Friday 10 July 2009

Ngôi sao Thế Vận Hội không thực












Winners and losers after Georgia conflict

13 Tháng 8 2008 - Cập nhật 17h20 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Quân Mỹ chuyển hàng cứu trợ tới Gruzia
Hoa Kỳ sẽ cử Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng tới Gruzia
Tổng thống Mỹ George W. Bush cho hay Hoa Kỳ sẽ cử các máy bay quân sự và hải quân chuyển đồ cứu trợ tới Gruzia sau cuộc xung đột giữa nước này với Nga.
Ông Bush cũng hối thúc Nga tôn trọng một hiệp định ngừng bắn với Gruzia.
Tổng thống Mỹ cho hay Hoa Kỳ quan ngại trước các tin tức về việc các hành động quân sự của Nga tiếp diễn ở Gruzia.
Ông Bush nói Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Condoleezza Rice, sắp bay tới Pháp để hội đàm với ông Nicolas Sarkozy, trước khi tới Tbilisi nhằm thể hiện hậu thuẫn của Hoa Kỳ.
Tổng thống Bush nói sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates bắt đầu một phái đoàn nhân đạo, dẫn đầu bởi quân đội Hoa Kỳ, tới Gruzia.
Bài phát biểu của ông Bush ở Washington được đưa ra trong khi có các tin tức về bạo lực tiếp tục bùng lên ở Gruzia, nơi các xe tăng của Nga được nhìn thấy tuần tiễu ở thành phố Gori, gần khu vực ly khai Nam Ossetia.
Tổng thống Mỹ nói các hành động đang diễn ra của Nga đã "đặt ra những câu hỏi về ý định của nước này ở Gruzia và trong khu vực."
Tổng thống Bush nói: "Nga phải giữ lời hứa của mình và có hành động nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng này."
Nga cho hay lực lượng quân sự của họ đã phá huỷ các vũ khí và đạn dược ở một căn cứ quân sự không được phòng thủ của Gruzia nằm gần Gori hôm Thứ tư 13/08.
Một tuyên bố của quân đội Nga nói hành động trên được thực hiện nhằm phi quân sự hoá khu vực xung đột.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/08/080813_us_georgia_aid...
13 Tháng 8 2008 - Cập nhật 09h54 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Xung đột Nga–Gruzia chưa thể chấm dứt
Bridget Kendall Phóng viên ngoại giao BBC
Tổng thống Nga nói mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố chấm dứt hoạt động quân sự ở Gruzia.
Theo lời ông, mục tiêu đã đạt được, hòa bình được lập lại, còn kẻ xâm lược đã bị trừng phạt.
Nhưng căng thẳng đã thực sự chấm dứt hay chưa?
Quân Nga chưa rút đi, trong khi còn chưa rõ về một lệnh ngừng bắn.
Dường như lính Nga đã nhận được chỉ thị phải cố thủ ở vị trí hiện tại, và không được bắn trả trừ khi bị tấn công.
Trong khi đó, ông Medvedev bật đèn xanh sẽ tiếp tục hoạt động quân sự nếu cần thiết, để tiễu trừ cái mà ông gọi là “hang ổ kháng chiến”.
Đúng thời điểm
Nhưng vì sao Nga lại đưa ra tuyên bố như vậy vào lúc này?
Đây là vấn đề mang tính thời điểm. Tuyên bố của ông Medvedev được đưa ra ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Ông Sarkozy tới Moscow để ứng cứu phái đoàn của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), vốn nỗ lực vì một lệnh ngừng bắn giữa Gruzia và Nga suốt hai ngày qua.
Nhưng rồi người Nga đã lên tiếng trước. Trước cả khi ông Sarkozy phát biểu ý kiến, tổng thống Nga đã nói rằng theo quan điểm của ông, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát.
Nếu Nga quan tâm tới mối quan hệ của nước này với Mỹ và châu Âu, có lẽ Moscow đã phải ngừng lại để suy nghĩ
Người ta cho rằng đó dường như là một bước đi có tính toán nhằm giành thế ưu tiên trước vị khách châu Âu, và vì thế không ai có thể nói rằng Nga đã hạ mình trước yêu cầu của phương Tây.
Và cũng vì lẽ đó sẽ không ai nhầm lẫn rằng đây là chiến thắng quân sự của Nga và xung đột chấm dứt không thông qua các nhượng bộ của Moscow, mà bởi vì điều đó diễn ra theo lịch trình của Nga.
Nhưng cuộc xung đột này không chỉ xoay quanh mối quan hệ căng thẳng giữa Moscow và Tbilisi và một vùng đất bị kẹp giữa hai nước, nơi tranh chấp lãnh thổ đã bùng nổ thành một cuộc chiến quy mô nhỏ. Mà đó còn là quan hệ căng thẳng Đông – Tây.
Bởi thế nên có lẽ Nga đã lắng nghe cảnh báo cứng rắn từ Tổng thống Mỹ Bush trước đó, vốn ít hay nhiều đặt Nga vào tình huống về một cuộc đối đầu Đông – Tây mới nếu Moscow không nhượng bộ.
Phát biểu từ Vườn Hồng ở Nhà Trắng, ngôn ngữ của ông Bush mạnh mẽ một cách hiếm thấy.
"Nga đã xâm lược một quốc gia láng giềng có chủ quyền, đe dọa một chính phủ có chủ quyền do dân bầu lên, và hành động đó không thể chấp nhận được trong thế kỷ 21”.
Tổng thống Mỹ sau đó tiếp tục cáo buộc Nga muốn lật đổ Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili.
Thật kỳ lạ khi lắng nghe nguyên thủ một siêu cường cáo buộc một siêu cường khác những điều như vậy.
Đánh giá sai khủng hoảng?
Nếu Nga quan tâm tới mối quan hệ của nước này với Mỹ và châu Âu, có lẽ Moscow đã phải ngừng lại để suy nghĩ.
Dĩ nhiên Nga không dễ dàng gì khi giải thích vai trò của họ trong cuộc xung đột cũng như bác bỏ chuyện nước này tìm cách lật đổ bất cứ ai, dù Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng nước này cảm thấy giờ không thể hợp tác với lãnh đạo Gruzia.
"Quan điểm của chúng tôi là ông Saakashivili giờ không còn là đối tác của chúng tôi, và sẽ tốt hơn nếu ông ra đi”.
Ông Lavrov cũng cáo buộc phương Tây, cụ thể là Mỹ, rằng không nên đánh giá sai cuộc khủng hoảng bằng việc lên án Nga và đứng về phía Gruzia, mà hãy vì tinh thần chung.
Ông nói: “Những gì xảy ra ở Nam Ossetia đã đánh vào lương tâm họ”.
“Chúng tôi đã cảnh báo sự nguy hại về chuyện vũ trang cho lãnh đạo Gruzia nhiều năm nay, cũng như đánh động Mỹ cũng như các nước khác rằng chuyện họ trang bị vũ trang và huấn luyện quân đội Gruzia sẽ dẫn tới tình huống như thế này”.
Với những gì được công bố hôm 12/8, dường như cuộc xung đột đã chuyển sang một hướng khác, nhưng các nhà đàm phán quốc tế cảnh báo rằng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Nga nói không còn coi Gruzia là đối tác
Nga vẫn tiếp tục yêu cầu Tbilisi tuân thủ hai điều kiện, rằng quân đội Gruzia phải rút toàn bộ, và chính phủ nước này phải ký vào thỏa thuận không có hành động bạo lực tại hai vùng lãnh thổ gây tranh cãi là Nam Ossetia và Abkhazia.
Ngoại trưởng Phần Lan Alexander Stubb nói với đài BBC hôm 12/8 rằng các cuộc đối thoại hòa bình phải diễn ra từng bước một, từ thỏa thuận ngừng bắn, tới một sự rút quân từng phần, tới sự tham gia của quốc tế, thì mới dẫn tới một cuộc đối thoại về tương lai Nam Ossetia.
Vậy giờ thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Căng thẳng phía trước
Về kế hoạch rút quân từng phần, Tổng thống Medvedev đã khẳng định rằng Nga chuẩn bị rút về nơi đóng quân như một tuần trước, nếu Gruzia làm vậy.
Nhưng cho tới giờ Nga thậm chí còn chưa đề cập tới bất kỳ một sự rút quân nào, mà giờ đã lên tới hàng nghìn lính ở cả Nam Ossetia và Abkhazia, và đâu đó ở cả Gruzia.
Nga dường như có vẻ xuôi theo ý tưởng về sự hiện diện quốc tế ở Nam Ossetia chừng nào lực lượng đó không có quân Gruzia.
Tổng thống Pháp Sarkozy thậm chí còn nêu ý tưởng về sự tham gia của các nhà quan sát EU.
Sau các cuộc đàm phán, ông Sarkozy và Medvedev nói đã đồng ý về sự cần thiết phải có các cuộc đàm phán mang tính quốc tế về tương lai hai tỉnh ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia.
Ông Medvedev thậm chí còn đi xa hơn, khi nhấn mạnh rõ rằng điều Nga muốn chứng kiến là một cuộc trưng cầu dân ý ở cả hai tỉnh trên, để người dân địa phương có thể tự quyết chuyện họ có muốn thuộc về Gruzia hay không.
Quan hệ giữa Nga và phương Tây khó mà cải thiện sau sự leo thang này.
Tổng thống Nga còn bày tỏ tin tưởng rằng phần đông sẽ không muốn.
Ý tưởng đó sẽ làm Gruzia mất tinh thần. Nhưng ít ra thì cũng không có sự sáp nhập với Nga – một sự chia cắt đe dọa tới sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia ngay lập tức, và cũng là một giải pháp mà các nhà quan sát lo ngại sẽ là điều kiện để đối thoại.
Về triển vọng lâu dài của mối quan hệ Nga – Gruzia, có lẽ cần thời gian để những cái đầu nóng nguội bớt.
Giờ cả Nga và Gruzia cáo buộc nhau hành xử kiểu tội phạm, diệt chủng và thanh trừng sắc tộc. Cả hai cùng đều muốn truy tố lẫn nhau.
Trong khi đó, quan hệ giữa Nga và phương Tây khó mà cải thiện sau sự leo thang này.
Điện Kremlin luôn nhấn mạnh rằng họ cử quân gìn giữ hòa bình tới để bảo vệ dân thường cũng như lực lượng hòa bình ở Nam Ossetia. Nhưng ông Medvedev hôm 12/8 còn nói để ‘trừng phạt’ Gruzia.
Nếu Nga hy vọng rằng việc thể hiện sức mạnh quân sự sẽ chấm dứt hoàn toàn cơ hội gia nhập Nato của Gruzia, dường như những gì xảy ra lại cho thấy điều ngược lại.
Thông điệp từ trụ sở Nato ở Bussels hôm 12/8 là, Gruzia giờ không thể bị bỏ rơi, và cánh cửa đàm phán một ngày nào đó cần phải khép lại.
Lòng tin giữa hai bên đã được kiểm chứng một cách khó khăn. Một số quốc gia thành viên Nato thậm chí nói đến khả năng đánh giá lại mối quan hệ với Nga.
Trước mắt vẫn sẽ còn căng thẳng.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/08/080813_gruzia_russia_...
13 Tháng 8 2008 - Cập nhật 18h45 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Nhà báo bị công an Trung Quốc hành hung
Cảnh sát ngăn cản các nhà báo ghi hình phản đối Olympics, thứ Tư 13/08, AFP
Một nhà báo Anh nói ông bị cảnh sát Bắc Kinh đánh vì chụp hình một vụ tung cờ Tây Tạng nhân Olympics.
Các báo Anh hôm 13/08 nhất loại đưa tin ông John Ray, phóng viên của đài truyền hình ITN bị "kéo ngã xuống đất và đánh" hôm thứ Bảy vừa qua.
Ông chỉ vừa kịp thấy lá cờ tung ra và mới đến định chụp hình thì đã bị vây.
Sau khi đã bị công an Trung Quốc lôi vào một quán ăn và đối xử thô bạo rồi đẩy lên xe thùng chở đi, ông Ray kịp gọi điện từ thùng xe cho bạn làm báo ở tờ The Guardian.
Lời kể của ông nay được tiết lộ nguyên văn cho báo chí Anh như sau:
Tôi bị đối xử thô bạo. Họ kéo tôi và lôi đi sau đó đẩy tôi ngã xuống đất và họ quay phim tôi
Nhà báo John Ray
"Tôi bị đối xử thô bạo. Họ kéo tôi và lôi đi sau đó đẩy tôi ngã xuống đất và họ quay phim tôi."
Ông Ray cũng nói với hãng AFP về sự việc và bày tỏ sự giận dữ.
Công an Trung Quốc cũng thu mất túi đồ hành nghề của ông.
Trong suốt thời gian bị bắt, John Ray liên tục nói bằng tiếng Trung rằng ông là "Nhà báo Anh".
Nhưng người ta không để cho ông kịp rút thẻ nhà báo có giấy phép hành nghề trong thời gian Olympics.
Nay ông cho biết cảm tưởng rằng nếu họ đối xử với ông, một nhà báo ngoại quốc như thế, thì "nhà chức trách Trung Quốc sẽ làm gì với những người bình thường họ không ưa".
Trung Quốc cam kết để các nhà báo ngoại quốc có thẻ được hành nghề thoải mái trong thời gian diễn ra Thế vận hội.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/08/080813_china_polic...

Page last updated at 15:42 GMT, Wednesday, 13 August 2008 16:42 UK
E-mail this to a friend
In pictures: Tskhinvali in ruins
YOUR PICTURE GALLERY IS NOW LOADING...
YOUR PICTURE GALLERY IS NOW LOADING...
Residents try to carry on with everyday life in the South Ossetian capital of Tskhinvali despite scenes of devastation around them.
Destroyed tanks and other military vehicles litter the streets of the city, evidence of the bitter fighting.
Some shops smashed in the crossfire were looted in the mayhem that followed the fighting.
Streets which only last week were bustling with traffic, are now scarred and littered with burned-out tanks.
Smouldering wreckage is strewn across the streets as local people try to return to normality.
The Russian peacekeepers’ base in Tskhinvali was one of the buildings badly damaged in the fighting.
An armed Ossetian surveys the almost total destruction of buildings in some areas of the capital.
Civilians injured in the fighting have been treated in a field hospital set up by the Russian Emergencies Ministry.
Those who lost loved ones are left bewildered and grieving as they attend funerals.
Back
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Next
source
http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_pictures/7559270.stm

Page last updated at 10:38 GMT, Wednesday, 13 August 2008 11:38 UK
E-mail this to a friend
Printable version
Winners and losers after Georgia conflict
By Paul Reynolds World affairs correspondent BBC news website

Under pressure: Georgian President SaakashviliThere are some clear winners and losers in the conflict over South Ossetia - and the crisis has shown the need for a fresh start in relations between Russia and the West.
First, the balance sheet:
Winners
Russia: It has emerged strongly, able to impose its will in South Ossetia and sending a clear signal about its readiness to assert itself.
It agreed to a ceasefire plan when its objective - control of South Ossetia - was achieved. The plan basically calls for no further use of force and some kind of return to the position before the conflict. However, Russia's foreign minister said Georgian troops would "never again" be allowed to resume their role as part of the joint peacekeeping force agreed with Russia in 1992. It is not clear whether Russian forces will be reduced to the battalion-sized unit allowed for in that agreement.
This is unlikely. Think more of Cyprus in 1974, when the Turks intervened, making similar claims about protecting their kith and kin. They are still there.
Prime Minister Vladimir Putin: He confirms that he is the power in the land. He gave strong performances throughout, especially when accusing the West of double standards by ignoring the casualties caused in Georgia's attempt to take over the enclave.
"What is surprising is the sheer scale of the cynicism - calling black white and white black, portraying aggressors as victims," he said. That goes down well at home.
The South Ossetians: The separatist movement will be in greater control now that Russia has taken over completely.
Old Europe: France and Germany, which are cautious about letting Georgia and Ukraine into Nato, will feel vindicated. They think that a country like Georgia with a border dispute should not yet be allowed in.
Losers
The dead and wounded, of course: There are no accurate figures, but they might run into the hundreds. One problem has been the lack of reporting from inside South Ossetia. The initial Russian claim that a thousand and more were killed in the Georgian attack cannot be verified.
President Saakashvili of Georgia: He has been championed by the Bush administration but he failed in his attempt to impose Georgian control over South Ossetia and has to pay a price. Harsh words are being said about him by some European governments, where there has been private criticism of what one close observer called his "sudden and emotional" decision.
The truth: This has been a difficult conflict in which to sort out the facts. Russia failed to back up its claims of Georgian atrocities and did not allow reporters and international observers in to check them. Georgia made all kinds of claims that Russia was invading, including a statement that Russian troops had taken over the town of Gori which proved not to be so.
The US and UK at least have chosen to represent this as Russian aggression. Yet it was Georgia that attacked with a rocket barrage which by its nature was indiscriminate.

Rising Russia: Prime Minister Putin
The West: Once again, the West was taken by surprise. The word in Washington (and London) is that President Saakashvili was warned to exercise restraint. If so, not only has Russia come out on top against a potential Western Nato ally, but that potential ally ignored serious advice from its mentors.
This raises the issue of what happens now.
The need for a new start
The fact is that the West needs Russia and Russia needs the West. Russia wants (or will want) to be better integrated into the world economic system and to be taken seriously as a diplomatic partner.
The West needs Russian support in the confrontation with Iran and Sudan, for example.
And perhaps the West needs to acknowledge that the Russians did have a case. It needs to explain why it helped Kosovo but questioned Russia's right to help South Ossetia.
However, there is already talk in Western capitals about retaliating against Russia for what is seen as its "disproportionate" response to the Georgian attack.
The following measures might be considered:
Blocking a new Russia/EU agreement: This covers a wide range of issues from trade to human rights. The old agreement is running out and negotiations must start on a new one. It is a symbol of good co-operation.
Restating Nato's commitment to Georgian and Ukrainian membership: This was agreed in principle in April and might be reaffirmed at a Nato meeting in December. However, there is no timetable and realistically, the conflict probably puts this off into the distant future.
Blocking Russian membership of the World Trade Organization: There could also be a questioning of Russian membership of the G8 group of leading industrial countries.
Whatever the outcome, the fortunately relatively small-scale war over South Ossetia has highlighted the present unsatisfactory situation between Russia and what one still has to call the West.
Paul.Reynolds-INTERNET@bbc.co.uk
source
http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/7557915.stm

Tuesday August 19, 2008 - 11:24pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Entry for August 12, 2008

12 Tháng 8 2008 - Cập nhật 05h54 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Giao tranh nổ ra tại Abkhazia
Quân ly khai Abkhazia có mặt tại Sukhumi hôm thứ Hai
Phe ly khai do Nga hỗ trợ tại Abkhazia tuyên bố đã bắt đầu chiến dịch chống lại quân đội Gruzia, trong khi nỗ lực trung gian của LHQ dường như chưa mang lại kết quả.
Quân ly khai nói họ đang đánh bật lính Gruzia ra một ngọn đèo có tính chiến lược ở phía tây tỉnh này.
Tổng thống Pháp hiện đang thăm Nga và Gruzia, tuy nhiên văn bản nghị quyết mà Pháp chủ trì soạn thảo tại LHQ đã bị Nga chỉ trích gay gắt.
Trong khi đó, tổng thống Mỹ đã lên án hành động 'xâm lược' của Nga.
Ông George W Bush nói hành động của Nga tại Abkhazia và khu vực Nam Ossetia là "không thể chấp nhận được trong thế kỷ 21" ; và rằng Moscow đang leo thang một cách "hung hăng và tàn bạo".
Giao tranh đẫm máu
Chính quyền ly khai Abkhazia dưới sự hỗ trợ của Nga nói lính của họ sẽ 'đẩy bật' quân đội Gruzia ra khỏi ngọn đèo Kodori.
Họ đã tấn công vào lúc 0600 giờ địa phương (0200 GMT) và truyền hình Nga chiếu cảnh đọ súng ác liệt cùng cảnh chiến đấu cơ mà họ nói là của Abkhazia oanh tạc từ trên không.
Hiện chưa có tin xác nhận nào về vụ tấn công này từ phía chính phủ Gruzia.
Abkhazia, một tỉnh có diện tích lớn hơn Nam Ossetia nhiều, đã ly khai khỏi Gruzia từ khi Liên Xô tan vỡ hồi thập kỷ 1990.
Trong những ngày gần đây, lính Nga đã từ Abkhazia bắn vào Gruzia, phá hủy một căn cứ quân sự tại thị trấn Senaki và chiếm quyền kiểm soát một thị trấn khác là Zugdidi.
Gruzia đã rút quân và xe cộ về gần Tbilisi sau bốn ngày giao tranh đẫm máu với lính Nga và quân ly khai tại Nam Ossetia.
Hội Chữ thập đỏ nói còn quá sớm để nói bao nhiêu người thiệt mạng và bị thương vì chiến sự, vốn đã khiến hàng ngàn người ở cả hai bên phải đi tỵ nạn.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/08/080812_new_georgia_clashes.shtml
12 Tháng 8 2008 - Cập nhật 13h12 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Ngôi sao Thế Vận Hội không thực
Michael Bristow BBC News, Bắc Kinh
Các quan chức Bắc Kinh cho rằng Dương Bái Nghi có gương mặt không hoàn hảo
Cô bé xinh đẹp hát tại lễ khai mạc Thế Vận hội Bắc Kinh - và sau đó trở nên nổi tiếng trên toàn Trung Quốc - thực ra chỉ hát nhép môi và diễn thay ca sĩ thực.
Mặc bộ đồ đỏ với tóc thắt bím, Lâm Diệu Khả đã lôi cuốn người xem trên toàn thế giới khi trình diễn ca khúc “Ngợi ca Tổ quốc”.
Tuy nhiên, cô bé thực sự hát bài này là Dương Bái Nghi, người không được phép xuất hiện vì em không “hoàn hảo” như cô bé Lâm 9 tuổi.
Đạo diễn âm nhạc của chương trình nói họ quyết định dùng em Lâm vì ''lợi ích tốt nhất của đất nước''.
Tiết lộ này được đưa ra sau khi có tin nói rằng màn trình diễn pháo hoa tại đêm khai mạc cũng không phải thật hoàn toàn mà được ghép nối thêm trưỡc khi chiếu trên TV cho cả thế giới xem.
‘Thiên thần mỉm cười’
Nói chuyện trên radio Bắc Kinh, đạo diễn âm nhạc Trần Kỳ Cương nói những người tổ chức cần một em gái vừa xinh đẹp lại vừa có giọng tốt.
Lâm Diệu Khả trở thành một 'ngôi sao' sau màn trình diễn
Ông Trần nói họ gặp phải tình huống khó xử vì mặc dù em Lâm Diệu Khả đẹp hơn nhưng cô bé Dương Bái Nghi, bảy tuổi, lại hát hay hơn.
Ông nói với đài phát thanh Bắc Kinh: “Sau một vài lần thử, chúng tôi quyết định để Lâm Diệu Khả lên biểu diễn trực tiếp, trong khi dùng phần trình bày lời hát của Dương Bái Nghi”.
“Lý do của quyết định này là chúng ta phải đặt lợi ích của đất nước lên trước”.
“Em bé xuất hiện trên truyền hình phải hoàn hảo xét về độ biểu cảm trên khuôn mặt để truyền đạt tình cảm tới mọi người”.
Lâm Diệu Khả, người được mệnh danh là “thiên thần mỉm cười”, đã trở thành một ngôi sao sau màn trình diễn này.
Em nói với tờ China Daily của nhà nước rằng em cảm thấy mình “rất đẹp” trong bộ đồ đỏ khi biểu diễn. Cha của em nói với tờ báo rằng em giờ đây có fan hâm mộ trên toàn quốc.
Theo tường thuật của tờ báo, Dương Bái Nghi nói em không cảm thấy tiếc trước quyết định này. Em nói: “Em thấy vui là giọng hát của mình đã được sử dụng trong buổi lễ khai mạc”.
Pháo hoa cũng ‘giả’
Một số màn trình diễn pháo hoa được thu hình từ trước
Đây là câu chuyện “giả” thứ hai trong buổi lễ khai mạc Thế Vận hội.
Tại lễ khai mạc, người xem trên toàn thế giới chứng kiến một màn trình diễn 29 lượt bắn đuổi pháo hoa trên toàn Bắc Kinh, từ phía nam tới phía bắc.
Tuy nhiên, một quan chức cao cấp từ ban tổ chức Bắc Kinh khẳng định hôm thứ Ba, 12/8, rằng những màn trình diễn này đã được thực hiện từ trước lễ khai mạc.
Ông Vương Vĩ nói giới chức Bắc Kinh làm điều đó để “tạo thuận lợi và ấn tượng ngoạn mục” cho các đài truyền hình.
Ông tuyên bố tại một buổi họp báo là: “Do tầm nhìn hạn chế nên chúng tôi đã sử dụng một số đoạn băng được ghi hình từ trước”.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/sport/story/2008/08/080812_crookedteethbanned.shtml
12 Tháng 8 2008 - Cập nhật 07h02 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Đã có 112 người thiệt mạng vì mưa lũ
Lào Cai là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất
Giới chức trong nước kêu gọi cứu người trước hết trong khi có tin ít nhất 112 người đã thiệt mạng trong đợt mưa lũ hiện nay tại các tỉnh miền bắc.
Hàng chục người khác vẫn đang mất tích sau các đợt lũ quét và đất chuồi do mưa lớn của bão số 4 găy ra.
Tỉnh Lào Cai vẫn là nơi bị thiệt hại nặng nhất với 48 người chết.
Trong khi đó, dự báo thời tiết cho hay từ thứ Ba 12/8 sẽ lại có thêm mưa ở khu vực đông bắc.
Quân đội dùng máy bay trực thăng đã mang lương khô và nước uống cứu trợ cho nhân dân một số khu vực bị cô lập vì nước lũ.
Hơn một ngàn binh lính thuộc Quân khu hai đã được huy động tham gia công tác cứu nạn. Quân đội đã huy động cả chó nghiệp vụ để tìm người mất tích.
Truyền hình VN chiếu cảnh trực thăng bay đến một số vùng xa của tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Cho tới nay giao thông ở hầu hết các nơi bị bão vẫn còn gián đoạn.
Khôi phục đường sắt
Được tin tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã hoạt động trở lại sau khi bị ngừng trệ nhiều ngày vì mưa lũ.
Hôm thứ Bảy tuần trước, một đoàn tàu chở trên 1.000 khách từ Hà Nội đi Lào Cai bị trật đầu máy vì nước lũ, nhưng may mắn không có ai bị thương.
Hàng ngàn khách du lịch còn đang mắc kẹt ở tỉnh Lào Cai, nhiều người phải thuê trực thăng để quay về Hà Nội.
Một quan chức UBND huyện Sa Pa nói với BBC rằng hàng trăm khách nước ngoài còn phải ở lại Sa Pa vì chưa có phương tiện về xuôi. Tuy nhiên ông hy vọng việc này sẽ sớm được giải quyết.
Bão số 4 cũng ảnh hưởng tới mùa màng, và đã có cảnh báo nó có thể làm tăng giá lương thực thực phẩm.
Trong khi đó, giới chức ngành dự báo thời tiết lại cho hay một vùng áp thấp nhiệt đới mới đang hình thành tại vịnh Bắc bộ.
Dự đoán sẽ có mưa lớn vào chiều thứ Ba, có thể gây ra lở đất.
Các chuyên gia nói công tác cứu trợ và tái thiết vùng bị bão lũ sẽ còn mất thời gian, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080812_floods_update.shtml

Page last updated at 21:58 GMT, Monday, 11 August 2008 22:58 UK
E-mail this to a friend
In pictures: Georgia in crisis
YOUR PICTURE GALLERY IS NOW LOADING...
YOUR PICTURE GALLERY IS NOW LOADING...
In Nogir, Russian North Ossetia, friends and relatives cry over the coffin of an ethnic Ossetian who was killed in Tskhinvali during the armed conflict between Georgia and South Ossetian separatists.
South Ossetians injured in the fighting with Georgia are treated in hospitals in North Ossetia.
French Foreign Minister Bernard Kouchner visits refugees in Alagir, North Ossetia, as part of a fact-finding EU team.
Earlier, he met Georgian President Mikhail Saakashvili (R) in the Georgian town of Gori, where he inspected war damage.
Mr Saakashvili, centre, was later whisked away amid fears of an air attack in Gori, where dozens of Russian warplanes have launched raids. The French foreign minister (not pictured) also took cover.
A distraught Georgian woman is comforted by her husband in Gori, which is close to South Ossetia.
Georgian tanks could be seen on the outskirts of Gori, close to the South Ossetian front line. Both Russia and Georgia have accused each other of continued attacks after Georgia called for a ceasefire.
Russian President Dmitry Medvedev has met Russian politicians at the Kremlin. Russia says its forces have entered Georgia from the breakaway region of Abkhazia.
Georgian demonstrators hold up Georgian flags and banners during an anti-war protest outside the Russian consulate in the Greek town of Thessaloniki.
Protesters hold a vigil outside the Georgian embassy in Moscow, setting down candles coloured to represent the South Ossetian flag.
Back
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Next
source
http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_pictures/7554636.stm

Tuesday August 19, 2008 - 11:19pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Lễ khai mạc dùng quá khứ để chỉ tương lai

Lễ khai mạc dùng quá khứ để chỉ tương lai
Lê QuỳnhSân vận động Tổ chim, Bắc Kinh
Trung Quốc đã có lễ khai mạc hoành tráng
Lễ khai mạc Olympics đã trở thành bữa đại tiệc văn hóa ca ngợi 5000 năm lịch sử Trung Quốc và nhấn mạnh nước này muốn làm bạn với thế giới.
Chủ tịch IOC Jacques Rogge, nhà lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cùng khoảng 80 nguyên thủ quốc gia đã dự lễ.
Thời gian trước lúc diễn ra Olympics, nhiều vấn đề ngoài thể thao – nhân quyền, ô nhiễm, tự do internet – đã được các nhóm nhân quyền và nhiều nước phương Tây nhấn mạnh.
Gần 30 năm sau khi Thế vận hội được làm ở một nước cộng sản (Liên Xô) mới lại có một sự kiện thể thao gây ‎dư luận trái chiều như vậy.
Hoành tráng
Nhưng chú ý của 91.000 khán giả trong sân Tổ chim, cùng ước tính bốn tỷ khán giả xem truyền hình, trong tối thứ Sáu là dành cho cuộc trình diễn văn hóa của nước chủ nhà.
Thực tế, không hình ảnh quen thuộc nào của Trung Quốc hôm nay được nhắc đến trong bữa tiệc văn hóa.
Bảy năm chuẩn bị đã đem lại cho buổi tối sự hoành tráng mà có lẽ vượt qua các lễ khai mạc Olympics trước đây.
Đạo diễn điện ảnh Trương Nghệ Mưu, từng có tác phẩm bị cấm tại quê nhà, nay là tổng công trình sư với trọng trách dồn 5000 năm lịch sử vào trong một show.
Âm thanh vang rền của 2008 chiếc trống cổ, có gốc từ thời nhà Hạ, hòa cùng tiếng hát hừng hực của 2008 nghệ sĩ chào mừng quan khách.
Sự mở đầu mang tính biểu tượng mạnh, khẳng quyết Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại.
29 kỳ Olympics được nhớ lại qua 29 “dấu chân lịch sử” hiện giữa trời, cùng hiệu ứng rực rỡ của pháo hoa.
Bản thông tin phát cho giới phóng viên ngồi trong sân nhắc rằng bạn hãy liên tưởng pháo hoa với thuốc súng, một trong bốn phát minh mà chủ nhà xem là vĩ đại của Trung Hoa cổ.
Quá khứ hưng thịnh
Một phát minh khác, giấy, được nêu bật sau đó khi bức tranh nặng 800 kg, dài 20 mét, mở ra, khoe những thành tựu văn hóa khác.
Các phóng viên nói buổi khai mạc tập trung quá nhiều vào qúa khứ
Một nhà báo trao đổi: “Rất tuyệt vời, hoành tráng, nhưng có vẻ họ nhấn mạnh nhiều đến quá khứ.”
Quả thực các phần tiếp theo, từ Con đường tơ lụa, ca kịch, tạo ấn tượng rõ rệt là nước chủ nhà đang dùng quá khứ để nói Trung Quốc xứng đáng giành lại vị trí mà họ để mất.
Đã đi qua thế kỷ 19 bị phương Tây lăng nhục, bỏ lại đằng sau nền kinh tế tập trung và Cách mạng Văn hóa thế kỷ 20, Trung Quốc xem đây là “khoảnh khắc được chờ đợi từ lâu nay đang đến”, như lời ông Hồ Cẩm Đào nói với lãnh đạo các nước tại một buổi tiếp tân ở Bắc Kinh.
Phần biểu diễn có tên “Ánh sáng”, với 1000 người xây sân Tổ chim, tưởng như nhằm thể hiện thành tựu của Trung Quốc hiện đại.
Chỉ có điều, một con diều sau đó bay lên từ Tổ chim – và phần chú thích cho giới truyền thông lại nhắc “Diều xuất phát từ Trung Quốc”.
Thực tế, không hình ảnh quen thuộc nào của Trung Quốc hôm nay được nhắc đến trong bữa tiệc văn hóa.
Dĩ nhiên có thể biện luận rằng công sức tổ chức lễ khai mạc đã là sự kết hợp thành tựu quá khứ và tài trí của con người Trung Quốc hiện đại.
Ý tưởng này, nếu có, chỉ hiện ra mờ nhạt. Rõ rệt hơn là ở phần cuối, có tên Thiên nhiện, nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người và tự nhiên.
2008 nghệ sĩ Thái Cực Quyền làm thành vòng tròn, gợi lên tư tưởng triết l‎ý về sự toàn vẹn và khoảnh khắc đốn ngộ. Các em bé lại vẽ màu xanh cho các bức tranh cổ, ám chỉ nhu cầu bảo vệ môi trường (trời Bắc Kinh chẳng mấy khi xanh!) cũng tương hợp với quan niệm Thái Cực xưa.
Bài hát chủ đề “Bạn và tôi” vang lên để kết thúc phần trình diễn văn hóa – “Bạn và tôi từ một thế giới / Mãi mãi chúng ta là một gia đình.”
Diễn văn của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hồ hởi kêu gọi tất cả hãy hòa chung tiếng hát và “chia sẻ niềm vui của hòa bình và tình bạn”.
Có bao nhiêu khán giả, và các lãnh tụ quốc tế, “mua trọn gói” thông điệp ấy là chuyện còn bàn lâu dài.
Ít nhất, lễ khai mạc tối ngày 8 tháng Tám đã thể hiện khá rõ thông điệp chính thống mà Trung Quốc muốn gửi ra thế giới.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/08/080808_quynh_le_olympics.shtml
08 Tháng 8 2008 - Cập nhật 10h24 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Điểm báo về ngày khai mạc Olympics
Hình của các tổ chức nhân quyền nói về Olympics Bắc Kinh
Báo Anh, tờ The Guardian cho rằng lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh hôm nay chứng tỏ mức độ quan trọng thế giới nhìn nhận Trung Quốc ngày nay.
Sự kiện 80 lãnh đạo quốc tế, 91 nghìn người xem và 15 nghìn nghệ sĩ trình diễn cùng có mặt tại Bắc Kinh hôm thứ Sáu nói nên tầm vóc của Trung Quốc.
Nhưng báo Pháp, tờ Le Monde bản điện tử lại nhắc đến lễ khai mạc Olympics trong bối cảnh có các cuộc biểu tình ủng hộ người Tây Tạng.
Một bộ ảnh lớn của Le Monde ngoài hình hai ông George Bush và Hồ Cẩm Đào bắt tay nhau trước thềm Olympics là nhiều hình biểu tình vì tự do cho Tây Tạng, ở ở Paris, Katmandu, New York và các nơi trên thế giới.
Tại New York, người ta đeo mặt nạ diễn cảnh các ông Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào và ông Jacques Rogge, chủ tịch Ủy ban Olympics Quốc tế lên bục nhận huy chương “những kẻ phá hoại ý tưởng Olympics”.
Báo Mỹ, tờ International Herald Tribune thì nêu ngay trên trang nhất, bản điện tử cho châu Á nỗi khổ của người lao động nhập cư Trung Quốc vì Olympics.
Giàu có là vinh quang
Asia Times nói về Trung Quốc ngày nay
Bài của Andrew Jacobs nói “giấy mời” Thế vận hội đối với nhiều người đến Bắc Kinh kiếm việc là “Hãy biến đi”.
Vì Olympics, các công trình xây dựng bị ngăn lại từ 20/07, khiến rất nhiều người trở nên mất việc và họ cũng không được phép ở lại Bắc Kinh trong thời gian có cuộc vui.
Báo này cũng viết không rõ ai trong số 17 triệu người Trung Quốc ở Bắc Kinh là lao động từ tỉnh xa nhưng có ước tính cho rằng họ chiếm tới 4 triệu người.
Hơn hẳn 1997
Báo Asia Times trong bài của Muhammad Cohen thì nhắc Olympics là sự kiện Trung Quốc lên vũ đài quốc tế lần thứ hai, chỉ sau lần nhận Hong Kong năm 1997.
Trước đó, nhà báo Cohen nhận định uy tín của Trung Quốc bị "tuột dốc" vì vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989.
Nhưng nếu như năm 1997, Trung Quốc mới chỉ chứng tỏ vị thế vươn lên, giành lại tầm quốc tế bằng việc nhận về phần lãnh thổ giàu có là Hong Kong, thì năm nay, Trung Quốc đã vào cuộc chơi như một quốc gia có dự trự ngoại tệ và các trái phiếu kho bạc Mỹ vào hàng lớn nhất thế giới.
Việc chi tiêu khổng lồ cho Thế vận hội cũng khẳng định tinh thần của nước Trung Hoa mới: “Giàu có là vinh quang”.
Báo tiếng Anh China Daily của Trung Quốc có trang đặc biệt về Thế vận hội, với bài trước giờ khai mạc rằng"‘Không khí tốt, hãy để Thế vận hội mở màn".
Bức hình khổ 160x95 pixel dẫn vào bài có hình trời trong xanh mây trắng bay trên sân vận động Tổ chim (Điểu Sào) khác với các tin tức truyền thông Phương Tây đưa về bầu không khí vàng đục tại đây.
An ninh Trung Quốc vui với Olympics
Báo the Guardian cho rằng với nước chủ nhà, lễ khai mạc là một sự kiện chính trị trọng đại và từ hôm qua, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã mở tiệc chiêu đãi các khách quốc tế, đứng đầu là Tổng thống Bush.
Paul Kelso của The Guardian trong bài từ Bắc Kinh cũng nhắc đến màn sương do ô nhiễm bao phủ bầu trời Bắc Kinh.
Nhưng báo chí Anh cũng nhắc đến việc Thủ tướng Gordon Brown không dự lễ khai mạc, mà chỉ dự lễ bế mạc.
Ông Boris Johnson, Thị trưởng London, thành phố sẽ nhận cờ Olympics từ Bắc Kinh cho Thế vận hội 2012 cũng không dự lễ hôm nay.
Được biết trong thời gian diễn ra Olympics Bắc Kinh, tại trung tâm London có các lễ hội với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật Anh và Trung Quốc đón mừng sự kiện này.
Quý vị có cảm nghĩ ra sao về Thế vận hội Bắc Kinh 2008, xin chia sẻ với BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/08/080808_worldpressolympics.shtml
08 Tháng 8 2008 - Cập nhật 13h10 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Lễ khai mạc Olympics qua ảnh
document.write('
')
document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Cờ nước chủ nhà được đưa tới sân trong tiếng reo vang của hàng chục ngàn khán giả.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Các diễn viên tạo cột trong màn trình diễn ấn tượng trong lễ khai mạc.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
90.000 người tại sân vận động chứng kiến trang phục đa dạng và ánh sáng hiện đại
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Mẻ pháo hoa đầu trong tổng số 20,000 bông pháo tô điểm cho nền trời tại sân Tổ Chim.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Dự kiến có 4 tỷ người theo dõi lễ khai mạc qua truyền hình.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Sau bảy năm chờ đợi, 2,008 người tham gia màn gõ trống sinh động.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Lễ khai mạc được tô điểm bởi hàng ngàn diễn viên với trang phục thể hiện bề dày văn hóa Trung Quốc.
document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';
Màn trình diễn phác họa lịch sử 5 ngàn năm của Trung Quốc với các thành tựu nghệ thuật, âm nhạc và khoa học.
document.getElementById('picGalleryNoScript_8').style.display = 'none';
Và rồi màn trình diễn đưa khán giả đến với các hình tượng của hiện đại và vũ trụ qua sự thể hiện của những diễn viên và ánh sáng đa chiều
123456789
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/08/080808_openingmoments.shtml
05 Tháng 8 2008 - Cập nhật 05h37 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
TQ đẩy mạnh khai thác ở biển Đông
CNOOC là một trong các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới
Trong khi phản đối dự án hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa VN và công ty nước ngoài, Trung Quốc lại đang đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác tại Nam Hải (biển Đông).
Tập đoàn Husky Energy của Canada nói vào tháng tới sẽ chuyển dàn khoan nước sâu tới khu vực này để bắt đầu một dự án hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Từ tháng Chín, dàn khoan này sẽ bắt đầu đào giếng đầu trong bốn giếng để khai thác mỏ khí khổng lồ Liwan tại đây, mà Husky và CNOOC phát hiện ra hồi tháng 6/2006.
Tập đoàn Husky do tỷ phú Hong Kong Li Ka-shing, người được biết là có liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, sở hữu.
Mỏ Liwan được biết có trữ lượng sáu ngàn tỷ khối gas, tương đương 7% tổng trữ lượng khí gas của TQ.
Đây là lần đầu tiên TQ khai thác dầu khí nước sâu. Mỏ Liwan cách Hong Kong 250km về phía nam.
Hồi tháng Hai, CNOOC từng loan báo sẽ tiếp tục thăm dò khai thác khu vực ngoài khơi mà TQ tuyên bố chủ quyền, rộng tới 210.000 cây số vuông, trong đó 70.000 cây số vuông sẽ có tham gia của đối tác nước ngoài.
Căng thẳng dầu khí
Báo chí quốc tế nhận định, các công ty phương Tây muốn làm ăn ở khu vực biển Đông sẽ phải lựa chọn hoặc là Trung Quốc, hoặc là một quốc gia Đông Nam Á trong số các nước tuyên bố chủ quyền trong khu vực này.
Tuy nhiên, vị thế của TQ đã phần nào thay đổi, vì so với các thập kỷ 1980 hay 1990, nay Bắc Kinh đã có thực lực quân sự để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển.
Tờ báo Canberra Times của Úc nói Australia và Hoa Kỳ đang theo dõi các tranh chấp trong khu vực Nam Hải với một quan ngại lớn .
CHỦ QUYỀN DẦU KHÍ CỦA TQ
Diện tích tổng cộng 210.000 km vuông
Trung Quốc tự thăm dò khai thác: 140.000 km vuông
Trung Quốc mời đối tác nước ngoài tham gia: 70.000 km vuông
Đối với cả hai nước, khu vực biển này đóng vai trò quan trọng về cả quân sự và kinh tế.
Thương mại giữa Úc và Á châu phần lớn đi qua vùng biển này, trong khi một số tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ có dự án tại đây.
Hai trong số các công ty lớn nhất thế giới, Exxon Mobil Corp của Mỹ và BP của Anh, đã bị Bắc Kinh cảnh báo về các dự án hợp tác với Việt Nam tại vùng biển này.
Thế nhưng cho tới nay, dường như Exxon chưa tuân theo cảnh báo của TQ.
Về phần mình, BP tuy đã ngừng dự án thăm dò với VN hồi năm ngoái, ngày 22/7 lại cho người phát ngôn loan báo rằng đối tác của họ, PetroVietnam, đã nối lại hoạt động thăm dò tại nơi mà TQ tranh chấp.
Khu vực này nằm cách bờ biển VN 370km, giữa đất liền và quần đảo Trường Sa.
Các chuyên gia đánh giá các xung đột lãnh thổ quanh nguồn lợi dầu mỏ tại khu vực này sẽ ngày càng diễn biến phức tạp vì nhu cầu năng lượng tăng và cũng một phần vì công nghệ ngày càng tiên tiến cho phép thăm dò sâu hơn dưới đáy biển.
SomeoneVN chúng ta không có đối sách hợp lý ngay từ giờ thì trong tương lai chỉ còn đất liền hiện tại (nếu Tàu không lấn thêm phần đất liền) và vùng biển ven đất liền. Có một dấu hiệu tốt là Chính phủ VN dù rất yếu trước đó đã dần dần đã có thái độ cứng rắn hơn, cụ thể là việc cho phép (ngầm) biểu tình phản đối và tuyên bố chủ quyền đối với phần lãnh thổ mà Exxonmobil. Tôi nghĩ rằng mỗi người dân chúng ta cần làm nhiều hơn nữa trong việc Tàu từng bước xâm lấn VN ngoài việc thể hiện ý kiến của mình trên BBC; nói như Putin là “thủ dâm chính trị” – chúng ta chỉ tự thõa mãn chính mình.
Ta hãy xây dựng, hội tụ lòng yêu nước thành phong trào (bất bạo động) và có mục đích cụ thể chứ không chỉ nơi để thể hiện chính kiến, đán! h giá như những người ngoài cuộc. Hãy thành lập các hội, các tổ chức, các diễn đàn, … để quyên góp tiền, trí tuệ, giải pháp, … cho vấn đề này. Tôi nghĩ chúng ta cũng không nên phải hận thù và gieo lòng hận thù vào lớp trẻ, điều đó làm suy iếu chính chúng ta và dễ có tư tưởng dựa dẫm hoàn toàn vào các cường quốc khác – điều đó cũng tai hại không kém mà chúng ta cũng đã từng nếm trải trong quá khứ.
Vner, AustraliaThật ra chuyện này có gì mà bất ngờ. Theo tôi, vấn đề biển Đông sẽ không thể giải quyết được trong tầm 20 năm tới. Điều mà Việt Nam có thể làm được là hợp tác với các công ty nước ngoài khai thác càng nhiều, càng nhanh nguồn tài nguyên dầu mỏ ở biển Đông. Tránh tình trạng lo đấu tranh đến khi giành được thắng lợi thì biển Đông chỉ còn là cái "vỏ rỗng", dầu mỏ thì đã bị Trung Quốc khai thác hết rồi.
Thangbi, HNVN thực sự rất khó xử trong tình huống như thế này. Tự mình không thể giải quyết được. Nếu có nhờ tiếng nói của các nước lớn như Mỹ, Anh thì lại càng thêm phức tạp. Hãy đàm phán ngay khi có thể. Trong cuộc đàm phán này nên mời các quan sát viên có tên tuổi và trường hợp xấu nhất thì ta cũng phải chia sẻ tài nguyên với anh bạn " bành trướng" này.
Jack Ng, Cần ThơLo lắng làm gì các bác ơi! Việt Nam từng nhận viện trợ và nhờ giúp đỡ của Bắc Kinh rồi, nếu lần này mình không giành được dầu với TQ trên biển đông, lại tiếp tục xin viện trợ ... dầu thô...của TQ nữa (để tạo công ăn việc làm cho 2 nhà máy lộc dầu ở Dung Quốc và Thanh Hóa). Đảng ta là bạn và là đàn em của CS TQ mà.
Vtoanstar, VNLà một công dân trẻ tuổi của Việt Nam ngàn năm văn hiến. Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi, mà mọi người thuộc dòng dõi "Con rồng cháu tiên", khi sinh ra là đã có một tình yêu đất nước vô bờ, "dù có chết chứ không chịu mất nước", vì đấy là sự sống, là linh hồn, là niềm tự hào của con người Việt Nam. Cùng với đó là sự bao dung cho kẻ xâm lược. Ấy vậy mà những kẻ tham lam, thâm độc(thâm như Tàu) có hiểu và rút ra được bài học gì đâu.
Saigon"Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng". VN chỉ muốn yên ổn làm ăn sinh sống và mà anh bạn láng giềng to xác không bao giờ ngừng động đậy, lăm le. Chiến trường trên bộ chúng ta không sợ, Mỹ còn có thể đánh được nhưng trên biển thì khác hẳn, yếu tố công nghệ là hàng đầu. Không biết biển VN sẽ đi về đâu! Mình mạnh lên 1 lần thì TQ sẽ phải là 3 lần! Luôn phải đối mặt với ngoại xâm trong suốt lịch sử chắc chính là số phận của dân tộc!
NYN, SGKhông thể ngồi yên để TQ muốn làm gì thì làm được nữa. Các vị lãnh đạo ĐCSVN phải hành động vì toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt nam chúng ta đi chứ! Tôi tin tất cả người dân Việt sẵn sàng một lòng sát cánh để bảo vệ đất nước mình.
Maida, HKGiữa cơn đói năng lượng toàn cầu thì TQ làm sao tương nhượng với các nước ở biển Đông được! VN lại ở thế kẹt là có bờ biển dài hơn cả thềm lục địa nên khó được yên thân! "Cây gậy và củ cà rốt" của TQ với VN đã rõ! CSVN phản đối thì cây gậy hải quân TQ làm việc còn Đảng chịu củ cà rốt thì được tồn tại để lãnh đạo! Đất nước VN thì phải để người dân yêu nước trực tiếp đối đầu với TQ mới hy vọng tạo được áp lực, còn Đảng CSVN chống TQ thì chuyện Hoàng Sa, Trường Sa sờ sờ ra đó!
Tran, HNÔng anh TQ vẫn không hổ danh là thâm như "Tàu". Một mặt đe nẹt thằng em VN nhỏ bé, mặt khác vẫn đẩy mạnh khai thác khu vực tranh chấp. Là một công dân trẻ của VN em xin hứa sẽ cùng dân tộc VN gìn giữ chủ quyền và không để cho bị ông anh chèn ép quá đâu!
Long BiênTrung Quốc là thế mà có gì ngạc nhiên đâu. Việc khai thác các tài nguyên trên biển là quan trong hơn đó là việc khẳng định chủ quyền của mình với vùng biển, vùng trời đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh mà lại nhượng bộ. Nhưng rồi một ngày Trung Quốc sẽ phải hối hận vì các lý do sau: Thứ nhất: Người dân VN có một lòng yêu nước nồng làn đã và sẽ chiến thắng quân xâm lược dù kẻ đó là ai (Trung Quốc đã quá thấm thía rồi).
Thứ hai: Khi để VN không coi TQ là bạn thì sẽ là thù, nếu là thù thì Vn sẽ phải kết bạn với những quốc gia hùng mạnh khác (mà cũng rất nhiều Quốc gia khác cũng muốn Tranh thủ việt Nam để tăng cưởng ảnh hưởng và vị thế của mình). Nếu hai quốc gia ở cạnh nhau mà xảy ra chiến tranh thì đừng bao giờ nghĩ là ai sẽ là kẻ thắng. Thứ ba: Trung Quốc đang làm mất đi hỉnh ảnh của mình đối với Cộng đồng Thế giới. Kinh tế TQ có thể phát triển nhưng kéo theo đó là sự cảnh giác của thế giới thực ra Trung Quốc không có đồng minh, không có bạn thực sự.
Thứ Tư: Tình hình trong nước cũng đầy dẫy những bất ổn các vùng đòi tự trị, ly khai ngày một nhiều hơn. Thì liệu TQ giữ được ổn định bao nhiêu lâu và khi mất ổn định rồi có khó gì việc TQ có thể sẽ thành 5 hoặc 10 quốc gia. Ở VN người ta hay nói với nhau: Thâm như Tàu. Là người dân của Nước Việt Nam chúng tôi cũng không sợ gì TQ cả và chúng tôi luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với Anh bạn Hàng Xóm này. Tôi có thể đố bạn tìm được ở VN một người nào nói là " Tôi Tin Trung Quốc "
Ẩn danhChừng nào mà Đ/C Lê Dũng( thay mặt Đảng và Nhà nước VN) chưa có ý kiến gì thì tôi tin rằng TQ đang khai thác dầu trong khu vực thuộc lãnh hải của họ. BBC đưa tin nhưng không xác định vị trí khai thác chính xác của TQ. Điều này có thể làm các bạn đọc hiểu lầm "tình hữu nghị thắm thiết" của hai nước VN-TQ.
Tempo, SGTrong khi TQ cảnh báo VN về việc khai thác dầu khí ở Biển Đông không bao lâu thì TQ lại cho công ty Husky ra khai thác mỏ khí tại đây, điều đó cho ta thấy được bản chất của TQ là tham lam và nham hiểm, cậy thế nước lớn muốn giành tất cả về mình.
Dang TuyenHiện nay có nhiều nước châu Á mâu thuẫn trên biển : Nhật - Triều tiên ; Trung quốc với quốc gia Đông Nam Á. Không biết các bạn có ý định vận động người dân Việt nam, Nhật, Triều tiên theo Mỹ đề đòi lại chủ quyền không? Còn Thái lan - Cam pu chia đang căng thẳng ở biên giới vì những ngôi đền thì nước nào dựa vào Mỹ để đòi lại chủ quyền?
source"
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/08/080805_china_oil.shtml

Tuesday August 19, 2008 - 11:13pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Hình ảnh xung đột ở Nam Ossetia

10 Tháng 8 2008 - Cập nhật 10h13 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Vận động viên Olympic kêu gọi hòa bình
Hai vận động viên ôm hôn khi nhận huy chương
Hai vận động viên giành huy chương Olympic của Nga và Gruzia đã lên tiếng kêu gọi hòa bình khi họ lên bục nhận giải trong lúc xung đột xảy ra giữa hai nước.
Vận động viên Natalia Paderina của Nga giành huy chương bạc và Nino Salukvadze của Gruzia giành huy chương đồng trong môn bắn súng hơi 10m tại Thế Vận hội Bắc Kinh.
Hai người về sau đối thủ nước chủ nhà là Quách Văn Quân, người giành huy chương vàng thứ ba cho Trung Quốc.
Vận động viên Gruzia, Salukvadze, nói: “Huy chương này là rất tốt cho Gruzia, đặc biệt vào thời điểm hiện nay”.
Hai vận động viên - đã có thời từng là đồng đội trong đội tuyển Liên Xô cũ - đã ôm hôn trên bục nhận giải sau cuộc thi có nhiều kịch tính tại Bắc Kinh.
Hôm nay tôi rất hồi hộp. Người dân của chúng tôi đang có một thời gian khó khăn... Chúng ta không nên hạ mình đến mức phải gây chiến với nhau
Nino Salukvadze, VĐV Gruzia
Vận động viên người Gruzia nói: “Hôm nay tôi rất hồi hộp. Người dân của chúng tôi đang có một thời gian khó khăn.
“Nếu thế giới rút ra bất cứ bài học nào thì đó là không bao giờ nên có chiến tranh.
“Xét cho cùng thì bây giờ chúng ta đang sống trong thế kỷ 21. Chúng ta không nên hạ mình đến mức phải gây chiến với nhau”.
Hàng trăm người được biết đã thiệt mạng và hàng ngàn người rơi vào cảnh mất nhà cửa do cuộc xung đột leo thang tại khu vực nam Ossetia.
Chính phủ Gruzia quyết định giữ nguyên đội tuyển thi đấu Olympics 35 người tại Bắc Kinh “vì lợi ích tốt nhất của đất nước”, mặc dù Salukvadze trước đó không rõ cô có được tham gia vào cuộc thi cuối cùng hay không.
Cô nói: “Natalia Paderina đã rất tốt khi tới bắt tay tôi sau cuộc thi. Ngày hôm qua, tôi còn chưa rõ liệu đội tuyển Olympic của Gruzia có phải rút khỏi Thế Vận hội hay không”.
“Đây là một chiến thắng nhỏ cho người dân nước tôi”.
Cô nói thêm: “Trong thể thao, chúng tôi luôn là bạn và không có điều gì ảnh hưởng đến tình bạn của chúng tôi, ngay cả đó là môn thi đáng sợ là bắn súng”.
Về phần mình, vận đông viên người Nga nói: “Chúng tôi thực sự là bạn. Chúng tôi đã thi môn bắn súng cùng nhau trong một thời gian dài, vì trước đây cô ấy chơi cho đội Liên Xô”.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/sport/story/2008/08/080810_olympic_peaceappeal.shtml
10 Tháng 8 2008 - Cập nhật 08h21 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Nga và cuộc xung đột Nam Ossetia
Nga nói đưa quân vào Nam Ossetia để 'gìn giữ hòa bình'
Căng thẳng leo thang giữa Gruzia và vùng đất ly khai Nam Ossetia bùng lên thành cuộc xung đột nghiêm trọng.
Chính quyền ở Nam Ossetia bấy lâu nay muốn được công nhận độc lập một cách chính thức sau khi ly khai trong cuộc nội chiến hồi những năm 90.
Nga đã đem quân vào khu vực để 'gìn giữ hòa bình'. Nhưng Matxcơva đồng thời cũng ủng hộ những người ly khai.
Vị thế của Nam Ossetia ra sao?
Người Nam Ossetia tự quản kể từ khi đấu tranh đòi độc lập từ Gruzia thời kỳ 1991 – 1992, sau sự sụp đổ của liên bang Soviet.
Khu vực này đã tự tuyên bố độc lập, dù không được bất kỳ một quốc gia nào công nhận.
Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili quyết sẽ đưa Nam Ossetia và một khu vực ly khai khác là Abkhazia dưới sự quản lý toàn diện của Gruzia.
Vì sao người Ossetia muốn ly khai?
Người Ossetia thuộc một nhóm sắc tộc thiểu số xuất xứ từ vùng đồng bằng của Nga nằm ở phía nam con sông Don.
Hồi thế kỷ 13, họ bị cuộc xâm lấn của quân Mông Cổ đẩy lùi về phía nam thuộc rặng núi của vùng Caucasus, và định cư dọc theo biên giới với Gruzia.
Người Nam Ossetia muốn cùng chung sống với đồng bào Bắc Ossetia, vốn là nước cộng hòa tự trị thuộc liên bang Nga.
Người sắc tộc Gruzia là sắc dân thiểu số ở Nam Ossetia, và chiếm ít hơn một phần ba dân số.
Nhưng Gruzia thậm chí bác bỏ cả cái tên Nam Ossetia, và thường gọi khu vực này bằng cái tên cổ Samachablo, hay Tskhinvali theo tên thủ phủ của vùng.
Điều gì khiến bùng phát khủng hoảng hiện thời?
Căng thẳng dâng lên kể từ khi Tổng thống Saakashvili được bầu năm 2004. Ông đề nghị đối thoại và trao quy chế tự trị cho Nam Ossetia dưới một thể chế Gruzia duy nhất.
Xung độ đã khiến dân thường rơi vào cảnh khó khăn
Nhưng năm 2006, người Nam Ossetia bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức, theo đó yêu cầu một sự độc lập toàn diện.
Hồi tháng Tư năm 2008, Nato nói Gruzia có thể được phép gia nhập liên minh này, và khiến Nga phiền lòng. Matxcơva vốn chống việc mở rộng sang phía đông của Nato.
Nhiều tuần sau đó, Nga tăng cường quan hệ với phe ly khai ở Abkhazia và Nam Ossetia.
Hồi tháng Bảy, Nga thừa nhận chiến đấu cơ của nước này đã vào không phận Gruzia trên vùng trời Nam Ossetia nhằm ‘làm nguội các cái đầu nóng ở Tbilisi’.
Các cuộc đụng độ thường xảy ra cho tới khi sáu người bị thiệt mạng vì đạn pháo của Gruzia. Nỗ lực ngừng bắn tan thành mây khói.
Nga liệu có trực tiếp tham chiến?
Nga vẫn luôn nhấn mạnh rằng nước này hành động với vai trò gìn giữ hòa bình ở Nam Ossetia đồng thời phản bác cáo buộc của Gruzia rằng Matxcơva cung cấp vũ khí cho quân ly khai.
Tuy nhiên, Kremlin cũng tuyên bố sẽ bảo vệ công dân của mình ở Nam Ossetia. Hơn một nửa trong số 70 nghìn công dân Nam Ossetia có hộ chiếu Nga.
Nga dường như coi việc can thiệp quân sự là ít nguy hại hơn việc công nhận sự độc lập của Nam Ossetia, vốn nhiều khả năng dẫn tới một cuộc chiến toàn diện với Gruzia.
Quan hệ giữa Gruzia với Nato thì sao?
Tổng thống Saakashvili coi việc trở thành thành viên Nato là một trong các mục tiêu chính của ông. Gruzia có mối quan hệ thân thiết với Mỹ và nước này bấy lâu nay cũng củng cố quan hệ với Tây Âu.
Cũng có ý kiến cho rằng ông Saakashvili hy vọng lôi kéo Nato vào cuộc xung đột với Matxcơva nhằm chính thức hóa liên minh.
Nhưng các nhà phân tích cũng nhìn nhận rằng khó có thể tưởng tượng Nato sẽ tự kéo mình vào một cuộc đụng độ trực diện với đối thủ thời Chiến tranh Lạnh, sau khi liên minh này đã mất nhiều công để tránh điều đó.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/08/080810_qna_southossetia.shtml
10 Tháng 8 2008 - Cập nhật 04h57 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Hình ảnh xung đột ở Nam Ossetia
document.write('
')
document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Một đoàn xe thiết giáp Nga đang vượt qua rặng núi gần làng Dzhaba thuộc Nam Ossetia.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Nga đã triển khai hàng trăm xe tăng và xe thiết giáp vào khu vực chiến sự trong vòng vài ngày qua.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
Người tị nạn đổ vào Nga từ Nam Ossetia. Trong ảnh là bé gái đang chờ đăng ký vào Nga.
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Lính Gruzia tại thành phố chiến lược Gori, nơi các binh sĩ tập trung trước khi được triển khai ra tiền tuyến.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Một nhóm các chiến binh sắc tộc Ossetia chờ để vượt biên giới, tiến vào khu vực Nam Ossetia để hỗ trợ lính Nga.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Người dân khắp vùng cũng bị cuốn vào cuộc chiến bạo lực.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Người lính Nga bị thương trong khi đối đầu với lính Gruzia đang được chữa trị tại thành phố Dzhava, Nam Ossetia.
document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';
Truyền hình Nga chiếu cảnh xác lính Gruzia trên đường phố ở Tskhinvali.
12345678
Sunday August 10, 2008 - 11:46pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Hai nhịp cầu sập như thế nào?

Thứ sáu, 28/9/2007, 18:38 GMT+7
Hai nhịp cầu sập như thế nào?
Lúc đầu, trụ 14 (cầu Cần Thơ) nghiêng trước, kéo toác phần dầm phía đầu trụ 13 vừa đổ rơi xuống sông làm thành một đường chéo mà từ đầu phần nổi trên mặt nước cách trụ 14 khoảng 20 m.
Quang cảnh nhịp 13 và 14 sau khi sập.
Theo thiết kế chung, mặt đường dẫn của cầu Cần Thơ được đúc bằng phương pháp đổ bêtông tại chỗ dựa trên đà giáo cố định. Quy trình này được thực hiện theo trình tự như sau: sau khi dựng đà giáo hoàn chỉnh, tiến hành thi công cốt thép mặt đường, sau đó đổ bêtông trộn sẵn ở mặt dưới trước, sau đó đổ phía mặt trên. Sau khi bêtông đông cứng đúng theo thời gian quy định, tiến hành căng cáp dự ứng lực để gia tăng độ vững chắc của từng khối bêtông theo từng trụ cầu. Sau đó mới tiến hành di chuyển hệ thống đà giáo.
Dầm 12 nối trụ 12 và 13 vẫn chưa đúc, các dầm từ trụ 12 trở vào phía trong bờ bắc Vĩnh Long đã đúc xong và tháo dỡ giàn giáo. Từ trụ 15 trở đi - trụ gần trụ chính nhất, cách trụ chính 170m, đoạn bắt đầu bằng công nghệ đúc hẫng. Như thế, dầm 13 và 14 là dầm đúc bằng giàn giáo cố định cao nhất, 30-40m. Trụ đứng của giàn giáo song song với trụ 13 cao 30m và dày 5m; đến trụ 15 giàn giáo cao 40m; mặt giàn giáo đỡ nhịp cầu dày 1,5m và trụ 15 cũng là khởi điểm để nối dây văng từ trục chính ra.
Sức nặng giàn giáo theo đó cũng lên tới cực đại, cộng hưởng với khối lượng công nhân đông nhất đang cố chạy theo cho kịp tiến độ đè lên nền móng vốn được coi là yếu.
Thật vậy, vào trung tuần tháng 4, ông Masami Miyauchi, Giám đốc Dự án cầu Cần Thơ, gói thầu số II, gói thầu xảy ra thảm hoạ vừa qua nói: "Chúng tôi từng thi công nhiều cây cầu lớn trên thế giới, trong đó có cầu bắc qua sông Mekong ở Lào - Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng lần này, cây cầu Cần Thơ ở hạ nguồn sông Mekong lại có những bất ngờ: nền đất ở đây so với khảo sát thiết kế ban đầu chênh lệch khá lớn nên phải khắc phục và tăng cường thiết bị vật tư để bảo đảm kết cấu".
Như đã nói dầm 13 nối hai trụ 13 và 14. Theo thông tin từ đơn vị thi công, dầm này được đổ bêtông hai đốt cuối 11 và 12 vào sáng ngày 26.9, đoạn sát với trụ 13. Theo những người dân, có nhà trên rẻo đất không được may mắn giải tỏa cách công trường không đầy 10m, chứng kiến cảnh sập dầm, lúc đầu, trụ 14 nghiêng trước, kéo toác phần dầm phía đầu trụ 13 vừa đổ rơi xuống sông làm thành một đường chéo mà từ đầu phần nổi trên mặt nước cách trụ 14 khoảng 20 m.
Sau đó, do ảnh hưởng dây chuyền, trụ 15 cũng vừa được đổ những đốt cuối ở sát trụ 14, nghiêng theo, kéo toác dầm 14 khỏi trụ 14 và rơi xuống nước, một đầu vẫn còn gá trên trụ 15 - chưa có lực chống ngược từ dầm 15 từ trụ chính, mới được đúc hẫng khỏi trụ chính một đoạn khoảng 30 m. Trụ 13 cũng bị ảnh hưởng nghiêng theo. Độ nghiêng của trụ 14 là thấy rõ nhất.
Sau đó các dầm cầu sập tiếp tục trụt dần khỏi mố trụ cầu 14 và 15 và lún sâu xuống bùn.
“Nấm mồ” bêtông mà theo tính toán khối lượng bêtông đã nặng trên mấy ngàn tấn chưa tính cốt thép, có lẽ khó có thể cất lên để đưa những người xấu số ra khỏi, trong khi các tấm bêtông không ngừng lún trụt xuống.
Phác thảo hai nhịp 13 và 14 khi chưa sập.
Trụ 14 bắt đầu nghiêng và giật toác bêtông dầm ở trụ 13.
Trụ 13 nghiêng mạnh, đà giáo sụp.
Dầm 13 và 14 bắt đầu rơi xuống.
Dầm 13 và 14 rơi tạo ra tiếng nổ lớn.
... và sụp xuống hoàn toàn.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Các bài liên quan
Liên doanh nhà thầu hỗ trợ 9 tỷ đồng
Thêm một nạn nhân tử vong
Tìm thấy thêm một thi thể
Tìm được nạn nhân thứ 51
Sức sống lạ lùng của một nạn nhân
Có đúng là nhà thầu đã chỉnh sửa
Một nạn nhân vụ sập cầu tử vong
Thoát chết trong gang tấc
Nhật ký cứu hộ ngày thứ ba
Bộ trưởng xin lỗi thảm họa sập cầu
ShowArticleLogoDate();ShowArticleLogoQuantity();
Mỹ Hòa ngày đại tang (28/09)
Đi tìm thần đồng (28/09)
Trắng đêm cứu nạn (28/09)
Mối ăn hết 156 sổ đỏ (28/09)
Xe container đâm nhau, 1 người chết (28/09)
'Chạy trốn' trường chuyên (28/09)
Cạy cửa, ngủ thăm, nằm mới biết (28/09)
Hai em bé bị lây HIV từ bố (28/09)
Công ty bảo hiểm vào cuộc (28/09)
Nhà thầu báo cáo nguyên nhân sập cầu (28/09)
Xây dựng cầu Đồng Nai mới (28/09)
Một học sinh chết đuối vì cứu bạn (28/09)
Một garage bị cháy rụi (27/09)
Máy massage 'chữa bách bệnh' (27/09)
'Thủ phạm' làm cây cỏ bạc màu (27/09)
source
http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/09/3B9C1223/
Tags: Edit Tags
Sunday October 28, 2007 - 07:54am (ICT)
Edit Delete
Next Post: Happy Halloween Previous Post: Friendship
Comments(1 total)
Post a Comment

GOOCHY
Offline IM
gday gr8 pictures thanks for sharing
Saturday October 27, 2007 - 09:40pm (EDT)
Remove Comment

Sunday November 25, 2007 - 11:21pm (EST) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment