ hiện ra cho ông biết: ông không có quyền giữ lại bức ảnh mà phải đem đến một nơi xứng đáng hơn. Ông làm ngơ. Mẹ lại hiện ra lần hai, ông vẫn ngoan cố. Mẹ lại hiện ra lần nữa cảnh cáo ông. Lần này ông hoảng sợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Ông đem chuyện kể cho vợ nghe và xin vợ thi hành ý định của Mẹ. Vợ ông là người ương ngạnh, khi nghe ông nói thì cho là điều vu vơ, mộng mị nên không đồng ý. Mẹ lại hiện ra lần thứ tư và bảo ông: “Ta đã hiện ra bao lần để cảnh báo con mà con không chịu nghe. Vậy con phải ra khỏi nhà này trước, rồi Ta sẽ đi đến một nơi xứng đáng hơn.” Ít ngày sau, con người "nể vợ" này ngã bệnh và qua đời.

Trước cái chết đột ngột của chồng, bà vợ cứng lòng vẫn chưa lay chuyển, bà cứ khư khư giữ lại bức ảnh. Một hôm, đứa con gái 6 tuổi của bà hớt hải chạy đến nói với bà: “Mẹ ơi, con vừa gặp một bà đẹp lắm. Bà ấy bảo con về nói với mẹ rằng : Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp muốn được trưng

bày trong một ngôi thánh đường ở thành Rô-ma để dân chúng sùng bái, và Người muốn ra khỏi nhà chúng ta". Nghe con nói vậy, bà mẹ bắt đầu nao núng, phát nghi là mình đã nhúng tay vào cái chết của chồng. Bà trù trừ… rồi quyết định vâng lời Đức Mẹ. Nhưng phút cuối bà lại gặp phải bà hàng xóm khô đạo. Bà này khi nghe chuyện liền nói với bà: “Hơi đâu tin chuyện trẻ con, Đức Mẹ bận tâm chi bức ảnh nhân tạo này. Không tin bà cứ đem quăng bức ảnh vào lửa, nó sẽ bốc cháy như bất cứ thanh củi gỗ nào. Nếu bà ngượng tay, bà để tôi.” Rồi bà ta còn hỗn láo nhiều lời với Đức Mẹ nữa. Đến chiều tối, lúc về nhà, bà khô đạo này đã lăn ngã xuống đất, trong mình đau nhức, ở cánh tay có cái ung độc mọc ra, sưng lên mỗi lúc một to. Trước cơn bệnh kỳ lạ, bà sực nhớ đến lỗi mình đã phạm. Bà khóc lóc, kêu van, xin đem ảnh Mẹ đến. Trước tôn nhan Mẹ, bà cầu nguyện xin ơn tha thứ. Một sự lạ bất ngờ xảy ra: tay bà vừa đụng vào bức ảnh thì bệnh lạ kỳ kia biến tan, không để lại vết tích gì. Một câu hỏi nảy ra trong đầu hai người phụ nữ sám hối này: Mẹ muốn chúng ta đưa Mẹ đi đâu ? Mẹ liền hiện ra với em bé và nói: “Con hãy nói với mẹ của con là Ta muốn được trưng bày ở khoảng giữa nhà thờ Đức Bà Cả và nhà thờ thánh Gio-an Lateranô, tức trong ngôi thánh đường kính thánh Mát-thêu”. Lần này, người mẹ nghe theo lệnh của Mẹ và đã liên lạc với các cha dòng Augustin là những người đang phụ trách nhà thờ thánh Mát-thêu. Bà mời các cha đến nhà, kể lại sự tình và chuyển giao bức ảnh cho các ngài.

Ba trăm năm tại nhà thờ thánh Mát-thêu

Ngày 27.3.1499, các cha dòng Thánh Augustin đã tổ chức một đám rước cực kỳ long trọng đưa ảnh Mẹ về nhà thờ Thánh Mát-thêu. Cũng vào ngày ấy, Mẹ mở đầu “sứ mệnh hằng cứu giúp” của Người bằng một phép lạ cả thể: một người đàn ông bị bại tay nhiều năm đã khiêm nhường cầu xin với Mẹ, nài xin người ta cho được chạm vào ảnh Mẹ, khi vừa chạm vào ảnh Mẹ, cánh tay khô cằn kia liền được chữa lành ngay tức khắc. Ông liền đi theo đám rước hát mừng ngợi khen Mẹ. Đây là phép lạ đầu tiên Đức Mẹ làm tại kinh thành Rô-ma. Phép lạ khai mào cho một chuỗi dài ơn thiêng mà Mẹ sẽ làm dưới tước hiệu “Mẹ Hằng Cứu Giúp”.

Năm 1778, là năm mà theo Sở Văn Khố Dòng Chúa Cứu Thế, bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được tôn vinh gần 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII trên đồi Esquilinô, trong thánh đường kính Thánh Mát-thêu. Dân chúng tấp nập đưa nhau tới kính viếng và cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp và Mẹ đều đáp lại bằng muôn vàn ơn thiêng.

300 năm lừng danh Mẹ đã chinh phục lòng giáo dân Rô-ma. Nhưng rồi một biến cố xảy ra. Năm 1798, khi rầm rộ tiến vào Rô-ma để công bố cái gọi là “cộng hoà tự do cho người Rô-ma”, đạo binh của Napoléon I đã mặc sức hoành hành, phá huỷ gần 300 ngôi thánh đường trong đó có nhà thờ kính Thánh Mát-thêu (ngày 3.6). Các cha, các thầy Dòng Augustin phải lên đường tản cư mang theo bức ảnh về tu viện Đức Thánh Trinh Nữ ở Posterula. Vì đã có bức ảnh Đức Trinh Nữ trong nguyện đường, nên các ngài đặt ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong một nhà nguyện nhỏ của Dòng.

Vị tu sĩ già và chú giúp lễ

Thời kỳ loạn lạc kéo theo năm tháng dài thầm lặng. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như bị quên lãng. Nhưng Mẹ còn có một người đi theo Mẹ trên đường lưu lạc. Đó là thầy Augustin Orsetti. Nay thầy đã là một cụ già 86 tuổi, sức yếu, mắt đã loà, nhưng không ngày nào thầy quên đến quỳ trước ảnh Mẹ để cầu nguyện.

Từ năm 1838 đến 1851, tại nhà thờ Đức Trinh Nữ Posterula, có một cậu bé người Ý thường đến giúp lễ, tên là Mi-ca-en Marchi. Thầy Orsetti và cậu lễ sinh trở nên thân thiện. Cậu thích ngồi bên thầy già để nghe kể lại sự tích về mẫu ảnh Đức Mẹ và đã nhiều lần thầy Orestti dẫn bé Marchi đến trước bức ảnh linh thiêng đề cầu nguyện. Khi biết mình sắp rời khỏi cõi đời, thầy gọi Marchi đến và như muốn truyền cho cậu cả mối tâm sự của mình: “Con hãy nhớ, bức ảnh này trước đây đã được tôn kính đặc biệt tại nhà thờ kính Thánh Mát-thêu. Đừng quên nghe con… Con có hiểu không? Ôi, ngày xưa Đức Mẹ đã làm bao nhiêu phép lạ !" Cái giọng run run của thầy càng làm cho cậu bé cảm động. Cậu có ngờ đâu mình đến đây để thừa tự một lời di trối. Ít lâu sau, thầy Orsetti qua đời (1853). Năm 1855, Mi-ca-en Marchi xin gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế.

Duyên "tiền định"

Cũng chính năm ấy, Dòng Chúa Cứu Thế mua Villa Caserta tại Rô-ma để lập nhà chính. Sau khi hoàn thành công việc xây cất năm 1862, một thành viên văn khố là cha Edouard Schwindehammer, trong lúc lục lọi thư viện đã tìm thấy một mảnh giấy ghi lại những truyện lạ về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được trưng bày tại nhà thờ Thánh Mát-thêu trên đồi Esquilinô, mà nay, trên chính mảnh đất này một ngôi thánh đường nguy nga vừa được xây lên để dâng kính Thánh An-phong, Đấng Sáng Lập Dòng. Và chính trong vườn của Nhà Dòng, người ta còn thấy vết tích của ngôi thánh đường kính Thánh Mát-thêu bị phá huỷ trước đây. Cha Edouard mang mảnh giấy đọc cho anh em nghe. Cha Mi-ca-en Marchi như người ngủ mê bỗng tỉnh dậy, vui mừng nói: “Vậy thì bức ảnh ấy ngày nay vẫn còn, tôi biết bây giờ ở đâu nữa. Vì chính mắt tôi đã từng thấy nhiều lần. Nguyên lúc còn nhỏ, tôi thường hay đi lại dòng Thánh Augustin. Một thầy dòng đã có tuổi và rất đạo đức tên là Orsetti không lần nào gặp tôi mà không chỉ và nói cho tôi nghe về bức ảnh hay làm phép lạ đó. Bức ảnh gần như không được tôn kính, không được trang hoàng gì, ngay cả bên cạnh không có ngọn đèn để thắp nữa… Bức ảnh ấy bị bụi bặm phủ đầy và chẳng ai đến kính viếng. Trong nhiều năm giúp lễ ở đó, tôi đã nhiều lần ngắm nhìn bức ảnh ấy.”

Cũng trong năm đó, tại nhà thờ Giê-su của các cha Dòng Tên, cha Francesco Blosi, một diễn giả trứ danh đang lần lượt giảng về các bức ảnh Đức Mẹ trong thành Rô-ma. Ngày 7.2.1863, khi giảng về ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ngài nói: “Kính thưa anh chị em, hôm nay tôi đến để nói với anh chị em về một bức ảnh Đức Mẹ, vốn rất nổi tiếng nhờ những phép lạ. Nhưng tiếc thay, mẫu ảnh linh thiêng ấy đã thất lạc 70 năm nay, từ ngày biến cố chiến tranh bùng nổ, không có dấu hiệu nào cho biết bức ảnh ấy hiện giờ ở đâu (…) Ước vọng của Mẹ là được trưng bày trong ngôi nhà thờ khoảng giữa hai Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả và Thánh Gio-an Latran. Chúng ta biết rằng vinh dự tìm thấy bức ảnh được dành cho thời đại chúng ta. Ai có thể biết hết những ơn lành được ban xuống trên thế giới với việc hồi sinh lòng tôn kính Đức Trinh Nữ, dưới tước hiệu Hằng Cứu Giúp mà Người đã chọn cho mình?”

Bài giảng hùng hồn ấy vọng đến tai các cha Dòng Chúa Cứu Thế, các cha chưa biết gì về ước muốn của Đức Mẹ. Cái tin kia khiến các ngài rất vui sướng. Giữa hai Vương Cung Thánh Đường, không có ngôi nhà thờ nào ngoài nhà thờ kính Thánh An-phong. Phải chăng Đức Mẹ đã tiền định cho các ngài duy trì bức ảnh? Với niềm mong ước, các ngài đã cầu nguyện, tìm tòi, tra cứu, âm thầm dõi theo bước chân của Đức Mẹ trong ba năm. Quả thực, mẫu ảnh các ngài cần tìm còn trong nhà nguyện nhỏ Posterula.

Dòng Chúa Cứu Thế đón Mẹ

Ngày 11.12.1865, Cha Bề Trên Cả Mauron và cha Marchi xin vào yết kiến Đức Thánh Cha Pi-ô IX. Sau khi thuật lại cho Đức Thánh Cha nghe lai lịch bức ảnh và niềm mong ước của Mẹ, cha Mauron xin rước ảnh Mẹ về nhà thờ Thánh An-phong để thực hiện mong muốn của Mẹ. Ngài còn dâng lên Đức Thánh Cha một bản tường trình các việc do cha Marchi viết và nhận thực. Đức Thánh Cha Pi-ô IX, một tông đồ nhiệt thành của Đức Mẹ, rất cảm động, vì thân mẫu ngài đã từng dẫn ngài

đến cầu nguyện trong nhà thờ Thánh Mát-thêu. Ngài không ngần ngại khi có thể làm hiển danh Mẹ. Ngài liền chuẩn y, ban phép cho các cha Dòng Chúa Cứu Thế rước ảnh Mẹ về với điều kiện: thay thế cho nguyên bản bằng một bức hoạ mô phỏng để lại cho các cha Dòng Augustin. Các cha Dòng Chúa Cứu Thế vui sướng trước cái hân hạnh được Đức Mẹ chọn làm kẻ giữ gìn bức ảnh của Người và nhiệt tâm chuẩn bị cho một cuộc rước linh đình.

Ngày 19.1.1866, cha Michel Marchi và cha Ernest Bresciani đến tu viện Posterula để thương lượng về việc chuyển giao bức ảnh. Bước vào ngôi nhà nguyện nhỏ, cha Marchi nhớ lại cách đây 15 năm khi còn là chú giúp lễ tí hon. Cha cảm động ngước nhìn lên ảnh Mẹ còn đó, cũng một vẻ hiền lành, khả ái, cũng màu sắc ấy, nhưng năm tháng đã ghi lên bức ảnh nhiều vết tang thương.

Sau khi đã lãnh nhận bức ảnh Đức Mẹ từ tay Cha Bề Trên tu viện Posterula chuyển giao, các cha Dòng Chúa Cứu Thế đem ảnh về nhà, mời hoạ sĩ trứ danh Leopold Nowotny người Ba Lan đến tu bổ lại nguyên bản.

Sau 70 năm trong bóng tối, ngày 26.4.1866, ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra mắt lần thứ hai với dân thành Rô-ma. Ảnh Mẹ được rước qua các thành phố Rô-ma hết sức trọng thể. Trong lúc ảnh Mẹ đi ngang qua một con phố, bao lời kinh dâng Đức Mẹ vang lên, thì trong một căn nhà nhỏ bên đường đang có cảnh rất đau thương: một em bé bốn tuổi đang hấp hối trước đôi mắt bất lực của bà mẹ. Bà mẹ bỗng vụt ra một sáng kiến. Bà ẵm con chạy ra cửa sổ, với một lòng trông cậy mãnh liệt, bà nói to vọng qua cửa sổ: “Lạy Mẹ nhân từ, xin Mẹ hãy chữa cho con của con khỏi bệnh hoặc xin cho nó về thiên đàng.” Bỗng nhiên đứa bé tỉnh lại, bệnh tình thuyên giảm dần… Ngày hôm sau, hai mẹ con đến trước bàn thờ Đức Mẹ thắp một cây nến để tạ ơn. Chuyện thứ hai, trong một nhà khác, một bé gái lên tám, chân bị tê liệt đã bốn năm, khó nhọc lắm mới cử động được. Lúc cuộc rước ảnh Mẹ đi qua, người mẹ đứa bé liền cầu xin Đức Mẹ chữa bệnh cho con mình. Đứa bé bị xúc động mạnh, bệnh tình khỏi đi một nửa. Hôm sau bà giục con đến trước bàn thờ Đức Mẹ cầu nguyện rằng: “Lạy Mẹ Ma-ri-a, xin Mẹ hãy hoàn tất việc Mẹ đã khởi công.” Tức khắc, dước con mắt kinh ngạc, sửng sốt của mọi người, em bé đứng dậy ngay và đi lại như thường. Đây là hai ơn lạ đầu tiên được ghi vào sổ vàng chính thức ngày Đức Mẹ ra mắt dân thành Rô-ma nơi thánh đường kính Thánh An-phong. Ảnh Đức Mẹ được trưng bày nơi bàn thờ chính.

Ngày 5.5.1866, Đức Thánh Cha Pi-ô IX thân hành đến kính viếng Mẹ nơi ngôi thánh đường mới và uỷ thác cho các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phải truyền bá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho toàn thế giới. Nhìn lên ảnh Mẹ, ngài kên lên: “O quam formosa est… Ôi, Mẹ đẹp thật!”

Ngày 23.6.1867, sau tuần Tam Nhật Thánh long trọng, các kinh sĩ thuộc Hội Kinh Sĩ Thánh Phê-rô tại Rô-ma đã tổ chức một nghi lễ đặc biệt để tôn kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trước sự hiện diện của đám đông khách hành hương, các kinh sĩ đã đặt một triều thiên quí giá lên đầu Chúa Giê-su Hài Đồng và một triều thiên khác trên đầu Đức Mẹ. Sau đó, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã chọn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng cho sứ vụ chính của Dòng là giảng đại phúc. Và Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được thành lập ngày 31.3.1876.

Ngày ngày dân chúng lũ lượt kéo nhau lên đồi Esquilino nhà thờ Thánh An-phong để chiêm ngắm và cầu nguyện với Mẹ. Từ nay, nơi này cũng như trên khắp các lục địa, Đức Mẹ tiếp tục thi ân với tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những ai đến cầu xin Mẹ với lòng tín thác.

Văn Hội tổng hợp

source

http://www.chuacuuthe.com/mhcg/02lichsu.html

PIX-SOURCE:

Đức Mẹ hiện hình
tại Họ La Mã, Bến Tre, Việt Nam

http://www.chuacuuthe.com/mhcg/02lama.html

18 Tháng 9 2008 - Cập nhật 04h50 GMT

No comments:

Post a Comment