Friday 24 July 2009

Hoa Kỳ tại Đông Nam Á

July 24, 2009

Hoa Kỳ tại Đông Nam Á

Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune

Hoa Kỳ đã trở lại… để làm gì?

Từ Ấn Độ qua Thái Lan tham dự một loạt hội nghị quốc tế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã trước tiên thông báo hôm Thứ Tư 22 tại Bangkok: “Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á!”
Kể là không quá chậm. Nhưng để làm gì? Và làm thế nào?
Hãy nói về bối cảnh trước…
Lịch trình làm việc của Ngoại trưởng Hillary Clinton là dự Hội nghị cấp Ngoại trưởng của Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN và các đối tác với ASEAN như aNam Hàn, Nhật Bản, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và Liên hiệp Âu Châu. Hôm sau, ngày 23, bà vào Hội nghị của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum – ARF) gồm các thành viên kể trên và bảy quốc gia trong khu vực Á châu và Thái bình dương (xin gọi tắt là Thái-Á) là Bắc Hàn, Bangladesh, Mông Cổ, Pakistan, Papua New Guines và Timor-Lese. Mười quốc gia hội viên ASEAN là Brunei, Việt Nam, Căm Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia và Singapore.

Ngoại trưởng Hillary Clinton bắt tay phó thủ tướng VN Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị cấp Ngoại trưởng 10 Quốc gia Đông Nam Á ngày 23/7/2009.SUKREE SUKPLANG/AFP/GETTY IMAGES

Bên lề các hội nghị, bà Clinton cũng có hội kiến song phương với nhiều Ngoại trưởng tham dự.
Trước khi các hội nghị nhóm họp thì đã có nhiều đề tài nhạy cảm cần thảo luận, tùy mức độ quan tâm hay liên hệ: như nạn chà đạp nhân quyền tại Miến Điện, thành viên của ASEAN; việc Bắc Hàn thử nghiệm võ khí nguyên tử, lại còn có thể phổ biến võ khí đó cho chế độ quân phiệt Miến; vụ khủng bố hôm 17 tại thủ đô Jakarta của Indonesia (Nam Dương) và nguy cơ khủng bố trên toàn khu vực Đông Nam Á; việc Trung Quốc bành trướng thế lực ngoài biển và gây tranh chấp về chủ quyền trên một số quần đảo với Nhật Bản (Senkaku/Điếu ngư đài) và nhiều nước Đông Nam Á (Hoàng Sa và Trường Sa), v.v…
Nếu hội nghị của ASEAN tập trung vào các vấn đề Đông Nam Á thì hội nghị ARF lại chú ý đến chuyện an ninh và nhất là mối bất ổn tại Đông Bắc Á, xuất phát từ Bắc Hàn.
Trước khi Hội nghị cấp Ngoại trưởng nhóm họp thì khối ASEAN mau mắn thông qua văn kiện thành lập một Ủy ban Nhân quyền của ASEAN, mà không ai – kể cả nhiều hội viên ASEAN – tin là có khả năng và thực quyền phát huy nhân quyền. Đó là trò đùa muôn thuở và lố bịch của ASEAN vì nguyên tắc của câu lạc bộ làm ăn này là “không xen lấn vào nội bộ của xứ khác”.
Vào đến Hội nghị, Ngoại trưởng Clinton đã ghi danh Hoa Kỳ vào Thỏa ước Hữu nghị và Hợp tác của ASEAN. Thoả ước là một hài kịch khác vì được các hội viên ASEAN đưa ra từ 1976 – sau khi Việt Nam Cộng Hoà bị diệt vong – theo đó thì các nước ký kết sẽ phát huy hợp tác và giải quyết mâu thuẫn một cách hoà bình theo tinh thần của Hiến chương Liên hiệp quốc. Sau đó Thoả ước được tu chỉnh và mở rộng cho các nước nằm ngoài ASEAN, như Nhật Bản, Trung Quốc, và cả Bắc Hàn Cộng sản, rồi còn mở rộng thêm cho các thành viên không phải là quốc gia, như Liên hiệp Âu Châu. Hoa Kỳ và Liên Âu là hai thành viên mới nhất.
Bây giờ, hãy dẹp qua một bên những hài kịch ấy để nói về chuyện Mỹ.
Trong gần tám năm liền, vì tập trung vào mặt trận chống khủng bố Hồi giáo cùng hai chiến trường Iran và Afghanistan, Hoa Kỳ coi như thả nổi Đông Á và nhất là Đông Nam Á.
Tại Đông Bắc Á, Chính quyền Bush không ngăn được Bắc Hàn tiếp tục thử nghiệm hoả tiễn có tầm bắn ngày càng xa, trong khi vẫn xúc tiến kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử. Sau những cố gắng vừa dọa vừa dụ của cả hai Chính quyền Clinton và Bush, Bắc Hàn vẫn là hung đồ mà Nam Hàn và nhật Bản phải lo lấy.
Tại Đông Nam Á, Hoa Kỳ giữ vai trò của kẻ vắng mặt lẫy lừng. Ngoại trưởng Condoleezza Rice của ông Bush không dự hội nghị cấp Ngoại trưởng của ASEAN không chỉ một lần. Diễn đàn này không đáng chú ý và tình hình tệ mạt của Miến Điện không có cải tiến thì cũng do tinh thần bao che của ASEAN. Còn lại, chuyện làm ăn thì vẫn phát đạt: Hoa Kỳ xuất cảng 70 tỷ đô qua khối ASEAN – gần bằng kim ngạch xuất cảng vào Hoa lục.
Nhưng, trong khi nước Mỹ quay lưng về khu vực đó, Trung Quốc đã xuất hiện, ngày càng ngang ngược hơn và không chỉ uy hiếp các nước Đông Nam Á mà còn khiêu khích và tìm cách trung hòa khả năng can thiệp của Hoa Kỳ ngoài biển Đông.
Bây giờ, Hoa Kỳ có lãnh đạo mới và chiến lược đối ngoại mới của Chính quyền Barack Obama là tận dụng sức mạnh một cách thông minh. Thông minh nhất là tận dụng sức mạnh ngoại giao để liên kết với nhiều quốc gia hơn – thay vì đơn phương hành động như Bush – để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ.
Người ta thấy chủ trương mới được áp dụng tại Trung Đông, Trung Á và Âu Châu, với việc trấn an – hoặc xử ép – các đồng minh đang bị đe dọa (như Georgia, Ukraine, Israel, Ba Lan, v.v…) và dịu giọng với các đối thủ (như Iran hay Liên bang Nga) trước tiên là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ tại chiến trường ưu tiên của Obama là Afghanistan.
Bây giờ, hãy xem chủ trương đó tại Đông Nam Á.
Sau khi ký kết vào Thỏa ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN, quyết định có tính chất biểu kiến nữa là lập ra một Sứ quán Mỹ với một vị Đại sứ sẽ thường xuyên làm việc với ASEAN tại trụ sở nằm ở Jakarta.
Một tin vui? – Có còn hơn không!

Nhưng đại sứ này là ai? Và sẽ làm gì khi Hoa Kỳ vẫn có khả năng nói chuyện với từng hội viên ASEAN – trừ Miến Điện? Nhật Bản có thể cười buồn cho biết một khía cạnh về mức độ quan tâm của chính quyền Obama.
Xưa nay, Đại sứ Mỹ tại Tokyo là nhân vật có uy tín trong chính trường như Mike Mansfield, Walter Mondale, Tom Foley, Howard Baker và Tom Schieffer, cựu Đại sứ tại Úc, bạn thân của Bush và chuẩn ứng cử viên Dân Chủ vào chức vụ Thống đốc Texas. Tháng Năm vừa qua, Chính quyền Obama đề cử một doanh gia về luật pháp trong khu vực Sillicon Valley làm Đại sứ Nhật. Ông John V. Roos này không có kinh nghiệm về chính trị, ngoại giao hay về Nhật Bản nhưng góp tiền rất xộp cho cuộc tranh cử của Obama. Nhật Bản còn ngao ngán hơn vì Tổng thống Mỹ trả nợ cho thân chủ của mình sau khi gạt qua một bên Giáo sư Joseph Nye của Đại học Harvard, một chuyên gia của Hoa Kỳ về Nhật Bản!
Vì vậy, đừng vội hồ hởi về mối quan tâm đặc biệt của Hoa Kỳ với Đông Nam Á.
Tất nhiên là Ngoại trưởng Mỹ đã và sẽ còn lên tiếng về hồ sơ Miến Điện và tìm cách ngăn cản dự tính hợp tác giữa Miến Điện và Bắc Hàn – vẫn theo lối vừa dọa vừa dụ. Nhưng trong phạm vi đó thì cũng không ai quên vai trò của Trung Quốc với hai quốc gia thuộc diện “thân chủ” này.
Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa hẳn là vô vọng.
Trong khi truyền thông quốc tế chú ý tới các hội nghị quy mô thì hôm 23, Ngoại trưởng Mỹ gặp riêng bốn Bộ trưởng Ngoại giao của Thái, Việt, Miên và Lào. Lý do chính thức là lưu vực sông Mekong. Lý do thực tế có khi nằm ở thượng nguồn… mãi tận bên Tầu.
Từ ít lâu nay, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bỗng chú ý nhiều hơn đến dự án Lưu vực Mekong và nay muốn góp phần phát triển bốn quốc gia trong khu vực này. Mở bản đồ ra thì ta thấy là trong khi Trung Quốc tiến sâu xuống Đông hải thì Hoa Kỳ quay trở lại con sông trọng yếu của Đông Nam Á. Chỉ dấu tiên báo điều ấy là tháng trước, Chính quyền Obama bỗng quyết định tháo gỡ những rào cản pháp lý để cho phép Ngân hàng Xuất nhập cảng Ex-ImBank của Mỹ được tài trợ – bảo hiểm tín dụng – cho Lào và Căm Bốt.
Trong bốn quốc gia thuộc lưu vực Mekong, Thái Lan là một đồng minh kỳ cựu của Mỹ, Việt Nam là nước thân hữu tân tòng, hai xứ còn lại là Lào và Căm Bốt thì vẫn thuộc diện kinh tế chưa tự do – chưa phải kinh tế thị trường mà còn nhuốm mùi Mác-Lenin. Vì vậy vẫn nằm trong sổ đen của Ex-ImBank. Bây giờ, Hoa Kỳ bỗng gỡ bỏ chướng ngại đó, khiến quốc gia thứ năm bên cạnh sông Mekong phải phân vân. Đó là Miến Điện.
Và quốc gia thứ sáu ở trên đầu nguồn, phải suy nghĩ. Đó là Trung Quốc.
Quyết định ấy khiến chúng ta phải lùi lại. Và nhìn lại…
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ đều tiếp tục làm ăn với một cường quốc Cộng sản là Trung Quốc. Rồi tái lập bang giao với (...), một quốc gia vẫn tự đấm ngực xưng danh (...) mà lãnh đạo chỉ mong sớm thành tư bản. Với Mỹ, ý thức hệ hết quan trọng và việc giải thể các chế độ (...) hết cần thiết.
Tất cả các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền đều có thể la làng về nạn chà đạp nhân quyền ở mấy quốc gia đó, hay tại nhiều nơi khác, Hoa Kỳ bất cần. Lâu lâu lên tiếng phê phán cho phải đạo, rồi thôi. Kêu gào phát huy dân chủ toàn cầu rồi, Tổng thống Bush vẫn có thể ngồi cười trước tượng (...) rồi nhịp nhàng chơi trò bắt-thả những người đấu tranh cho dân chủ với (...). Trong khi ấy, lãnh đạo (...) kiếm tiền bộn nhờ làm ăn với Mỹ và gửi con cháu qua Mỹ làm ăn tiếp để đóng góp cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ.
Bây giờ, đến lượt Căm Bốt và Lào cũng sẽ được mời vào vòng chơi, với Thái Lan và (...) ở hai bên. Kinh tế Miên Lào chỉ bằng hạt cát trong quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, nhưng tình hình hai xứ này dù sao cũng sẽ đổi khác. Và việc Trung Quốc bành trướng từ Vân Nam xuống bỗng dưng lại gặp sức cạnh tranh.
Nhìn ra khỏi lưu vực Mekong hay bán đảo Đông Dương và Vịnh Thái Lan, toàn khối ASEAN đang là đối tác không chỉ với Trung Quốc, Nhật Bản hay Nam Hàn mà còn có két bạc và cái neo hải quân rất nặng của Hoa Kỳ.
Nhìn sâu hơn vào lịch sử bang giao với bạn và thù của Mỹ, người ta cũng thấy điều lạ – mà quen.
Siêu cường này sẵn sàng hy sinh đồng minh và hợp tác để góp phần phát triển kẻ thù cũ – Đức, Nhật ngày xưa, rồi Trung Quốc, các nước trong khối Xô viết hay Warsaw và cả Việt Nam ngày nay – trong khi làm đảo lộn quan hệ trước đó của các nước liên hệ. Cũng nhờ vậy mà Hoa Kỳ thành siêu cường sau mỗi lần phá vỡ trật tự cũ để lập ra một trật tự mới mà không xứ nào có thể đe dọa hay xâm phạm vào quyền lợi Hoa Kỳ.
Lãnh tụ nào của Hoa Kỳ cũng có thể khoa trương về triết lý cao thượng hay chiến lược sáng suốt của mình, nhưng khi vào cuộc thì bộ máy vẫn vận hành theo quy luật nguyên thủy của nó. Việc nhảy vào Mekong tất nhiên đã có bài bản từ lâu để nếu có dịp thì đem áp dụng.
Nếu không may mắn nằm bên ngoài sự quan tâm của Mỹ mà bị liên lụy vào chuyện đảo điên bất lường như vậy, các quốc gia khác sẽ phải tự lo lấy thân – nhưng đừng tưởng bở. Vì vậy, khi Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á – trước tiên cũng vì quyền lợi tối thượng của Hoa Kỳ – nhiều nước trong vùng sẽ có cơ hội mới. Nhiều xứ khác sẽ gặp vấn đề. Tính trật là người dân sẽ khổ.
Riêng với trường hợp (...)?
Mối nguy của (...) không chỉ là Trung Quốc ngoài Đông hải mà còn là Trung Quốc tại Lào – một chư hầu cũ của (...) – và Cao nguyên Trung phần. Xung đột Hoa-(...) nếu có thì nhiều phần sẽ lặng lẽ xảy ra trong rừng già bên Lào chứ không ở ngoài khơi, nơi mà Hạm đội Mỹ vẫn có mặt. Bây giờ, bỗng dưng sông Mekong lại được chú ý thì đấy là cơ hội. Miễn là phải biết là quyền lợi (...) nằm ở đâu…
Là chuyện mà ta có quyền hoài nghi khi nhìn vào (...) và bãi bốc xít trên đầu! [NXN]

source

Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune

No comments:

Post a Comment